ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2638/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 06 tháng 12 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM NHẬN DIỆN SẢN PHẨM KHOAI TÂY ĐÀ LẠT
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định 2777/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 261/TTr-SNN ngày 10/10/2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn bản thẩm định kinh phí số 2734/STC-HCNS ngày 07/11/2017 của Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt năm 2018, cụ thể như sau:
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung: Giúp người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm khoai tây Đà Lạt thông qua chất lượng sản phẩm và bao bì nhận diện khoai tây Đà Lạt; góp phần nâng cao giá trị thương mại, giá trị thương hiệu và bảo vệ uy tín cho sản phẩm khoai tây Đà Lạt.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm khoai tây Đà Lạt trên các phương tiện truyền thông, báo chí, tờ rơi, poster quảng bá.
b) Xây dựng được hệ thống thông tin về kiểm soát chất lượng khoai tây Đà Lạt, hướng dẫn quy trình sản xuất và đăng tin, bài trên Website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch, các Sở, ban ngành địa phương liên quan và tại các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh có tiêu thụ sản phẩm khoai tây Đà Lạt.
c) Hỗ trợ sử dụng bao bì nhận diện khoai tây Đà Lạt cho khoảng 700 tấn khoai tây Đà Lạt trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ; tương đương số lượng 200.000 bao bì được in ấn, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khoai tây trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng theo mẫu thống nhất.
d) Hình thành các chuỗi giá trị liên kết sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ khoai tây Đà Lạt trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
đ) Làm tiền đề khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ khoai tây Đà Lạt từng bước tự đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, in ấn bao bì sản phẩm theo mẫu trước khi đưa ra thị trường; giúp người tiêu dùng nhận diện, mua đúng sản phẩm khoai tây Đà Lạt.
II. Phạm vi, đối tượng, thời gian và cơ quan thực hiện:
1. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng.
2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức (tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp), hộ nông dân, cơ sở trực tiếp sản xuất, thu mua, kinh doanh sản phẩm khoai tây (củ tươi chưa qua chế biến) được trồng tại thành phố Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng.
3. Thời gian thực hiện đề án: Năm 2018.
4. Cơ quan chủ trì thực hiện (chủ đầu tư): Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
III. Nội dung thực hiện:
1. Điều tra tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai tây: Thực hiện điều tra để thống kê hiện trạng (diện tích, năng suất, sản lượng, giống khoai tây trên địa bàn); số hộ, số cơ sở đang sản xuất, kinh doanh khoai tây; thị trường tiêu thụ sản khoai tây Đà Lạt để làm tư liệu xây dựng tờ rơi, cung cấp thông tin quảng bá sản phẩm, xây dựng quy định sử dụng bao bì, chỉ đạo sản xuất,...
2. Thông tin, tuyên truyền:
- Biên soạn 10.000 tờ rơi để hướng dẫn nội dung phân biệt khoai tây Đà Lạt với khoai tây từ nguồn khác trên thị trường; thực hiện 500 poster tuyên truyền giúp người tiêu dùng nhận diện, phân biệt được khoai tây Đà Lạt tại các chợ, siêu thị và cơ sở kinh doanh nông sản.
- Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; Website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị trực thuộc Sở; tại các siêu thị, chợ đầu mối và các cửa hàng nông sản tiêu thụ khoai tây Đà Lạt về cách nhận biết sản phẩm khoai tây Đà Lạt so với sản phẩm khoai tây khác.
3. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ khoai tây Đà Lạt về bao bì (được in ấn theo mẫu) để chứa khoai tây Đà Lạt trước khi cung cấp sản phẩm ra thị trường.
4. Số lượng bao bì, mức hỗ trợ và đơn vị thực hiện:
a) Số lượng bao bì: Tổng số 200.000 cái, gồm:
- Loại bao bì chứa 02 kg khoai tây: 100.000 cái.
- Loại bao bì chứa 05 kg khoai tây: 100.000 cái.
b) Cơ chế hỗ trợ:
- Hỗ trợ bao bì: Nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí; các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp 30% kinh phí.
- Các nội dung điều tra hiện trạng, thiết kế mẫu bao bì, tuyên truyền, tổng kết,...: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện.
- Các nội dung cấp phát bao bì, tờ rơi,...: Sử dụng kinh phí chi thường xuyên của đơn vị chủ đầu tư để thực hiện.
IV. Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện: 1.060.900.000 đồng (Một tỷ không trăm sáu mươi sáu triệu, chín trăm ngàn đồng). Trong đó:
1. Ngân sách nhà nước: 775.900.000 đồng
2. Các tổ chức, cá nhân đối ứng: 285.000.000 đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đính kèm)
3. Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sự nghiệp kinh tế) năm 2018.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Là cơ quan chủ trì thực hiện đề án; có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND thành phố Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng tổ chức triển khai thực hiện Đề án đúng nội dung đề án.
b) Chịu trách nhiệm quản lý market bao bì khoai tây Đà Lạt; hỗ trợ đúng đối tượng; quản lý việc sử dụng bao bì đúng mục đích, có hiệu quả; thực hiện công tác thanh, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân sử dụng bao bì mang nhãn hiệu khoai tây Đà Lạt.
c) Xây dựng và ban hành quy định sử dụng bao bì nhận diện khoai tây Đà Lạt; phối hợp với các địa phương kiểm tra, xác nhận cho phép các tổ chức, cá nhân tự đầu tư in thêm bao bì theo mẫu trong trường hợp số lượng bao bì do đề án hỗ trợ không đáp ứng đủ nhu cầu.
d) Lồng ghép kinh phí các chương trình, đề án khác để xây dựng, hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác và các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm khoai tây Đà Lạt.
đ) Phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng; các Sở, ngành, cơ quan và đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn việc sử dụng bao bì nhận diện khoai tây Đà Lạt.
e) Thực hiện công tác tổng kết để đánh giá hiệu quả thực hiện đề án.
2. Sở Tài chính: Tham mưu bố trí kinh phí từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, đề án, của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sự nghiệp kinh tế) năm 2018 để thực hiện đề án; hướng dẫn trình tự, thủ tục giải ngân và thanh quyết toán theo quy định.
3. Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi gian lận thương mại, ngăn chặn khoai tây nhập khẩu giả mạo khoai tây Đà Lạt và sử dụng bao bì khoai tây Đà Lạt không đúng quy định.
4. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch: Phối hợp, hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm khoai tây Đà Lạt.
5. UBND thành phố Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng:
a) Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án đảm bảo kịp thời, có hiệu quả.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân sử dụng bao bì mang nhãn hiệu khoai tây Đà Lạt trên địa bàn.
c) Chỉ đạo phát triển sản xuất khoai tây trên địa bàn gắn với liên kết thu mua, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất khoai tây đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Hội Nông dân tỉnh: Phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất tiêu thụ khoai tây Đà Lạt; sản xuất, kinh doanh đúng sản phẩm khoai tây Đà Lạt; chỉ đạo các cấp hội địa phương phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện đề án và giám sát việc thực hiện đề án theo quy định.
7. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ khoai tây Đà Lạt: Tổ chức sản xuất khoai tây đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; kinh doanh, tiêu thụ đúng sản phẩm khoai tây được trồng tại thành phố Đà Lạt và các huyện phụ cận trong phạm vi đề án; sử dụng bao bì đúng mục đích, đúng quy định; nâng cao ý thức trong việc giữ gìn bảo vệ thương hiệu khoai tây Đà Lạt; chủ động thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu khoai tây Đà Lạt trong quá trình sản xuất, kinh doanh; khi thực hiện tự in ấn thêm bao bì theo mẫu phải được sự đồng ý của cơ quan chức năng theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công thương; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức trọng; Thủ trưởng các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: - CT, các PCT UBND tỉnh; | KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 1:
TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM NHẬN DIỆN SẢN PHẨM KHOAI TÂY ĐÀ LẠT NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số 2638/QĐ-UBND ngày 06/12/2017 của UBND tỉnh)
TT | Nội dung | Kinh phí (đồng) | ||
Tổng | Kinh phí ngân sách hỗ trợ | Kinh phí tổ chức, cá nhân đối ứng | ||
1 | Điều tra hiện trạng sản xuất, kinh doanh khoai tây | 14.500.000 | 14.500.000 |
|
2 | Thiết kế, in ấn bao bì | 976.000.000 | 691.000.000 | 285.000.000 |
3 | Tuyên truyền, quảng bá | 61.000.000 | 61.000.000 |
|
4 | Hội nghị tổng kết | 9.400.000 | 9.400.000 |
|
| Tổng cộng | 1.060.900.000 | 775.900.000 | 285.000.000 |
PHỤ LỤC 2:
CHI TIẾT KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM NHẬN DIỆN SẢN PHẨM KHOAI TÂY ĐÀ LẠT NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số 2638/QĐ-UBND ngày 06/12/2017 của UBND tỉnh)
(Đơn vị tính: đồng)
STT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Kinh phí ngân sách hỗ trợ | Kinh phí tổ chức, cá nhân |
I | Điều tra hiện trạng sản xuất, kinh doanh khoai tây |
|
|
| 14.500.000 | 14.500.000 |
|
1 | Photo phiếu điều tra | Phiếu | 500 | 1.000 | 500.000 | 500.000 |
|
2 | Hỗ trợ người cung cấp thông tin | Phiếu | 500 | 20.000 | 10.000.000 | 10.000.000 |
|
3 | Thực hiện điều tra, tổng hợp số liệu |
|
|
| 4.000.000 | 4.000.000 |
|
II | Thiết kế, in ấn bao bì |
|
|
| 976.000.000 | 691.000.000 | 285.000.000 |
1 | Thiết kế bao bì (loại 02 kg và 05kg) | Mẫu | 1 | 10.000.000 | 10.000.000 | 10.000.000 |
|
2 | In ấn bao bì |
|
|
|
|
|
|
a | Mẫu trục in ấn túi nilon | Trục | 8 | 2.000.000 | 16.000.000 | 16.000.000 |
|
b | In ấn bao bì hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân |
|
|
| 950.000.000 | 665.000.000 | 285.000.000 |
- | Bao bì loại 02kg | Cái | 100.000 | 3.700 | 370.000.000 | 259.000.000 | 111.000.000 |
- | Bao bì loại 05kg | Cái | 100.000 | 5.800 | 580.000.000 | 406.000.000 | 174.000.000 |
III | Xây dựng nội dung tuyên truyền |
|
|
| 61.000.000 | 61.000.000 |
|
- | Thiết kế, xây dựng tờ rơi, poster, phướn |
|
| 6.000.000 | 6.000.000 | 6.000.000 |
|
- | Tờ rơi | Tờ | 10.000 | 3.000 | 30.000.000 | 30.000.000 |
|
- | Poster | Tờ | 500 | 50.000 | 25.000.000 | 25.000.000 |
|
IV | Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện |
|
|
| 9.400.000 | 9.400.000 |
|
- | Trang trí hội trường, market | Cái | 01 | 1.000.000 | 1.000.000 | 1.000.000 |
|
- | Tài liệu,văn phòng phẩm | Cuốn | 120 | 50.000 | 6.000.000 | 6.000.000 |
|
- | Giải khát giữa giờ | Người | 120 | 20.000 | 2.400.000 | 2.400.000 |
|
| Tổng cộng |
|
|
| 1.060.900.000 | 775.900.000 | 285.000.000 |
- 1Quyết định 782/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển vùng sản xuất khoai tây thương phẩm bằng giống khoai tây Hà Lan (giống nhập khẩu) tại một số vùng trồng khoai tây của tỉnh Bắc Giang"
- 2Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2016 thí điểm xây dựng nhận diện thương hiệu (logo), biển chỉ dẫn và sản phẩm lưu niệm du lịch Hà Nội
- 3Quyết định 3772/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt thông số kỹ thuật của xe buýt và bộ nhận diện thương hiệu thuộc đề án Đầu tư xe buýt mui hở 01 tầng và 02 tầng vận chuyển khách tham quan du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4Quyết định 419/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế quản lý và sử dụng Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 782/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển vùng sản xuất khoai tây thương phẩm bằng giống khoai tây Hà Lan (giống nhập khẩu) tại một số vùng trồng khoai tây của tỉnh Bắc Giang"
- 3Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2016 thí điểm xây dựng nhận diện thương hiệu (logo), biển chỉ dẫn và sản phẩm lưu niệm du lịch Hà Nội
- 4Quyết định 3772/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt thông số kỹ thuật của xe buýt và bộ nhận diện thương hiệu thuộc đề án Đầu tư xe buýt mui hở 01 tầng và 02 tầng vận chuyển khách tham quan du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 5Quyết định 419/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế quản lý và sử dụng Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk
Quyết định 2638/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 2638/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Nguyễn Văn Yên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực