Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2590/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN NGÀNH GÂY MÊ HỒI SỨC

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/ NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế;

Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành theo Quyết định này Chương trình đào tạo Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức cho đối tượng Điều dưỡng trung cấp, thuộc khối ngành khoa học sức khoẻ.

Điều 2. Chương trình đào tạo Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức được áp dụng trong các Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp y tế từ năm 2010.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo chỉ đạo và hướng dẫn các trường biên soạn và phê duyệt các giáo trình và tài liệu dạy học.

Điều 4. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng, Vụ trưởng các Cục/Vụ của Bộ Y tế, Hiệu trưởng các Ttrường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT- K2ĐT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Tiến

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN NGÀNH GÂY MÊ HỒI SỨC
(Ban hành theo Quyết định số 2590/QĐ-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chuyên ngành đào tạo: Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức.

Chức danh sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức.

Thời gian đào tạo: 6 tháng.

Hình thức đào tạo: Chính qui tập trung.

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Điều dưỡng trung cấp.

Cơ sở đào tạo: Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y tế được Bộ Y tế cho phép đào tạo.

Cơ sở làm việc: Khoa Gây mê hồi sức, Khoa Hồi sức cấp cứu, Phòng Hồi tỉnh, Phòng Hồi sức các bệnh viện, các cơ sở y tế tỉnh, thành phố.

I. MÔ TẢ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN NGÀNH GÂY MÊ HỒI SỨC

1. Chuẩn bị bệnh nhân, thuốc, phương tiện dụng cụ kỹ thuật thích hợp cho các trường hợp gây mê, gây tê và hồi sức.

2. Tiếp nhận người bệnh đến mổ; kiểm tra, đối chiếu hồ sơ của người bệnh.

3. Lập phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc, chăm sóc bệnh nhân trong, sau mổ, bệnh nhân hồi sức.

4. Thực hiện các kỹ thuật trong cấp cứu, gây mê, gây tê, hồi sức theo chỉ định của Bác sỹ.

5. Theo dõi, dự phòng, tham gia xử trí và báo cáo kịp thời một số tai biến trước, trong, sau mổ và trong hồi sức cấp cứu.

6. Bảo quản máy móc thiết bị chuyên dùng trong Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức và Hồi sức cấp cứu.

7. Thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện, quy tắc vô trùng, tiệt trùng trong phòng mổ.

8. Quản lý, bổ sung kịp thời các vật tư tiêu hao cho hoạt động gây mê hồi sức.

9. Thực hiện chế độ thường trực theo quy chế bệnh viện.

10. Thực hiện kỹ thuật an toàn lao động và sơ cứu các tai nạn.

11. Tham gia các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân của đơn vị và địa phương; tham gia hướng dẫn học sinh thực tập tại khoa.

12. Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; rèn luyện sức khoẻ để đáp ứng nhu cầu công việc.

13. Thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức nhằm trang bị cho người Điều dưỡng có kiến thức và năng lực thực hành điều dưỡng Gây mê hồi sức ở trình độ trung cấp, có khả năng chăm sóc người bệnh, phụ giúp bác sỹ trong các khoa Gây mê hồi sức, khoa/phòng hồi sức cấp cứu tại các cơ sở y tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Sau khoá học người điều dưỡng Gây mê hồi sức có kiến thức cơ bản về chuyên ngành Gây mê hồi sức, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản như sau:

- Phối hợp với các nhân viên y tế khác chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người bệnh;

- Thực hiện được các kỹ thuật chăm sóc người bệnh;

- Có khả năng sử dụng thuốc hợp lý trong gây mê hồi sức;

- Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản thuộc chuyên ngành Gây mê hồi sức khi được phân công như:

+ Chuẩn bị bệnh nhân, chuẩn bị phương tiện, máy móc kỹ thuật phù hợp;

+ Chuẩn bị thuốc chuyên dùng trong gây mê, gây tê, hồi sức;

+ Thực hiện hoặc phụ giúp được các kỹ thuật gây mê, gây tê, hồi sức;

+ Theo dõi chăm sóc bệnh nhân trước, trong và sau gây mê gây tê, bệnh nhân tại phòng hồi tỉnh, phòng hồi sức;

+ Thực hiện được công tác vô khuẩn, tiệt khuẩn phương tiện dụng cụ trong khoa khi được phân công;

+ Sử dụng và bảo quản được một số trang thiết bị cơ bản thuộc chuyên ngành Gây mê hồi sức, hồi sức cấp cứu;

- Tham gia hướng dẫn, huấn luyện nhân viên mới và học sinh y tế thực tập tại cơ sở;

- Tham gia các lớp đào tạo liên tục về chuyên ngành Gây mê hồi sức, có khả năng tự học vươn lên.

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu và thời gian đào tạo

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 28 đơn vị học trình (đvht)

- Thời gian đào tạo: 6 tháng (26 tuần)

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình:

STT

Nội dung

Số tiết

Số ĐVHT

Số tuần

1

Các học phần chuyên môn

274

15

11

2

Thực tập nghề nghiệp

360

9

9

3

Thực tập tốt nghiệp (cuối khóa)

160

4

4

5

Thi tốt nghiệp

 

 

2

 

Tổng số

794

28

26

3. Các học phần của chương trình và thời lượng:

Các học phần chuyên môn:

STT

Tên môn học/học phần

Số ĐVHT

Số tiết giảng

TS

LT

TH

TS

LT

TH

1

Dược lý gây mê hồi sức

2

2

0

30

30

0

2

Kỹ thuật thực hành Gây mê hồi sức

4

2

2

94

32

62

3

Gây mê - gây tê cơ bản

5

4

1

90

60

30

4

Gây mê hồi sức trong các chuyên khoa và bệnh lý

2

2

0

30

30

0

5

Hồi sức cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân sau mổ

2

2

0

30

30

0

 

Tổng

15

12

3

274

182

92

Thực tập nghề nghiệp:

STT

Tên môn học/học phần

Số ĐVHT

Thời gian

TS

LT

TH

1

Thực tập lâm sàng 1

5

0

5

5 tuần

2

Thực tập lâm sàng 2

4

0

4

4 tuần

3

Thực tập tốt nghiệp

4

0

4

4 tuần

 

Tổng cộng:

13

 

13

 

Chương trình đào tạo chuyên ngành Gây mê hồi sức gồm: 28 đvht trong đó có 15 đvht chuyên môn, 9 đvht thực tập nghề nghiệp, 4 đvht thực tập cuối khoá (thực tập tốt nghiệp).

IV. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN

Các học phần chuyên môn:

1. Dược lý Gây mê hồi sức:

Học phần này giới thiệu cho người học kiến thức về một số thuốc dùng trong Gây mê hồi sức.

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về dược động học, dược lực học, những ứng dụng lâm sàng, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, cách dùng của các thuốc thường dùng trong chuyên ngành gây mê hồi sức.

Sau khi học xong, người học có khả năng sử dụng đúng và dự phòng được tác dụng phụ của các thuốc đã học.

2. Kỹ thuật thực hành Gây mê hồi sức:

Học phần này giới thiệu cho người học kiến thức về phương tiện, máy móc dùng trong chuyên ngành gây mê hồi sức, vô khuẩn tiệt khuẩn, theo dõi trong gây mê hồi sức.

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về cấu tạo, cách sử dụng, báo quản các phương tiện, trang thiết bị máy móc thường dùng trong gây mê hồi sức, những kiến thức cơ bản về nguyên tắc và quy trình vô khuẩn, khử khuẩn trong khoa gây mê hồi sức, nội dung theo dõi chăm sóc trong gây mê, gây tê, hồi sức.

Sau khi học xong, người học có khả năng sử dụng đúng và bảo quản được các phương tiện, máy móc thường dùng trong gây mê hồi sức.Thực hiện đúng quy trình vô khuẩn, khử khuẩn. Thực hiện tiếp đón, theo dõi bệnh nhân, ghi chép phiếu gây mê, các kỹ thuật chăm sóc theo dõi bệnh nhân trong gây mê, gây tê, hồi sức.

3. Gây mê - gây tê cơ bản:

Học phần này giới thiệu cho người học kiến thức về các kỹ thuật gây mê, gây tê cơ bản.

Nội dung học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản trong thăm khám nhận định bệnh nhân, chuẩn bị trước gây mê, gây tê, kiến thức về các phương pháp gây mê, gây tê cơ bản, các nội dung theo dõi trong gây mê gây tê, một số tai biến thường gặp trong gây mê gây tê.

Sau khi học xong, người học có khả năng vận dụng kiến thức đã học để thực hiện được các kỹ thuật gây tê, gây mê đơn giản, phụ giúp cho bác sỹ trong các kỹ thuật gây mê, gây tê, hồi sức, theo dõi được bệnh nhân trước, trong và sau khi gây mê, gây tê.

4. Gây mê hồi sức trong các chuyên khoa và bệnh lý:

Học phần này giới thiệu cho người học kiến thức về gây mê hồi sức trong chuyên khoa và một số bệnh mãn tính.

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản liên quan tới gây mê gây tê (đặc điểm bệnh nhân, chuẩn bị bệnh nhân, chuẩn bị thuốc, kỹ thuật gây mê, gây tê, hồi sức chăm sóc) cho các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính (hen phế quản, tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh phổi,...) phải mổ, cho bệnh nhân mổ nội soi, các loại mổ chuyên khoa (tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, mắt).

Sau khi học xong, người học có khả năng ứng dụng được các kiến thức đã học trong chuẩn bị, theo dõi bệnh nhân và phụ giúp bác sỹ trong gây mê, gây tê, hồi sức cho bệnh nhân.

5. Hồi sức cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân sau mổ:

Học phần này giới thiệu cho người học kiến thức về hồi sức chăm sóc và theo dõi bệnh nhân sau mổ, kiến thức về cấp cứu, chăm sóc và theo dõi một số bệnh nhân nặng.

Học phần trang bị cho người học những kiến thức về theo dõi chăm sóc bệnh nhân sau mổ, bệnh nhân nặng. Kiến thức cơ bản về cấp cứu hô hấp, tuần hoàn, chăm sóc một số bệnh hồi sức (hôn mê, ngộ độc, sốc, ngừng tuần hoàn, thở máy,...).

Sau khi học xong, người học có khả năng ứng dụng được kiến thức đã học trong cấp cứu, theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau mổ, hồi sức.

Thực tập nghề nghiệp:

6. Thực tập lâm sàng 1:

Người học vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện được những nội dung thực tập tại khoa Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu: công tác đón tiếp, giao tiếp với bệnh nhân; làm được các kỹ thuật chăm sóc và theo dõi bệnh nhân trước, sau gây mê, gây tê, bệnh nhân nằm khoa hồi sức tích cực; Sử dụng được các phương tiện theo dõi bệnh nhân, các phương tiện khác sử dụng trong khoa/phòng mổ, khoa/phòng hồi sức cấp cứu, phòng hồi tỉnh; phụ giúp được bác sỹ trong gây mê, gây tê.

7. Thực tập lâm sàng 2:

Người học vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện được những nội dung thực tập tại khoa gây mê hồi sức: công tác vô khuẩn khu phẫu thuật; công tác đón tiếp, giao tiếp với bệnh nhân, nhận định, chuẩn bị được bệnh nhân trước gây mê gây tê; làm được các kỹ thuật chăm sóc và theo dõi bệnh nhân trước, trong, sau gây mê, sử dụng được các phương tiện theo dõi bệnh nhân, máy thở, máy gây mê, monitoring…, các phương tiện khác sử dụng trong phòng mổ; phụ cho các kỹ thuật gây mê, gây tê, hồi sức trên bệnh nhân mổ các chuyên khoa (mổ sản, mổ trẻ em, mổ tiết niệu, chấn thương, mổ mắt, tai mũi họng, răng - hàm - mặt, mổ nội soi...), bệnh nhân có bệnh mãn tính phải mổ (tăng huyết áp, hen phế quản, bệnh gan,…); phát hiện và xử trí được một số tai biến thông thường trong và sau gây mê, gây tê.

8. Thực tập tốt nghiệp:

Người học vận dụng được các kiến thức đã học để thực hiện các công việc của một người điều dưỡng Gây mê hồi sức khi thực tập tại các khoa Gây mê hồi sức và hồi sức cấp cứu như: kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân, nhân viên y tế; làm được công tác đón tiếp, chuẩn bị, chăm sóc, theo dõi bệnh nhân trước, trong và sau mổ; thực hiện được một số kỹ thuật gây mê, gây tê, hồi sức cấp cứu và phụ giúp bác sỹ trong các kỹ thuật gây mê, gây tê; sử dụng được một số thiết bị, phương tiện dùng trong khoa gây mê hồi sức, khoa hồi sức cấp cứu.

V. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình:

Để triển khai thực hiện chương trình đào tạo có chất lượng và hiệu quả, cơ sở đào tạo cần có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và chất lượng.

Đội ngũ giáo viên phải đảm bảo theo tiêu chuẩn của Luật Giáo dục và Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp hiện hành.

- Có Bộ môn Gây mê hồi sức, giáo viên cơ hữu có ít nhất 02 bác sỹ, 02 cử nhân Gây mê hồi sức.

- Các bộ môn khác trong nhà trường: đủ giáo viên cơ hữu theo quy định của Bộ Y tế để giảng dạy các môn học của chương trình đào tạo Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức.

- Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy cần có trình độ tin học, ngoại ngữ và kinh nghiệm thực tế về chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở y tế để hỗ trợ, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

2. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập:

2.1. Phòng thực tập chuyên ngành Điều dưỡng Gây mê hồi sức

- 01 Phòng thực tập Tiền lâm sàng;

- 01 Phòng thực tập Điều dưỡng Gây mê hồi sức;

- Các phòng thực tập đảm bảo có đủ mô hình, các trang thiết bị, dụng cụ thực hành để đảm bảo chất lượng cho các phần thực tập, thực hành.

2.2. Thư viện và sách giáo khoa, tài liệu để dạy học

- Có bộ giáo trình về các học phần chuyên ngành Gây mê hồi sức do bộ môn biên soạn;

- Đảm bảo đủ sách, tài liệu về Điều dưỡng Gây mê hồi sức để dạy- học.

2.3. Cơ sở thực hành ngoài trường

- Khoa Gây mê hồi sức, Khoa Hồi sức cấp cứu của các bệnh viện thực hành.

VI. MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP

1. Thời gian ôn và thi tốt nghiệp: 2 tuần

2. Môn thi tốt nghiệp: 2 môn

2.1 Môn lý thuyết tổng hợp

+ Hình thức thi: Thi viết với câu hỏi truyền thống kết hợp trắc nghiệm khách quan.

+ Nội dung thi: Gồm kiến thức các môn học chuyên ngành của chương trình Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê Hồi sức.

2.2 Môn thực hành nghề nghiệp

+ Hình thức thi: Thực hành tại khoa Gây mê hồi sức của bệnh viện.

+ Nội dung thi: Học viên thực hiện một hoặc một số kỹ thuật chuyên ngành (đã học trong chương trình) theo quy trình kỹ thuật.

3. Tổ chức đào tạo và thi tốt nghiệp:

Tổ chức đào tạo và thi tốt nghiệp khoá Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức được tổ chức thực hiện theo các quy định trong Quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành theo quyết định số 40/2007/BGD&ĐT ngày 01/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Cấp chứng chỉ tốt nghiệp:

Học viên được công nhận tốt nghiệp sẽ được Hiệu trưởng nhà trường cấp Chứng chỉ tốt nghiệp Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức.

VII. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình đào tạo Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức thể hiện mục tiêu, quy định về nội dung, yêu cầu định mức khối lượng kiến thức, kỹ năng, thời gian đào tạo ngành Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức.

Chương trình này được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế thống nhất ban hành để thực hiện ở tất cả các Trường đại học, cao đẳng và trung cấp y tế, đã được Bộ Y tế thẩm định cơ sở đào tạo và cho phép đào tạo Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức.

Việc triển khai chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở chương trình đào tạo, các trường xây dựng và ban hành giáo trình, tài liệu dạy học.

1. Cấu trúc của chương trình:

Nội dung các hoạt động trong khoá đào tạo Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức bao gồm: học lý thuyết và thực tập tại trường; thi kết thúc các học phần; thực tập lâm sàng, thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp khoá học.

Thời gian của các hoạt động trong khoá học được tính theo tuần, thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành các học phần được tính theo tiết, mỗi tiết là 45 phút. Mỗi ngày có thể bố trí học từ 1 đến 2 buổi, mỗi ngày không học quá 6 tiết, mỗi tuần không bố trí học quá 32 tiết lý thuyết. Thời gian thực tập, thực tế tốt nghiệp được tính theo giờ, mỗi ngày không bố trí quá 8 giờ.

Chương trình gồm 8 học phần (05 học phần chuyên môn, 02 học phần thực tập nghề nghiệp và 01 học phần thực tập tốt nghiệp), mỗi học phần đã được xác định số đơn vị học trình (bao gồm số đơn vị học trình lý thuyết và thực hành). Để thống nhất nội dung giữa các trường, trong chương trình có đề cập tới chương trình chi tiết các học phần, các trường có thể áp dụng để lập kế hoạch đào tạo. Tuy nhiên, để phù hợp với tính đặc thù của mỗi trường, Hiệu trưởng các trường có thể đề xuất và thông qua Hội đồng đào tạo của trường để điều chỉnh từ 20 đến 30% nội dung cho phù hợp với tính đặc thù của địa phương, nhưng không làm thay đổi mục tiêu đào tạo của chương trình và học phần.

Chương trình mỗi học phần bao gồm: mục tiêu, nội dung, hướng dẫn thực hiện học phần và tài liệu tham khảo để dạy và học.

Nội dung học phần đề cập đến tên các bài, số tiết học từng bài, đủ 100% tổng số tiết của học phần.

Phần thực tập tốt nghiệp, bố trí thành một học phần, thực hiện tại khoa Gây mê hồi sức, phòng Hồi sức của các bệnh viện tỉnh/thành phố nhằm nhấn mạnh đào tạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp.

2. Thực hiện các học phần:

Các học phần trong chương trình đào tạo Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức bao gồm:

+ Giảng dạy lý thuyết

+ Thực tập tại phòng thực hành của nhà trường

+ Thực tập tại Khoa Gây mê hồi sức, Khoa hồi sức cấp cứu, phòng hồi tỉnh của bệnh viện.

3. Phương pháp dạy/học:

- Coi trọng tự học của học viên;

- Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/học tích cực;

- Đảm bảo giáo trình và tài liệu tham khảo cho học viên;

- Tăng cường hiệu quả buổi thực tập trong phòng thực hành của nhà trường.

4. Đánh giá học viên:

Việc đánh giá kết quả học tập của học viên trong quá trình đào tạo và thi tốt nghiệp khoá học được thực hiện theo Quyết định số 40/2007/BGD&ĐT ngày 01/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.

 

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC MÔN HỌC/HỌC PHẦN

Học phần 1: DƯỢC LÝ GÂY MÊ HỒI SỨC

Số học phần: 1

Số đơn vị học trình: 2 ( LT2- TH 0)

Số tiết học: 30 tiết lý thuyết

MỤC TIÊU

1. Trình bày được những đặc điểm cơ bản về dược động học và dược lực học của một số thuốc thường dùng trong Gây mê hồi sức, hồi sức cấp cứu;

2. Trình bày được chỉ định, chống chỉ định, liều lượng của các thuốc đã học trong chương trình;

3. Kể được các đường dùng thuốc trong gây mê hồi sức. Phát hiện, phòng ngừa được những tai biến có thể xảy ra do dùng thuốc trong gây mê hồi sức.

NỘI DUNG

TT

Chủ đề/ bài học

Số tiết học

LT

TH

1

Bài mở đầu

1

 

 

Chương I: Thuốc tiền mê, An thần

 

 

2

Dược chất kháng Cholin ( Atropin, Scopolamin)

1

 

4

Benzodiazepin

2

 

5

Các thuốc tiền mê khác: Kháng Histamin...

1

 

 

Chương II: Thuốc giảm đau trung ương và ngoại biên

 

 

6

Thuốc giảm đau họ Morphin

2

 

7

Thuốc đối kháng nhóm giảm đau trung ương

1

 

8

Thuốc giảm đau ngoại biên- Kháng viêm PhiSteroid

1

 

 

Chương III: Thuốc gây mê tĩnh mạch

 

 

9

Thiopental và các thuốc cùng nhóm

2

 

10

Propofol

2

 

11

Ketamin

1

 

12

Etomidate và các thuốc mê tĩnh mạch khác

1

 

 

Chương IV: Thuốc gây mê hô hấp

 

 

13

Đại cương về thuốc mê hô hấp

1

 

15

Halothane và nhóm thuốc mê họ Halothane

3

 

16

Vôi Soda

1

 

 

Chương V: Những nhóm thuốc khác

 

 

17

Thuốc giãn cơ và thuốc giải giãn cơ

4

 

18

Các thuốc tê thường dùng

3

 

19

Các thuốc vận mạch cấp cứu

2

 

20

Các dung dịch truyền thường dùng

2

 

 

Tổng cộng

30

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỌC PHẦN:

Giảng dạy:

Lý thuyết: Thuyết trình ngắn và các phương pháp dạy học tích cực

Đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra hệ số 1

- Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra hệ số 2

- Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống với câu hỏi trắc nghiệm.

TÀI LIỆU DẠY HỌC VÀ THAM KHẢO:

- Bài giảng Gây mê hồi sức, Bộ môn Gây mê hồi sức Trường đại học Y Hà Nội;

- Bài giảng Gây mê hồi sức, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh;

- Dược lý thuốc mê và giãn cơ, Nhà xuất bản Y học 2000.

Học phần 2: KỸ THUẬT THỰC HÀNH GÂY MÊ HỒI SỨC

Số học phần: 1

Số ĐVHT: 4 (2 LT- 2TH)

Số tiết học: 94 tiết (32 LT- 62 TH)

MỤC TIÊU

1. Trình bày và thực hiện được cách vận hành, bảo quản một số phương tiện, máy móc thường sử dụng trong Gây mê hồi sức;

2. Sử dụng và bảo quản được các phương tiện kỹ thuật của gây mê, hồi sức;

3. Trình bày được nguyên tắc vô khuẩn, thực hiện được các kỹ thuật tiệt khuẩn, khử khuẩn tại khoa gây mê hồi sức;

4. Trình bày và thực hiện được nội dung chuẩn bị, theo dõi trong gây mê gây tê, các kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân, cấp cứu hô hấp và tuần hoàn.

NỘI DUNG

TT

Chủ đề/ bài học

Số tiết học

 

 

LT

TH

1

Bài mở đầu

1

0

2

Vô khuẩn, tiệt khuẩn trong khu phẫu thuật

3

4

3

Máy thở

1

2

4

Máy gây mê

2

2

5

Bàn mổ, máy hút

1

4

6

Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ trước khi gây mê, gây tê

0

2

7

Cấu tạo, công dụng bảo quản các loại ống sonde, ống nội khí quản, mask, ambu, đèn đặt nội khí quản

2

2

8

Giới thiệu các thuốc dùng trong gây mê, pha thuốc gây mê

0

4

9

Tư thế bệnh nhân trong gây mê, gây tê

1

4

10

Truyền dịch, truyền máu và sử dụng bơm tiêm điện

2

4

11

Rửa tay, mặc áo và đi găng vô khuẩn

1

4

12

Hút dịch dạ dày, rửa dạ dày

1

2

13

Ghi phiếu gây mê

1

2

14

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn trong gây mê - monitoring

4

4

15

Đón và chuẩn bị bệnh nhân trước khi gây mê, gây tê

0

2

16

Kỹ thuật thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực

0

2

17

Hô hấp hỗ trợ, hô hấp nhân tạo và thở máy

4

4

18

Điện tim

6

6

19

Mở khí quản và chăm sóc mở khí quản

1

2

20

Kỹ thuật thông tiểu

0

2

21

Chuẩn bị dụng cụ cho phẫu thuật

1

4

 

Tổng cộng

32

62

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỌC PHẦN:

Giảng dạy:

- Lý thuyết: Thuyết trình và sử dụng các phương pháp dạy/ học tích cực;

- Thực hành: Thực tập tại phòng thực hành của nhà trường, sử dụng các mô hình, máy móc, dụng cụ để hướng dẫn học sinh.

Đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra hệ số 1

- Kiểm tra định kỳ: 2 điểm kiểm tra hệ số 2

- Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống với câu hỏi trắc nghiệm.

- Thực hành: Thực hiện kỹ thuật tại phòng thực hành của trường.

TÀI LIỆU DẠY HỌC VÀ THAM KHẢO:

- Giáo trình Kỹ thuật lâm sàng trong gây mê hồi sức, Bộ môn Gây mê hồi sức, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế trung ương I, năm 2003;

- Bài giảng Gây mê hồi sức, Bộ môn Gây mê hồi sức Trường Đại học Y Hà Nội;

- Điều dưỡng cơ bản – Nhà xuất bản Y học.

Học phần 3: GÂY MÊ - GÂY TÊ CƠ BẢN

Số học phần: 1

Số ĐVHT: 5 (4 LT- 1TH)

Số tiết học: 90 tiết (60 LT- 30 TH)

MỤC TIÊU

1. Trình bày được nội dung chuẩn bị bệnh nhân, chuẩn bị phương tiện, thuốc, máy móc cho gây mê gây tê;

2. Trình bày được nội dung các kỹ thuật tiền mê, gây mê, gây tê và nội dung chăm sóc, theo dõi bệnh nhân trước, trong, sau gây mê gây tê; ứng dụng được các kiến thức chuyên môn vào thực hành lâm sàng.

NỘI DUNG

TT

Chủ đề/ bài học

Số tiết học

 

 

LT

TH

1

Lịch sử gây mê hồi sức

1

 

2

Đại cương về các phương pháp vô cảm

1

 

3

Thăm khám và chuẩn bị bệnh nhân trước khi gây mê, gây tê

3

4

4

Tiền mê

2

 

5

Các hệ thống gây mê

3

 

6

Triệu chứng gây mê

2

 

7

Đặt ống nội khí quản, Mask thanh quản

4

6

8

Gây mê nội khí quản

3

4

9

Gây mê tĩnh mạch

2

 

10

Gây mê hô hấp

3

4

11

Đại cương về gây tê - tai biến trong gây tê

2

 

12

Gây tê tĩnh mạch

1

 

13

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay

2

4

14

Gây tê tuỷ sống

3

4

15

Gây tê ngoài màng cứng

3

4

16

Những tai biến thường gặp trong gây mê

4

 

17

Thiếu Oxy thừa CO2 trong gây mê

4

 

18

Gây mê hồi sức trong phẫu thuật ổ bụng

3

 

18

Gây mê hồi sức trong phẫu thuật trẻ em

4

 

20

Gây mê hồi sức trong phẫu thuật người già

2

 

21

Gây mê hồi sức trong phẫu thuật cấp cứu

3

 

22

Gây mê hồi sức trong phẫu thuật sản khoa

4

 

 

Tổng cộng

60

30

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỌC PHẦN:

Giảng dạy:

- Lý thuyết: Thuyết trình và sử dụng các phương tiện dạy/học tích cực;

- Thực hành: Thực tập tại phòng thực hành của nhà trường, sử dụng mô hình, máy móc, dụng cụ để hướng dẫn học sinh.

Đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1

- Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra hệ số 2

- Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống với câu hỏi trắc nghiệm.

- Thực hành: Thực hiện kỹ thuật tại phòng thực hành.

TÀI LIỆU DẠY HỌC VÀ THAM KHẢO

- Giáo trình Gây mê gây tê, Bộ môn Gây mê hồi sức, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế trung ương I, năm 2003;

- Bài giảng Gây mê hồi sức, Bộ môn Gây mê hồi sức Trường Đại học Y Hà Nội;

- Giáo trình Gây mê hồi sức - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

Học phần 4: GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG CÁC CHUYÊN KHOA VÀ BỆNH LÝ

Số học phần: 1

Số ĐVHT: 2 (2 LT- 0TH)

Số tiết học: 30 tiết lý thuyết

MỤC TIÊU

1. Trình bày được những kiến thức cơ bản về chuẩn bị, theo dõi khi gây mê hồi sức trong phẫu thuật trên bệnh nhân mắc một số bệnh cấp tính, mãn tính;

2. Trình bày được những kiến thức cơ bản về chuẩn bị, theo dõi khi gây mê hồi sức trong một số phẫu thuật chuyên khoa, gây mê hồi sức trong mổ nội soi.

NỘI DUNG

TT

Chủ đề/ bài học

Số tiết học

LT

TH

1

Bài mở đầu

1

 

2

Gây mê hồi sức bệnh nhân chấn thương

3

0

3

Gây mê hồi sức bệnh nhân có bệnh tim

2

0

4

Gây mê hồi sức trên bệnh nhân mắc bệnh hô hấp (hen phế quản, lao,...)

4

0

5

Gây mê hồi sức bệnh nhân mắc bệnh gan, mật

2

0

6

Gây mê hồi sức bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

2

0

7

Gây mê hồi sức trong phẫu thuật tuyến giáp

2

0

8

Gây mê hồi sức trên bệnh nhân cao huyết áp

2

0

9

Các kỹ thuật gây mê hồi sức đặc biệt (tuần hoàn ngoài cơ thể, hạ huyết áp chỉ huy, hạ thân nhiệt)

3

0

10

Gây mê hồi sức trong phẫu thuật răng - hàm - mặt

2

0

11

Gây mê hồi sức trong phẫu thuật tai - mũi-họng

2

0

12

Gây mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi ổ bụng

2

0

13

Gây mê hồi sức trong phẫu thuật mắt

1

0

14

Gây mê hồi sức trong phẫu thuật sọ não

2

0

Tổng cộng

30

0

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

Giảng dạy:

- Lý thuyết: Thuyết trình ngắn và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

Đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra hệ số 1

- Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra hệ số 2

- Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống với câu hỏi trắc nghiệm.

TÀI LIỆU DẠY- HỌC VÀ THAM KHẢO

- Bài giảng Gây mê hồi sức, Bộ môn Gây mê hồi sức Trường Đại học Y Hà Nội;

- Giáo trình Gây mê hồi sức Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh;

- Bệnh học nội khoa T1, T2- Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, 2002;

- Bệnh học ngoại khoa T1, T2 - Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, 2002.

Học phần 5: HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ

Số học phần: 1

Số ĐVHT: 2 (2 LT- 0TH)

Số tiết học: 30 tiết lý thuyết

MỤC TIÊU

1. Trình bày được những kiến thức cơ bản về chăm sóc, theo dõi bệnh nhân sau mổ, bệnh nhân nặng (sốc, hôn mê, ngộ độc), bệnh nhân thở máy;

2. Ứng dụng những kiến thức đã học trong cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân sau mổ.

NỘI DUNG

TT

Chủ đề/bài học

Số tiết học

LT

TH

1

Bài mở đầu

1

0

2

Nguyên lý cơ bản trong hồi sức cấp cứu

2

0

3

Sốc phản vệ và dị ứng thuốc

2

0

4

Hồi sức chăm sóc bệnh nhân sau mổ

4

0

5

Hồi sức và chăm sóc Shock chấn thương

2

0

6

Truyền máu

2

0

7

Chăm sóc bệnh nhân hôn mê

3

0

8

Hồi sức và chăm sóc bệnh nhân ngộ độc

4

0

9

Chăm sóc bệnh nhân thở máy

3

0

10

Hồi sức sơ sinh

1

0

11

Hồi sức ngừng tuần hoàn

2

0

12

Cân bằng nước điện giải

2

0

13

Hồi sức và chăm sóc bệnh nhân suy thận cấp

2

0

Tổng cộng

30

0

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Giảng dạy:

- Lý thuyết: Thuyết trình ngắn và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

Đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra hệ số 1

- Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra hệ số 2

- Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống với câu hỏi trắc nghiệm.

TÀI LIỆU DẠY HỌC VÀ THAM KHẢO

- Bài giảng Gây mê hồi sức, Bộ môn Gây mê hồi sức Trường Đại học Y Hà Nội;

- Hồi sức cấp cứu, Nhà xuất bản Y học.

Học phần lâm sàng 1: THỰC TẬP LÂM SÀNG I

Số học phần: 1

Số ĐVHT: 5 (0 LT- 5TH)

Số tiết học: 200 giờ thực hành lâm sàng tại Khoa Gây mê hồi sức và Khoa Hồi sức cấp cứu.

MỤC TIÊU

1.Thực hiện được công tác đón tiếp, giao tiếp với bệnh nhân;

2. Chuẩn bị được bệnh nhân, thuốc, phương tiện máy móc cho gây mê, gây tê;

3. Làm được các kỹ thuật chăm sóc và theo dõi bệnh nhân trước, trong và sau gây mê gây tê, bệnh nhân hồi sức tích cực;

4. Sử dụng được các phương tiện theo dõi bệnh nhân, các phương tiện khác sử dụng trong phòng mổ, phòng hồi sức;

5. Thực hiện được công tác vô khuẩn tiệt khuẩn trong khoa Gây mê hồi sức.

NỘI DUNG

TT

Nội dung

Chỉ tiêu
(số lần)

1

Đón tiếp bệnh nhân vào phòng mổ/phòng hồi sức

5

2

Chuẩn bị bệnh nhân trước gây mê/gây tê

5

3

Tiền mê

5

4

Chuẩn bị phương tiện, thuốc cho gây mê

5

5

Chuẩn bị phương tiện, thuốc cho gây tê

5

6

Đặt ống nội khí quản

5

7

Bóp bóng hỗ trợ, chỉ huy hô hấp

5

8

Phụ giúp bác sỹ trong gây mê

15

9

Phụ giúp bác sỹ trong gây tê

10

10

Chăm sóc bệnh nhân trong gây mê

10

11

Chăm sóc bệnh nhân trong gây tê

10

12

Chăm sóc bệnh nhân sau gây mê

10

13

Chăm sóc bệnh nhân sau gây tê

10

14

Theo dõi bệnh nhân và ghi phiếu gây mê

10

15

Chăm sóc bệnh nhân thở máy

5

16

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ

5

17

Chăm sóc bệnh nhân hôn mê

3

18

Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc

3

19

Chăm sóc bệnh nhân sốc

5

20

Chăm sóc bệnh nhân suy thận cấp

2

21

Khử khuẩn, tiệt khuẩn phương tiện dụng cụ phẫu thuật và phương tiện dụng cụ trong khoa gây mê hồi sức

5

22

Chuẩn bị dụng cụ cho phẫu thuật

2

Phương pháp dạy/học:

Học viên thực tập lâm sàng tại các khoa/phòng Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của giảng viên.

Đánh giá:

Thi kết học phần: Thực hiện kỹ thuật trên người bệnh, làm kế hoạch chăm sóc, ghi phiếu gây mê.

Học phần lâm sàng 2: THỰC TẬP LÂM SÀNG II

Số học phần: 1

Số ĐVHT: 4 (0 LT- 4TH)

Số tiết học: 160 giờ thực hành lâm sàng tại Khoa Gây mê hồi sức và Khoa Hồi sức cấp cứu.

MỤC TIÊU

1.Thực hiện tốt công tác đón tiếp bệnh nhân, chuẩn bị bệnh nhân, thuốc và phương tiện máy móc cho gây mê gây tê;

2. Làm được các kỹ thuật chăm sóc và theo dõi bệnh nhân trước, trong và sau gây mê gây tê cho các bệnh nhân mổ chuyên khoa, mổ nội soi;.

3. Sử dụng được phương tiện theo dõi bệnh nhân, máy thở, máy gây mê, máy theo dõi và các phương tiện khác sử dụng trong phòng mổ;

4. Thực hiện được hoặc phụ cho các kỹ thuật gây mê, gây tê.

NỘI DUNG

TT

Nội dung

Chỉ tiêu
(số lần)

1

Đón tiếp bệnh nhân vào phòng mổ

5

2

Chuẩn bị bệnh nhân trước gây mê/gây tê

5

3

Tiền mê

5

4

Chuẩn bị phương tiện, thuốc cho gây mê

5

5

Chuẩn bị phương tiện, thuốc cho gây tê

5

6

Bóp bóng hỗ trợ, chỉ huy hô hấp

5

7

Đặt ống nội khí quản

5

8

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê mổ cấp cứu

10

9

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê mổ tiêu hoá

5

10

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê/gây tê mổ chấn thương

5

11

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê/gây tê mổ tiết niệu

5

12

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê/ gây tê mổ sản

5

13

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê mổ trẻ em

5

14

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê mổ người già

5

15

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê mổ tai mũi họng

5

16

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê mổ răng - hàm - mặt

5

17

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê/gây tê mổ mắt

5

18

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê/gây tê mổ nội soi

5

19

Chăm sóc bệnh nhân thở máy

5

20

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ

5

21

Theo dõi bệnh nhân và ghi phiếu gây mê

5

22

Khử khuẩn, tiệt khuẩn phương tiện dụng cụ phẫu thuật và phương tiện dụng cụ trong khoa gây mê hồi sức

3

Phương pháp dạy/học:

Học viên thực tập lâm sàng tại các khoa/phòng Gây mê hồi sức, phòng hồi tỉnh dưới sự hướng dẫn kèm cặp của giảng viên.

Đánh giá:

Thi kết học phần: Thực hiện kỹ thuật trên người bệnh, làm kế hoạch chăm sóc, ghi phiếu gây mê, bệnh án gây mê.

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Số học phần: 1

Số ĐVHT: 4 (0 LT- 4TH)

Số tiết học: 160 giờ thực hành lâm sàng tại Khoa Gây mê hồi sức và Phòng Hồi tỉnh của bệnh viện tỉnh/thành phố.

MỤC TIÊU

1.Thực hiện tốt công tác đón tiếp, giao tiếp với bệnh nhân;

2. Làm được các kỹ thuật chăm sóc và theo dõi bệnh nhân trước, trong và sau gây mê, gây tê, bệnh nhân phòng hồi tỉnh;

3. Sử dụng được các phương tiện theo dõi bệnh nhân, máy thở, máy gây mê và các phương tiện khác sử dụng trong phòng mổ;

4. Thực hiện được hoặc phụ cho các kỹ thuật gây mê, gây tê đã học;

5. Đánh giá được bệnh nhân trước mổ, chuẩn bị bênh nhân trước gây mê gây tê, lựa chọn được phương pháp vô cảm, thuốc dùng trong gây mê, gây tê, phát hiện và xử trí được một số tai biến thông thường trong và sau gây mê, gây tê.

NỘI DUNG

- Học viên ứng dụng kiến thức kỹ năng đã học vào thực tế tại các Khoa/phòng Gây mê hồi sức, phòng hồi tỉnh các cơ sở y tế nhằm hoàn thiện kỹ năng để chuẩn bị cho thi tốt nghiệp.

- Nội dung thực tế và các chỉ tiêu tay nghề như sau:

TT

Nội dung

Chỉ tiêu
(số lần)

1

Đón tiếp bệnh nhân vào phòng mổ, chuẩn bị bệnh nhân trước gây mê,gây tê

10

2

Tiền mê

5

3

Chuẩn bị phương tiện, thuốc cho gây mê, gây tê

10

4

Bóp bóng hỗ trợ, chỉ huy hô hấp

10

5

Đặt ống nội khí quản

5

6

Phụ giúp bác sỹ trong gây mê, gây tê

10

7

Chăm sóc bệnh nhân trong và sau gây mê

10

8

Chăm sóc bệnh nhân trong và sau gây tê

10

9

Gây mê tĩnh mạch

5

10

Gây mê hô hấp

5

11

Phụ Gây tê vùng

5

12

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay

2

13

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê mổ cấp cứu

5

14

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê mổ tiêu hoá

5

15

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây tê, gây mê mổ chấn thương

5

16

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây tê, gây mê mổ tiết niệu

3

17

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây tê, gây mê mổ sản

5

18

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê mổ trẻ em

3

19

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê mổ người già

3

20

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê mổ chuyên khoa (tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt, mắt)

6

21

Phụ giúp bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân trong, sau gây mê,gây tê mổ nội soi

5

22

Chăm sóc bệnh nhân thở máy

5

23

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ

5

24

Theo dõi bệnh nhân và ghi phiếu gây mê

10

Phương pháp dạy học:

Học viên đi thực tế tại các khoa/phòng Gây mê hồi sức, phòng hồi tỉnh dưới sự quản lý, hướng dẫn của giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở thực tế dựa vào mục tiêu, nội dung và chỉ tiêu nêu trên.

Đánh giá:

Cuối đợt thực tế tốt nghiệp, mỗi học viên được đánh giá bằng cách: Thực hiện một số kỹ thuật trên người bệnh theo quy trình kỹ thuật, ghi phiếu gây mê/bệnh án gây mê, kết hợp với điểm chỉ tiêu tay nghề trong sổ thực tế.

 

DANH SÁCH

CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế

2. Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế

3. Vụ Khoa học và đào tạo - Bộ Y tế

4. Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

5. Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội

6. Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh

7. Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

8. Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ

9. Trường Cao đẳng Y tế Huế

10. Trường Trung cấp Y tế Đắk Lắk

11. Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

12. Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hoà

13. Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương

14. Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ

15. Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2590/QĐ-BYT năm 2010 về Chương trình đào tạo Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 2590/QĐ-BYT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/07/2010
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Nguyễn Thị Kim Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/07/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản