Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2024/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 07 tháng 8 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 02 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

Căn cứ Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

Căn cứ Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Thông tư số 10/2023/TT-BKHCN ngày 01 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công Nghệ quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế thành phố tại Tờ trình số 3782/TTr-SYT ngày 18 tháng 7 năm 2024 và ý kiến thống nhất của các Thành viên UBND thành phố.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Ký hiệu QCĐP 01:2024/TPĐN.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 8 năm 2024.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Y tế, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; các đơn vị cấp nước và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Các Bộ: Y tế; Khoa học và Công nghệ;
- Vụ Pháp chế - Bộ Y tế;
- Vụ Pháp chế - Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL- Bộ Tư pháp;
- TT TU, TT HĐND;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố;
- Chủ tịch, các PCT UBND thành phố;
- UBMTTQVN thành phố;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện;
- UBND các xã, phường;
- Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng;
- Công báo TP Đà Nẵng;
- Các đơn vị cấp nước trên địa bàn;
- Lưu VT, KGVX, SYT.

T.M ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Anh Thi

 

QCĐP 01:2024/TPĐN

QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG
VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO
MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Local technical regulation on Domestic Water Quality in Da Nang City

Lời nói đầu:

QCĐP 01:2024/TPĐN do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng biên soạn trên cơ sở quy định giao quyền tại Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt và Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, Sở Y tế trình duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành theo Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2024.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các thông số chất lượng đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị cấp nước); các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch; các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận các thông số chất lượng nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với nước uống trực tiếp tại vòi, nước đóng bình, đóng chai, nước khoáng thiên nhiên đóng bình, đóng chai, nước sản xuất ra từ các bình lọc nước, hệ thống lọc nước và các loại nước không dùng cho mục đích sinh hoạt.

3. Các đơn vị cấp nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác cung cấp nước cho người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng không áp dụng Quy chuẩn này mà áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) tại tỉnh, thành phố mà đơn vị đó khai thác, sản xuất.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người (viết tắt là nước sạch).

2. Thông số cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người.

3. CFU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Colony Forming Unit” có nghĩa là đơn vị hình thành khuẩn lạc.

4. NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Nephelometric Turbidity Unit” có nghĩa là đơn vị đo độ đục.

5. TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “True Color Unit” có nghĩa là đơn vị đo màu sắc.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

Điều 4. Danh mục các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép

TT

Tên thông số

Đơn vị tính

Ngưỡng giới hạn cho phép

Các thông số nhóm A

Thông số vi sinh vật

1

Coliform

CFU/100 ml

< 3

2

E.Coli hoặc Coliform chịu nhiệt

CFU/100 ml

< 1

Thông số cảm quan và vô cơ

3

Arsenic (As)(*)

mg/L

0,01

4

Clo dư tự do(**)

mg/L

Trong khoảng 0,2 - 1,0

5

Độ đục

NTU

2

6

Màu sắc

TCU

15

7

Mùi, vị

-

Không có mùi, vị lạ

8

pH

-

Trong khoảng 6,0 - 8,5

Các thông số nhóm B

Thông số vi sinh vật

9

Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)

CFU/ 100mL

< 1

10

Trực khuẩn mủ xanh (Ps. Aeruginosa)

CFU/ 100mL

< 1

Thông số vô cơ

11

Amoni (NH3 và NH4+ tính theo N)

mg/L

0,3

12

Cadmi (Cd)

mg/L

0,003

13

Chì (Plumbum) (Pb)

mg/L

0,01

14

Chỉ số pecmanganat

mg/L

2

15

Chloride (Cl-)

mg/L

250

16

Đồng (Cuprum) (Cu)

mg/L

1

17

Độ cứng, tính theo CaCO3

mg/L

300

18

Fluor (F)

mg/L

1,5

19

Kẽm (Zincum) (Zn)

mg/L

2

20

Mangan (Mn)

mg/L

0,1

21

Natri (Na)

mg/L

200

22

Nhôm (Aluminium) (Al)

mg/L

0,2

23

Nitrat (NO3- tính theo N)

mg/L

2

24

Nitrit (NO2- tính theo N)

mg/L

0,05

25

Sắt (Ferrum) (Fe)

mg/L

0,3

26

Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg)

mg/L

0,001

27

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

mg/L

1000

28

Xyanua (CN-)

mg/L

0,05

Thông số hữu cơ

 

a. Nhóm Alkan clo hóa

29

Vinyl clorua

µg/L

0,3

 

b. Hydrocacbua thơm

 

 

30

Phenol và dẫn xuất của Phenol

µg/L

1

Thông số hóa chất bảo vệ thực vật

31

Chlorpyrifos

µg/L

30

32

Cyanazine

µg/L

0,6

33

Hydroxyatrazine

µg/L

200

Thông số hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ

34

Bromodichloromethane

µg/L

60

35

Bromoform

µg/L

100

36

Chloroform

µg/L

300

37

Dibromochloromethane

µg/L

100

38

Monochloramine

µg/L

3,0

39

Monochloroacetic acid

µg/L

20

40

Trichloroacetic acid

µg/L

200

Thông số nhiễm xạ

41

Tổng hoạt độ phóng xạ α (***)

Bq/L

0,1

Chú thích:

- Dấu (*) chỉ áp dụng cho đơn vị cấp nước khai thác nước dưới đất.

- Dấu (**) chỉ áp dụng cho các đơn vị cấp nước sử dụng clo làm phương pháp khử trùng.

- Dấu (***) chỉ áp dụng cho các đơn vị cấp nước khu vực có nguy cơ (xã Hoà Bắc...).

- Dấu (-) là không có đơn vị tính.

- Hai chất Nitrit và Nitrat đều có khả năng tạo methemoglobin. Do vậy, trong trường hợp hai chất này đồng thời có mặt trong nước sinh hoạt thì tổng tỷ lệ nồng độ (C) của mỗi chất so với giới hạn tối đa (GHTĐ) của chúng không được lớn hơn 1 và được tính theo công thức sau:

Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit ≤ 1

Điều 5. Thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch

1. Việc thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch phải được thực hiện tại phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận được công nhận phù hợp với TCVN ISO/IEC 17025. Phương tiện đo lường, thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định pháp luật hiện hành.

2. Thông số chất lượng nước sạch nhóm A: Tất cả các đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm, giám sát các thông số này theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.

3. Thông số chất lượng nước sạch nhóm B: Tất cả các đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm, giám sát các thông số này theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

4. Đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch của nhóm A và nhóm B trong Danh mục các thông số chất lượng nước sạch ban hành trong QCVN 01-1:2018/BYT đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 5 QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

5. Thử nghiệm định kỳ đối với các đơn vị cấp nước:

a) Tần suất thử nghiệm đối với thông số chất lượng nước sạch nhóm A: không ít hơn 01 lần/1 tháng.

b) Tần suất thử nghiệm đối với thông số chất lượng nước sạch nhóm B: không ít hơn 01 lần/6 tháng.

Điều 6. Số lượng và vị trí lấy mẫu thử nghiệm

Các quy định về số lượng, vị trí lấy mẫu thử nghiệm áp dụng theo quy định tại Điều 6 QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 7. Phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử

Phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm thông số chất lượng nước sạch được quy định tại Phụ lục số 01 QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

Điều 8. Công bố hợp quy

1. Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10/12/2020 quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ.

2. Đối với những đơn vị chỉ thực hiện hoạt động truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ mà không có hoạt động khai thác, xử lý, sản xuất nếu không tự công bố hợp quy thì phải cung cấp hồ sơ công bố hợp quy của đơn vị sản xuất nước, đồng thời đảm bảo nước được truyền dẫn trực tiếp từ đơn vị sản xuất nước đến người sử dụng.

Điều 9. Quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Việc kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Quy chuẩn này trên địa bàn thành phố.

b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện việc phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo Quy chuẩn này và có trách nhiệm kiến nghị UBND thành phố khi cần sửa đổi bổ sung Quy chuẩn này phù hợp tình hình thực tế.

c) Tiếp nhận bản công bố hợp quy của đơn vị cấp nước trên địa bàn thành phố và xử lý hồ sơ công bố hợp quy theo quy định.

d) Xây dựng kế hoạch, bảo đảm nhân lực, trang thiết bị và bố trí kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn thành phố.

đ) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan lập dự toán kinh phí thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch đột xuất hoặc định kỳ hằng năm trên địa bàn thành phố, đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng thử nghiệm, gửi Sở Tài chính (đối với nguồn vốn chi thường xuyên) và Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với nguồn vốn chi đầu tư) để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Sở Tài chính: Trên cơ sở dự toán kinh phí Sở Y tế đề nghị và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định dự toán kinh phí thực hiện (đối với nguồn vốn chi thường xuyên) theo đúng quy định Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

3. Các sở, ban, ngành trên địa bàn

a) Chỉ đạo đơn vị trực thuộc thực hiện phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động cấp nước tại các đơn vị cấp nước thuộc thẩm quyền quản lý.

b) Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý việc khai thác của các đơn vị cấp nước trên địa bàn thành phố.

4. Sở Tài Nguyên và Môi trường

a) Phối hợp và cung cấp số liệu quan trắc chất lượng nguồn nước định kỳ trên địa bàn thành phố.

b) Quản lý và kiểm tra việc cấp phép khai thác sử dụng nguồn nước trên địa bàn thành phố.

5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, Trung tâm Y tế quận, huyện căn cứ quy định tại khoản 5, 6 Điều 5 Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế để tổ chức thực hiện.

6. UBND quận, huyện

a) Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo quy định.

b) Chỉ đạo các đơn vị có liên quan cập nhật, theo dõi và đề xuất chỉnh sửa các thông số của Quy chuẩn này bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

c) Bố trí ngân sách, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch đột xuất hoặc định kỳ hằng năm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để đảm bảo chất lượng nước theo Quy chuẩn này.

7. Đơn vị cấp nước

a) Thực hiện các quy định của Quy chuẩn này và chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật về chất lượng nước sạch do đơn vị cung cấp.

b) Thực hiện lưu trữ và quản lý hồ sơ theo dõi về chất lượng nước sạch theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 5 Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

c) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d) Báo cáo kết quả thử nghiệm chất lượng nước sạch hằng quý cho Trung tâm y tế quận, huyện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố theo Mẫu số 04, Mẫu số 05 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 11. Quy định chuyển tiếp

Trong trường hợp các quy định về phương pháp thử theo Tiêu chuẩn quốc gia, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo quy định mới, văn bản mới./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 26/2024/QĐ-UBND Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

  • Số hiệu: 26/2024/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/08/2024
  • Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Người ký: Nguyễn Thị Anh Thi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản