Hệ thống pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG Ở TRUNG ƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2637/QĐ-HĐPH

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG LIÊN NGÀNH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG NĂM 2018

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG Ở TRUNG ƯƠNG

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 ngày 8 tháng 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng;

Căn cứ Quyết định số 699/QĐ-BTP ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương và Tổ giúp việc cho Hội đồng và Quyết định số 2457/QĐ-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thay đổi Ủy viên Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hoạt động liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2018.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương; Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính;
- Lưu: VT, Cục TGPL.

TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH




BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Lê Thành Long

 

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG LIÊN NGÀNH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2637/QĐ-HĐPH ngày 22/12/2017 của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương)

I. MỤC TIÊU

1. Triển khai kịp thời Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 (các Bộ luật, luật tố tụng) và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Hội đồng) ở Trung ương và địa phương và Tổ giúp việc cho Hội đồng; nâng cao trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng về tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong ngành mình; phát huy vai trò của cơ quan thường trực của Hội đồng trong việc tham mưu về công tác phối hợp. Tăng cường quan hệ phối hợp, phản hồi và trao đổi thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (Trung tâm) và Chi nhánh của Trung tâm (Chi nhánh), tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

3. Nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, đặc biệt chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, bảo đảm các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu được hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý có chất lượng.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

1. Hoàn thiện thể chế về công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật

Xây dựng Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 11) nhằm hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các Bộ luật, luật tố tụng.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các ngành thành viên của Hội đồng Trung ương (Công an, Quốc phòng, Tài chính, Kiểm sát và Tòa án).

- Thời gian trình ban hành: Quý I/2018.

- Kết quả đầu ra: Thông tư ký ban hành Quý II/2018.

2. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong tố tụng

a) Triển khai thực hiện Kế hoạch hoạt động liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2018.

- Ở Trung ương: Các ngành thành viên Hội đồng Trung ương (Công an, Quốc phòng, Tài chính, Kiểm sát và Tòa án) có văn bản chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành mình tăng cường sự phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật.

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

+ Cơ quan phối hợp: Các ngành thành viên Hội đồng Trung ương (Công an, Quốc phòng, Tài chính, Kiểm sát và Tòa án).

+ Thời gian thực hiện: Quý I - Quý IV/2018.

+ Kết quả đầu ra: Triển khai các nội dung trong Kế hoạch.

- Ở địa phương: Trên cơ sở Kế hoạch hoạt động liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2018 của Hội đồng Trung ương, Hội đồng địa phương xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch phù hợp với thực tế của địa phương mình, tập trung thực hiện các nhiệm vụ phối hợp trong vụ việc tố tụng.

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

+ Cơ quan phối hợp: Các ngành thành viên Hội đồng địa phương.

+ Thời gian thực hiện: Quý I - Quý IV/2018.

+ Kết quả đầu ra: Kế hoạch được ban hành và tổ chức triển khai hiệu quả.

b) Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định về trợ giúp pháp lý trong tố tụng quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các Bộ luật, luật tố tụng; giải quyết những vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh trong công tác phối hợp, đặc biệt là việc triển khai Thông tư liên tịch số 11 và Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 11 (sau khi có hiệu lực).

- Đối với các chỉ đạo, hướng dẫn chung thuộc thẩm quyền của Hội đồng:

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (ở Trung ương) và Sở Tư pháp (ở địa phương).

+ Cơ quan phối hợp: Các ngành thành viên của Hội đồng Trung ương và địa phương (Công an, Quốc phòng, Tài chính, Kiểm sát và Tòa án).

+ Thời gian thực hiện Quý I - Quý IV/2018.

+ Kết quả đầu ra Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của Hội đồng Trung ương và địa phương.

- Đối với các chỉ đạo, hướng dẫn riêng thuộc thẩm quyền của từng ngành thành viên Hội đồng:

+ Cơ quan chủ trì: Các ngành thành viên của Hội đồng Trung ương.

+ Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành ở địa phương thuộc phạm vi quản lý của các ngành thuộc Hội đồng Trung ương.

+ Thời gian thực hiện: Quý I - Quý IV/2018.

+ Kết quả đầu ra: Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của các ngành thành viên của Hội đồng Trung ương.

c) Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch triển khai Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 11 (sau khi có hiệu lực).

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (ở Trung ương) và Sở Tư pháp (ở địa phương).

- Cơ quan phối hợp: Các ngành thành viên của Hội đồng Trung ương và địa phương (Công an, Quốc phòng, Tài chính, Kiểm sát và Tòa án) và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Quý II - Quý III/2018.

- Kết quả đầu ra: Kế hoạch được ban hành và tổ chức triển khai hiệu quả.

3. Củng cố, kiện toàn Hội đồng Trung ương, địa phương và Tổ giúp việc cho Hội đồng

Thường xuyên rà soát, kịp thời trình cơ quan có thẩm quyền quyết định kiện toàn Hội đồng Trung ương, địa phương và Tổ giúp việc cho Hội đồng khi các ngành thành viên của Hội đồng cử người thay thế hoặc bổ sung thành viên theo quy định tại Thông tư liên lịch số 11, Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 11 (sau khi có hiệu lực) hoặc vì lý do khác.

a) Ở Trung ương

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các ngành thành viên Hội đồng Trung ương (Công an, Quốc phòng, Tài chính, Kiểm sát và Tòa án).

- Thời gian thực hiện. Quý I - Quý IV/2018.

- Kết quả đầu ra: Hội đồng Trung ương và Tổ giúp việc cho Hội đồng Trung ương được kiện toàn.

b) Ở địa phương

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các ngành thành viên Hội đồng địa phương (Công an, Quốc phòng, Tài chính, Kiểm sát và Tòa án).

- Thời gian thực hiện: Quý I - Quý IV/2018.

- Kết quả đầu ra: Hội đồng địa phương và Tổ giúp việc cho Hội đồng địa phương được kiện toàn.

4. Tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực, nhận thức về hoạt động trợ giúp pháp lý

Nội dung tập huấn: Tập huấn về Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; các Bộ luật, luật tố tụng; Thông tư liên tịch số 11, Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 11 (sau khi được ban hành); kỹ năng tham gia tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý; lồng ghép nội dung tập huấn về các văn bản trên cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông qua các hoạt động tập huấn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm.

- Cơ quan thực hiện: Các ngành thành viên của Hội đồng Trung ương và địa phương.

- Thời gian thực hiện: Quý I - Quý IV/2018.

- Kết quả đầu ra: Tập huấn, lồng ghép nội dung tập huấn vào các hoạt động khác được tổ chức.

5. Thực hiện truyền thông về trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức của cán bộ trung ương, địa phương, người dân và người được trợ giúp pháp lý

a) Thực hiện truyền thông về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, quyền được trợ giúp pháp lý và các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, đặc biệt là Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, các Bộ luật, luật tố tụng, Thông tư liên tịch số 11 và Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 11 (sau khi được ban hành) trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình và cổng thông tin điện tử của các ngành.

- Cơ quan chủ trì: Các ngành thành viên của Hội đồng Trung ương và địa phương.

- Cơ quan phối hợp: Báo Pháp luật Việt Nam (Bộ Tư pháp), Báo Công an nhân dân (Bộ Công an), Báo Quân đội nhân dân (Bộ Quốc phòng), Báo Bảo vệ pháp luật (Viện kiểm sát nhân dân tối cao), Báo Công lý (Tòa án nhân dân tối cao), các báo, bản tin chuyên ngành ở địa phương, các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ.

- Thời gian thực hiện: Quý I - Quý IV/2018.

- Kết quả đầu ra: Các hoạt động truyền thông được thực hiện; người được trợ giúp pháp lý biết đến và sử dụng trợ giúp pháp lý tăng lên.

b) Tiếp tục cung cấp, đặt Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý tại trụ sở của các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở giam giữ chưa có Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý (đặt tại nơi người dân có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin về trợ giúp pháp lý); kiểm tra, thay thế các Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý đã cũ, hỏng.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm) có trách nhiệm kiểm tra, cung cấp Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý.

- Cơ quan phối hợp Các ngành thành viên của Hội đồng địa phương có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ngành mình phối hợp kiểm tra, đặt và thay thế các Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý.

- Thời gian thực hiện: Quý I - Quý IV/2018.

- Kết quả đầu ra: Các Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý được kiểm tra, đặt và thay thế.

c) Cung cấp băng ghi âm, đĩa ghi âm hoặc USB để thực hiện truyền thông qua các phương tiện truyền thanh của cơ sở giam giữ về quyền và nghĩa vụ của người bị buộc tội ngay sau khi Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 11 có hiệu lực thi hành.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm).

- Cơ quan phối hợp: Cơ sở giam giữ.

- Thời gian thực hiện. Quý III - Quý IV/2018.

- Kết quả đầu ra: Băng ghi âm, đĩa ghi âm hoặc USB được cung cấp và phát định kỳ để bảo đảm hiệu quả truyền thông.

6. Tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (trong đó có lồng ghép nội dung đánh giá việc tham gia tố tụng và chất lượng tham gia tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý)

a) Hội đồng Trung ương tổ chức 02 Đoàn kiểm tra với thời gian và địa điểm cụ thể như sau:

- Đoàn 1: Dự kiến kiểm tra tại các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

+ Trưởng đoàn: Đại diện Lãnh đạo các ngành thành viên.

+ Thời gian: Quý I/2018.

- Đoàn 2: Dự kiến kiểm tra tại các tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi.

+ Trưởng đoàn: Đại diện Lãnh đạo các ngành thành viên.

+ Thời gian: Quý II - Quý III/2018.

- Kết quả đầu ra: Các Đoàn kiểm tra được tổ chức và có kết luận kiểm tra.

b) Hội đồng địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác phối hợp tại địa phương.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các ngành thành viên của Hội đồng địa phương (Công an, Quốc phòng, Tài chính, Kiểm sát và Tòa án), cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện và cơ sở giam giữ.

- Thời gian thực hiện: Quý I - Quý IV/2018.

- Kết quả đầu ra: Các Đoàn kiểm tra được tổ chức và có kết luận kiểm tra.

c) Đối tượng, nội dung, phương pháp và thành phần kiểm tra.

- Đối tượng kiểm tra: Hội đồng địa phương (đối với các Đoàn kiểm tra của Trung ương); các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ (đối với các Đoàn kiểm tra của Trung ương và địa phương).

- Nội dung kiểm tra: Tập trung kiểm tra trách nhiệm của Hội đồng địa phương, Trung tâm, Chi nhánh và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (đối với các Đoàn kiểm tra của Trung ương); công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và đánh giá việc tham gia tố tụng, chất lượng tham gia tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý (đối với các Đoàn kiểm tra của Trung ương và địa phương).

- Phương pháp kiểm tra và thành phần làm việc: Làm việc trực tiếp với các thành viên của Hội đồng địa phương, Tổ giúp việc cho Hội đồng (đối với các Đoàn kiểm tra của Trung ương); nghe ý kiến phản ánh về những vấn đề có liên quan của các thành viên Hội đồng địa phương; trực tiếp kiểm tra các địa điểm niêm yết Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý ở một số cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh, cấp huyện, cơ sở giam giữ; nghe phản hồi về tác dụng của Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý (đối với các đoàn của Trung ương và địa phương).

Các buổi làm việc tại cấp tỉnh mời đồng chí Thường vụ của cấp tỉnh ủy phụ trách công tác tư pháp tham dự (đối với các Đoàn kiểm tra của Trung ương). Các buổi làm việc tại cấp huyện mời đồng chí Thường vụ của cấp huyện ủy phụ trách công tác tư pháp tham dự (đối với các Đoàn kiểm tra của địa phương).

- Thành phần Đoàn kiểm tra: Đại diện lãnh đạo các ngành làm Trưởng đoàn; mỗi ngành cử thành viên của Tổ giúp việc cho Hội đồng làm thành viên Đoàn kiểm tra.

7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11, Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 11 (sau khi có hiệu lực) và chỉ đạo của Hội đồng Trung ương

- Cơ quan thực hiện: Hội đồng địa phương tổng hợp từ các ngành thành viên, báo cáo Hội đồng Trung ương.

- Thời gian thực hiện: Quý I - Quý IV/2018.

- Kết quả đầu ra: Các báo cáo, thống kê được ban hành đầy đủ và kịp thời.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các ngành thành viên Hội đồng Trung ương và địa phương chỉ đạo thành viên Tổ giúp việc cho Hội đồng thường xuyên theo dõi kết quả công tác phối hợp, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, tháo gỡ hoặc báo cáo Hội đồng có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

2. Cơ quan thường trực của Hội đồng Trung ương và địa phương, Tổ giúp việc cho Hội đồng có trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng và phối hợp với các cơ quan thành viên tổ chức thực hiện./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2637/QĐ-HĐPH năm 2017 về Kế hoạch hoạt động liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2018 do Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương ban hành

  • Số hiệu: 2637/QĐ-HĐPH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/12/2017
  • Nơi ban hành: Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương
  • Người ký: Lê Thành Long
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản