Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2675/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 28 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 906/TTr-SKHCN ngày 24/12/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở về giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Kèm theo 07 bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở về giống cây trồng).

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh về giống trên địa bàn tỉnh sử dụng Bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở này làm căn cứ công bố tiêu chuẩn cơ sở cho việc sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và PTNT; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Tòng

 

TCCS 01 : 2012/BP

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

VỀ CÂY GIỐNG CAO SU LOẠI TUM TRẦN

Lời nói đầu

TCCS 01:2012/BP về Tiêu chuẩn cơ sở về cây giống cao su loại tum trần do Ban soạn thảo Tiêu chuẩn cơ sở kỹ thuật địa phương về giống cây trồng biên soạn. Ban soạn thảo trình duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành tại Quyết định số 2675/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012.

 

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

VỀ CÂY GIỐNG CAO SU LOẠI TUM TRẦN

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Đối tượng áp dụng:

Tiêu chuẩn cơ sở này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây cao su (loại tum trần) trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

1.2. Phạm vi điều chỉnh:

Tiêu chuẩn cơ sở này áp dụng đối với cây giống cao su dạng tum trần nhân giống bằng phương pháp ghép mắt, cho các vùng trồng cao su trong tỉnh.

1.3. Giải tích từ ngữ:

Các thuật ngữ trong Tiêu chuẩn cơ sở này được hiểu như sau:

- Gốc ghép (rootstock) là cây cao su phát triển từ hạt được trồng trong vườn ươm làm gốc ghép.

- Gỗ ghép (budwood) là tược (cành) từ vườn nhân giống cao su có mắt ngủ để ghép nhân vô tính.

- Tum trần (budded stump) là cây giống cao su từ gốc ghép thực sinh đã ghép mắt giống cao su chưa nẩy mầm gồm một đoạn thân được cắt ngọn và có rễ cọc( rễ đuôi chuột) được cắt hết rễ ngang.

- Vườn cây đầu dòng giống cao su có kiểm định là vườn được kiểm tra định kỳ hàng năm trước khi cắt gỗ ghép có giấy công nhận đạt yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Giống sản xuất:

Gồm các giống cao su trong danh mục giống cây trồng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất, kinh doanh.

2.2. Mắt ghép, gốc ghép gồm:

- Mắt ghép dùng nhân giống (theo yêu cầu của mục 2.1) và được lấy từ cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận.

- Mắt ghép: mắt xanh hoặc mắt nâu, chọn mắt nách lá và vảy cá có mầm sinh trưởng tốt để ghép.

- Gốc ghép được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt từ giống cao su, số lượng gốc ghép là 80.000 gốc/ha.

2.3. Cây giống xuất vườn:

2.3.1. Gốc ghép:

- Gốc ghép phát triển tốt có thân thẳng, có đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10 cm đạt trên 12 mm và có tầng lá trên cùng ổn định.

- Rễ cọc phát triển tốt.

2.3.2. Thân và mắt ghép:

- Sau khi mở băng 15 ngày, những cây có mắt ghép sống mới bứng tum đi trồng khi tum có đường kính gốc đo cách mặt đất 10 cm đạt 16 mm trở lên.

- Cắt tum ở độ cao 5 cm cách mí trên của mắt ghép, vết cắt nghiêng 300 về phía đối diện mắt ghép so với trục đứng của rễ và bôi vaselin trên mặt cắt sau khi cắt.

- Cắt chừa rễ cọc dài 35 cm tính từ cổ rễ.

- Phần tum nhúng trong dung dịch sền sệt gồm 2/3 bùn nhão + 1/3 phân bò (trâu) tươi + 4% phân supper lân + nước.

- Bó thành bó 20 cây bằng dây mềm, mắt ghép quay vào phía trong, nếu vận chuyển đi xa bó thêm lá cây tránh bị dập.

2.4. Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, tuổi xuất vườn:

2.4.1. Mức độ khác biệt về hình thái tum giống: (như mục 2.3) không vượt quá 5% số lượng cây giống.

2.4.2. Dịch hại: Cây đang sinh trưởng khoẻ, không mang các loại dịch hại chính như: thán thư, nấm hồng, phấn trắng, corynespora....

2.4.3. Tuổi xuất vườn: tum đạt từ 10 tháng tuổi trở lên.

2.5. Ghi nhãn:

2.5.1. Ghi nhãn hàng hoá:

Theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

2.5.2. Hình thức ghi nhãn:

Ghi theo lô khi ghép và đeo trên tum khi xuất vườn.

2.6. Bảo quản và vận chuyển:

- Thời gian vận chuyển và trồng tối đa không quá 7 ngày sau khi bứng.

- Xếp theo từng lớp, trở đầu cứ 1-2 lớp bó phủ 1 lớp bao tải ẩm, tưới nước ngày 2 lần.

- Vận chuyển bằng các phương tiện giao thông. Khi vận chuyển phải đảm bảo thoáng mát, sàn được rải 1 lớp mùn cưa ẩm hoặc bao bố nhúng nước.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy:

3.1.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống cao su phải được chứng nhận hợp quy về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống theo các quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy:

3.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống cao su quy định tại mục 1.2 của Tiêu chuẩn cơ sở này phải thực hiện công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy được quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm:

3.3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã và các Sở, Ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Tiêu chuẩn cơ sở này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tại mục 1.1 phải áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở này.

4.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn cơ sở này.

4.3. Trong trường hợp các quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

4.4. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống cây trồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Tiêu chuẩn cơ sở này./.

 

TCCS 02 : 2012/BP

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

VỀ CÂY GIỐNG CAO SU LOẠI BẦU CẮT NGỌN

Lời nói đầu

TCCS 02:2012/BP về Tiêu chuẩn cơ sở về cây giống cao su loại bầu cắt ngọn do Ban soạn thảo Tiêu chuẩn cơ sở kỹ thuật địa phương về giống cây trồng biên soạn. Ban soạn thảo trình duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành tại Quyết định số 2675/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012.

 

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

VỀ CÂY GIỐNG CAO SU LOẠI BẦU CẮT NGỌN

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Đối tượng áp dụng:

Tiêu chuẩn cơ sở này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống cao su loại bầu cắt ngọn trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

1.2. Phạm vi điều chỉnh:

Tiêu chuẩn cơ sở này được áp dụng đối với cây giống cao su loại bầu cắt ngọn bằng phương pháp ghép mắt, cho vùng trồng cao su trong tỉnh;

1.3. Giải tích từ ngữ:

Các thuật ngữ trong Tiêu chuẩn cơ sở này được hiểu như sau:

- Gốc ghép (rootstock) là cây cao su phát triển từ hạt được trồng trong túi bầu.

- Gỗ ghép (budwood) là tược (cành) từ vườn nhân giống cao su có mắt ngủ để ghép nhân vô tính.

- Bầu cắt ngọn là cây giống cao su được gieo bằng hạt vào túi bầu có mắt ghép sống.

- Vườn cây đầu dòng giống cao su có công nhận là vườn cây được kiểm tra định kỳ hàng năm trước khi cắt gỗ ghép có giấy chứng nhận đạt yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Giống sản xuất:

Gồm các giống cao su trong danh mục giống cây trồng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất, kinh doanh.

2.2. Mắt ghép, gốc ghép gồm:

- Mắt ghép dùng nhân giống (theo yêu cầu của mục 2.1) và được lấy từ vườn cây đầu dòng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận.

- Gốc ghép được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt từ giống cao su.

- Gốc ghép phát triển tốt có thân thẳng, có đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10 cm đạt trên 8 mm và có tầng lá ổn định thì tiến hành ghép.

2.3. Chỉ tiêu kỹ thuật

2.3.1 Bầu đất:

Bầu ươm gốc ghép bằng nhựa PE nguyên sinh, dày 0,08 mm có kích thước 16 x 35 cm hoặc 18 x 37 cm có đục nhiều lỗ, các lỗ cách nhau 06 cm, đường kính lỗ 05 mm.

- Chọn đất tốt vào bầu. Đối với đất xám, lưu ý chọn đất có kết cấu tốt để tránh vỡ bầu.

- Loại phân bón lót: Phân lân nung chảy 08-10 g/bầu, hữu cơ vi sinh: 10 g/bầu (hoặc phân chuồng hoai 50-100 g/bầu).

- Trộn đều đất, phân theo định lượng. Xúc đất vào bầu, loại bỏ đất cục, đổ đầy 2/3 bầu lắc đều vừa đủ chặt, đổ thêm nữa cho đất đầy bằng miệng bầu hoặc cách miệng bầu 01 cm, bầu đất phải tròn đều không gãy ở giữa.

2.3.2. Cây giống xuất vườn:

- Gốc ghép

+ Gốc ghép phát triển tốt có thân thẳng, có đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10 cm đạt trên 12 mm.

+ Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ hữu ích.

- Thân và mắt ghép sau khi ghép: Bầu cắt ngọn có mắt ghép sống dích liền với gốc ghép. Sau khi mở băng 15 ngày mới cắt ngọn. Cắt ngọn có độ cao 5 cm cách mí trên của mắt ghép và cắt nghiêng 1 góc 30o phía đối diện mắt ghép và bôi mỡ Vaseline lên mắt cắt.

2.3.3. Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, tuổi xuất vườn:

- Mức độ khác biệt về hình thái cây giống (như mục 2.3.2:) không vượt quá 5% số lượng cây giống.

- Dịch hại: Cây đang sinh trưởng khoẻ, không mang các loại dịch hại chính như: thán thư, nấm hồng, phấn trắng, vàng lá ....

- Tuổi xuất vườn: bầu đạt từ 12-15 tháng .

2.4. Ghi nhãn:

2.4.1. Ghi nhãn hàng hoá:

Theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ – CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

2.4.2. Hình thức ghi nhãn:

Ghi theo lô khi ghép và đeo trên bầu khi xuất vườn.

2.5. Bảo quản và vận chuyển:

- Vận chuyển bằng các phương tiện giao thông.

- Thời gian vận chuyển tối đa không quá 3 ngày sau khi cây xuất vườn, cây không được xếp quá 2 lớp.

- Tránh nắng, gió và phải tạo sự thông thoáng.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy:

3.1.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống cao su phải được chứng nhận hợp quy về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống theo các quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy:

3.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống cao su quy định tại mục 1.2 của Tiêu chuẩn cơ sở này phải thực hiện công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy được quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm:

3.3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã và các Sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Tiêu chuẩn cơ sở này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tại mục 1.1 phải áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở này.

4.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn cơ sở này.

4.3. Trong trường hợp các quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

4.4. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống cây trồng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Tiêu chuẩn cơ sở này./.

 

TCCS 03 : 2012/BP

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

VỀ CÂY GIỐNG CAO SU LOẠI TUM BẦU CÓ TẦNG LÁ

Lời nói đầu

TCCS 03:2012/BP về Tiêu chuẩn cơ sở về cây giống cao su loại tum bầu có tầng lá do Ban soạn thảo Tiêu chuẩn cơ sở kỹ thuật địa phương về giống cây trồng biên soạn. Ban soạn thảo trình duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành tại Quyết định số 2675/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012.

 

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

VỀ CÂY GIỐNG CAO SU LOẠI TUM BẦU CÓ TẦNG LÁ

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Đối tượng áp dụng:

Tiêu chuẩn cơ sở này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống cao su loại tum bầu có tầng lá trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

1.2. Phạm vi điều chỉnh:

Tiêu chuẩn cơ sở này áp dụng đối với cây giống cao su dạng tum bầu có tầng lá nhân giống bằng phương pháp ghép mắt, cho các vùng trồng cao su trong tỉnh.

1.3. Giải tích từ ngữ:

Các thuật ngữ trong Tiêu chuẩn cơ sở này được hiểu như sau:

- Gốc ghép (rootstock) là cây cao su phát triển từ hạt được trồng trong vườn ươm làm gốc ghép.

- Gỗ ghép (budwood) là tược (cành) từ vườn nhân giống cao su có mắt ngủ để ghép nhân vô tính.

- Bầu có tầng lá (stumped budding in polybag) là loại cây giống cao su từ tum trần trồng vào túi bầu có mắt ghép đã phát triển thành tược có tầng lá ổn định.

- Vườn cây đầu dòng giống cao su có kiểm định là cây, vườn được kiểm tra định kỳ hàng năm trước khi cắt gỗ ghép có giấy công nhận đạt yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Giống sản xuất:

Gồm các giống cao su trong danh mục giống cây trồng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất trên diện rộng hoặc cho phép sản xuất thử.

2.2. Chỉ tiêu kỹ thuật:

2.2.1 Bầu đất:

- Bầu ươm gốc ghép bằng nhựa PE nguyên sinh, dày 0,08 mm có kích thước 16 x 35 cm hoặc 18 x 35 cm có đục nhiều lỗ, các lỗ cách nhau 06 cm, đường kính lỗ 05 mm.

+ Chọn đất tốt vào bầu. Đối với đất xám, lưu ý chọn đất có kết cấu tốt để tránh vỡ bầu.

+ Loại phân bón lót: Phân lân nung chảy 08-10 g/bầu; hữu cơ vi sinh: 10 g/bầu (hoặc phân chuồng hoai 50-100 g/bầu).

+ Trộn đều đất, phân theo định lượng. Xúc đất vào bầu, loại bỏ đất cục, đổ dầy 2/3 bầu lắc đều vừa đủ chặt, đổ thêm nữa cho đất đầy bằng miệng bầu hoặc cách miệng bầu 01 cm, bầu đất phải tròn đều không gãy ở giữa.

2.2.2. Quy cách tum cắm:

Đường kính gốc đạt từ 13 mm trở lên đo cách cổ rễ 10 cm, có rễ đuôi chuột thẳng, dài 27 cm tính từ mí dưới mắt ghép, vết cắt rễ cọc hơi vát, mắt ghép sống ổn định và đạt các yêu cầu khác quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở kỹ thuật về loại tum trần.

2.2.3. Cây giống xuất vườn:

Bầu sau khi cắm: có 2-3 tầng lá, có tầng lá trên cùng ổn định, cây sinh trưởng và phát triển bình thường, không bị sâu bệnh.

2.2.4. Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, tuổi xuất vườn:

- Mức độ khác biệt về hình thái cây giống (như mục 2.2.3) không vượt quá 5% số lượng cây giống.

- Cây đang sinh trưởng khoẻ, không mang các loại dịch hại.

- Tuổi xuất vườn: từ 3 - 5 tháng sau khi cắm tum.

2.3. Ghi nhãn:

2.3.1. Ghi nhãn hàng hoá:

Theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ–CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

2.3.2. Hình thức ghi nhãn:

Ghi theo lô khi ghép và đeo trên bầu khi xuất vườn.

2.4. Bảo quản và vận chuyển:

- Vận chuyển bằng các phương tiện giao thông.

- Thời gian vận chuyển tối đa không quá 3 ngày sau khi cây xuất vườn, cây không được xếp quá 1 lớp, cây không bị gẫy đọt và các tầng lá không bị dập nát.

- Tránh nắng, gió và phải tạo sự thông thoáng.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy:

3.1.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống cao su phải được chứng nhận hợp quy về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống theo các quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy:

3.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống cao su quy định tại mục 1.2 của Tiêu chuẩn cơ sở này phải thực hiện công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy được quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm:

3.3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã và các Sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Tiêu chuẩn cơ sở này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tại mục 1.1 phải áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở này.

4.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn cơ sở này.

4.3. Trong trường hợp các quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

4.4. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống cây trồng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Tiêu chuẩn cơ sở này./.

 

TCCS 04 : 2012/BP

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

VỀ CÂY GIỐNG CA CAO GHÉP

Lời nói đầu

TCCS 04:2012/BP về Tiêu chuẩn cơ sở về cây giống ca cao ghép do Ban soạn thảo Tiêu chuẩn cơ sở kỹ thuật địa phương về giống cây trồng biên soạn. Ban soạn thảo trình duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành tại Quyết định số 2675/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012.

 

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

VỀ CÂY GIỐNG CA CAO GHÉP

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Đối tượng áp dụng:

Tiêu chuẩn cơ sở này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống ca cao bằng phương pháp ghép trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

1.2. Phạm vi điều chỉnh:

Tiêu chuẩn cơ sở này áp dụng cho tất cả các cây giống ca cao nhân giống bằng phương pháp ghép cành cho tất cả vùng trồng ca cao trong tỉnh Bình Phước.

1.3. Giải thích từ ngữ:

Các thuật ngữ trong Tiêu chuẩn cơ sở này được hiểu như sau:

- Cây đầu dòng: là cây có năng suất, chất lượng cao và ổn định, tính chống chịu tốt hơn hẳn các cây khác trong quần thể một giống đã qua bình tuyển và được công nhận để làm nguồn vật liệu nhân giống.

- Vườn cây đầu dòng: là vườn cây được nhân bằng phương pháp vô tính từ cây đầu dòng hoặc từ giống gốc nhập nội, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và công nhận để làm nguồn vật liệu nhân giống.

- Cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng giống ca cao có kiểm định là cây, vườn được kiểm tra định kỳ trước khi cắt cành ghép có giấy chứng nhận đạt yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Giống sản xuất gồm:

Gồm các giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho phép sản xuất, kinh doanh.

2.2. Cành ghép, gốc ghép gồm:

- Cành ghép dùng nhân giống (theo yêu cầu ở mục 2.1) lấy từ cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chứng nhận.

- Gốc ghép được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt từ các nguồn giống ca cao.

2.3. Chỉ tiêu kỹ thuật:

2.3.1. Bầu đất:

Bầu ươm gốc ghép bằng nhựa P.E, dày 0,12 – 0,15 mm có kích thước 14 x 27 cm có đục từ 12 – 16 lỗ để thoát nước. Đất vào bầu được trộn theo tỷ lệ về thể tích như sau: 80% đất màu + 15% phân chuồng hoai mục + 5% Supe lân.

2.3.2. Gốc ghép:

- Gốc ghép phát triển tốt có thân thẳng, có đường kính cổ rễ từ 0,7 cm trở lên.

- Có hai tầng lá trở lên.

2.3.3.Cành ghép:

Cành ghép được lấy từ cành bánh tẻ, có đường kính từ 0,5 – 0,7 cm, không bị sâu bệnh. Lá ngọn phát triển ổn định. Cành ghép có chiều dài từ 20 cm trở lên tính từ đỉnh cành.

2.3.4. Hom ghép:

Có chiều dài từ 3-5 cm, có hai mắt ghép và lấy từ cành ghép.

2.3.5. Cây giống xuất vườn:

- Thân thẳng phát triển tốt, vết ghép đã liền và tiếp hợp tốt.

- Chồi ghép phát triển có từ hai tầng lá thành thục trở lên. Lá xanh tốt không sâu bệnh, không dị tật, không dập nát.

- Chiều cao cây giống (tính từ mắt ghép) từ 20 cm trở lên.

2.3.6. Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, tuổi xuất vườn:

- Cây sản xuất phải đúng giống như đã ghi trên túi bầu hoặc thẻ đeo.

- Mức độ khác biệt về hình thái cây giống không vượt quá 5% số lượng cây giống.

- Cây đang sinh trưởng khoẻ, không mang các loại dịch hại.

- Tuổi xuất vườn: từ 6-12 tháng tính từ khi ghép.

2.4. Ghi nhãn:

2.4.1. Ghi nhãn hàng hoá:

Theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ–CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

2.4.2. Hình thức ghi nhãn:

Ghi theo lô khi ghép và in trên bầu hoặc đeo trên bầu khi xuất vườn.

2.5. Bảo quản và vận chuyển:

- Trước khi vận chuyển cần phải phun thuốc phòng trừ sâu, bệnh theo hướng dẫn của nghành BVTV

- Vận chuyển bằng các phương tiện giao thông.

- Thời gian vận chuyển tối đa không quá 2 ngày. Cây giống xếp chồng lên nhau không vượt quá 2 lớp.

- Trong quá trình vận chuyển, bốc xếp đảm bảo điều kiện thoáng mát, tránh vỡ bầu, dập nát thân và lá cây.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy:

3.1.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống ca cao phải được chứng nhận hợp quy về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống theo các quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy:

3.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống ca cao quy định tại mục 1.2 của Tiêu chuẩn cơ sở này phải thực hiện công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm:

3.3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã và các Sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Tiêu chuẩn cơ sở này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tại mục 1.1 phải áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở này.

4.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn cơ sở này.

4.3. Trong trường hợp các quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

4.4. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống cây trồng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Tiêu chuẩn cơ sở này./.

 

TCCS 05 : 2012/BP

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

VỀ CÂY GIỐNG GHÉP

Lời nói đầu

TCCS 05:2012/BP về Tiêu chuẩn cơ sở về cây giống ghép do Ban soạn thảo Tiêu chuẩn cơ sở kỹ thuật địa phương về giống cây trồng biên soạn. Ban soạn thảo trình duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành tại Quyết định số 2675/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012.

 

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

VỀ CÂY GIỐNG GHÉP

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Đối tượng áp dụng:

Tiêu chuẩn cơ sở này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống bằng phương pháp nhân giống vô tính (phương pháp ghép) trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

1.2. Phạm vi điều chỉnh:

Tiêu chuẩn cơ sở này áp dụng đối với cây giống điều được nhân giống bằng phương pháp ghép, áp dụng cho các vùng trồng điều trong tỉnh.

1.3. Giải thích từ ngữ:

Các thuật ngữ trong Tiêu chuẩn cơ sở này được hiểu như sau:

- Cây đầu dòng: là cây có năng suất, chất lượng cao và ổn định, tính chống chịu tốt hơn hẳn các cây khác trong quần thể một giống đã qua bình tuyển và được công nhận để làm nguồn vật liệu nhân giống.

- Vườn cây đầu dòng: là vườn cây được nhân bằng phương pháp vô tính từ cây đầu dòng hoặc từ giống gốc nhập nội, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và công nhận để làm nguồn vật liệu nhân giống.

- Cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng giống điều có kiểm định là cây, vườn được kiểm tra định kỳ trước khi cắt chồi ghép có giấy công nhận đạt yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Giống sản xuất:

Gồm các giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho phép sản xuất, kinh doanh.

2.2. Chồi ghép, gốc ghép gồm:

- Chồi ghép:

+ Chọn chồi ghép từ những cây sinh trưởng phát triển tốt, không bị sâu bệnh theo đúng yêu cầu của giống.

+ Chồi ghép phải được lấy từ cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

+ Chồi mọc ở ngoài sáng.

- Thời gian lấy chồi ghép:

Thời gian lấy chồi ghép tốt nhất là ngay khi cây chuẩn bị phát đợt lá mới. Sau khi cắt chồi, tỉa bỏ phiến lá, giữ cho chồi tươi bằng cách bọc chồi trong vải ẩm, đặt vào thùng xốp, đậy kín thùng xốp và đặt nơi thoáng mát. Tiêu chuẩn chồi ghép phải đạt:

+ Chồi vừa mới bật.

+ Đường kính chồi > 0,6 cm.

+ Chiều dài chồi từ 7-15 cm.

+ Không bị sâu bệnh.

- Gốc ghép được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt từ giống điều địa phương, có từ 60-90 ngày tuổi.

2.3. Chỉ tiêu kỹ thuật của cây giống:

2.3.1. Bầu đất:

Bầu ươm gốc ghép bằng nhựa PE nguyên sinh, dày 0,12-0,15mm có kích thước 14 x 27cm có đục từ 12-16 lỗ để thoát nước. Đất vào bầu được trộn theo tỷ lệ như sau: 80% đất màu + 15% phân chuồng hoai mục + 5% Supe lân.

2.3.2 Cây giống xuất vườn:

- Gốc ghép:

+ Gốc ghép phát triển tốt có thân thẳng, có đường kính cổ rễ 0,9-1,2cm.

+ Cây ghép phải đạt từ: 8 - 12 lá trở lên.

+ Cây ghép sinh trưởng tốt, không cong queo, sâu bệnh hại.

+ Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ hữu ích.

- Thân và lá

+ Thân thẳng phát triển tốt, vết ghép đã liền và tiếp hợp tốt.

+ Chồi ghép phát triển có từ tầng lá thành thục trở lên. Lá xanh tốt không sâu bệnh, không dị tật, không dập nát.

+ Chiều cao cây giống (tính từ mặt bầu ươm) từ 30cm trở lên.

2.3.3 Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, tuổi xuất vườn:

- Cây sản xuất phải đúng giống như đã ghi trên túi bầu hoặc thẻ đeo.

- Mức độ khác biệt về hình thái cây giống (như mục 2.3) không vượt quá 5% số lượng cây giống.

- Cây đang sinh trưởng khoẻ, không mang các loại dịch hại.

- Tuổi xuất vườn từ 45-90 ngày trở lên tính từ khi ghép

2.4. Ghi nhãn:

2.4.1. Ghi nhãn hàng hoá:

Theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ – CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

2.4.2. Hình thức ghi nhãn:

Ghi theo lô khi ghép và in trên bầu hoặc đeo trên bầu khi xuất vườn.

2.5. Bảo quản và vận chuyển:

- Trước khi vận chuyển cần phải phun thuốc phòng trừ sâu, bệnh theo hướng dẫn của nghành BVTV.

- Vận chuyển bằng các phương tiện giao thông.

- Thời gian vận chuyển tối đa không quá 2 ngày. Cây giống xếp chồng lên nhau không vượt quá 2 lớp.

- Trong quá trình vận chuyển, bốc xếp đảm bảo điều kiện thoáng mát, tránh vỡ bầu, dập nát thân và lá cây.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy:

3.1.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống điều phải được chứng nhận hợp quy về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống theo các quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy:

3.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống điều quy định tại mục 1.2 của Tiêu chuẩn cơ sở này phải thực hiện công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy được quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm:

3.3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã và các Sở, ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Tiêu chuẩn cơ sở này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tại mục 1.1 phải áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở này.

4.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn cơ sở này.

4.3. Trong trường hợp các quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

4.4. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống cây trồng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Tiêu chuẩn cơ sở này./.

 

TCCS 06 : 2012/BP

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

VỀ CÂY GIỐNG SẦU RIÊNG

Lời nói đầu

TCCS 06:2012/BP về Tiêu chuẩn cơ sở về cây giống sầu riêng do Ban soạn thảo Tiêu chuẩn cơ sở kỹ thuật địa phương về giống cây trồng biên soạn. Ban soạn thảo trình duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành tại Quyết định số 2675/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012.

 

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

VỀ CÂY GIỐNG SẦU RIÊNG

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Đối tượng áp dụng:

Tiêu chuẩn cơ sở này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống sầu riêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

1.2. Phạm vi điều chỉnh:

Tiêu chuẩn cơ sở này áp dụng cho các cây giống sầu riêng (Durio zibethinus Murr.) nhân giống bằng phương pháp ghép trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

1.3. Giải thích từ ngữ:

Các thuật ngữ trong Tiêu chuẩn cơ sở này được hiểu như sau:

- Cây đầu dòng: là cây có năng suất, chất lượng cao và ổn định, tính chống chịu tốt hơn hẳn các cây khác trong quần thể một giống đã qua bình tuyển và được công nhận để làm nguồn vật liệu nhân giống.

- Vườn cây đầu dòng: là vườn cây được nhân bằng phương pháp vô tính từ cây đầu dòng hoặc từ giống gốc nhập nội, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và công nhận để làm nguồn vật liệu nhân giống.

- Cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng giống sầu riêng có kiểm định là cây, vườn được kiểm tra định kỳ trước khi cắt chồi ghép có giấy chứng nhận đạt yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Giống, vật liệu giống sản xuất:

- Giống sản xuất:

Gồm các giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho phép sản xuất, kinh doanh.

- Vật liệu nhân giống:

+ Chọn cành ghép, mắt ghép từ những cây sinh trưởng phát triển tốt, không bị sâu bệnh theo đúng yêu cầu của giống.

+ Cành ghép, mắt ghép: dùng nhân giống phải thu thập trên cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng đã được các cơ quan chức năng công nhận.

+ Gốc ghép: là cây gieo từ hạt của các cây sầu riêng thư­ơng phẩm.

2.2. Chỉ tiêu kỹ thuật của cây giống

2.2.1. Quy cách bầu:

- Bầu ­ươm phải có màu đen, bầu phải chắc chắn và nguyên vẹn.

- Đường kính và chiều cao t­ương ứng là 14 - 15 cm, và 30-32 cm.

- Số lỗ thoát nước từ 20- 30 lỗ/bầu, đ­ường kính lỗ 0,6-0,8 cm.

- Chất nền phải đầy bầu ­ươm.

2.2.2. Yêu cầu hình thái cây giống:

a) Gốc ghép và bộ rễ:

Các chỉ tiêu

Loại hình ghép

Ghép chữ U hoặc tương tự

Ghép cành chẻ gốc hoặc tương tự

Số gốc ghép của 1 cây giống

1 gốc

2 -3 gốc

Thân và cổ rễ

Phải thẳng

Phải thẳng, tiết diện thân phải tròn.

Vỏ

Không bị th­ương tổn

Không bị thương tổn.

Đường kính (đo từ phía dư­ới vết ghép khoảng 2 cm)

1,0 - 1,5 cm.

Từ 1,0 cm trở lên.

Vị trí ghép

Cách mặt bầu từ 15-20 cm.

Cách tiếp điểm trục hạ diệp 5 cm về phía trên.

Vết ghép

Đã liền và tiếp hợp tốt

Các vết ghép của các gốc ghép còn lại nằm trong khoảng 5 cm từ vết ghép của cành giống đến điểm tiếp trục hạ diệp.

Mặt cắt thân gốc ghép lúc xuất vườn

Nằm ngay phía trên chân của cành giống, được quét sơn hoặc các chất tư­ơng tự không bị dập sùi.

Đã liền và tiếp hợp tốt.

Không có.

Bộ rễ

Phát triển tốt, có nhiều rễ tơ.

Phát triển tốt, có nhiều rễ tơ

Rễ cọc

Không cong vẹo.

Không cong vẹo

b) Thân, cành, lá:

- Thân cây thẳng và vững chắc.

- Số cành: Có từ 3 cành cấp 1 trở lên.

- Số lá trên thân chính: số lá phải hiện diện đủ từ 1/3 chiều cao của cành giống đến đỉnh chồi.

- Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.

- Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ­ươm đến đỉnh chồi) từ 60 cm trở lên.

- Đường kính cành giống (đo phía trên vết ghép khoảng 2 cm): từ 0,8 cm trở lên.

2.3. Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, tuổi xuất vườn:

- Cây sản xuất phải đúng giống nh­ư tên gọi ghi trên nhãn.

- Mức độ khác biệt về hình thái cây giống (mục 2.2) không vượt quá 5% số lượng cây.

- Cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch hại chính: thán th­ư, bệnh do nấm (Phytophthora), rầy phấn (Psyllid),...

- Tuổi xuất vườn: từ 6-12 tháng sau khi ghép.

2.4. Ghi nhãn:

2.4.1. Ghi nhãn hàng hoá:

Ttheo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ–CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

2.4.2. Hình thức ghi nhãn:

Ghi theo lô khi ghép và in trên bầu hoặc đeo trên bầu khi xuất vườn.

2.5. Bảo quản và vận chuyển:

- Trước khi xếp lên phương tiện vận chuyển, cây giống sầu riêng phải được ngừa bệnh do nấm Phytophthora bằng cách phun thuốc trên thân lá và tưới thuốc vào giá thể bầu ­ươm.

- Cây sầu riêng được bảo quản dư­ới bóng che (d­ưới ánh sáng tán xạ có 50% ánh nắng).

- Trên phương tiện vận chuyển, cây giống sầu riêng phải xếp đứng không chồng quá 1 lớp bầu ­ươm lên nhau.

- Trong quá trình vận chuyển, bốc xếp đảm bảo điều kiện thoáng mát, tránh vỡ bầu, dập nát thân và lá cây.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy:

3.1.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống sầu riêng phải được chứng nhận hợp quy về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống theo các quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy:

3.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống sầu riêng quy định tại mục 1.2 của Tiêu chuẩn cơ sở này phải thực hiện công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm:

3.3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã và các Sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Tiêu chuẩn cơ sở này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tại mục 1.1 phải áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở này.

4.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn cơ sở này.

4.3. Trong trường hợp các quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

4.4. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống cây trồng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Tiêu chuẩn cơ sở này./.

 

TCCS 07 : 2012/BP

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

VỀ CÂY GIỐNG HỒ TIÊU

Lời nói đầu

TCCS 07:2012/BP về Tiêu chuẩn cơ sở về cây giống hồ tiêu) do Ban soạn thảo Tiêu chuẩn cơ sở kỹ thuật địa phương về giống cây trồng biên soạn. Ban soạn thảo trình duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành tại Quyết định số 2675/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012.

 

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

VỀ CÂY GIỐNG HỒ TIÊU

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Đối tượng áp dụng:

Tiêu chuẩn cơ sở này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống hồ tiêu bằng phương pháp nhân giống vô tính (phương pháp giâm hom thân), cho các vùng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

1.2. Phạm vi điều chỉnh:

Tiêu chuẩn cơ sở này áp dụng cho cây giống hồ tiêu (Piper nigrum) được nhân giống bằng phương pháp giâm hom thân (Hồ tiêu sau đây gọi tắt là tiêu) cho các vùng trồng hồ tiêu trong tỉnh.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Giống sản xuất:

Gồm các giống tiêu trong danh mục giống cây trồng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất, kinh doanh.

2.2. Vật liệu giống:

2.2.1. Giống tiêu:

- Giống sử dụng để nhân giống phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Hom giống được thu hoạch lần đầu từ những dây thân 1 năm tuổi và được cắt cách gốc 40-50cm. Hom tiêu giống phải sạch sâu bệnh, có 4-5 đốt với đường kính lớn hơn 4 mm và mang ít nhất một cành quả.

- Hom tiêu đem trồng phải bảo đảm sạch bệnh.

2.2.2. Bầu ươm:

- Bầu có kích thước 17-18 x 28-30cm, đục 8 lỗ thoát nước ở nửa dưới của bầu phân bố thành 2 hàng, hàng dưới cách đáy bầu khoảng 2cm.

- Trộn đều đất mặt (từ 0-20 cm) với phân chuồng theo tỷ lệ 80% đất + 20% phân chuồng (dùng cho 1m3), mỗi 1m3 hỗn hợp đất phân trộn thêm 15-20kg Super lân.

- Bầu đất phải cân đối, lưng bầu không gãy khúc.

2.2.3. Xử lý hom giống:

- Hom được cắt xiên phía dưới gốc, vết cắt cách đốt dưới cùng 1,5-2cm. Cắt hết lá và cành quả ở các đốt được cắm vào đất. Mỗi hom để lại từ 1-2 cành quả và một số lá thành thục.

- Xử lý toàn bộ hom trong dung dịch thuốc BVTV có chứa hoạt chất Carbendazin 0,1% (như Carbenzin; Carban; Vicarben …) trong 30 phút để xử lý nấm bệnh.

- Mỗi bầu cắm một hom sâu xuống 2-3 đốt và nghiêng theo một chiều nhất định.

2.3. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn:

- Bầu cây tiêu sau khi ươm có cành tược phát triển dài từ 20 cm trở lên, có tầng lá trên cùng ổn định.

- Bầu cây tiêu phải sạch sâu, bệnh.

2.4. Ghi nhãn:

2.4.1. Ghi nhãn hàng hoá:

Theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ–CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

2.4.2. Hình thức ghi nhãn:

Ghi trực tiếp trên bầu hoặc đeo trên bầu khi xuất vườn.

2.5. Bảo quản và vận chuyển:

- Trư­ớc khi xếp lên phương tiện vận chuyển, cây giống tiêu phải được ngừa bệnh do nấm Phytophthora bằng cách phun thuốc trên thân lá và tưới thuốc vào giá thể bầu ­ươm, thuốc sử dụng theo h­ướng dẫn của ngành BVTV.

- Vận chuyển bằng các phương tiện giao thông.

- Cây tiêu được bảo quản dư­ới bóng che (d­ưới ánh sáng tán xạ có 50% ánh nắng).

- Trên phương tiện vận chuyển, cây tiêu giống phải xếp đứng không chồng quá 1 lớp bầu ­ươm lên nhau.

- Tránh nắng, gió và phải tạo sự thông thoáng.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy:

3.1.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống tiêu phải được chứng nhận hợp quy về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống theo các quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy:

3.2.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cây giống tiêu quy định tại mục 1.2 của Tiêu chuẩn cơ sở này phải thực hiện công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm:

3.3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã và các Sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Tiêu chuẩn cơ sở này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

3.4. Tổ chức thực hiện:

3.4.1. Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tại mục 1.1 phải áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở này.

3.4.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn cơ sở này.

3.4.3. Trong trường hợp các quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3.4.4. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống cây trồng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Tiêu chuẩn cơ sở này./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2675/QĐ-UBND năm 2012 về Bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở về giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Bình Phước

  • Số hiệu: 2675/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/12/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Người ký: Phạm Văn Tòng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/12/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản