Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 266/2011/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 21 tháng 01 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ – XÃ HỘI THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 114/2009/QĐ - TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc: “ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 “; Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 5 năm 2011 - 2015 của tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Nghị quyết số 171/2010/NQ - HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá, khoá XV, kỳ họp thứ 18 về việc: " Thông qua Danh mục các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội thiết yếu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015 ",

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội thiết yếu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015; để các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện; bao gồm 16 dự án. (Mười sáu dự án ).

(Có phụ lục chi tiết kèm theo ).

Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành và đơn vị liên quan căn cứ vào các quy định hiện hành của Nhà nước, nội dung đã được phê duyệt tại điều 1 của Quyết định này xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo đúng nội dung chỉ đạo của HĐND tỉnh tại Nghị quyết số 171/2010/NQ - HĐND ngày 08/12/2010 và của UBND tỉnh tại Quyết định số 33/QĐ - UBND ngày 10/01/2011, trình UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ (để thực hiện );
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh (để B/cáo );
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTC Thn201126 (50 ).

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trịnh Văn Chiến

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015.
(Kèm theo Quyết định số: 266 /2011/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa )

TT

Danh mục dự án

Sự cần thiết đầu tư

Quy mô dự án

Khái toán TMĐT
(tỷ đồng )

Cơ chế thực hiện

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

 

 

TỔNG SỐ:

 

 

27.000

 

 

1

Sân bay dân dụng.

Thanh Hóa là tỉnh đất rộng, người đông, nhu cầu đi lại và giao thương lớn, nhất là khi các dự án lớn trong KKT Nghi Sơn hoàn thành đi vào hoạt động, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là rất lớn; ngoài ra, sân bay dân dụng còn phục vụ công tác quốc phòng - an ninh, cứu hộ cứu nạn trên biển và các mục tiêu xã hội khác.

- Đến năm 2020: sân bay dân dụng cấp 3C (250.000 hành khách và 10.000 tấn hàng hoá/năm).

- Sau năm 2020: sân bay dân dụng cấp 4C (500.000 hành khách và 20.000 tấn hàng hoá/năm).

- Đến năm 2020: 840 tỷ đồng.

- Sau năm 2020: 1.770 tỷ đồng.

Tỉnh bố trí nguồn vốn ngân sách để cắm mốc, GPMB và lựa chọn nhà thầu thi công đường băng sân bay; nguồn vốn: khai thác quỹ đất trên địa bàn TP. Thanh Hoá, huyện Tĩnh Gia và các nguồn huy động hợp pháp khác. Các hạng mục còn lại, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao hoặc xây dựng - kinh doanh.

 

2

Cảng Nghi Sơn.

KKT Nghi Sơn là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là rất lớn, nhất là khi các dự án lớn trong Khu kinh tế hoàn thành đi vào hoạt động. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cảng Nghi Sơn là thực sự cần thiết.

- Đến năm 2020: tiếp nhận tàu từ 30.000 - 50.000

DWT, xếp dỡ hàng hoá qua cảng đạt 45 triệu tấn/năm.

- Sau năm 2020: tiếp nhận tàu trên 50.000 DWT, xếp dỡ hàng hoá qua cảng đạt 75 triệu tấn/năm.

- Đến năm 2020: 6.275 tỷ đồng (bao gồm bến số 1, 2 và 3 ).

- Sau năm 2020: 12.650 tỷ đồng.

Tỉnh bố trí nguồn vốn ngân sách để nạo vét luồng tàu và khu quay trở, hệ thống giao thông đối ngoại. Các cảng chuyên dụng và các hạng mục còn lại, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hoặc xây dựng - kinh doanh, hoặc đối tác công tư.

 

3

Đường ven biển từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia.

Nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên biển và vùng biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn. Việc đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia là thực sự cần thiết.

Đường cấp III đồng bằng; dài 107,5 km và một số cầu lớn qua sông (trong đó: đường từ Phà Thắm đi cầu Đò Đại và đường từ xã Hải Châu đi xã Hải Hoà, huyên Tĩnh Gia đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt dự án).

5.000 tỷ đồng (trong đó: đoạn từ xã Hải Châu đi xã Hải Hòa là 300 tỷ đồng, đoạn từ Phà Thắm đi Cầu Đò Đại là 1.000 tỷ đồng).

Tỉnh bố trí nguồn vốn ngân sách để lập dự án đầu tư và thiết kế, dự toán; bố trí một phần vốn ngân sách để lựa chọn nhà thầu thi công các gói thầu của dự án; nhà thầu triển khai thực hiện dự án không phụ thuộc vào tiến độ thanh toán của chủ đầu tư; tỉnh sẽ huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán cho nhà thầu.

 

4

Đường Thạch Quảng - QL 1A - đảo Nẹ.

Để tạo điều kiện giao lưu với các huyện phía Tây của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng - an ninh, thu hút phương tiện đi theo đường Hồ Chí Minh, giảm lưu lượng xe trên QL 1A.

Đường cấp III đồng bằng, dài 80 km.

2.320

- nt -

 

5

Đường vành đai phía Tây TP. Thanh Hoá.

Nhằm từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông trong khu vực, giảm số phương tiện từ phía nam và phía bắc đi các huyện phía tây của tỉnh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.

Đường cấp II đô thị, chiều dài 14,5 km.

Bm = 2 x 7 m, dải phân cách giữa 5m, vỉa hè, cây xanh 2 x 5 m.

3.130

Tỉnh bố trí nguồn vốn ngân sách để lập dự án đầu tư và thiết kế, dự toán; bố trí một phần vốn ngân sách để tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công các gói thầu của dự án; nhà thầu triển khai thực hiện dự án không phụ thuộc vào tiến độ thanh toán của chủ đầu tư; tỉnh huy động vốn từ khai thác quỹ đất để thanh toán cho nhà thầu.

 

6

Đoạn cải tuyến QL 1A từ cầu Ba Gian đến nút giao tuyến tránh TP. Thanh Hoá với đại lộ Lê Lợi.

Nhằm giảm ùn tắc giao thông trên QL 1A, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và khu vực Bắc Trung Bộ.

Đường cấp III đồng bằng (rộng 21,5 m), dài 11km.

2.635

Tỉnh bố trí một phần vốn ngân sách để tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công các gói thầu của dự án; nhà thầu triển khai thực hiện không phụ thuộc vào tiến độ thanh toán của chủ đầu tư. Tỉnh huy động vốn khai thác quỹ đất trên địa bàn TP. Thanh Hoá, huyện Hoằng Hoá và các nguồn huy động hợp pháp khác để thanh toán cho nhà thầu.

 

7

Đường mép nước nam Sầm Sơn - Hải Hòa.

Nhằm phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển; khai thác tiềm năng kinh tế biển trong vùng, thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch biển.

Đường cấp V đồng bằng, chiều dài 50 km.

2.300

Tỉnh bố trí vốn ngân sách để lập dự án đầu tư và thiết kế, dự toán; bố trí một phần vốn ngân sách để lựa chọn nhà thầu thi công các gói thầu của dự án; nhà thầu triển khai thực hiện dự án không phụ thuộc vào tiến độ thanh toán của chủ đầu tư. Tỉnh huy động vốn từ khai thác quỹ đất các khu du lịch sinh thái, khu đô thị dọc tuyến đường thuộc huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương và các nguồn huy động hợp pháp khác để thanh toán cho nhà thầu.

 

8

Cầu Đò Đại.

Phát triển kinh tế, lưu thông hàng hóa, đảm bảo an toàn giao thông vào mùa mưa lũ cho nhân dân 2 bên bờ hạ lưu sông Mã.

Dài 1.000 m; cầu bê tông cốt thép rộng 18m; đường hai đầu cầu dài 2.500 m.

500

Tỉnh bố trí vốn ngân sách để lập dự án đầu tư và thiết kế, dự toán. Bố trí một phần vốn ngân sách để tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng; nhà thầu triển khai thực hiện không phụ thuộc vào tiến độ thanh toán của chủ đầu tư, tỉnh huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán cho nhà thầu.

 

9

Cầu Hoằng Khánh.

Nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực, cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân trong vùng.

Dài 499 m; khổ cầu 10 m.

426

Tỉnh bố trí một phần vốn ngân sách để tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công; nhà thầu triển khai thực hiện dự án không phụ thuộc vào tiến độ thanh toán của chủ đầu tư, tỉnh huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán cho nhà thầu.

 

10

Đê biển huyện Nga Sơn - Hậu Lộc (nối đảo Nẹ - Lạch Trường).

Quai đê lấn biển, mở rộng diện tích đất liền; nối TX. Bỉm Sơn - đảo Nẹ - Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

7 km

700

Tỉnh bố trí vốn ngân sách để lập dự án đầu tư và thiết kế, dự toán; bố trí một phần vốn ngân sách để tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công; nhà thầu triển khai thực hiện dự án không phụ thuộc vào tiến độ thanh toán của chủ đầu tư, tỉnh huy động các nguồn vốn hợp pháp thanh toán cho nhà thầu.

 

11

Nâng cấp, mở rộng Bệnh viện đa khoa tỉnh.

Bệnh viện đa khoa tỉnh hiện có quy mô 650 giường bệnh; công suất sử dụng giường bệnh của Bệnh viện gấp khoảng 2 lần quy mô hiện tại, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh. Việc đầu tư nâng cấp, mở rộng Bệnh viện đa khoa tỉnh lên quy mô 1.200 giường là thực sự cần thiết.

1.200 giường.

498

- nt -

 

12

Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện phụ sản.

Bệnh viện phụ sản hiện có quy mô 360 giường bệnh; công suất sử dụng giường bệnh của Bệnh viện gấp khoảng 1,7 lần quy mô hiện tại, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, việc đầu tư nâng cấp, mở rộng Bệnh viện phụ sản lên 500 giường là thực sự cần thiết.

500 giường.

126

Tỉnh bố trí một phần vốn ngân sách để lựa chọn nhà thầu thi công; nhà thầu triển khai thực hiện dự án không phụ thuộc vào tiến độ thanh toán của chủ đầu tư, tỉnh huy động các nguồn vốn hợp pháp thanh toán cho nhà thầu.

 

13

Trường Đại học Hồng Đức.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị của Trường Đại học Hồng Đức còn nhiều hạn chế và yếu kém, chưa đáp ứng được điều kiện dạy và học của nhà trường. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cơ sở 3 - Trường Đại học Hồng Đức là thực sự cần thiết, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.

3.400 sinh viên.

450

- nt -

 

14

Trường THPT chuyên Lam Sơn.

Trường THPT chuyên Lam Sơn là cơ sở đào tạo các học sinh năng khiếu của tỉnh. Cơ sở vật chất hiện tại còn nhiều hạn chế. Với mục tiêu phát triển thành trường THPT chuyên chất lượng cao, trọng điểm quốc gia, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường là thực sự cần thiết.

1.150 học sinh.

200

- nt -

 

15

Khu liên hợp thể dục thể thao tỉnh.

Thanh Hoá có dân số trên 3,4 triệu người, hàng năm đóng góp số lượng lớn vận động viên thể thao thành tích cao cho quốc gia. Tuy nhiên, cơ sở vật chất để đào tạo và phát triển các vận động viên thể thao thành tích cao còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc đầu tư xây dựng khu liên hợp thể dục thể thao là cần thiết.

160 ha.

1.000

Tỉnh bố trí vốn ngân sách để lập dự án đầu tư và thiết kế, dự toán; bố trí một phần vốn ngân sách để lựa chọn nhà thầu thi công sân vận động; nhà thầu triển khai thực hiện dự án không phụ thuộc vào tiến độ thanh toán của chủ đầu tư. Kinh phí thanh toán cho nhà thầu từ nguồn khai thác quỹ đất các khu đất xung quanh Khu liên hợp TDTT và các nguồn huy động hợp pháp khác.

 

16

Trung tâm hội nghị thị xã Sầm Sơn.

Hiện nay, TX. Sầm Sơn chưa có khu hội nghị, trong khi nhu cầu tổ chức các sự kiện trên địa bàn thị xã là rất lớn, nhất là trong mùa du lịch biển. Để đáp ứng yêu cầu trên, việc xây dựng trung tâm hội nghị TX. Sầm Sơn là thực sự cần thiết.

6,5 ha.

600

Tỉnh bố trí vốn ngân sách để lập dự án đầu tư, thiết kế, dự toán và GPMB; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất để thực hiện đầu tư và kinh doanh Trung tâm hội nghị và các công trình phụ trợ.