Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2013/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 28 tháng 5 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Thực hiện Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1084/TTr-SKHĐT ngày 24 thánh 5 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định cơ chế lồng ghép và quản lý các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
|
CƠ CHẾ LỒNG GHÉP VÀ QUẢN LÝ CÁC NGUỒN VỐN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Cơ chế lồng ghép và quản lý các nguồn vốn tại Quy định này thuộc phạm vi điều chỉnh của tất cả các xã nông thôn trên địa bàn tỉnh và các nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc huy động nguồn lực, thực hiện lồng ghép và quản lý các nguồn vốn trong đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
1. Việc bố trí lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho chương trình xây dựng nông thôn mới là để khơi dậy, thu hút tối đa các nguồn lực của người dân, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
2. Trong phân bổ và lồng ghép các nguồn vốn, phải lấy xã xây dựng nông thôn mới làm trung tâm để ưu tiên bố trí các nguồn lực thực hiện, đảm bảo tập trung các nguồn vốn phục vụ nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
3. Tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
4. Đối với các nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện tự huy động, bao gồm: vốn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, huy động đóng góp của cộng đồng dân cư, ... thì Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện tự tổ chức triển khai thực hiện trên cơ sở thoả thuận với bên tài trợ và phải đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
LỒNG GHÉP VÀ QUẢN LÝ CÁC NGUỒN VỐN
Điều 3. Huy động các nguồn vốn
- Huy động các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, xã để tổ chức triển khai thực hiện chương trình;
- Huy động tối đa vốn đầu tư của doanh nghiệp; vốn đóng góp của cá nhân, các tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng nông thôn mới;
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Huy động vốn tín dụng, bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại;
- Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Nguyên tắc lồng ghép:
a) Lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn là sử dụng nguồn lực của nhiều chương trình, dự án để đầu tư thực hiện một hay nhiều công trình trên địa bàn xã nông thôn mới và phải đảm bảo tính hiệu quả của các chương trình, dự án tham gia lồng ghép;
b) Việc lồng ghép các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới được thực hiện đồng bộ từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư phát triển đến tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả;
c) Việc lồng ghép các nguồn vốn phải được thực hiện cụ thể, xác định thứ tự ưu tiên đối với từng công trình, từng tiêu chí và ưu tiên đầu tư cho các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới đến năm 2015 theo Quyết định số 61/2011/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Quá trình thực hiện lồng ghép nguồn vốn phải đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, tiêu chí, cơ cấu nguồn vốn và nhiệm vụ riêng của từng chương trình, dự án và phải phù hợp với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới; ưu tiên các tiêu chí cần tập trung hoàn thành sớm để phát huy hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân;
đ) Phần vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh xây dựng nông thôn mới về nguyên tắc lồng ghép là mang tính hỗ trợ và giao quyền tự chủ cho Ủy ban nhân dân xã, cộng đồng và người dân thực hiện; từ nguồn hỗ trợ đó, Ủy ban nhân dân xã huy động các nguồn vốn khác và đảm bảo huy động đủ nguồn lực để thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.
2. Các nguồn vốn lồng ghép: nguồn vốn lồng ghép để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh bao gồm:
a) Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), gồm:
- Chương trình MTQG Việc làm và dạy nghề (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực): lồng ghép các dự án thành phần: (1) dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (2) dự án đổi mới và phát triển dạy nghề; (3) hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; (4) hỗ trợ phát triển thị trường lao động; (5) nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình để hỗ trợ phát triển đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng cường công tác xuất khẩu lao động, giảm nghèo, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhất là khu vực nông thôn.
- Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực): lồng ghép các dự án thành phần: (1) hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển; (2) hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn; (3) nhân rộng mô hình giảm nghèo; (4) nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình để thực hiện các tiêu chí giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, hạ tầng xã hội khác, phát triển sản xuất.
- Chương trình MTQG Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực): lồng ghép các dự án thành phần: (1) cấp nước sinh hoạt nông thôn; (2) vệ sinh môi trường nông thôn để thực hiện tiêu chí môi trường.
- Chương trình MTQG Y tế (Sở Y tế là cơ quan thường trực): lồng ghép các dự án thành phần: (1) Phòng chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng; (2) Dự án tiêm chủng mở rộng; (3) Dự án chăm sóc sức khoẻ sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em để thực hiện các tiêu chí về y tế.
- Chương trình MTQG Dân số và kế hoạch hoá gia đình (Sở Y tế là cơ quan thường trực): lồng ghép các dự án thành phần: (1) Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình; (2) Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh để thực hiện tiêu chí y tế.
- Chương trình MTQG Văn hoá (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực): lồng ghép các dự án thành phần: (1) Chống xuống cấp, tu bổ và tôn tạo di tích; (2) Tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa; (3) Hỗ trợ phát triển hệ thống cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa để thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất về văn hoá.
Chương trình MTQG Giáo dục và Đào tạo (Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực): lồng ghép các dự án thành phần: (1) Hỗ trợ phổ cập mầm non 5 tuổi, xoá mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học; (2) Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn để ưu tiên thực hiện hoàn thành tiêu chí giáo dục.
- Chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa (Sở Thông tin và Truyền thông và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh là cơ quan thường trực): lồng ghép dự án tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa để thực hiện hoàn thành tiêu chí bưu điện, tiêu chí văn hoá, hệ thống chính trị xã hội vững mạnh.
- Chương trình MTQG An toàn thực phẩm (Sở Y tế là cơ quan thường trực): lồng ghép các dự án: (1) Phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; (2) Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản; (3) Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành Công Thương để thực hiện tiêu chí môi trường, y tế.
- Chương trình MTQG Phòng, chống ma túy, Chương trình MTQG Phòng, chống tội phạm (Công an tỉnh là cơ quan thường trực): lồng ghép để thực hiện hoàn thành tiêu chí an ninh, trật tự xã hội.
- Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực): thực hiện theo quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg và các quy định có liên quan;
b) Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn bao gồm: (1) Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng theo Nghị quyết số 39; (2) Hỗ trợ huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a của Chính phủ; (3) Chương trình giống cây trồng vật nuôi, giống thủy sản; (4) Chương trình phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản; (5) Chương trình củng cố, nâng cấp đê sông, đê biển; (6) Chương trình bố trí sắp xếp dân cư nơi cần thiết; (7) Chương trình hỗ trợ di dân vùng đồng bào dân tộc; (8) Chương trình phát triển rừng bền vững; (9) Chương trình hỗ trợ đầu tư trụ sở xã; (10) Chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; (11) Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch. Đối với các nguồn vốn này yêu cầu phải bố trí lồng ghép phù hợp, đảm bảo kết nối hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới;
c) Vốn đầu tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới (bao gồm ODA, NGO, FDI, ...): trong quá trình lập dự án và triển khai thực hiện, tùy theo mục tiêu, tiêu chí của từng nguồn vốn (nhà tài trợ) mà thực hiện lồng ghép hoặc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sau:
- Lồng ghép đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp (nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản, ...) và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn; hỗ trợ phát triển sản xuất, ...
- Lồng ghép thu hút đầu tư các dự án sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp (chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, hỗ trợ sản xuất giống cây trồng vật nuôi, tiêu thụ sản phẩm, ...), nhằm nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động;
d) Ngân sách tỉnh: nguồn ngân sách tập trung và các nguồn vốn khác của tỉnh đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn này ưu tiên cho các xã khó khăn, các xã không thuộc đối tượng được hưởng lợi từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ;
đ) Ngân sách huyện, xã: nguồn ngân sách của huyện, xã trích đầu tư xây dựng nông thôn mới cho các xã theo hướng hỗ trợ để kích thích, thu hút các nguồn vốn khác và trao quyền tự chủ cho người dân và cộng đồng tự tổ chức thực hiện; nguồn vốn này tập trung vào những công việc có khả năng tạo xúc tác để thu hút các nguồn vốn từ đóng góp của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp cùng góp vốn thực hiện; đồng thời nguồn vốn này cần ưu tiên đầu tư cho phát triển sản xuất;
e) Nguồn vốn tín dụng: gồm vốn tín dụng ưu đãi đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn tín dụng thương mại. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu đầu tư của Nhà nước được phân bổ cho các huyện để thực hiện chương trình kiên cố kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hạ tầng làng nghề nông thôn hoặc mua ximăng và các vật liệu cần thiết khác hỗ trợ cho các xã điểm nông thôn mới để xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, kiên cố hoá kênh mương nội đồng, làm cơ sở để góp phần thực hiện các tiêu chí giao thông, thủy lợi, thu nhập. Vốn tín dụng thương mại thực hiện theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, cần ưu tiên cho các đối tượng thuộc các xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới;
f) Vốn xã hội hoá: gồm vốn đầu tư của doanh nghiệp; các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã; vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn huy động hợp pháp khác của chủ đầu tư.
Điều 5. Kế hoạch thực hiện lồng ghép các nguồn vốn
1. Bắt đầu từ tháng 4 hằng năm, Ủy ban nhân dân các xã căn cứ các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và tình hình thực tế của địa phương, lập kế hoạch thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới cho năm tiếp theo; tổ chức lấy ý kiến đóng góp của người dân, cộng đồng và các đối tượng có liên quan khác về danh mục công trình dự kiến ưu tiên đầu tư, trình Hội đồng nhân dân xã thông qua và gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp. Danh mục công trình, dự án ưu tiên đầu tư phải có trong danh mục công trình, dự án của đề án xây dựng nông thôn mới của xã.
Thời gian hoàn thành trước ngày 30 tháng 5 hằng năm.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát danh mục đề xuất kế hoạch thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới của các xã, tổng hợp, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch chung toàn huyện (bao gồm danh mục các công trình, dự án và đề xuất kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn), gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh để tổng hợp.
Thời gian hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh, kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện chương trình, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và gửi các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.
Thời gian hoàn thành trước ngày 20 tháng 7 hằng năm.
Điều 6. Cơ chế quản lý các nguồn vốn
1. Nguyên tắc: việc quản lý các nguồn vốn được thực hiện như sau:
- Các nội dung đầu tư mà ngân sách Nhà nước hỗ trợ chiếm từ 50% vốn trở lên thì thực hiện theo các quy định tại Quyết định này;
- Các nội dung đầu tư mà ngân sách Nhà nước hỗ trợ chiếm dưới 50% vốn thì cơ chế quản lý do ban quản lý xã và nhà tài trợ (nếu có) tự quy định nhưng phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng, quản lý tài chính và hiệu quả đầu tư của các nội dung được lựa chọn thực hiện. Đối với nội dung đầu tư sử dụng vốn ODA thì thực hiện theo Hiệp định ký kết với đối tác cấp ODA.
2. Cơ chế quản lý đầu tư:
2.1. Đối với các nguồn vốn lồng ghép từ chương trình MTQG; nguồn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn ODA, NGO: thực hiện theo Quyết định số 152/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh và các quy định pháp luật khác có liên quan. Trường hợp chương trình, dự án có quy định riêng thì được áp dụng theo quy định riêng của chương trình, dự án đó;
2.2. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và vốn ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng nông thôn mới:
a) Chủ đầu tư: chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình hạ tầng trên địa bàn xã là Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới (gọi tắt là BQL xã), BQL xã do Ủy ban nhân dân xã quyết định thành lập. Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà BQL xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì Ủy ban nhân dân huyện giao cho một đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của lãnh đạo BQL xã.
b) Thẩm quyền lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (viết tắt là báo cáo KTKT):
- Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng tại các xã, thôn có thời gian thực hiện dưới 2 năm hoặc giá trị công trình đến 03 tỷ đồng, chủ đầu tư tự lập báo cáo KTKT (trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực mới thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân thực hiện). Nội dung báo cáo KTKT xây dựng công trình bao gồm: tên công trình, mục tiêu đầu tư, địa điểm xây dựng, quy mô kỹ thuật công trình, thời gian thi công, thời gian hoàn thành, nguồn vốn đầu tư và cơ chế huy động nguồn vốn kèm theo thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán.
- Đối với các công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù theo hướng không phải lập báo cáo KTKT, trên cơ sở thiết kế mẫu, thiết kế điển hình chỉ cần lập dự toán đơn giản và chỉ định cho người dân và cộng đồng trong xã tự làm. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định danh mục công trình được áp dụng theo cơ chế đặc thù này.
- Đối với các công trình có giá trị trên 03 tỷ đồng hoặc có yêu cầu kỹ thuật cao thì việc lập báo cáo KTKT, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán phải do đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện. Việc lựa chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo KTKT thực hiện theo quy định hiện hành.
- Kinh phí lập báo cáo KTKT được bố trí trong kế hoạch hằng năm từ nguồn vốn ngân sách đầu tư cho công trình, dự án thuộc chương trình xây dựng NTM.
c) Thẩm quyền quyết định đầu tư:
- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo KTKT các công trình có mức vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng có nguồn gốc từ ngân sách.
- Ủy ban nhân dân xã là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt dự toán các công trình có mức vốn đầu tư đến 3 tỷ đồng có nguồn gốc từ ngân sách.
d) Hồ sơ trình thẩm định phê duyệt báo cáo KTKT gồm:
- Tờ trình xin phê duyệt dự án của BQL xã gồm các nội dung: tên dự án, chủ đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô và địa điểm xây dựng, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phương án huy động vốn đầu tư, thời gian khởi công và hoàn thành, các nội dung khác (nếu có).
- Báo cáo KTKT, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.
Trong quá trình chuẩn bị đầu tư chủ đầu tư, đơn vị tư vấn cần tiến hành lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư về báo cáo KTKT, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các công trình hạ tầng. Ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư phải được tổng hợp ghi thành biên bản là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo KTKT, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các công trình hạ tầng.
đ) Lựa chọn nhà thầu: lựa chọn nhà thầu xây dựng các công trình hạ tầng được áp dụng theo các hình thức sau:
- Giao các cộng đồng dân cư thôn (những người hưởng lợi trực tiếp từ chương trình) tự thực hiện xây dựng.
- Lựa chọn nhóm thợ, cá nhân trong xã có đủ năng lực để xây dựng.
- Lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu (theo quy định hiện hành).
Trong 3 hình thức trên thì khuyến khích thực hiện theo hình thức giao cho cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ công trình thực hiện hoặc giao cho nhóm thợ, cá nhân trong xã có đủ năng lực thực hiện xây dựng.
e) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu xây dựng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thi công các gói thầu đầu tư xây dựng hạ tầng trên cơ sở đề nghị của BQL xã.
g) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm: chủ đầu tư, tư vấn giám sát và ban giám sát cộng đồng. Chủ đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực giám sát thi công. Trường hợp không có tổ chức tư vấn giám sát thi công theo quy định, tùy theo điều kiện cụ thể, chủ đầu tư tổ chức thực hiện giám sát thi công và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
h) Nghiệm thu, bàn giao, quản lý khai thác công trình:
- Nghiệm thu công trình: chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành. Thành phần gồm: đại diện BQL xã; đại diện các đơn vị: tư vấn thiết kế, thi công, tư vấn giám sát, giám sát của chủ đầu tư; đại diện ban giám sát của xã và đại diện tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng công trình.
- Bàn giao quản lý, khai thác công trình: sau khi nghiệm thu, chủ đầu tư phải bàn giao công trình và bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công trình cho Ủy ban nhân dân xã để giao cho thôn, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm quản lý sử dụng, bảo trì.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá các tiêu chí cho từng xã; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã xây dựng kế hoạch hằng năm, tổng hợp kế hoạch vốn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh;
- Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các đơn vị liên quan phân bổ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp cho chương trình xây dựng nông thôn mới;
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện chương trình; định kỳ hằng quý, 6 tháng, 9 tháng, cả năm và đột xuất theo yêu cầu, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đôn đốc, hướng dẫn các xã triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đề án phát triển sản xuất và các nhiệm vụ liên quan khác;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu lồng ghép các nguồn vốn do ngành quản lý để đầu tư xây dựng nông thôn mới; phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch huy động, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư thực hiện các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;
- Chỉ đạo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh thường xuyên theo dõi để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện ở các địa phương để đề xuất giải quyết, hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi cần cho Ủy ban nhân dân tỉnh về tiến độ triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới hàng trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giao kế hoạch vốn hằng năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới;
- Chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu vốn, xây dựng kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;
- Phối hợp với các sở, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình cho các loại công trình theo ngành, lĩnh vực trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ban hành để triển khai thực hiện;
- Định hướng, hỗ trợ Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố giúp các xã lập quy hoạch chi tiết và trình duyệt theo quy định.
5. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp Kho bạc Nhà nước tỉnh, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh và các đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn theo quy định;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư về giao kế hoạch vốn hằng năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
6. Các sở, ngành liên quan, các Ban quản lý chương trình, dự án:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch lồng ghép cụ thể từng chương trình, dự án do mình quản lý, ưu tiên việc lồng ghép vốn cho các xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan trong hướng dẫn và đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình và thanh toán các nguồn vốn.
7. Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện: chủ trì hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn cho các dự án theo chế độ quy định; định kỳ báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới cho Ban chỉ đạo tỉnh, huyện.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Chịu trách nhiệm lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn; rà soát, tổng hợp kế hoạch lồng ghép nguồn vốn hằng năm gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới và các cơ quan có liên quan;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn xã, định kỳ báo cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh;
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch huy động, thu hút đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện, thành phố.
9. Ủy ban nhân dân các xã:
- Chịu trách nhiệm rà soát, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên danh mục các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn xã, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; đồng thời phải đảm bảo huy động được đủ nguồn vốn ngoài nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ để thực hiện các dự án;
- Chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác quản lý các nguồn vốn ngân sách hỗ trợ và các nguồn vốn xã tự huy động để hoàn thành các tiêu chí; đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn;
- Định kỳ tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các dự án, giải ngân các nguồn vốn cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Điều 8. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 19/2012/QĐ-UBND về Quy định tạm thời huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2Quyết định 20/2014/QĐ-UBND bổ sung Quyết định 19/2012/QĐ-UBND về Quy định tạm thời huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3Quyết định 611/QĐ-UBND năm 2017 Quy định tạm thời về huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2017-2020
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 152/2009/QĐ-UBND về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 5Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 6Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 61/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 9Quyết định 695/QĐ-TTg năm 2012 sửa đổi Nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 19/2012/QĐ-UBND về Quy định tạm thời huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 11Quyết định 498/QĐ-TTg năm 2013 bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 20/2014/QĐ-UBND bổ sung Quyết định 19/2012/QĐ-UBND về Quy định tạm thời huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 13Quyết định 611/QĐ-UBND năm 2017 Quy định tạm thời về huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2017-2020
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND quy định cơ chế lồng ghép và quản lý các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Số hiệu: 26/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/05/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Nguyễn Đức Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra