Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2643/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 17 tháng 11 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước năm 2012;
Căn cứ Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH;
Căn cứ Quyết định 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH;
Căn cứ Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 25/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Cầu đến năm 2030;
Căn cứ Nghị định 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 về quản lý , bảo vệ khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện;
Căn cứ Quyết định số 1013/QĐ-UBND ngày 18/5/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”;
Căn cứ Quyết định số 2646/QĐ-UBND ngày 06/12/2013 về việc Kiện toàn Ban Chỉ đạo, Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo và Ban hành quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,
Căn cứ Quyết định số 3061/QĐ–UBND ngày 01/12/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v phê duyệt đề cương Dự án “Đánh giá tác động của BĐKH đến các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và xây dựng Kế hoạch ứng phó”;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 434/TTr-STNMT ngày 06 tháng 11 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu:
a. Mục tiêu chung:
Tạo môi trường sống an toàn, phòng tránh thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, thích ứng với BĐKH trên địa bàn tỉnh.
b. Mục tiêu cụ thể:
Tài nguyên nước được bảo vệ, phân bổ sử dụng hợp lý phù hợp với quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 12/6/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Lũ lụt, hạn hán được phòng chống chủ động, hiệu quả
Cơ chế pháp lý, nhận thức, trình độ quản lý vận hành công trình thuỷ lợi được tăng cường, nâng cao.
2. Nhiệm vụ:
- Bảo vệ và nâng cao chất lượng nguồn nước, phân bổ sử dụng hợp lý tài nguyên nước cho các địa phương trên toàn địa bàn tỉnh thông qua hệ thống công trình thuỷ lợi được lập quy trình vận hành được duyệt, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp -công nghiệp, nhu cầu dân sinh kinh tế;
- Phòng chống lũ, lụt hiệu quả, tăng cường cảnh báo sớm phòng tránh thiên tai, bảo vệ rừng đầu nguồn và xây dựng công trình chỉnh trị sông Cầu, công trình cắt lũ.
- Phòng chống hạn hán, chủ động tích nước, chống rò rỉ thất thoát nước tại các công trình chứa và dẫn nước, xây dựng bổ sung các công trình hồ chứa, điều tiết nước.
- Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, vận hành khai thác công trình thuỷ lợi; tăng cường pháp chế quy định bảo vệ, vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ công trình thuỷ lợi.
3. Phạm vi, đối tượng thực hiện Kế hoạch:
Các công trình thuỷ lợi, đê điều, hồ chứa, tài nguyên nước trong ranh giới hành chính tỉnh Thái Nguyên.
4. Nội dung Kế hoạch:
4.1. Bảo vệ, phân bổ sử dụng hợp lý tài nguyên nước
- Bảo vệ rừng và phát triển rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn các hồ chứa nước.
- Giảm tỷ trọng nông nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp, giảm diện tích trồng lúa thay bằng các loại cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn; áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để nâng cao khả năng sản xuất nông nghiệp; áp dụng mô hình sinh kế thích ứng với Biến đổi khí hậu.
- Cải tạo, nâng cấp và xây mới công trình chủ yếu gồm: trạm bơm cấp nước lưu vực hồ Núi Cốc; hồ chứa lưu vực sông Công (hồ Đồng Lá, Bản Bắc - xã Điềm Mặc; đập Vai Cái - xã Bình Thuận, đập Đá Mài - xã Mỹ Yên…), hồ chứa, trạm bơm và đập lưu vực sông Đu huyện Phú Lương; kiên cố hóa 85km kênh mương trên địa bàn huyện Đồng Hỷ; nâng cấp cụm công trình thủy lợi Võ Nhai, huyện Đại Từ, tây Phổ Yên; nâng cấp hồ Núi Cốc để ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và đáp ứng yêu cầu khai thác phục vụ đa mục tiêu trong thời kỳ hội nhập và phát triển mới.
4.2. Phòng chống lũ, lụt, hạn hán chủ động, hiệu quả
- Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn tăng khả năng giữ đất, cản lũ.
- Tổ chức hoạt động của ban chỉ huy phòng chống lụt bão từ tỉnh, huyện, xã: trong mùa mưa từ 5/5 đến 31/11 hàng năm; xây dựng hệ thống cảnh bão lũ nhằm cảnh báo sớm phòng tránh thiệt hại.
- Xây dựng kiên cố hoá các công trình đê trên lưu vực sông Công, sông Cầu; nắn dòng chỉnh trị tuyến sông Cầu tại thành phố Thái Nguyên; trước mắt huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khí hậu (SP-RCC).
- Các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh theo dõi diễn biến thời tiết mùa vụ, xây dựng các phương án chống hạn cụ thể cho từng vùng. Từ tháng 8 hàng năm, các huyện, thành, thị xã và Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên ưu tiên cung cấp nước, làm đất để gieo cấy vụ xuân, chủ động tích nước, quản lý chặt chẽ các nguồn nước, chống rò rỉ thoát nước.
- Các địa phương chủ động lập kế hoạch điều tiết nước và lịch xả nước cụ thể, thông báo cho nhân dân biết; tuyên truyền và yêu cầu nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Lập Kế hoạch xây dựng thêm các công trình hồ Đồng Lá, hồ Bản Bắc, hồ Khuôn Nhà tại huyện Định Hóa, xây thêm đập và kiên cố hóa kênh mương nội đồng.
- Theo dõi, phát hiện các hư hỏng nhỏ để sửa chữa kịp thời; định kỳ nạo vét, tu bổ kênh chính, kênh cấp 1 đến kênh mương nội đồng.
4.3. Cơ chế pháp lý, nhận thức, trình độ quản lý vận hành công trình thuỷ lợi được tăng cường, nâng cao.
- Xây dựng quy trình vận hành, điều tiết hồ chứa, công trình thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu, nâng cao kiểm soát sử dụng nước; xây dựng quy định, quy chế của tỉnh trong bảo vệ vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi cấp tỉnh đến cấp huyện.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc tiết kiệm, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước trong điều kiện BĐKH.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại của lũ quét.
- Đào tạo đội ngũ đủ năng lực về quản lý, vận hành khai thác công trình thuỷ lợi cho các địa phương;
- Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiết kiệm nước. (chi tiết Danh mục các dự án ưu tiên triển khai Kế hoạch tại xem Phụ lục kèm theo).
5. Thời gian thực hiện Kế hoạch:
- Đến năm 2020.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Kế hoạch.
1. UBND tỉnh và Ban chỉ đạo ứng phó BĐKH của tỉnh:
- UBND tỉnh phân công trách nhiệm cho các Sở, ngành, các đơn vị tổ chức có liên quan đối với từng dự án, nhiệm vụ thuộc Kế hoạch.
- Ban chỉ đạo thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai Kế hoạch này.
2. Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành, thị xã:
- Tham gia các hoạt động theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo ứng phó BĐKH tỉnh; triển khai các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch (có chi tiết phân công nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo).
- Đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu và có hiệu quả nguồn vốn triển khai Kế hoạch; chủ động huy động các nguồn lực và lồng ghép các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch vào các chương trình, kế hoạch khác thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý; tăng cường liên kết, thu hút các nguồn vốn hợp pháp để ứng phó với BĐKH.
- Định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch, cũng như đề xuất giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện trình UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường, là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo); định kỳ sơ kết, rút kinh nghiệm thực hiện Kế hoạch.
Phân công nhiệm vụ cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chịu trách nhiệm đầu mối triển khai Kế hoạch; tổ chức công bố công khai Kế hoạch đã được phê duyệt đến các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh; tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất UBND tỉnh và Ban chỉ đạo ứng phó BĐKH của tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Sở Nông nghiệp và PTNT: Chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai các nhiệm vụ, dự án công trình ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực thuỷ lợi, phòng chống lụt bão, nâng cấp, cải tạo, xây mới công trình thuỷ lợi; theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về các nguồn vốn xây dựng công trình thuỷ lợi.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thẩm định dự án trình UBND tỉnh phê duyệt đối với các dự án sử dụng ngân sách nhà nước; vận động các nguồn vốn hợp pháp từ trung ương, hợp tác quốc tế để triển khai Kế hoạch.
- Sở Xây dựng: Tham gia thẩm tra thiết kế cơ sở và kiểm định chất lượng công trình thuỷ lợi được cải tạo, sửa chữa, xây mới đề xuất trong Kế hoạch.
- UBND các huyện, thành, thị: Tổ chức triển khai và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương theo Kế hoạch;
Điều 3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp tổ chức công bố công khai và triển khai Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu đối với các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và xây dựng kế hoạch ứng phó được phê duyệt đến các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và nhân dân trong tỉnh biết và triển khai thực hiện.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Xây dựng, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2518/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 1965/QĐ-UBND năm 2014 bổ sung Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020
- 3Quyết định 2014/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 08/NQ-CP và Chương trình hành động 23-CTr/TU về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2007 do Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 112/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi
- 5Quyết định 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật tài nguyên nước 2012
- 7Quyết định 228/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Cầu đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 2518/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 9Quyết định 1965/QĐ-UBND năm 2014 bổ sung Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020
- 10Quyết định 2014/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 08/NQ-CP và Chương trình hành động 23-CTr/TU về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên
Quyết định 2643/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch Hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 2643/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/11/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Dương Ngọc Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/11/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra