- 1Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2011 sửa đổi Quyết định 719/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật thú y 2015
- 5Quyết định 36/2015/QĐ-UBND về Quy định vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Vĩnh Phúc
- 6Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2663/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 05 tháng 10 năm 2017 |
VỀ VIỆC HỖ TRỢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ điểm b, c, đ khoản 2, Điều 1; Điều 2; khoản 2,3,4,5,6, Điều 3; Điều 4,5,6,7 Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Căn cứ quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh trên cạn;
Căn cứ quyết định số 36/2015/QĐ-UBND ngày 19/11/2015 của UBND tỉnh về việc quy định vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Vĩnh Phúc,
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại văn bản số 1401/SNN& PTNT-CNTY ngày 13/9/2017, kèm văn bản số 964/STP-XD&KTVBQPPL của Sở Tư pháp (nội dung đã được Sở Nông nghiệp&PTNT thống nhất với các sở, ngành liên quan),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bao gồm dịch Cúm gia cầm, Lở mồm long móng (LMLM) gia súc và Tai xanh ở lợn với nội dung sau:
1. Mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ chăn nuôi, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi gia súc, gia cầm (trừ các hộ sản xuất chăn nuôi liên doanh, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp) có gia súc, gia cầm bị phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bệnh bắt buộc phải tiêu hủy với mức hỗ trợ cụ thể như sau:
- Đối với bệnh Cúm gia cầm:
Gà, vịt, ngan, ngỗng đang đẻ trứng: 35.000 đồng/con.
Gia cầm từ 01 kg trở lên: 30.000 đồng/con.
Gia cầm dưới 01 kg, bồ câu: 25.000 đồng/con.
Chim cút đang đẻ trứng: 8.000 đồng/con.
Trứng gà, vịt, ngan, ngỗng: 1.200 đồng/quả.
- Đối với bệnh LMLM gia súc;
Đối với lợn: 28.000 đồng/kg lợn hơi (không hỗ trợ lợn con theo mẹ).
Đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai: 45.000 đồng/kg hơi.
- Đối với bệnh Tai xanh ở lợn: 28.000 đồng/kg lợn hơi (không hỗ trợ lợn con theo mẹ).
b) Hỗ trợ cho cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch để thực hiện tiêu hủy để gia súc, gia cầm (kể cả gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm do các lực lượng chống buôn lậu, tổ cơ động, chốt, trạm kiểm dịch động vật bắt buộc phải tiêu hủy); lực lượng phun hoá chất khử trùng tiêu độc vùng dịch và phục vụ tại các chốt kiểm dịch và tổ cơ động. Mức chi 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 200.000 đồng/ngày đối với ngày nghỉ lễ, ngày tết.
c) Hỗ trợ 100% tiền thức ăn nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm giống gốc, giống giữ quĩ gen gia súc, gia cầm quí hiếm trong thời gian có dịch (chỉ áp dụng cho những đàn giống đang trong thời kỳ khai thác sản xuất và theo số lượng giống gốc, giống giữ quĩ gen gia súc, gia cầm quí hiếm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ nuôi cho cơ sở chăn nuôi) do không tiêu thụ được sản phẩm. Hỗ trợ chi phí mua sắm thiết bị, vật tư, dụng cụ, thuốc khử trùng, trang bị phòng hộ và bồi dưỡng cho cán bộ tham gia phòng, chống dịch theo dự toán kinh phí được UBND tỉnh phê duyệt.
2. Hỗ trợ vắc xin chống dịch: Khi có dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc và tai xanh ở lợn xảy ra trên địa bàn tỉnh. Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng với địa phương xác định vùng tiêm phòng bao vây ổ dịch, thống kê số lượng gia súc, gia cầm trong diện phải tiêm phòng, chống dịch, loại vắc xin phải tiêm, báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua vắc xin tiêm phòng bao vây chống dịch và hỗ trợ công tiêm cho người đi tiêm phòng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & PTNT.
3. Hỗ trợ hoá chất khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi.
a) Hỗ trợ hoá chất để phun 02 lần tập trung chuồng trại, môi trường chăn nuôi của các hộ trong phạm vi vùng dịch phải khử trùng tiêu độc.
b) Hỗ trợ hoá chất để phun khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi 20 lần cho hộ có gia súc hoặc gia cầm bị bệnh.
Điều 2. Trách nhiệm của các cấp, ngành
1. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
a) Sở Nông nghiệp & PTNT:
- Phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo UBND cấp xã trong việc tổ chức tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch cúm gia cầm, LMLM gia súc, tai xanh ở lợn và phun khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
Xác định hộ có gia súc, gia cầm nghi bệnh, có dịch;
Chuẩn bị và cấp phát đầy đủ thuốc sát trùng cho cấp huyện và cấp xã. Hướng dẫn và giám sát việc sử dụng vắc xin, thuốc sát trùng, thanh quyết toán đúng quy định;
Hướng dẫn cách tiêu hủy gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y
Tổng hợp số lượng gia súc, gia cầm bị tiêu hủy bắt buộc, hóa chất khử trùng tiêu độc, vắc xin tiêm phòng bao vây ổ dịch trên địa bàn tỉnh và các chi phí khác phục vụ công tác phòng, chống dịch; lập dự trù kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định kinh phí hỗ trợ;
Cập nhật số liệu báo cáo UBND tỉnh và Cục Thú y theo quy định.
b) Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định kinh phí hỗ trợ phòng, chống dịch cúm gia cầm, LMLM gia súc và tai xanh ở lợn trên địa bàn tỉnh và trình UBND tỉnh quyết định kịp thời, đảm bảo đáp ứng đủ kinh phí theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; hướng dẫn việc sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đảm bảo hiệu quả theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành, thị:
a) Chỉ đạo phòng Nông nghiệp & PTNT (Kinh tế) hướng dẫn thủ tục thống kê gia súc, gia cầm tiêu hủy; phòng tài chính - kế hoạch hướng dẫn trình tự cấp phát và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia súc, gia cầm cho cấp xã.
b) Căn cứ báo cáo của UBND cấp xã, UBND cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền. Trong trường hợp nguồn lực về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vượt quá khả năng của địa phương, UBND cấp huyện tổng hợp hồ sơ gia súc, gia cầm bị tiêu hủy đề nghị hỗ trợ theo quy định gửi Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổng hợp, báo cáo Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định.
3. Trách nhiệm các xã, phường, thị trấn.
a) Quyết định tiêu hủy, trực tiếp huy động lực lượng và tổ chức tiêu hủy bắt buộc đối với gia súc, gia cầm bị bệnh cúm gia cầm, LMLM gia súc và tai xanh ở lợn.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ chuyên môn của huyện, đại diện các tổ chức xã hội, đại diện thôn, bản, tổ dân phố để lập biên bản kiểm tra, xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể của từng hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm; tổng hợp báo cáo UBND cấp huyện. Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra, ổn định đời sống và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương.
c) Lập danh sách các hộ có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy bắt buộc theo đúng hướng dẫn của phòng Nông nghiệp & PTNT (Kinh tế) huyện, thành, thị và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính chính xác của số liệu đã lập, công khai mức hỗ trợ thiệt hại của các hộ có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy trên hệ thống thông tin của cấp xã. Tổ chức tiếp nhận và cấp phát tiền hỗ trợ đến từng hộ dân có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy. Sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, đối tượng, báo cáo thanh quyết toán theo quy định.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 207/QĐ-UBND ngày 19/01/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc điều chỉnh chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp & PTNT, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1519/QĐ-UBND năm 2019 quy định tạm thời về mức hỗ trợ, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2Quyết định 2018/QĐ-UBND năm 2018 quy định về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh thủy sản, gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 3Quyết định 1474/QĐ-UBND năm 2019 về điều chỉnh mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm tại Điều 1, 995/QĐ-UBND do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 1Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2011 sửa đổi Quyết định 719/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật thú y 2015
- 5Quyết định 36/2015/QĐ-UBND về Quy định vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Vĩnh Phúc
- 6Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 8Quyết định 1519/QĐ-UBND năm 2019 quy định tạm thời về mức hỗ trợ, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 9Quyết định 2018/QĐ-UBND năm 2018 quy định về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh thủy sản, gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 10Quyết định 1474/QĐ-UBND năm 2019 về điều chỉnh mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm tại Điều 1, 995/QĐ-UBND do tỉnh Lạng Sơn ban hành
Quyết định 2663/QĐ-UBND năm 2017 về hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 2663/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/10/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Vũ Chí Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết