- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 76/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 889/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2583/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 23 tháng 10 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 889/QĐ-TTG NGÀY 24/6/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1570 /TTr-SCT ngày 13/10/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 889/QĐ-TTG NGÀY 24/6/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2583/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh)
Thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (Kế hoạch), với các nội dung cụ thể sau:
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
Cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, trên địa bàn tỉnh.
Các Sở, Ban ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các đơn vị có liên quan cần xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của sản xuất và tiêu dùng bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Yêu cầu
Các Sở, Ban ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan quán triệt đầy đủ các nội dung của Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ; tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo chức năng, thẩm quyền phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
II. CÁC MỤC TIÊU SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG
1. Mục tiêu tổng quát
Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2021 - 2025
- Giảm 5 - 8% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ thể dệt may, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, giấy và chế biến thủy sản;
- 70% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững;
- Xây dựng, áp dụng 20 đến 30 mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững điển hình; phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững;
- 100% các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững;
- 85% các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy; xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại;
- Khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp đào tạo.
2.2. Đến năm 2030
- Thực thi có hiệu quả chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững;
- Giảm 7 - 10% mức tiêu hao nguyên nhiên liệu của các ngành sản xuất chính như dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, giấy, chế biến thủy sản và một số ngành sản xuất khác;
- 100% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững;
- Phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững;
- 100% các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững;
- 100% các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy.
III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Các nhiệm vụ
a) Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu có thể tái tạo, tái sinh
- Triển khai, hướng dẫn kỹ thuật và áp dụng các phương pháp, công nghệ kỹ thuật tốt nhất hiện có, thực hành môi trường tốt nhất nhằm khai thác hợp lý và giảm tổn thất tài nguyên trong các ngành công nghiệp;
- Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng các mô hình thu hồi, tái sử dụng và tái chế chất thải, các mô hình quản lý tổng hợp khai thác, chế biến và chế tạo, sản xuất và sử dụng bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và năng lượng tái tạo cho các ngành công nghiệp;
- Khuyến khích phát triển các dự án năng lượng mới như năng lượng mặt trời,… tại các doanh nghiệp và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh để phục vụ sản xuất và sinh hoạt nhằm giảm sử dụng nhiên vật liệu hóa thạch.
b) Thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng
Xây dựng, hướng dẫn đào tạo, phổ biến và nhân rộng các mô hình, thực hành tốt và thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm dệt may, thủ công mỹ nghệ, bao bì, gia dụng và các sản phẩm có tiềm năng trên địa bàn tỉnh.
c) Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững; phát triển mạng lưới liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; phổ biến và nhân rộng các mô hình đổi mới sinh thái trong các ngành nghề chế biến thực phẩm, nước giải khát, bao bì và các ngành kinh tế khác; hướng dẫn kỹ thuật về quản lý vòng đời sản phẩm, các sản phẩm hóa chất theo các cam kết và thông lệ quốc tế;
- Xây dựng, áp dụng, phổ biến và nhân rộng các mô hình công nghiệp; mô hình khu, cụm công nghiệp, làng nghề sinh thái và bền vững; phát triển mạng lưới liên kết bền vững giữa sản xuất tiểu thủ công nghiệp và sản xuất công nghiệp;
- Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực nhằm thực hiện các yêu cầu, quy định kỹ thuật về môi trường và phát triển bền vững của các bên liên quan trong chuỗi; xây dựng các tài liệu hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ triển khai và nhân rộng các mô hình về chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững, chuỗi cung ứng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; các mô hình nông nghiệp hữu cơ, mô hình nuôi trông bền vững;
- Hỗ trợ xây dựng và áp dụng phổ biến, nhân rộng các thực hành tốt về sản xuất sạch hơn, các mô hình về quản lý và sử dụng nước hiệu quả; các mô hình về giảm thiểu, thu hồi, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải; các mô hình kinh tế tuần hoàn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên liệu trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
d) Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững
- Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần phân phối xanh, bền vững bao gồm các trung tâm hậu cần xanh, hệ thống kho vận, giao nhận hàng hóa xanh, thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học sạch, thân thiện môi trường trong các hoạt động phân phối, vận chuyển hàng hóa;
- Khuyến khích sản xuất và sử dụng phương tiện vận tải thân thiện môi trường, ít phát thải khí nhà kính; xây dựng và triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển và nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng tại các đô thị, thị phần vận tải hàng hóa bằng đường thủy, vận tải ven biển và đường sắt; triển khai ứng dụng công nghệ xử lý khí thải, công nghệ mới, năng lượng thay thế nhiên liệu truyền thống, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải, ưu tiên trong vận tải công cộng;
- Hỗ trợ hình thành các trung tâm dịch vụ sửa chữa, bảo hành, phục hồi, thu hồi các sản phẩm sau sử dụng; thí điểm áp dụng mô hình cho thuê sản phẩm, thiết bị theo mô hình kinh tế chia sẻ với các hoạt động từ sản xuất, phân phối, cho thuê, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, phục hồi và thu hồi xử lý do nhà sản xuất cung cấp;
- Xây dựng, tổ chức mạng lưới liên kết bền vững giữa các cơ sở phân phối, bán lẻ với các nhà cung ứng về nguyên liệu, hàng hóa và sản phẩm thân thiện môi trường; thiết kế hình thành khu vực, gian hàng xanh trưng bày các sản phẩm thân thiện môi trường; thúc đẩy phân phối và tiêu dùng bền vững đối với sản phẩm thân thiện môi trường được sản xuất trong nước; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, khó phân hủy tại các chợ dân sinh, siêu thị và trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối sản phẩm của doanh nghiệp;
- Xây dựng tiêu chí, hướng dẫn thực hiện chứng nhận doanh nghiệp, cơ sở phân phối bền vững; chứng nhận và dán nhãn công trình thương mại xanh; cung cấp hỗ trợ thông tin nhận diện đối với các hệ thống, kênh phân phối xanh và bền vững;
- Hướng dẫn, triển khai áp dụng các mô hình sử dụng các nguyên vật liệu, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng chất thải; áp dụng các giải pháp thân thiện môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại các trung tâm thương mại và siêu thị, các cơ sở và trung tâm phân phối sản phẩm của doanh nghiệp;
- Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các hoạt động xuất nhập khẩu bền vững, xây dựng các tài liệu hướng dẫn doanh nghiệp về các yêu cầu, quy định, cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường;
- Xây dựng mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi.
e) Thúc đẩy dán nhãn và chứng nhận nhãn sinh thái
- Triển khai chứng nhận và dán nhãn sinh thái gồm nhãn xanh, nhãn năng lượng, nhãn các bon, nhãn tái chế và các nhãn sinh thái khác cho các sản phẩm của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Tuyên truyền, cung cấp thông tin, nâng cao năng lực về nhãn sinh thái cho các doanh nghiệp, tổ chức và người tiêu dùng;
- Thực hiện chứng nhận nhãn du lịch bền vững, nhãn xanh cho cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; nhãn xanh đối với các công trình xây dựng, các cơ sở và trung tâm thương mại.
f) Đẩy mạnh phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng
- Hướng dẫn áp dụng và phổ biến các thực hành tốt về tiếp cận và phát triển thị trường bền vững; hướng dẫn phổ biến về tiêu dùng bền vững đối với các sản phẩm hữu cơ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường;
- Xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái trong các hội chợ đa ngành và chuyên ngành;
- Hướng dẫn lập các báo cáo về phát triển bền vững phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định tại Việt Nam, cung cấp thông tin về sản xuất kinh doanh bền vững cho người tiêu dùng.
g) Đẩy mạnh mua sắm bền vững
- Hướng dẫn phổ biến áp dụng về mua sắm bền vững đối với các sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường phù hợp quy định trong nước và quốc tế;
- Hướng dẫn, phổ biến và nhân rộng các thực hành tốt về mua sắm công xanh.
h) Nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và thực hành lối sống bền vững
- Xây dựng và thực hành các mô hình về lối sống bền vững, hướng dẫn thực hành tốt về lối sống bền vững; tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
- Triển khai các mô hình, các thực hành tốt về du lịch bền vững, lồng ghép quảng bá và giới thiệu các sản phẩm truyền thống, thân thiện môi trường;
- Xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo trực tuyến trong nước và quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững; lồng ghép các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong các chương trình giảng dạy, đào tạo tại các cấp học;
- Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan.
i) Thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với chất thải
- Đẩy mạnh áp dụng, phổ biến và nhân rộng các mô hình phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải, phế liệu; xây dựng tài liệu, đào tạo, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn đối với chất thải, cụ thể chất thải trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, điện tử, hóa chất, nhựa, giấy, vật liệu xây dựng và chất thải của các ngành kinh tế khác;
- Đẩy mạnh kết nối cung cầu, phát triển thị trường về sản phẩm và công nghệ môi trường, sản phẩm và công nghệ tái chế và công nghệ các bon thấp;
- Từng bước xây dựng và áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực tiêu dùng, khuyến khích chuyển đổi từ việc tiêu dùng và sở hữu hàng hóa sang tiêu dùng và sử dụng dịch vụ trong cuộc sống.
k) Đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững
Các cơ quan truyền thông trong tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người tiêu dùng tại địa phương.
l) Phát triển khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững
- Xây dựng và thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, kinh tế tuần hoàn giai đoạn 2021 - 2030; hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững;
- Tổ chức kết nối, tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn;
- Tăng cường công tác thẩm định công nghệ các dự án đầu tư theo thẩm quyền. Hướng dẫn, quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh gồm chuyển giao công nghệ, đánh giá, định giá, giám định công nghệ, môi giới và tư vấn chuyển giao công nghệ, các dịch vụ chuyển giao công nghệ khác theo quy định.
m) Thúc đẩy tiếp cận và hỗ trợ tài chính xanh
- Đẩy mạnh áp dụng các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; hỗ trợ đầu tư sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm tái chế;
- Nâng cao năng lực về tài chính xanh thúc đẩy thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức liên quan tiếp cận về tài chính xanh.
2. Giải pháp thực hiện
Các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiến hành rà soát, lồng ghép và gắn kết nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững vào trong các chương trình, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong các chương trình hiện có.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh, trung ương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Hàng năm, căn cứ vào khả năng ngân sách, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thẩm định, tổng hợp vào dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này. Sở Công Thương có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; hàng năm tổng hợp, đề xuất cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực xã hội để triển khai các nhiệm vụ trong Kế hoạch đề ra.
2. Các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao (Tại mục II và Phụ lục đính kèm) xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai và tổ chức thực hiện. Thực hiện công tác sơ kết và tổng kết các hoạt động; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương trước ngày 15/12 hàng năm để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; Bộ Công Thương theo quy định.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Kế hoạch, các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chủ động đề xuất, gửi Sở Công Thương để tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 2583/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh Hòa Bình)
STT | Nội dung | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Sản phẩm |
1 | Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về sản xuất và tiêu dùng bền vững | Sở Công Thương | Các Sở, Ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các DN, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Các đơn vị khác có liên quan | Hàng năm | Lớp tập huấn |
2 | Tổ chức kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm hữu cơ trong các hội chợ đa ngành và chuyên ngành | Sở Công Thương | UBND các huyện, thành phố; các DN, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Các đơn vị khác có liên quan | Hàng năm | Chuyến kết nối |
3 | Xây dựng mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi | Sở Công Thương | UBND các huyện, thành phố; các DN, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Các đơn vị khác có liên quan | 2021- 2030 | Mô hình |
4 | Xây dựng và phát triển mạng lưới liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ với các nhà cung ứng về sản phẩm thân thiện môi trường. | Sở Công Thương | Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Các đơn vị khác có liên quan | 2021- 2030 | Mô hình |
5 | Đánh giá cơ hội cạnh tranh, tham gia vào chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững đối với ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh | Sở Công Thương | Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Các đơn vị khác có liên quan | 2021- 2030 | Cuộc khảo sát |
6 | Hướng dẫn mô hình "Điểm kinh doanh xanh" cung cấp các sản phẩm thông minh, thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị sử dụng của người tiêu dùng | Sở Công Thương | UBND các huyện, thành phố; các DN, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Các đơn vị khác có liên quan | 2021- 2030 | Mô hình |
7 | Phổ biến nhân rộng mô hình cụm công nghiệp sinh thái và bền vững | Sở Công Thương | Các Sở, Ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các đơn vị khác có liên quan | 2021- 2030 | Mô hình |
8 | Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững | Sở Công Thương | Các Sở, Ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các đơn vị khác có liên quan | Hàng năm | Cuộc tuyên truyền |
9 | Xây dựng tài liệu, tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, các mô hình, thực hành tốt về sản xuất tiêu dùng bền vững | Sở Thông tin và Truyền thông | Các Sở, Ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các đơn vị khác có liên quan | 2021- 2030 | Các ấn phẩm |
10 | Phổ biến và nhân rộng các thực hành tốt về thu gom, giảm thiểu và tái sử dụng chất thải | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, Ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các đơn vị khác có liên quan | 2021- 2030 | Mô hình |
11 | Xây dựng, hướng dẫn, phổ biến các mô hình quản lý, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm bền vững tài nguyên thiên nhiên; các mô hình quản lý tổng hợp khai thác và sử dụng bền vững tại các khu vực khoáng sản | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, Ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các đơn vị khác có liên quan | 2021- 2030 | Mô hình |
12 | Xây dựng mô hình về lối sống bền vững, hướng dẫn thực hành tốt về lối sống bền vững | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Các Sở, Ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các đơn vị khác có liên quan | 2021- 2030 | Mô hình |
13 | Xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ; mô hình nuôi trồng bền vững; mô hình làng nghề sinh thái và bền vững | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các Sở, Ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các đơn vị khác có liên quan | 2021- 2030 | Mô hình |
14 | Xây dựng các tài liệu hướng dẫn về chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững; quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các Sở, Ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các đơn vị khác có liên quan | 2021- 2030 | Tài liệu; Quy trình |
15 | Đào tạo, hỗ trợ triển khai và nhân rộng các mô hình phát triển làng nghề bền vững, mô hình về chuỗi cung ứng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; mô hình nông nghiệp hữu cơ | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các Sở, Ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các đơn vị khác có liên quan | 2021- 2030 | Mô hình |
16 | Phổ biến nhân rộng mô hình khu công nghiệp sinh thái và bền vững | Ban Quản lý các Khu công nghiệp | Các Sở, Ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các đơn vị khác có liên quan | 2021- 2030 | Mô hình |
17 | Xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo trực tuyến trong nước và quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững; lồng ghép các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong các chương trình giảng dạy, đào tạo tại các cấp học | Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động Thương binh và Xã hội | Các Sở, Ban ngành; UBND các huyện, thành phố; các đơn vị khác có liên quan | Hàng năm | Chương trình |
18 | Tổ chức kết nối, tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững | Sở Khoa học và Công nghệ | Các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Các đơn vị khác có liên quan | Hàng năm | Cuộc kết nối |
- 1Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2022 hành động về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2030
- 2Kế hoạch 293/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Kế hoạch 391/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 4Kế hoạch 333/KH-UBND năm 2022 về kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 76/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 889/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2022 hành động về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2030
- 5Kế hoạch 293/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Kế hoạch 391/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 7Kế hoạch 333/KH-UBND năm 2022 về kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
Quyết định 2583/QĐ-UBND năm 2020 Kế hoạch thực hiện Quyết định 889/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
- Số hiệu: 2583/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/10/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Bùi Đức Hinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/10/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết