Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 269/2007/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 02 tháng 02 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH MỨC THU NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỆ PHÍ HỘ TỊCH, HỘ KHẨU VÀ CHỨNG MINH THƯ NHÂN DÂN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTV-QH10 ngày 28/8/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Phí, lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2002/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị quyết số 36/2006/NQ-HĐND ngày 15/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XI kỳ họp thứ 7 về điều chỉnh và bổ sung mức thu các loại phí, lệ phí thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại tờ Trình số 105/TTr-STC ngày 22/01/2007 về chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch, hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân, (sau khi đã thống nhất giữa liên ngành: Sở Tài chính - Sở Tư pháp - Công an tỉnh tại Biên bản ngày 15/01/2007 về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về Phí, lệ phí năm 2007),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Mức thu, đối tượng thu, nộp lệ phí hộ tịch, hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân.

1. Mức thu lệ phí hộ tịch, hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân như sau: (Có phụ lục chi tiết kèm theo Quyết định này)

2. Đối tượng thu, nộp lệ phí hộ tịch, hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân.

2.1. Lệ phí hộ tịch: Là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật.

- Đối tượng nộp lệ phí: Mọi người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật.

- Đối tượng miễn lệ phí: Đăng ký kết hôn; Đăng ký nuôi con nuôi cho người dân tộc ở vùng sâu, vùng xa; Đăng ký khai sinh các hộ tại các xã theo Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển.

- Cơ quan thu lệ phí: Là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hộ tịch, đồng thời thực hiện tổ chức thu lệ phí hộ tịch.

+ Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, phòng Tư pháp các huyện thành phố, thị xã.

+ Sở Tư pháp tỉnh.

2.2. Lệ phí hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân:

2.2.1. Lệ phí hộ khẩu: Lệ phí hộ khẩu là khoản thu đối với người thực hiện đăng ký và quản lý hộ khẩu với cơ quan công an theo quy định của pháp luật.

- Đối tượng nộp lệ phí: Mọi người thực hiện đăng ký và quản lý hộ khẩu với cơ quan công an theo quy định của pháp luật.

- Đối tượng miễn thu lệ phí: Đối với các trường hợp bố, mẹ (vợ hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, công dân hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an trở về khi đăng ký hộ khẩu trở lại; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Uỷ ban dân tộc.

2.2.2. Lệ phí chứng minh thư nhân dân: Là khoản thu đối với người được cơ quan công an cấp mới, đổi hoặc cấp lại chứng minh thư nhân dân.

- Đối tượng nộp lệ phí: Mọi người được cơ quan công an cấp mới, đổi hoặc cấp lại chứng minh thư nhân dân.

- Đối tượng miễn thu lệ phí: Đối với các trường hợp bố, mẹ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh, công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Uỷ ban dân tộc.

Cơ quan thu lệ phí hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân: Công an tỉnh, Công an các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, Công an các phường, xã, thị trấn.

Điều 2. Quản lý và sử dụng lệ phí:

1. Quản lý lệ phí:

- Tổ chức thu lệ phí phải mua biên lai do Cục Thuế phát hành và quản lý sử dụng biên lai đúng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

- Tổ chức thu lệ phí phải mở tài khoản “Tạm giữ tiền lệ phí” tại Kho bạc Nhà nước nơi thu để theo dõi, quản lý tiền lệ phí. Căn cứ vào tình hình thu lệ phí mà định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần, phải gửi số tiền lệ phí đã thu được trong kỳ vào tài khoản tạm giữ tiền lệ phí và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán hiện hành.

2. Sử dụng lệ phí:

2.1 Lệ phí hộ tịch:

Cơ quan, đơn vị tổ chức thu lệ phí đăng ký hộ tịch được trích 30% trên tổng số lệ phí thu được để chi cho các hoạt động phục vụ cho việc tổ chức thu lệ phí đăng ký hộ tịch như:

- Chi phí tiền công và các khoản phụ cấp theo tiền công trả cho lao động thuê ngoài (kể cả chuyên gia, tư vấn) thực hiện việc thu lệ phí theo chế độ quy định (nếu có).

- Chi trả phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ cho cán bộ trực tiếp làm công tác đăng ký hộ tịch theo chế độ quy định (nếu có).

- Chi phí in ấn (mua) các biểu mẫu hộ tịch.

- Chi hỗ trợ việc xác minh (khi phải phối hợp với các cơ quan khác), chi niêm yết, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Sau khi đảm bảo các khoản chi phí quy định nêu trên, khoản lệ phí còn lại được bổ sung vào nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị để sử dụng theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, và Thông tư số 03/2006/TTLT/BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP .

Số thu còn lại (70%) đơn vị phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục và tiểu mục của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

2.2. Lệ phí hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân:

- Cơ quan Công an trực tiếp thu lệ phí cấp chứng minh nhân dân, lệ phí đăng ký và quản lý hộ khẩu được trích để lại một phần tiền lệ phí theo tỷ lệ (%) trên tổng số tiền lệ phí thực thu được để chi phí cho việc thu lệ phí như sau:

+ Cơ quan Công an phường nội thành của thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được trích 35 % (ba mươi lăm phần trăm).

+ Cơ quan Công an tại các xã, thị trấn miền núi được trích toàn bộ (100%).

+ Cơ quan Công an tại khu vực khác ngoài các khu vực nêu trên đây được trích 70% (bảy mươi phần trăm).

- Số tiền được trích để lại theo tỷ lệ (%) quy định tại điểm 2.2 trên đây được sử dụng để chi phí cho việc thu lệ phí theo các nội dung cụ thể sau đây:

- Chi trực tiếp phục vụ cho việc thu phí như in (mua) mẫu, biểu, sổ sách.

- Chi mua văn phòng phẩm, điện thoại, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi làm thêm giờ theo chế độ (nếu có).

Tổng số tiền phí thu được sau khi trừ số được trích để lại theo tỷ lệ(%) quy định tại điểm 2.2 trên đây, số còn lại phải nộp ngân sách nhà nước, chương, loại, khoản, mục tương ứng mục lục ngân sách nhà nước theo thủ tục và thời hạn quy định tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Phí, lệ phí.

Điều 3. Tổ chức thu và thanh quyết toán lệ phí:

Các tổ chức thu lệ phí phải niêm yết mức thu, chứng từ thu tại nơi thu lệ phí, quy định các đối tượng phải nộp ở nơi thuận tiện, dễ quan sát để nhân dân biết và thực hiện.

Hàng năm việc quyết toán lệ phí thuộc ngân sách nhà nước thực hiện cùng thời gian với việc quyết toán ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế thực hiện quyết toán số thu theo biên lai, tổng số thu, số được để lại, số phải nộp ngân sách nhà nước. Cơ quan tài chính, cơ quan thuế quyết toán số chi từ nguồn thu lệ phí được để lại đơn vị.

Điều 4. Khen thưởng và xử lý vi phạm:

1. Khen thưởng:

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc quản lý, sử dụng lệ phí được khen thưởng theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Xử lý vi phạm:

Tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng lệ phí vi phạm các quy định tại Nghị định 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí; Thông tư số 06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 106/2003/NĐ-CP , sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Tổ chức thực hiện:

Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính, Tư pháp; Cục trưởng Cục Thuế; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên, Công an tỉnh Thái Nguyên; Uỷ ban nhân dân, Công an các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ban hành./.

 

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Kim

 

PHỤ LỤC

VỀ MỨC THU LỆ PHÍ HỘ TỊCH, HỘ KHẨU VÀ CHỨNG MINH THƯ NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 269/2007/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

A. Lệ phí hộ tịch:

I

Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Đơn vị tính

Mức thu cho mỗi trường hợp

1

Khai sinh

 

 

 

- Đăng ký khai sinh

Đồng

3.000

 

- Đăng ký khai sinh qúa hạn

Đồng

5.000

 

- Đăng ký lại việc sinh

Đồng

5.000

2

Kết hôn

 

 

 

- Đăng ký kết hôn

Đồng

20.000

 

- Đăng ký lại việc kết hôn

Đồng

20.000

 

- Cấp giấy xác nhận hôn nhân

Đồng

5.000

3

Khai tử

 

 

 

- Đăng ký khai tử đúng hạn

Đồng

3.000

 

- Đăng ký khai tử quá hạn

Đồng

5.000

 

- Đăng ký lại việc tử

Đồng

5.000

4

Nuôi con nuôi

 

 

 

- Đăng ký việc nuôi con nuôi

Đồng

20.000

 

- Đăng ký lại việc nuôi con nuôi

Đồng

20.000

5

Đăng ký nhận cha, mẹ, con

Đồng

10.000

6

Đăng ký giám hộ

Đồng

5.000

7

Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc

Đồng

2.000/1bản sao

8

Đăng ký thay đổi cải chính hộ tịch

 

 

 

Thay đổi cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi, bổ sung hộ tịch.

Đồng

10.000

9

Ghi vào sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch khác

Đồng

5.000

10

Bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch

Đồng

10.000

II

Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại UBND cấp huyện, thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công.

 

 

1

Cấp lại bản chính giấy khai sinh

Đồng

10.000

2

Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch

Đồng

2.000/bản sao

3

Thay đổi cải chính hộ tịch cho người đủ 14 tuổi trở lên, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính bổ xung, điều chỉnh hộ tịch.

Đồng

25.000

III

Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại Sở Tư Pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh (Có yếu tố người nước ngoài)

 

 

1

Khai sinh

 

 

 

- Đăng ký khai sinh

Đồng

25.000

 

- Đăng ký khai sinh qúa hạn

Đồng

50.000

 

- Đăng ký lại việc sinh

Đồng

50.000

 

- Cấp lại bản chính giấy khai sinh

Đồng

50.000/bản

2

Kết hôn

 

 

 

- Đăng ký kết hôn

Đồng

1.000.000

 

- Đăng ký lại việc kết hôn

Đồng

1.000.000

 

- Ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn đã đăng ký ở nước ngoài

Đồng

500 000

3

Khai tử

 

 

 

- Đăng ký khai tử đúng hạn

Đồng

25.000

 

- Đăng ký khai tử quá hạn

Đồng

50.000

 

- Đăng ký lại việc tử

Đồng

50.000

4

Nuôi con nuôi

 

 

 

- Đăng ký nuôi con nuôi

Đồng

2.000.000

 

- Đăng ký lại việc nuôi con nuôi

Đồng

2.000.000

5

- Đăng ký giám hộ

Đồng

50.000

6

Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính

Đồng

50.000

7

Bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch

Đồng

50.000

8

Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc

Đồng

5.000/1bản sao

9

Ghi vào sổ hộ tịch các thay đổi khác

Đồng

50.000

10

Đăng ký nhận con ngoài giá thú

Đồng

1.000.000

B. Lệ phí cấp giấy chứng minh thư nhân dân và lệ phí hộ khẩu:

Số TT

Danh mục lệ phí

Đơn vị tính

Mức thu

Các phường của thành phố thuộc tỉnh

Xã, thị trấn miền núi

Khu vực khác

I

Lệ phí cấp chứng minh nhân dân (không bao gồm tiền ảnh của người được cấp chứng minh nhân dân).

 

 

 

 

1

Cấp mới.

Đồng/lần cấp

5.000

2.000

3.000

2

Cấp lại; đổi.

Đồng/lần cấp

6.000

3.000

4.000

II

Lệ phí đăng ký và quản lý hộ khẩu:

 

 

 

 

1

Đăng ký chuyển đến cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể.

Đồng/lần đăng ký

10.000

2.000

5.000

2

Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu gia đình

Đồng/lần đăng ký

15.000

4.000

8.000

 

- Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu gia đình theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do nhà nước đổi thay địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà.

Đồng/lần cấp

8.000

3.000

5.000

3

Cấp mới, cấp lại, đổi giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể

Đồng/lần đăng ký

10.000

4.000

6.000

 

- Riêng cấp đổi giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà.

Đồng/lần cấp

5.000

2.000

3.000

4

Cấp mới, cấp lại, đổi giấy đăng ký tạm trú có thời hạn cho hộ gia đình

Đồng/lần cấp

10.000

4.000

6.000

5

Gia hạn tạm trú có thời hạn

Đồng/lần cấp

3.000

1.000

2.000

6

Cấp mới, cấp lại, đổi giấy tạm trú có thời hạn cho một nhân khẩu.

Đồng/lần cấp

5.000

2.000

3.000

7

Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể: (Nhưng không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà; Xoá tên trong sổ hộ khẩu).

Đồng/lần cấp

5.000

2.000

3.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 269/2007/QĐ-UBND ban hành mức thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch, hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành

  • Số hiệu: 269/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/02/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
  • Người ký: Nguyễn Văn Kim
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản