Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2669/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 16 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 11/5/2011 về Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kết luận số 04-KL/TU ngày 11/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 183/TTr-SNN ngày 09/11/2016 về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; trình độ dân trí được nâng cao, xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn phát triển nông thôn với xây dựng đô thị theo quy hoạch; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; quốc phòng, an ninh ngày càng vững chắc; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2020, có trên 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; nâng bình quân mỗi xã đạt 18 tiêu chí trở lên, không còn xã nào đạt dưới 15 tiêu chí; tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng tiêu chí ở những xã đã được công nhận đạt chuẩn; phấn đấu có 2 - 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

- Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tăng ít nhất 2 lần so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 91,5%; cơ bản 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch (Phụ lục số 01).

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Quy hoạch

Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch nông thôn mới, gắn với tái cơ cấu nền nông nghiệp, bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương; rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn hài hòa với phát triển đô thị, gắn với chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã; xây dựng quy hoạch hệ thống thủy lợi đảm bảo phục vụ tốt việc tưới, tiêu và thực hiện cơ giới hóa, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ cho mỗi xã trung bình 100 triệu đồng để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện quy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách tỉnh.

2. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu

Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã (hệ thống giao thông, điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, khu văn hóa thể thao) để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn.

2.1. Về phát triển giao thông, thủy lợi

Trong giai đoạn 2016-2020, hỗ trợ đầu tư cứng hóa 1.369 km, cụ thể: Tập trung ưu tiên kinh phí xây dựng 1.000 km đường trục chính ra đồng; xây dựng 55 km đường xã, 314 km đường thôn; cải tạo, nâng cấp 608 km đường đã được cứng hóa từ lâu hoặc mới được trải cấp phối, gồm: 208 km đường xã và 400 km đường thôn (Phụ lục số 2).

Xây dựng hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động trong công tác tưới, tiêu nước phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh của người dân. Trong giai đoạn 2016-2020, tiếp tục đầu tư khoảng 200 tỷ đồng để xây dựng hệ thống rãnh thoát nước thải trong khu dân cư để đảm bảo việc tiêu thoát nước, cải tạo, tu sửa các trạm bơm và các công trình đầu mối, công trình trên kênh.

2.2. Xây dựng hệ thống điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin & truyền thông

Triển khai đầu tư xây dựng hệ thống điện theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo chất lượng điện năng theo quy định và đảm bảo an toàn trong sử dụng điện. Trong giai đoạn 2016-2020, phấn đấu xây dựng 870 trạm biến áp phân phối 35kv/0,4kv và 22kv/0,4kv với tổng dung lượng 278,4MVA, trung bình mỗi thôn có ít nhất một trạm biến áp; xây dựng mới 366,5km đường dây 35kv, 22kv, 1.121km đường dây 0,4kv; cải tạo và nâng tiết diện 266,8km đường dây 35kv và 22kv; 1.245km đường dây 0,4kv; lắp mới và cải tạo 26.023 công tơ hạ thế với tổng mức đầu tư khoảng 802 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2016-2020, tập trung đầu tư để cải tạo, nâng cấp 75 chợ truyền thống trong quy hoạch ở khu vực nông thôn, với tổng kinh phí khoảng 150 tỷ đồng, chủ yếu bằng nguồn xã hội hóa.

Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp mạng lưới truyền thanh; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bưu chính viễn thông đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới 30 điểm văn hóa xã và nâng cấp hệ thống truyền dẫn thông tin viễn thông của tỉnh, với tổng kinh phí khoảng 100 tỷ đồng, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về thông tin của người dân nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% số xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành.

2.3. Đầu tư xây dựng trường học, cơ sở vật chất văn hóa và trạm y tế

Tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây mới cho 49 trường (chiếm 10,9% tổng số trường), gồm:20 trường mầm non, 11 trường tiểu học và 18 trường trung học cơ sở, với kinh phí khoảng 392 tỷ đồng; cải tạo, nâng cấp 148 trường (chiếm 33% tổng số trường), gồm: 76 trường mầm non, 31 trường tiểu học và 41 trường trung học cơ sở, với kinh phí 982 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2020, có 100% số trường mầm non, 100% số trường tiểu học và 80% số trường trung học cơ sở đạt chuẩn (Chi tiết: Phụ lục số 3).

Đầu tư xây dựng 77 nhà văn hóa xã và khu thể thao kết hợp với sân chơi cho trẻ em tại các xã chưa xây dựng khu văn hóa thể thao của xã, đảm bảo 100% các xã đều có khu văn hóa thể thao đảm bảo theo quy định; tiếp tục cải tạo, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị cho 26 nhà văn hóa xã hiện chưa đạt chuẩn; huy động nguồn lực đầu tư xây dựng mới 225 nhà văn hóa - khu thể thao của thôn, đảm bảo 100% các thôn, làng đều có nhà văn hóa - khu thể thao; tiếp tục cải tạo, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị cho 250 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn (Phụ lục số 4).

Tăng cường cơ sở vật chất cho các Trạm y tế xã nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân nông thôn, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, giảm chi phí đi lại của người dân; đầu tư xây dựng mới 15 Trạm y tế xã; cải tạo, nâng cấp cho 50 Trạm y tế xã nhằm đảm bảo duy trì và tăng mức độ đạt chuẩn cho các Trạm y tế; phấn đấu đến năm 2020, có 100% Trạm y tế xã được đầu tư xây dựng đạt chuẩn (Phụ lục số 5).

2.4. Về tiêu chí nhà ở dân cư

Tăng cường vai trò của Nhà nước trong quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch các khu dân cư nông thôn; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu xây dựng nhà ở, đồng thời tạo nguồn lực xây dựng nông thôn mới; thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích nhà ở toàn tỉnh đạt 31.652.630m2 sàn, diện tích sàn bình quân đầu người đạt 25,5m2/người, diện tích nhà ở tối thiểu đến năm 2020 đạt 8m2/người.

Tiếp tục triển khai Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng tổ chức xây mới, sửa chữa nhà ở trên 25.440m2; xây dựng Đề án hỗ trợ nhà ở cho 1.195 hộ nghèo (bao gồm: hỗ trợ xây mới 440 hộ và hỗ trợ sửa chữa 755 hộ) theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 và người nghèo khu vực nông thôn thường xuyên sửa chữa, xây mới khoảng 55.200m2 sàn; người dân tự đầu tư xây dựng khoảng 9,505 triệu m2 sàn; xây dựng thêm 57.190m2 nhà ở cho học sinh, sinh viên; 58.540m2 nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp; 57.000m2 nhà ở cho người thu nhập thấp; thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở thương mại khoảng 772.000m2 sàn.

3. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo

Đẩy mạnh củng cố, đổi mới và phát triển hệ thống dịch vụ trong nông nghiệp; tập trung tổ chức sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hoàn thành dồn thửa đổi ruộng; chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, có khả năng chống chịu và thích nghi với biến đổi khí hậu; phát triển sản xuất vùng bãi ven sông Hồng, sông Luộc; hàng năm hỗ trợ từ ngân sách tỉnh đầu tư 40 tỷ đồng cho phát triển sản xuất vùng bãi, chuyển dần diện tích trồng ngô sang trồng cây dược liệu, cây ăn quả, hoa cho giá trị kinh tế cao; xây dựng các chợ đầu mối và nhà máy chế biến giúp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân; nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích thành lập các hợp tác xã sản xuất chuyên ngành trong nông nghiệp, nhất là sản xuất các sản phẩm có lợi thế của tỉnh; phấn đấu mỗi xã có ít nhất 01 Hợp tác xã có liên kết sản xuất - tiêu thụ.

4. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường nông thôn

4.1. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa

Đẩy mạnh đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo 100% giáo viên đạt chuẩn. Đến năm 2020, phấn đấu có 83% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học PTTH và 17% học bổ túc văn hóa, học nghề; đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn; phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 49%, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt trên 85%.

Đẩy mạnh đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ bác sĩ, y tá ở tuyến xã đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn; tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia bảo hiểm y tế, phấn đấu đến năm 2020 có trên 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế, cơ bản 100% người dân được dùng nước hợp vệ sinh (trong đó 90% được sử dụng nước sạch) và 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

4.2. Tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh môi trường, cảnh quan nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp và an toàn thực phẩm:

Đến năm 2020, cơ bản không còn tình trạng chăn nuôi trong khu dân cư; từng bước đưa các cơ sở chăn nuôi lớn và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn vào khu tập trung để kiểm soát việc xử lý môi trường; áp dụng biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, hầm biogas.

Thu gom, xử lý trên 80% chất thải sinh hoạt nông thôn; tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt; phân loại, xử lý rác thải tại 50% hộ gia đình; 100% các thôn, điểm dân cư đều có tổ đội vệ sinh môi trường; xây dựng thêm 273 điểm đặt Container (điểm tập kết rác thải quy mô liên thôn, xã); xây dựng thêm 3.000 bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; bố trí 4.000 thùng chứa rác tại nơi công cộng, nơi tập trung dân cư; tiếp cận công nghệ đốt rác hiện đại, đầu tư 10 lò đốt để xử lý rác thải sinh hoạt (Phụ lục số 6).

Đến năm 2020: Về cơ bản, việc kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

5. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương

Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2016-2020; đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cán bộ, công chức xã theo quy định; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với việc xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính ở cấp xã; thực hiện tốt cơ chế một cửa; tăng cường công tác xây dựng chính quyền, hàng năm phấn đấu có 85% đơn vị chính quyền cấp xã đạt trong sạch vững mạnh, trong đó có 20% đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu; xây mới, cải tạo sửa chữa để 100% trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND xã đạt chuẩn.

Tích cực làm tốt công tác an ninh trật tự xã hội trên địa bàn nông thôn, không để phát sinh các hoạt động chống phá Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế, các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội, giảm tình trạng khiếu kiện kéo dài; phấn đấu 100% số thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; 100% Công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về tuyên truyền: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; tăng cường thời lượng và thời gian phát sóng, mở thêm các chuyên mục, chuyên trang về việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; phổ biến những kinh nghiệm hay, những cách làm tốt; tuyên truyền, phổ biến những điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng nông thôn mới; phát động các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh và ở từng huyện; kịp thời khen thưởng, động viên đối với tập thể, cá nhân và các hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

2. Về đào tạo, tập huấn: Chủ động phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các huyện, thành phố, các xã, thôn về các nội dung liên quan tới các tiêu chí theo đề xuất của các sở, ngành; phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường và các trung tâm đào tạo tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về công tác xây dựng nông thôn mới; kỹ năng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, xây dựng các chuỗi sản phẩm, quảng bá sản phẩm; đẩy mạnh công tác tham quan học tập kinh nghiệm ở những địa phương có phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển.

3. Về cơ chế chính sách và huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

3.1. Về cơ chế chính sách

Xây dựng chính sách khuyến khích và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn; chính sách khuyến khích liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn sau dồn thửa đổi ruộng theo hướng tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề để nâng cao năng suất và chất lượng công việc; kết hợp với doanh nghiệp tuyển dụng lao động, đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng lao động hoặc nghiên cứu đào tạo những ngành nghề mới phù hợp để người lao động dễ dàng tìm được việc làm ở những lĩnh vực mới.

Thực hiện có hiệu quả cơ chế chính sách hỗ trợ xử lý rác thải, nước thải, nước sinh hoạt ở nông thôn; tiếp cận công nghệ đốt rác hiện đại để đầu tư xây dựng các lò đốt rác tại địa bàn thôn, xã; hỗ trợ xử lý chất thải trong chăn nuôi; tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ xi măng cho các xã làm đường giao thông nông thôn.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế sử dụng chung nhà văn hóa xã cho cụm xã, nhằm tăng hiệu quả sử dụng và hiệu quả đầu tư xây dựng nhà văn hóa xã; đánh giá nhu cầu cần thiết xây dựng các trạm y tế xã đối với những xã gần các trung tâm y tế lớn, từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện đảm bảo sử dụng hiệu quả Trạm y tế và hiệu quả trong đầu tư xây dựng.

Xây dựng nội dung hướng dẫn thực hiện và đánh giá các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đảm bảo phù hợp với giai đoạn 2016-2020.

3.2. Về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Đẩy mạnh công tác xử lý đất dôi dư để khai thác tối đa các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, các xã đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu xử lý đất dôi dư khẩn trương tiến hành tổ chức đấu giá đất giãn dân (3ha), tạo nguồn xây dựng nông thôn mới; có cơ chế thông thoáng và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn mở rộng đầu tư tín dụng, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; kêu gọi đóng góp xây dựng nông thôn mới của con em xa quê.

Cân đối nguồn ngân sách tập trung của tỉnh để hỗ trợ thực hiện các tiêu chí hoặc các nội dung nhiệm vụ khó thực hiện việc xã hội hóa; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới và các xã khó khăn của tỉnh.

4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân nông thôn

Tập trung thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển ngành nghề nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, giá trị gia tăng và hiệu quả; ưu tiên đầu tư áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến sản phẩm nhằm tăng giá trị sản xuất; thu hút đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông sản, đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong chế biến.

Tiếp tục thực hiện dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp; khuyến khích tích tụ ruộng đất tạo cánh đồng mẫu lớn, thực hiện cơ giới hóa trong lĩnh vực nông nghiệp; tiếp tục chuyển đổi trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nghiêm cấm làm nhà trên đất chuyển đổi; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, liên kết chặt chẽ với nông dân, xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa; phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.

Đẩy mạnh chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã kiểu mới; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền để giúp các Hợp tác xã tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các hợp tác xã tổ chức hoạt động có hiệu quả; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp dễ dàng tiếp cận về tín dụng, đào tạo, đất đai, thị trường.

Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và quản lý chất lượng sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng; tiếp tục hỗ trợ đầu tư, xây dựng nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm nông sản có lợi thế của tỉnh; phát triển những thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được cấp chứng nhận; thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông sản; khuyến khích nhân rộng mô hình kiểm soát, quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi, áp dụng theo các tiêu chuẩn VietGAP, ISO, HACCP, đầu tư xây dựng các mô hình mẫu về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

5. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí nông thôn mới đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: Coi trọng các nội dung về tổ chức sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển ngành nghề, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các tiêu chí khác.

6. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp

Hoàn thiện bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp, nhất là cấp huyện, theo Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp; xây dựng bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo theo hướng chuyên nghiệp, chuyên trách; phát huy tinh thần làm chủ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thành viên kiêm nhiệm nhằm giúp bộ máy hoạt động hiệu quả ngày càng cao.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh; tăng cường kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, chủ động đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời hoặc báo cáo, đề xuất UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh có giải pháp tháo gỡ.

IV. VỐN VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

Tổng nhu cầu đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 cho các nội dung xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường và thực hiện an sinh xã hội là 11.424,2 tỷ đồng, trong đó: 7.184,2 tỷ đồng ngân sách tỉnh; 1.415 tỷ đồng ngân sách huyện; 1.855 tỷ đồng ngân sách xã và đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 970 tỷ đồng. Nguồn lực đầu tư cụ thể như sau:

1. Đầu tư phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội

Trong giai đoạn 2016-2020, dự kiến chi đầu tư phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội 5.144,2 tỷ đồng, gồm:

1.1. Quy hoạch và quản lý quy hoạch

Dự kiến chi 25 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã.

1.2. Đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất

Dự kiến chi 1.100 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh đầu tư hỗ trợ sản xuất, như: cấp bù thủy lợi phí, trợ giá giống, chi phòng trừ dịch bệnh, sâu bệnh, xây dựng mô hình.

1.3. Chi bảo vệ môi trường: 662,2 tỷ đồng (trong đó: đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 150 tỷ đồng, chiếm 24%; dự kiến chi ngân sách tỉnh 512,2 tỷ đồng, chiếm 76%).

1.4. Chi an sinh xã hội: 3.357 tỷ đồng, như: hỗ trợ mua bảo hiểm y tế; dạy nghề và tạo việc làm; giảm nghèo; chi các hoạt động văn hóa, thể thao.

2. Đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và dân sinh

2.1. Xây dựng các công trình do xã, cộng đồng quản lý

Trong giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến huy động 8.780 tỷ đồng để tiếp tục xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội, như: giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, công trình điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, nhà văn hóa.

Trong đó:

- Ngân sách Nhà nước các cấp: 4.380 tỷ đồng, chiếm 49,9% (gồm: Trung ương 520 tỷ đồng, tỉnh 1.190 tỷ đồng, huyện 815 tỷ đồng, xã 1.855 tỷ đồng);

- Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế đầu tư: 1.500 tỷ đồng, chiếm 17,1%;

- Người dân đóng góp: 900 tỷ đồng, chiếm 10,2%;

- Vốn khác (con em xa quê, các doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ, đóng góp): 2.000 tỷ đồng, chiếm 22,8%.

2.2. Xây dựng các công trình do huyện, tỉnh quản lý và thực hiện các nội dung theo tiêu chí huyện nông thôn mới

Ngân sách các cấp và các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống các công trình và các nội dung: xây dựng quy hoạch, đường xã, đường huyện, thủy lợi, trường trung học phổ thông, trung tâm y tế, trung tâm văn hóa - thể thao, cơ sở hạ tầng thương mại, công trình điện,... với tổng kinh phí khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó:

- Trung ương: 300 tỷ đồng, chiếm 15%;

- Tỉnh: 1.000 tỷ đồng, chiếm 50%;

- Huyện: 600 tỷ đồng, chiếm 30%;

- Doanh nghiệp: 100 tỷ đồng, chiếm 5%.

(Các nội dung và kinh phí thực hiện chi tiết tại Phụ lục 7 kèm theo)

2.3. Xây dựng các công trình dân sinh

Nhân dân tự đầu tư xây mới, tu sửa, cải tạo nhà ở và xây dựng các công trình dân sinh khác với tổng kinh phí trên 16.300 tỷ đồng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh: Trên cơ sở Đề án, hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể và chủ động tham mưu, đề xuất phương án phân bổ nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới; phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện Đề án đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra; tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh định kỳ sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án; định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh và các bộ, ngành liên quan.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan thẩm định phương án phân bổ nguồn vốn; cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư và giám sát nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới; thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư, định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh và các bộ, ngành liên quan.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí nguồn vốn sự nghiệp kinh tế và xây dựng phương án huy động nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới; thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình giải ngân nguồn vốn, định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh và các bộ, ngành liên quan.

4. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá chất lượng quy hoạch xây dựng nông thôn mới của tất cả các xã trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh; ban hành hướng dẫn việc công bố, quản lý và cắm mốc chỉ giới quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho phù hợp; xây dựng và ban hành Quy chế quản lý quy hoạch mẫu, thiết kế mẫu về nhà văn hóa (xã, thôn), trạm y tế xã.

5. Các sở, ngành chức năng: Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức thực hiện Đề án; chủ động tham mưu UBND tỉnh về những vấn đề liên quan thuộc lĩnh vực quản lý của ngành mình, giải quyết các vướng mắc để thực hiện Đề án có hiệu quả; trên cơ sở Đề án xây dựng kế hoạch cụ thể của sở, ngành mình; thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả những nội dung thuộc sở, ngành quản lý và theo dõi, định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh và các bộ, ngành liên quan.

6. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; lựa chọn những nội dung phù hợp để xây dựng kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chương trình; tuyên truyền để quần chúng ở cấp cơ sở tin tưởng, phấn khởi, đoàn kết chủ động xây dựng cuộc sống văn minh, vận động nhân dân tích cực và tự nguyện tham gia góp công, góp vốn xây dựng nông thôn mới; giám sát quá trình xây dựng nông thôn mới, nhất là giám sát của nhân dân về đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

7. Thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các địa phương được phân công thực hiện Chương trình; thúc đẩy việc hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của sở, ngành trên địa bàn.

8. UBND các huyện, thành phố

- Căn cứ Đề án của tỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện, thành phố để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trong Đề án.

- Hoàn thiện bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp, nhất là cấp huyện, theo Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phóng

 

PHỤ LỤC 01

DỰ KIẾN CÁC TIÊU CHÍ ĐẠT CHUẨN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh)

TT

Tên tiêu chí

Hiện trạng 2015

Thực hiện qua các năm

2016

2017

2018

2019

2020

1

Quy hoạch

145

145

145

145

145

145

2

Giao thông

93

116

118

120

122

125

3

Thủy lợi

77

106

110

117

127

138

4

Điện

145

117

120

129

138

145

5

Trường học

52

71

87

102

117

132

6

Cơ sở vật chất văn hóa

87

103

110

117

124

131

7

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

99

118

123

128

133

135

8

Thông tin và Truyền thông

144

144

144

144

144

145

9

Nhà ở dân cư

139

142

143

144

144

145

10

Thu nhập

107

115

115

119

123

137

11

Hộ nghèo

63

94

109

113

123

138

12

Lao động có việc làm

136

142

144

144

144

145

13

Tổ chức sản xuất

139

143

143

144

144

145

14

Giáo dục và Đào tạo

133

142

142

143

144

145

15

Y tế

83

112

120

128

136

145

16

Văn hóa

133

140

141

142

144

145

17

Môi trường và an toàn thực phẩm

86

100

104

108

112

116

18

Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

134

141

142

143

144

145

19

An ninh và quốc phòng

143

144

144

144

144

145

Tổng số

2.138

2.335

2.404

2.474

2.552

2.647

Bình quân số tiêu chí/xã

14,7

16,1

16,6

17,1

17,6

18,3

 

PHỤ LỤC 02

DỰ KIẾN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN GAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh)

TT

Loại đường

Số lượng Km

Kinh phí thực hiện (tỷ đồng)

Tổng

Trung ương

Tỉnh

Huyện

Cộng đồng

1

Đường xã

263

385

50

100

10

150

75

-

Cứng hóa

55

94

25

40

5

15

9

-

Cải tạo, nâng cấp

208

291

25

60

5

135

66

2

Đường thôn

714

760

25

125

100

300

210

-

Cứng hóa

314

440

25

70

50

150

145

-

Cải tạo, nâng cấp

400

320

0

55

50

150

65

3

Đường ra đồng

1.000

1.600

175

325

300

600

200

-

Cứng hóa

1.000

1.600

175

325

300

600

200

Tổng

1.977

2.745

250

550

410

1.050

485

 

PHỤ LỤC 03

DỰ KIẾN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC KHU VỰC NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh)

TT

Cấp trường

Số lượng

Kinh phí thực hiện (tỷ đồng)

Tổng

Trung ương

Tỉnh

Huyện

Cộng đồng, doanh nghiệp

1

Mầm non

96

390

50

170

80

75

15

-

Xây mới

20

160

50

70

10

25

5

-

Cải tạo, nâng cấp

76

230

 

100

70

50

10

2

Tiểu học

42

243

25

30

15

140

33

-

Xây mới

11

88

25

10

5

40

8

-

Cải tạo, nâng cấp

31

155

 

20

10

100

25

3

Trung học cơ sở

59

349

25

85

45

185

9

-

Xây mới

18

144

25

20

25

70

4

-

Cải tạo, nâng cấp

41

205

 

65

20

115

5

Tổng

197

982

100

285

140

400

57

 

PHỤ LỤC 4

DỰ KIẾN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ VĂN HÓA KHU VỰC NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Kinh phí thực hiện (tỷ đồng)

Nhà văn hóa

Số lượng

Tổng

NSTƯ

NS Tỉnh

NS Huyện

NS Xã

Cộng đồng, DN

1

Nhà văn hóa xã

103

419

100

100

20

120

79

-

Xây mới

77

385

100

100

20

100

65

-

Cải tạo, nâng cấp

26

34

0

0

0

20

14

2

Nhà văn hóa thôn

475

763

50

210

210

210

83

-

Xây mới

225

563

50

150

150

150

63

-

Cải tạo, nâng cấp

250

200

0

60

60

60

20

Tổng

578

1.182

150

310

230

330

162

 

PHỤ LỤC 5

DỰ KIẾN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM Y TẾ XÃ KHU VỰC NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Số lượng

Kinh phí thực hiện (tỷ đồng)

Tổng kinh phí

NSTƯ

NS Tỉnh

NS Huyện

NS Xã

Cộng đồng, DN

1

Xây mới

15

45

20

10

0

15

0

2

Cải tạo, nâng cấp

50

25

0

5

5

10

5

Tổng cộng

65

70

20

15

5

25

5

 

PHỤ LỤC 6

DỰ KIẾN ĐẦU TƯ CHO MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

Kinh phí thực hiện
(tỷ đồng)

Tổng kinh phí

NSTƯ

NS Tỉnh

1

Lò đốt rác liên xã, huyện

Cái

10

300

150

150

2

Xe chở rác thải cho các cho các tổ, đội, HTX dịch vụ môi trường

Xe

3.150

10

 

10

3

Hỗ trợ thực hiện phân loại, xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình

Tỷ đồng

-

112,8

 

112,8

4

Điểm đặt Container (điểm tập kết rác thải sinh hoạt quy mô liên thôn, xã)

Điểm

273

218,4

 

218,4

5

Bể chứa thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

Bể

3.000

11

 

11

6

Thùng nhựa HDPE chứa rác

Thùng

4.000

6,8

 

6,8

7

Hỗ trợ xây dựng mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình

Hộ

1.000

3,2

 

3,2

Tổng

662,2

150

512,2

 

PHỤ LỤC 7

TỔNG HỢP KINH PHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh)

ĐVT: Tỷ đồng

TT

Nội dung thực hiện

Tổng

Tỷ lệ
(%)

Ngân sách nhà nước các cấp

Người dân

Doanh nghiệp

Tổng

Trung ương

Tỉnh

Huyện

I

XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI

13.924

87,4

9.524

670

6.184

815

1.855

2.900

1.500

1

Phát triển sản xuất, an sinh XH và môi trường

5.144

32,4

5.144

150

4.994

 

 

 

 

1.1

Quy hoạch và quản lý quy hoạch

25

0,2

25

 

25

 

 

 

 

1.2

Phát triển sản xuất

1.100

6,9

1.100

 

1.100

 

 

 

 

-

Phát triển kinh tế vùng bãi

200

 

200

 

200

 

 

 

 

-

Hỗ trợ thủy lợi phí

600

 

600

 

600

 

 

 

 

-

Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi

100

 

100

 

100

 

 

 

 

-

Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và xây dựng mô hình mới

200

 

200

 

200

 

 

 

 

1.3

Môi trường

662,2

4,2

662,2

150

512,2

 

 

 

 

1.4

Hệ thống chính trị, văn hóa và an sinh xã hội

3.357

21,1

3.357

 

3.357

 

 

 

 

2

Xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội

8.780

55

4.380

520

1.190

815

1.855

2.900

1.500

2.1

Giao thông

2.745

17,2

2.260

250

550

410

1.050

280

205

2.2

Thủy lợi

200

1,3

 

 

 

 

 

 

200

2.3

Điện

802

5

 

 

 

 

 

 

802

2.4

Trường học

982

6,2

925

100

285

140

400

17

40

2.5

Văn hóa

1.182

7,4

1.020

150

310

230

330

100

62

2.6

Chợ

150

0,9

110

 

30

30

50

10

30

2.7

Thông tin và Truyền thông

100

0,6

 

 

 

 

 

 

100

2.8

Trạm y tế xã

70

0,4

65

20

15

5

25

 

5

2.9

Thực hiện các nội dung khác

2.549

16,0

 

 

 

 

 

2.493

56

II

XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI

2.000

12,6

1.900

300

1.000

600

 

 

100

Tổng cộng

15.924,2

100

11.424,2

970

7.184,2

1.415

1.855

2.900

1.600

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2669/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 2669/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/11/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
  • Người ký: Nguyễn Văn Phóng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản