Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2021/QĐ-UBND

Phú Thọ, ngày 21 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Di sản Văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản Văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo;

Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 89/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu rừng Quốc gia Đền Hùng và xây dựng dự án đầu tư Khu rừng Quốc gia Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 456/TTr-STC ngày 04 tháng 11 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định cơ chế quản lý tài chính tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

2. Đối tượng áp dụng

a) Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các đơn vị trực thuộc.

b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động quản lý tài chính tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Điều 2. Cơ chế quản lý tài chính

1. Các nhiệm vụ được NSNN đảm bảo NSNN đảm bảo nguồn kinh phí cho Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các đơn vị trực thuộc để thực hiện các nhiệm vụ hoạt động thường xuyên bao gồm:

- Kinh phí theo định mức biên chế được giao theo quy định.

- Nguồn NSNN cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định hiện hành khác (nếu có).

2. Phạm vi và tỷ lệ nguồn thu được sử dụng đảm bảo hoạt động sự nghiệp của đơn vị

a) Thu hoạt động sự nghiệp từ nguồn thu công đức bằng tiền (không bao gồm các khoản thu dịch vụ) giao Khu di tích lịch sử Đền hùng quản lý (tổ chức thực hiện thu) gồm: số thu từ ghi phiếu công đức, tiền hòm công đức, tiền đặt lễ tại tất cả các Đền trong khu di tích: được để lại đơn vị 35%/ tổng số thu và nộp 65%/tổng số thu còn lại vào NS tỉnh;

Nguồn công đức bằng giấy tờ có giá trị, trí tuệ, hiện vật, công trình, ngày công lao động, đá quý, kim loại quý quy định: Khu di tích đề xuất thực hiện công tác tiếp nhận, quản lý, ghi nhận công đức bằng các hình thức phù hợp trình UBND tỉnh quyết định cụ thể.

b) Thu hoạt động dịch vụ sự nghiệp và thu khác: bao gồm các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước:

- Các khoản thu dịch vụ thực hiện theo đơn giá do UBND tỉnh quy định sau khi nộp thuế được để lại đơn vị 100% để đảm bảo hoạt động dịch vụ sự nghiệp:

Dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng; Dịch vụ trông giữ xe: giao Khu di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức, quản lý và thực hiện;

Dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt giao Trung tâm dịch vụ môi trường và HT kỹ thuật khu Di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức, quản lý và thực hiện;

Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô điện giao Trung tâm Dịch vụ Du lịch tổ chức, quản lý và thực hiện.

- Các khoản thu còn lại và thu khác: dịch vụ chụp ảnh, dịch vụ cho thuê vận hành tăng âm loa máy, dịch vụ hướng dẫn thuyết minh, quảng cáo, dịch vụ vệ sinh… do đơn vị tự quyết định đơn giá, sau khi nộp thuế được để lại 100%, trong đó: sử dụng 50% số thu để đảm bảo hoạt động dịch vụ sự nghiệp; 50% để đảm bảo các nhiệm vụ hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ.

3. Các nguồn tài chính đơn vị được sử dụng

a) Nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu để lại theo tỷ lệ (35%) để đảm bảo chi thường xuyên đơn vị được sử dụng chi cho các nhiệm vụ:

Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công.

Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị, ngân sách chỉ hỗ trợ kinh phí thực hiện cải cách tiền lương tối đa theo tỷ lệ ngân sách hỗ trợ chi thường xuyên.

Chi lương lao động hợp đồng phục vụ các hoạt động quản lý, bảo vệ Khu di tích theo mức lương thỏa thuận trên cơ sở số lao động hợp đồng được UBND tỉnh phê duyệt.

Chi trả thù lao cho ông Từ theo Quyết định số 16/2020/QĐ-UBND ngày 24/7/2020 của UBND tỉnh; Chi trả tiền trực bảo vệ Khu Di tích.

Chi mua lễ vật hàng ngày; In ấn biên lai, ấn chỉ.

Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý chi phí điện, nước, xăng dầu, văn phòng phẩm, điện thoại, interner, công tác phí; mua trang phục bảo vệ; Kinh phí sửa chữa, mua sắm thường xuyên, nhỏ lẻ thuộc thẩm quyền quyết định của thủ trưởng đơn vị theo quy định.

Hỗ trợ từ nguồn thu tiền công đức nộp NSNN theo tỷ lệ 5%/tổng số thu từ nguồn công đức/năm để hỗ trợ các xã, thị trấn cử ông Từ tham gia quản lý đền để sử dụng chi xây dựng các công trình văn hóa, phúc lợi ở địa phương.

b) Nguồn thu 65% nộp NSNN được sử dụng:

Kinh phí duy tu, bảo dưỡng 20km đường thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng quản lý (theo định mức HĐND tỉnh quy định);

Kinh phí chăm sóc cây, hoa cảnh và vệ sinh môi trường; duy trì, vận hành hệ thống trạm biến áp, trạm bơm nước phòng chống cháy rừng; hệ thống nước sạch (bằng mức HĐND tỉnh quyết định năm 2021).

Chi hoạt động Giỗ Tổ hàng năm, chi đầu tư mua sắm, cải tạo, sửa chữa lớn các hạng mục trong khu di tích, chi nghiên cứu khoa học về Đền Hùng, thời đại Hùng Vương và các nhiệm vụ khác phát sinh (nếu có) theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh.

Bổ sung kinh phí chi hoạt động thường xuyên cho Khu Di tích và các đơn vị trực thuộc trong trường hợp nguồn thu công đức giảm, tỷ lệ (35%) nguồn để lại cùng với các nhiệm vụ ngân sách cấp theo quy định không đảm bảo mặt bằng chi tối thiểu được giao thực hiện các nhiệm vụ, định mức, chế độ chính sách của cấp có thẩm quyền ban hành đến thời điểm 31/10/2021: 22.271 triệu đồng.

c) Nguồn thu hoạt động dịch vụ sự nghiệp và thu khác gồm các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước (các dịch vụ do UBND tỉnh quyết định đơn giá hoặc do Khu di tích Lịch sử Đền Hùng tự quyết định đơn giá theo quy định hiện hành) việc quản lý, sử dụng theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ- CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 và thay thế quy định về cơ chế quản lý tài chính của Khu di tích lịch sử Đền Hùng tại các Quyết định: Quyết định số 547/2007/QĐ-UBND ngày 13/3/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số điểm về quản lý hoạt động tại Di tích lịch sử Đền Hùng; Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn công đức tu bổ, xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng; Quyết định số 132/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm Quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn công đức tu bổ, xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ); Quyết định số 2770/QĐ-UBND ngày 27/10/2016 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung Điều 14 tại Quyết định số 547/2007/QĐ-UBND ngày 13/3/2007 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành Quy định một số điểm về quản lý hoạt động tại Di tích lịch sử Đền Hùng.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và Phù Ninh và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ; Website Chính phủ;
- Vụ pháp chế (Bộ Tài chính);
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP;
- Các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- CV: NCTH;
- Lưu: VT, TH2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Đại Dũng

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 26/2021/QĐ-UBND về cơ chế quản lý tài chính tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng do tỉnh Phú Thọ ban hành

  • Số hiệu: 26/2021/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/12/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
  • Người ký: Hồ Đại Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản