- 1Nghị định 91/2005/NĐ-CP về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
- 2Thông tư 36/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 3Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2576/QĐ-UBND | Bình Dương, ngày 26 tháng 9 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ ban hành Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại công văn số 725/SVHTTDL-QLVH ngày 07/8/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tiêu chí, nhóm đường và danh mục tên để đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Giao Hội đồng Tư vấn đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng tỉnh căn cứ vào tiêu chí, nhóm đường và danh mục tên để tham mưu cho tỉnh đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh theo quy định; đồng thời cập nhật để đề xuất, bổ sung danh mục tên cho phù hợp và tuyên truyền phổ biến để mọi người được biết.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 26/9/2017 của UBND tỉnh)
1. Áp dụng các nguyên tắc quy định tại Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ; Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 17/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng tỉnh Bình Dương.
2. Không sử dụng tên các đơn vị hành chính để đặt tên đường trừ một số trường hợp đặc biệt đã được xem xét và thống nhất đưa vào Tiêu chí, nhóm và danh mục tên để đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng của tỉnh. Ví dụ như: Bình Dương, Phú Lợi, Bàu Bàng, Bạch Đằng, Trường Sa, Hoàng Sa,...
3. Nhân vật lịch sử có nhiều tên gọi như: tên húy, tên hiệu, tước hiệu, bút hiệu thì chỉ dùng một tên phổ biến nhất được đông đảo nhân dân biết đến để đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng.
4. Chọn tên của những Anh hùng liệt sĩ tiêu biểu, Mẹ Việt Nam anh hùng là liệt sĩ của tỉnh để đặt tên, đổi tên cho các tuyến đường và công trình công cộng. Riêng những người có công với đất nước, địa phương gắn bó với sự phát triển của tỉnh và khu vực Nam bộ phải là những người tiêu biểu và đã mất.
Để tên đường và công trình công cộng được sử dụng ổn định lâu dài và được sự đồng thuận của xã hội cần căn cứ trên những tiêu chí sau:
- Tính tiêu biểu, phổ biến: Danh nhân, nhân vật lịch sử được chọn để đặt tên phải là những người tiêu biểu, có tài, có đức, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương, có công lớn trong lĩnh vực văn hóa, khoa học, kỹ thuật được nhân dân suy tôn và thừa nhận.
Tên đường, công trình công cộng được đặt, đổi là những tên quen thuộc, gắn bó với lịch sử - văn hóa của đất nước, địa phương, ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân qua nhiều thế hệ.
Tính truyền thống:Danh nhân, nhân vật lịch sử là người địa phương có những đóng góp to lớn cho quê hương Bình Dương.
- Tính thẩm mỹ, giáo dục: Việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng cần đảm bảo tính văn học, thẩm mỹ. Nội dung tên cần thể hiện xuyên suốt chiều dài, dòng chảy lịch sử dân tộc, gắn với yếu tố văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân, góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam.
- Tính hệ thống: Phải đảm bảo tính logic, khoa học phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khắc phục những hạn chế như sự trùng lắp tên đường, tên không mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường và công trình công cộng để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công laocủa danh nhân. Phân loại đường và công trình công cộng theo nhóm như sau:
* Nhóm 1
1. Đại lộ, đường cao tốc, đoạn đường thuộc các tuyến quốc lộ hoặc tương đương đi qua đô thị (tối thiểu 06 làn xe ô tô).
2. Đường phố chính đô thị (tối thiểu 04 làn xe ô tô).
3. Công trình công cộng có quy mô lớn, có phạm vi phục vụ rộng rãi nhân dân trong và ngoài tỉnh, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.
* Nhóm 2
1. Đường phố chính đô thị (tối thiểu 04 làn xe ô tô) phục vụ giao thông liên khu vực, nối liền các khu dân cư tập trung, đường trục chính trong các khu công nghiệp, nối liền với các đường cao tốc, đại lộ, đường thuộc các tuyến quốc lộ.
2. Công trình công cộng có phạm vi phục vụ rộng rãi nhân dân trong tỉnh, có ý nghĩa về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.
* Nhóm 3
1. Đường khu vực (tối thiểu 02 làn xe ô tô) phục vụ giao thông giữa các phường trong thị xã, thành phố nối liền với các đường phố chính, đại lộ, quốc lộ, đường nội bộ đô thị, đường nhánh nội bộ trong các khu công nghiệp.
2. Công trình công cộng có phạm vi phục vụ nhân dân địa phương cấp huyện.
* Nhóm 4
Đường nội bộ (có quy mô 02 làn xe ôtô) giao thông trong phạm vi phường.
Căn cứ phân loại 04 nhóm trên, các địa phương, đơn vị đối chiếu với danh mục tên đường để đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng cho phù hợp với công trạng của danh nhân, ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện.
Danh mục tên để đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng được phân loại theo 06 nhóm sau:
1. Tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hóa của đất nước hoặc địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.
2. Danh từ, mỹ từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội là những danh từ chung như: Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ, Thống Nhất, Giải Phóng, Đồng Khởi, Hòa Bình, Thắng Lợi,…
3. Tên di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương và đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
4. Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương, các ngày quốc lễ: 3/2, 30/4, 2/9…
5. Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của địa phương và đất nước, trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc được nhân dân suy tôn và thừa nhận.
6. Tên các anh hùng tiêu biểu như: Mẹ Việt Nam anh hùng là liệt sĩ; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là liệt sĩ; Anh hùng lao động có nhiều đóng góp cho tỉnh.
V. DANH MỤC TÊN ĐỂ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
1. Nhân vật trong nước
STT | TÊN ĐƯỜNGVÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Xếp từng nhóm theo thứ tự a,b,c,...) | NHÓM ĐƯỜNG | PHÂN LOẠI NHÓM TÊN | GHI CHÚ |
1 | Âu Cơ | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Tổ mẫu sinh ra dân tộc Việt Nam theo truyền thuyết “bọc trăm trứng”. |
2 | Lạc Long Quân | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Thủy tổ sinh ra dân tộc Việt Nam theo truyền thuyết “bọc trăm trứng”. |
3 | Hùng Vương | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Vua Hùng, là tên hiệu của 18 vị thủ lĩnh tối cao của nhà nước Văn Lang(người Lạc Việt) từ 2879 TCN-258 TCN. |
4 | Lê Đại Hành (Lê Hoàn) | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tiền Lêtrị vì từ năm 980 đến 1005. 2 lần đánh thắng quân Tống trong trận Bạch Đằng và Bình Lỗ (981), chinh phạt Chiêm Thành mở rộng bờ cõi (982). |
5 | Nguyễn Huệ (Quang Trung) | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất. Ông là 1 trong 3 lãnh đạo của nhà Tây Sơn, có công trong việc chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh (1773 – 1783). |
6 | Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Vị vua sáng lập nhà Đinh. Năm 951, ông tập hợp dân chúng dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi vua (968). Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt Nam. |
7 | Lê Lợi (Lê Thái Tổ) | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng dân tộc, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giải phóng đất nước khỏi sự đô hộ của nhà Minh, vị vua khai sáng nhà Hậu Lê. |
8 | Ngô Quyền | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Vị vua sáng lập nhà Ngô. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỷ Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của nước ta. |
9 | Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Vị vua sáng lập nhà Lý, trị vì từ năm 1009 - 1028. Năm 1010, ông cho dời kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). |
10 | Lê Thánh Tông | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Tên thật là Lê Tư Thành, vua thứ năm nhà Hậu Lê. Trong giai đoạn trị vì (1460 - 1497), nước Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt. Thời kỳ này được gọi là “Thời kỳ thịnh trị Hồng Đức”. |
11 | Hai Bà Trưng | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Hai chị em ruột Trưng Trắc và Trưng Nhị là anh hùng dân tộc, khởi binh chống lại nhà Đông Hán năm 40. Trưng Trắc được tôn làm vua, xưng là Trưng Vương - vị nữ vương đầu tiên của nước ta. |
12 | Nguyễn Ái Quốc | Nhóm 1 | Danh nhân văn hoá | Một trong những tên gọi khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tên gọi này đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. |
13 | Trường Chinh | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương (1941-1956) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (7/1986 – 12/1986) |
14 | Nguyễn Văn Cừ | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Tổng Bí thư ĐCS Đông Dương (1938 - 1940) - Người đưa ra chủ trương xây dựng Mặt trận Dân chủ Đông Dương (Tại Hội nghị BCH TW 3/1938). |
15 | Trần Hưng Đạo | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng dân tộc, danh tướng nhà Trần – nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất với 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông vào các năm: 1258, 1285, 1288. |
16 | Phạm Văn Đồng | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 -1987. |
17 | Nguyễn Du | Nhóm 1 | Danh nhân văn hoá | Nguyễn Du là nhà thơ nổi tiếng, được suy tôn danh hiệu Đại thi hào dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới. Tác phẩm Truyện Kiều của ông được xem là truyện thơ kinh điển trong nền Văn học Việt Nam. |
18 | Lê Duẩn | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1960 – 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1976 đến 1986 |
19 | Văn Tiến Dũng | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Đại tướng QĐNDVN(1974). Ông là một trong những tướng lĩnh danh tiếng của nước ta, người chỉ huy trực tiếp chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. |
20 | Võ Nguyên Giáp | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Một trong những người góp công thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chỉ huy hầu hết các chiến dịch và chiến thắng lớn trong 2 cuộc kháng chiến. |
21 | Lý Thường Kiệt | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, người lãnh đạo phá Tống, bình Chiêm thắng lợi. Ông là người đã viết ra bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. |
22 | Võ Văn Kiệt | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Thủ tướng nước CHXHCNVN (1991-1997), một trong những lãnh đạo có công trong việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới và cải cách chính sách ở nước ta. |
23 | Nguyễn Văn Linh | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Tổng Bí thư Đảng CSVN(1986 -1991). Ông là người mở đường và có công lớn trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam. |
24 | Lê Hồng Phong | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Tổng Bí thư của Đảng CS Đông Dương(1935-1936), Ủy viên BCH Quốc tế Cộng sản (từ 7/1935). Ông là người chủ chốt trong việc củng cố cơ sở cách mạng trong nước sau cao trào 1930-1931. |
25 | Trần Phú | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Tổng bí thư đầu tiên Đảng Cộng sản Đông Dương(1930 - 1931). Ông là người khởi thảo “Luận cương chính trị” đầu tiên của Đảng. |
26 | Hà Huy Tập | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936 - 3/1938). Ông góp phần tích cực trong việc khôi phục sự lãnh đạo của ĐCSVN bị phá vỡ sau cao trào 1930-1931. |
27 | Tôn Đức Thắng | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1969 -1976) và là Chủ tịch của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1976 – 1980). |
28 | Nguyễn Chí Thanh | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Tên thật là Nguyễn Vịnh, được phong Đại tướng QĐNDVN năm 1959. Ông là người đề ra chiếnthuật đánh áp sátcủa Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh". |
29 | Nguyễn Trãi | Nhóm 1 | Danh nhân văn hoá | Nhà chính trị, nhà thơ, anh hùng dân tộc. Làm quan dưới 2 triều vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông, ônglà tác giả của “Bình Ngô Đại cáo” – Bản Tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nước ta. |
30 | Bà Triệu | Nhóm 1 | Nhân vật lịch sử | Tên thật là Triệu Thị Trinh, nữ anh hùng dân tộc. Năm 248, bà cùng anh trai khởi binh chống lại nhà Đông Ngô, chiếm được căn cứ quân sự lớn. |
31 | Chu Văn An | Nhóm 2 | Danh nhân | Ông là Nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần, là tấm gương sáng về thanh bạch, cương nghị, một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. |
32 | Nguyễn Lương Bằng | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Nhà hoạt động cách mạng và chính khách của nước ta, Phó Chủ tịch nước (1969-1979),đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô cũ (1952-1956). |
33 | Phan Bội Châu | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Danh sĩ, nhà hoạt động chính trị.Người khởi xướng thành lập Duy Tân hội (1904) và phát động phong trào Đông Du (1905). |
34 | Nguyễn Phúc Chu | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Chúa thứ 6 nhà Nguyễn, tại ngôi từ 1691- 1725. Người có công mở rộng bờ cõi vào phương Nam, lập phủ Gia Định, Đồng Nai (1698). |
35 | Võ Chí Công | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Tên thật là Võ Toàn, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCNVN(1987-1991) và nhiều chức vụ khác trong Chính phủ nước ta. |
36 | Lý Nam Đế (Lý Bí) | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Người đánh lui cuộc phản công của nhà Lương (542), sáng lập nhà Tiền Lý và đặt tên nước ta là Vạn Xuân. |
37 | Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan) | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Vị vua thời Bắc thuộc, anh hùng dân tộc, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chốngnhà Đường vào đầu thế kỷ thứ VIII. |
38 | Nguyễn Thị Định | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Nữ tướng đầu tiên QĐNDVN, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1987 – 1992) |
39 | Nguyễn Hoàng | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Chúa đầu tiên nhà Nguyễn (Chúa Tiên), Người đặt nền móng cho việc mở mang bờ cõi về phương Nam. |
40 | Phùng Hưng | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Lãnh tụ khởi nghĩa chống nhà Đường thời Bắc thuộc lần 3 (năm 791). Người được tôn là Bố Cái Đại Vương. |
41 | Nguyễn Thị Minh Khai | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Bí thư thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1936 – 1940. Bà còn là người bạn đời của Tổng Bí thư TW Đảng Lê Hồng Phong. |
42 | Phan Đăng Lưu | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam, phụ trách phong trào cách mạng các tỉnh Nam Kỳ (1939-1940). |
43 | Minh Mạng | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Vua thứ hai của nhà Nguyễn. Thời ông trị vì có hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao, nhất là việc học tập và củng cố thi cử. Ông là người đặt quốc hiệu nước ta là Đại Nam (1839-1945). |
44 | Hàm Nghi | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Vua thứ 8 nhà Nguyễn, tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị vua yêu nước, người tuyên hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu và dân chúng nổi dậy chống Pháp giành độc lập cuối thế kỷ XIX. |
45 | Huỳnh Tấn Phát | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976), Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1976-1989). |
46 | Võ Văn Tần | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Bí thư Xứ ủy Nam kỳ năm 1935 - 1940 |
47 | Nguyễn Hữu Thọ | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Luật sư, Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng MNVN (1962-1969). Ông còn là Phó Chủ tịch nước (1976-1992), Chủ tịch Quốc hội khóa VII, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1988-1994). |
48 | Hoàng Văn Thụ | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Lãnh đạo cao cấp của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, người có đóng góp lớn vào phong trào cách mạng Việt Nam. |
49 | Lý Thánh Tông | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Vua thứ ba nhà Lý. Ông là người đặt quốc hiệu Đại Việt, xây dựng Văn Miếu, phá Tống (1060) và bình Chiêm (1069). |
50 | Trần Nhân Tông | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Vua thứ ba nhà Trần. Ông được ca tụng như vị minh quân trong lịch sử nước ta, có vai trò lãnh đạo quan trọng trong chống quân Nguyên - Mông lần 2 và lần 3. Ông còn là ngườisáng lập Thiền phái Trúc Lâm của Phật giáo. |
51 | Phan Châu Trinh | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động chính trị. Ông đã tổ chức phong trào Duy Tân (1906) với khẩu hiệu:“Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. |
52 | Ngô Gia Tự | Nhóm 2 | Nhân vật lịch sử | Nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Xứ ủy lâm thời của Đảng bộ Nam kỳ năm 1930 |
53 | Cô Bắc | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Tên thật là Nguyễn Thị Bắc, một trong những người tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái tháng 02/1930. |
54 | Nguyễn Bình | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Tên thật Nguyễn Phương Thảo, Trung tướng đầu tiên QĐNDVN, tổng chỉ huy chiến trường Nam Bộ (1948-1951). Ông đã từng sống, chiến đấu tại tỉnh Bình Dương. |
55 | Nguyễn Thái Bình | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Sinh viên yêu nước, Anh hùng LLVTND. Anh là biểu tượng cho phong trào phản chiến của sinh viên miền Nam Việt Nam, sinh viên quốc tế vào thập niên 1970 của thế kỷ XX. |
56 | Trần Tử Bình | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Là một trong những vị tướng đầu tiên của nước ta, người lãnh đạo phong trào công nhân cao su Phú Riềng 1930. |
57 | Lương Văn Can | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Người sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục để truyền bá chủ nghĩa yêu nước, nếp sống văn minh tiến bộ cho thanh niên. |
58 | Nguyễn Đức Cảnh | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Nhà hoạt động cách mạng, một trong những nồng cốt trong việc thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, Chủ tịch đầu tiên của tổ chức Công đoàn Việt Nam. |
59 | Nguyễn Hữu Cảnh | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Danh tướng thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, vị tướng mở cõi Nam Bộ với việc xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Đồng Nai, Gia Định vào năm 1698. |
60 | Lê Chân | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Nữ tướng của Hai Bà Trưng, là người có công khai khẩn lập nên thành phố Hải Phòng ngày nay. |
61 | Trần Khát Chân | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Danh tướng đời Trần, người chỉ huy đánh thắng quân Chiêm Thành trên sông Nhị Hà năm 1390 |
62 | Mạc Đĩnh Chi | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Trạng Nguyên, nhà ngoại giao nổi tiếng thời vua Trần Anh Tông. Ông ứng đối, biện luận giỏi, giữ vững được uy tín và lợi ích quốc gia, khiến triều đình nhà Nguyên kính nể. |
63 | Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu) | Nhóm 3 | Danh nhân | Nhà giáo, nhà thơ yêu nước thế kỷ XIX. Ông là tác giả của tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên nổi tiếng. |
64 | Phan Huy Chú | Nhóm 3 | Danh nhân | Ông là nhà văn hóa lớn, nhà bách khoa thư, nhà địa chí nổi tiếng. Ôngcó cống hiến rất lớn trong bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Tác giả của bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí”. |
65 | Đặng Trần Côn | Nhóm 3 | Danh nhân | Tác giả tác phẩm Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán. |
66 | Đội Cung | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Tên thật là Trần Công Cung, thủ lĩnh cuộc binh biến của một số binh sĩ lính khố xanh ngày 13/01/1941 tại Nghệ An. |
67 | Tô Vĩnh Diện | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | AHLLVTND, người lấy thân mình chèn pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). |
68 | Hoàng Diệu | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Vị quan yêu nước triều Nguyễn, người quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi thực dân Pháp tấn công vào 1882. |
69 | Trần Quang Diệu | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Một trong “Tây Sơn thất hổ” của nhà Tây Sơn, là chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân, người có công rất lớn trong trận đánh đuổi quân Thanh xâm lược (1789) |
70 | Trần Nhật Duật | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Ông là danh tướng nổi tiếng của nhà Trần, người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai và thứ ba, đặc biệt là chiến thắng Hàm Tử, giữ gìn bờ cõi nước Đại Việt. |
71 | Trần Khánh Dư | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Danh tướng đời Trần, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên -Mông lần thứ ba. |
72 | Võ Duy Dương | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp tại Đồng Tháp Mười (1859-1866) trong phong trào Cần Vương. |
73 | Bế Văn Đàn | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng LLVTND - người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) |
74 | Tôn Đản | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Ông là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng. Người có công lớn cùng danh tướng Lý Thường Kiệt đánh phá các châu Ung, Khâm, Liêm trên đất nhà Tống (1075-1077), ngăn chặn âm mưu thôn tính Đại Việt của phương Bắc. |
75 | Trùng Quang Đế (Trần Quý Khoáng) | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Vua thứ hai nhà Hậu Trần, ông là vị vua yêu nước, trọng nghĩa, tận lực chống quân Minh (1410-1414). |
76 | Đoàn Thị Điểm | Nhóm 3 | Danh nhân | Nữ sĩ, tác giả của truyện thơ “Chinh phụ ngâm” (bản chữ Nôm) bà dịch từ nguyên bản Chinh phụ ngâm khúc (viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn). |
77 | Lê Quang Định | Nhóm 3 | Danh nhân | Văn thần đầu triều Nguyễn, là nhà thơ có tiếng trong nhóm Bình Dương thi xã |
78 | Trương Định | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Võ quan nhà Nguyễn, thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp (1859-1864) tại Gò Công và các tỉnh miền Tây. |
79 | Lê Quý Đôn | Nhóm 3 | Danh nhân | Vị quan thời Lê trung hưng, nhà thơ và được mệnh danh là "Nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến". |
80 | Kim Đồng | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Bí danh của Nông Văn Dền, một thiếu niên người dân tộc Nùng. Anh là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. |
81 | Thích Quảng Đức | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Nhà sư yêu nước, tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm (1963). |
82 | Trịnh Hoài Đức | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Công thần của triều Nguyễn, ông là một nhà thơ, nhà văn và là một sử gia nổi tiếng thế kỷ XVIII-XIX. |
83 | Cô Giang | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Tên thật Nguyễn Thị Giang, Tổng thư ký của Việt Nam Quốc dân Đảng - một tổ chức cách mạng chống thực dân Pháp. Bà là vợ của Nguyễn Thái Học – lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng. |
84 | Hà Huy Giáp | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Ủy viên BCH TW ĐCSVN khóa II (dự khuyết), khóa III. Người chỉ đạo tổng khởi nghĩa tháng Tám tại Biên Hòa. |
85 | Phan Đình Giót | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng LLVTND, người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ. |
86 | Trần Nguyên Hãn | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Võ tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn, có nhiều đóng góp trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược. |
87 | Sư Vạn Hạnh | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Thiền sư có nhiều đóng góp cho việc mở ra triều đại nhà Lý. Ông là người thầy của vua Lý Thái Tổ. |
88 | Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại) | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Quan nhà Nguyễn, người có công trong việc huy động đào 2 kênh Thoại Hà và Vĩnh Tế dài 117 km, là cơ sở để người Việt đặt chủ quyền lâu dài trên vùng đất Phương Nam. |
89 | Nguyễn Hiền | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam. |
90 | Nguyễn Thượng Hiền | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX, người ủng hộ phong trào Duy Tân chống Pháp. Ông còn là người tham gia sáng lập và lãnh đạo Việt Nam Quang Phục hội từ 1914. |
91 | Nguyễn Thái Học | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng, lãnh đạo khởi nghĩa Yên Bái (1930) với chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thực dân Pháp. Người nổi danh với câu nói: "Không thành công cũng thành nhân". |
92 | Tăng Bạt Hổ | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Chí sĩ Việt Nam tham gia chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một trong những thành viên tích cực tổ chức phong trào Đông Du. |
93 | Nguyễn Hữu Huân (Thủ khoa Huân) | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Lãnh tụ khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Nam Kỳ vào nửa cuối thế kỷ 19. |
94 | Lê Văn Hưu | Nhóm 3 | Danh nhân | Sử gia nhà Trần, tác giả Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của nước ta. |
95 | Tố Hữu | Nhóm 3 | Danh nhân | Chính trị gia, nhà thơ cách mạng Việt Nam tiêu biểu thế kỷ XX. Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng |
96 | Phan Huy Ích | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Quan đại thần ba triều đại Lê trung hưng, Tây Sơn và Nguyễn. Người dịch “Chinh phụ ngâm” và sáng tác “Dụ Am thi văn tập”, “Dụ Am ngâm lục”. |
97 | Trần Quang Khải | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Thân vương, công thần nhà Trần, có công lớn trong 2 lần đánh thắng quân Nguyên tại Hàm Tử và Chương Dương. |
98 | Huỳnh Thúc Kháng | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1946-1947) và Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ 31/5 đến 21/9/1946). Ông nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước. |
99 | Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình) | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn và sấm ký có tiếng thời kỳ Lê-Mạc phân tranh. |
100 | Phùng Khắc Khoan | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Tục gọi là Trạng Bùng, ông là nhà thơ và là quan thời Lê trung hưng |
101 | Nguyễn Khuyến | Nhóm 3 | Danh nhân | Quan triều Nguyễn (1873-1884). Ông vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình. |
102 | Lê Lai | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Viên tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, hy sinh thân mình cứu Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của quân Minh, được đời sau truyền tụng. |
103 | Cù Chính Lan | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Một trong 7 AHLLVT được phong đầu tiên. Người dũng cảm trèo lên xe tăng địch, ném lựu đạn vào buồng lái để tiêu diệt xe trong chiến dịch Hòa Bình (12/1951). |
104 | Phạm Ngũ Lão | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Tướng nhà Trần, lập được nhiều chiến công trong hai cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (1285-1288). |
105 | Châu Văn Liêm | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Nhà hoạt động cách mạng, là một trong 7 người tham gia hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) |
106 | Ngô Sỹ Liên | Nhóm 3 | Danh nhân | Nhà sử học thời Lê Sơ, có công lớn trong việc biên soạn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” - bộ quốc sử chính thống của nước ta. |
107 | Hồ Tùng Mậu (Hồ Bá Cự) | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Nhà hoạt động cách mạng, có công trong việc vận động thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. |
108 | Dương Đình Nghệ (Dương Diên Nghệ) | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Tiết độ sứ, người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán (931 – 937). |
109 | Bùi Hữu Nghĩa | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Quan nhà Nguyễn, nhà thơ và là nhà soạn tuồng Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. |
110 | Trần Đại Nghĩa | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Là kỹ sư quân sự, nhà khoa học lớn, nhà quản lý khoa học kỹ thuật cấp cao, cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước. |
111 | Ngô Thì Nhậm (Ngô Thời Nhiệm) | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê- Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. |
112 | Nguyễn An Ninh | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Nhà văn, nhà báo, hoạt động cách mạng, chủ bút tờ Báo “Tiếng Chuông Rè” phản đối thực dân Pháp. |
113 | Phan Đình Phùng | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần Vương chống Pháp (1885 -1896). |
114 | Nguyễn Tri Phương | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Danh thần thời Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống quân Pháp xâm lược ở Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873). |
115 | Trần Văn Khê | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng. Ông là tiến sĩ ngành âm nhạc học người Việt Nam đầu tiên tại Pháp và từng là giáo sư tại Đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, UNESCO, là người có công trong quảng bá âm nhạc Việt Nam, văn hóa Việt Nam ra thế giới. |
116 | Thi Sách | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Người cổ súy nhân dân nổi lên chống lại chế độ cai trị của nhà Đông Hán, chồng của nữ vương Trưng Trắc. |
117 | Võ Thị Sáu | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng LLVTND, người nữ công an dũng cảm của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, tham gia cách mạng khi mới 12 tuổi. |
118 | Nguyễn Sinh Sắc | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chí sĩ yêu nước. |
119 | Ngô Văn Sở | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Danh tướng thời Tây Sơn, người có công lớn trong chiến thắng Ngọc Hồi (Đống Đa). |
120 | Duy Tân | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn, vị vua yêu nước chống thực dân Pháp. |
121 | Phạm Ngọc Thạch | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Bộ trưởng Bộ Y tế nước VNDCCH. Ông còn là một cán bộ lãnh đạo cách mạng (từ 1945 đến khi mất vào 1968). |
122 | Phạm Hồng Thái | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Người hoạt động trong phong trào Đông Du và là người đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào năm 1924. |
123 | Thành Thái | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Hoàng đế thứ 10 của triều Nguyễn, vị vua yêu nước chống thực dân Pháp. |
124 | Hoàng Hoa Thám | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp (1885–1913) trong phong trào Cần Vương. |
125 | Tô Hiến Thành | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Quan Đại thần nhà Lý, tham gia chinh phạt Chiêm Thành, chống Chân Lạp xâm lược, tổ chức khai hoang lấn biển các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Tĩnh. |
126 | Cao Thắng | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê chống Pháp (1885-1896). |
127 | Lê Đức Thọ | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Nhà chính trị, ngoại giao, người được nhận giải thưởng Nobel hòa bình năm 1973 |
128 | Trừ Văn Thố | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng LLVTND, người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong trận đánh đồn Cây Trường 1963 (xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng) |
129 | Nguyễn Thông | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Quan nhà Nguyễn, danh sĩ Việt Nam thế kỷ XIX nổi tiếng trong phong trào tỵ địa. |
130 | Nguyễn Thiện Thuật | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19 |
131 | Nguyễn Đức Thuận | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Bí thư tỉnh ủy TDM (1945), Bí thư xứ ủy Nam bộ (1947-1956). |
132 | Đào Sư Tích | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Danh thần làm quan suốt 3 đời vua Trần, có tài ứng đối và năng khiếu về thơ phú, các kỳ thi Hương, thi Đình, thi Hội đều đỗ đầu bảng. |
133 | Tuệ Tĩnh | Nhóm 3 | Danh nhân | Ông tổ ngành dược Việt Nam, sống vào cuối thời Trần. |
134 | Trần Quốc Toản | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Tướng thời Trần, có công tham gia chống quân Nguyên lần thứ hai. |
135 | Võ Trường Toản | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Nhà giáo học rộng, có tài thao lược và đức hạnh ở Gia Định vào thế kỷ 18. |
136 | Nguyễn Trường Tộ | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Kiến trúc sư, nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19. |
137 | Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) | Nhóm 3 | Danh nhân | Danh y Việt Nam thế kỷ 18. |
138 | Đinh Công Tráng | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19. |
139 | Lý Tự Trọng | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, anh đã bắn chết viên mật thám Le Grand Pháp (1931) và bị kết án tử hình khi mới 17 tuổi. |
140 | Trần Bình Trọng | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Danh tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trong cuộc chiến với quân Nguyên-Mông. |
141 | Nguyễn Văn Trỗi | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng LLVTND, liệt sĩ, người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (Robert McNamara). |
142 | Nguyễn Công Trứ | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Quan thời Nguyễn, ông là nhà quân sự, nhà kinh tế, có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình). |
143 | Nguyễn Trung Trực | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ nửa cuối thế kỷ 19. |
144 | Tôn Thất Tùng | Nhóm 3 | Danh nhân | Thứ trưởng Bộ Y tế, Giáo sư, bác sĩ nổi tiếng trong nước và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan, đi đầu trong việc áp dụng các kỹ thuật phát triển ngành ngoại khoa Việt Nam. |
145 | Đào Duy Từ | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Bậc khai quốc công thần lớn nhất của nhà Nguyễn, có công trong việc mở đất phương Nam, xây dựng chính quyền rất được lòng dân, tác giả của Nhã nhạc cung đình Huế. |
146 | Dã Tượng | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Thuộc tướng của Trần Hưng Đạo, người có tài thuần phục và chỉ huy đội voi. |
147 | Bùi Viện | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Quan dưới thời vua Tự Đức, có công lớn trong xây dựng cảng Hải Phòng, lập ra lực lượng hải quân thường trực và hệ thống thương điếm ở khắp các tỉnh ven biển. |
148 | Hoàng Quốc Việt | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Nhà hoạt động cách mạng, Bí thư xứ ủy Bắc kỳ (1937) và nhiều chức vụ khác trong Đảng. |
149 | Lương Thế Vinh | Nhóm 3 | Danh nhân | Còn được gọi là Trạng Lường, nhà toán học, Phật học, nhà thơ và là quan thời Lê sơ |
150 | An Dương Vương | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Tên thật là Thục Phán, là vị vua lập nên nước Âu Lạc |
151 | Kinh Dương Vương | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Nhân vật truyền thuyết là thủy tổ dân tộc Việt cha của Lạc Long Quân) |
152 | Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng) | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Nhân vật truyền thuyết chống giặc Ân |
153 | Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Vua nước Vạn Xuân từ năm 548 – 571, có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. |
154 | Nguyễn Xí | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Công thần khai quốc và là đại thần trải qua 4 đời vua thời Hậu Lê, |
155 | Nguyễn Xiển | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học ngành khí tượng thủy văn, đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa I đến khóa VIII. |
156 | Bùi Thị Xuân | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Nữ tướng triều Tây Sơn,chỉ huy đội tượng binh trong trận đại phá quân Mãn Thanh vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789), |
157 | Lê Minh Xuân | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng LLVTND (1970), liệt sĩ, Tư lệnh phó Bộ Tư lệnh Phân khu 2. |
158 | Nguyễn Viết Xuân | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng LLVTND, người nổi tiếng với khẩu hiệu "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!" |
159 | Đào Duy Anh | Nhóm 4 | Danh nhân | Người mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội Việt Nam. Viết “Việt Nam văn hóa sử cương” đặt nền tảng cho sự hình thành nền văn hóa học hiện đại. |
160 | Nguyễn Biểu | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Quan thời Hậu Trần, người cùng vua Trùng Quang Đế chống quân Minh. |
161 | Nguyễn Bính | Nhóm 4 | Danh nhân | Là nhà thơ lãng mạn thế kỷ 20, nổi tiếng với những bài thơ viết về làng quê Việt Nam. |
162 | Nam Cao | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng thế kỷ XX. |
163 | Văn Cao | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhạc sĩ nổi tiếng, tác giả của “Tiến quân ca”- bài Quốc ca của nước ta. |
164 | Trần Quý Cáp | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Một trong những người khởi xướng phong trào Duy Tân chống Pháp. |
165 | Hoàng Cầm | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Tướng lĩnh cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam |
166 | Cù Huy Cận | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới thế kỷ XX. |
167 | Phó Đức Chính | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Nhà cách mạng, một trong những lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng. |
168 | Huyền Trân Công Chúa | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Công chúa nhà Trần, được gả cho vua Chiêm Thành để đổi lấy 2 châu Ô và châu Lý. |
169 | Ngọc Hân Công Chúa | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Công chúa nhà hậu Lê, vợ vua Quang Trung |
170 | Lương Định Của | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà khoa học trên lĩnh vực nông nghiệp, tạo ra nhiều giống cây trồng, giống lúa năng suất cao. |
171 | Xuân Diệu | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà thơ trữ tình nổi tiếng ở nước ta thế kỷ XX. |
172 | Đặng Dung | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Tướng nhà Hậu Trần, người phò vua Trùng Quang kháng chiến chống quân Minh. |
173 | Tản Đà | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng đầu thế kỷ XX. |
174 | Kỳ Đồng | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Người yêu nước trong phong trào chống Pháp ở những năm cuối thế kỷ XIX. |
175 | Tô Hoài | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà văn nổi tiếng thế kỷ XX, tác giả của “Dế mèn phiêu lưu ký”. |
176 | Nguyễn Công Hoan | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà văn nổi tiếng giữa thế kỷ XX. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (khóa đầu tiên 1957-1958). |
177 | Xuân Hồng | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc cách mạng thế kỷ XX. |
178 | Hồ Văn Huê | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Bác sĩ, đại tá quân y, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Ông đã từng sống và chiến đấu tại chiến khu Đ. |
179 | Hồ Xuân Hương | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thời Lê. |
180 | Yết Kiêu | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần, người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên- Mông vào thế kỷ 13 với biệt tài thủy chiến. |
181 | Trần Huy Liệu | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà báo, nhà văn, nhà sử học, giữ nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, là chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. |
182 | Đặng Thai Mai | Nhóm 4 | Danh nhân | Giáo sư, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam. |
183 | Sơn Nam | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng. |
184 | Đỗ Nhuận | Nhóm 4 | Danh nhân | Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam từ 1958 đến 1983, một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng. |
185 | Trần Văn Ơn | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Là học sinh trường Pétrus Ký đã bị chính quyền Pháp bắn chết trong phong trào biểu tình của học sinh, sinh viên Sài Gòn đầu năm 1950. Anh được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000. |
186 | Bà Huyện Thanh Quan | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà thơ Nôm nổi tiếng đầu thế kỷ XIX |
187 | Cao Bá Quát | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà thơ nổi danh giữa thế kỷ XIX |
188 | Trịnh Công Sơn | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhạc sĩ nổi tiếng với gần 600 ca khúc về đề tài tình yêu và thân phận con người. |
189 | Đào Tấn | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà soạn tuồng nổi tiếng Việt Nam. |
190 | Lãnh Binh Thăng | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Võ tướng thời Nguyễn, người cùng Trương Định khởi nghĩachống Pháp tại Nam Kỳ. |
191 | Ngô Tất Tố | Nhóm 3 | Danh nhân | Nhà báo, Nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng Việt Nam đầu thế kỷ XX. |
192 | Út Tịch | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng LLVTND, người nổi tiếng với câu nói "Còn cái lai quần cũng đánh". |
193 | Đặng Thùy Trâm | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Bác sĩ, Anh hùng LLVTND, tác giả của “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” - một hiện tượng văn học với hơn 400.000 bản được bán. |
194 | Hàn Mặc Tử | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam giữa thế kỷ XX. |
195 | Trần Cao Vân | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại Trung kỳ do Việt Nam Quang Phục hội chủ xướng. |
196 | Chế Lan Viên | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam thế kỷ XX. |
197 | Tú Xương (Trần Tế Xương) | Nhóm 4 | Danh nhân | Nhà thơ nổi tiếng đầu thế kỷ XX, nổi tiếng nhờ sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình. |
2. Địa danh, sự kiện, mỹ từ
STT | TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Xếp từng nhóm theo thứ tự a,b,c…) | NHÓM ĐƯỜNG | PHÂN LOẠI NHÓM TÊN | GHI CHÚ |
1 | Dân Chủ | Nhóm 1 | Mỹ từ |
|
2 | Tự Do | Nhóm 1 | Mỹ từ |
|
3 | Độc Lập | Nhóm 1 | Mỹ từ |
|
4 | Điện Biên Phủ | Nhóm 1 | Sự kiện | Trận đánh, chiến thắng lớn nhất trong kháng chiến chống Pháp |
5 | Ngày 2 tháng 9 | Nhóm 2 | Sự kiện | Quốc khánh Nước CHXHCNVN |
6 | Ngày 3 tháng 2 | Nhóm 2 | Sự kiện | Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam |
7 | Ngày 19 tháng 5 | Nhóm 2 | Sự kiện | Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh |
8 | Ngày 30 tháng 4 | Nhóm 2 | Sự kiện | Ngày giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước |
9 | Hồng Bàng | Nhóm 2 | Mỹ từ | Thời đại cai trị của các Vua Hùng |
10 | Quốc Tử Giám | Nhóm 2 | Địa danh | Trường đại học đầu tiên của nước ta, thành lập năm 1076 |
11 | Đoàn Kết | Nhóm 2 | Mỹ từ |
|
12 | Thăng Long | Nhóm 2 | Địa danh | Kinh đô nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê trung hưng |
13 | Hữu Nghị | Nhóm 2 | Mỹ từ |
|
14 | Nam Kỳ Khởi Nghĩa | Nhóm 2 | Sự kiện | Tên cuộc nổi dậy vũ trang chống Pháp của người dânmiền Namvào năm 1940. |
15 | Cách Mạng Tháng Tám | Nhóm 2 | Sự kiện | Tên cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam. |
16 | Đông Du | Nhóm 3 | Sự kiện | Phong trào vận động thanh niên đi Nhật học tập đầu thế kỷ XX do cụ Phan Bội Châu khởi xướng |
17 | Diên Hồng | Nhóm 3 | Sự kiện | Hội nghị các phụ lão trong cả nước của nhà Trần để trưng cầu dân ý về việc nên hòa hay nên đánh quân Nguyên |
18 | Âu Lạc | Nhóm 3 | Mỹ từ | Nhà nước kế tục nhà nước Văn Lang. |
19 | Văn Lang | Nhóm 3 | Mỹ từ | Nhà nước đầu tiên của nước ta |
20 | Hoàng Sa | Nhóm 3 | Địa danh | Quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. |
21 | Trường Sa | Nhóm 3 | Địa danh | Quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. |
22 | Bắc Sơn | Nhóm 3 | Sự kiện | Nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Nhật và Pháp |
23 | Đông Sơn | Nhóm 3 | Địa danh | Nền văn hóa cổ từng tồn tại ở miền Bắc Việt Nam |
24 | Lam Sơn | Nhóm 3 | Sự kiện | Cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo |
25 | Trường Sơn | Nhóm 3 | Địa danh | Dãy núi dài nhất của Việt Nam và Lào, gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. |
26 | Đông Kinh Nghĩa Thục | Nhóm 3 | Sự kiện | Phong trào cải cách xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX do Lương Văn Can và một số người đồng chí hướng sáng lập. |
27 | Vạn Xuân | Nhóm 3 | Sự kiện | Nhà nước khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc đầu tiên của nước ta (544-602) |
28 | Hạ Long | Nhóm 4 | Địa danh | Danh lam thắng cảnh, kỳ quan thiên nhiên thế giới |
3. Nhân vật địa phương
STT | TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Xếp từng nhóm theo thứ tự a,b,c…) | NHÓM ĐƯỜNG | PHÂN LOẠI NHÓM TÊN | GHI CHÚ |
1 | Hồ Văn Cống | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một năm 1937 |
2 | Võ Minh Đức | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một năm 1956 -1960 |
3 | Văn Công Khai | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Bí thư lâm thời Tỉnh ủy Thủ Dầu Một năm 1943 |
4 | Huỳnh Văn Nghệ | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Thi tướng, nhà hoạt động cách mạng |
5 | Võ Văn Nhâm | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp cuối thế kỷ 19 tại Dầu Tiếng |
6 | Nguyễn Văn Tiết | Nhóm 3 | Nhân vật lịch sử | Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một năm 1945 |
7 | Nguyễn Văn Bé | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng LLVTND, nguyên Đại đội phó C304/d Phú Lợi |
8 | Nguyễn Thị Biết | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ huyện Bắc Tân Uyên, nguyên là cán bộ phụ nữ xã Lạc An |
9 | Bùi Văn Bình | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Anh hùng LLVTND, Đại Uý - trợ lý D14/D7701/MT479 |
10 | Lê Thị Bông | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ huyện Dầu Tiếng, nguyên là phó Bí thư chi bộ xã Định Lộc |
11 | Huỳnh Thị Chấu | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Anh hùng LLVTND, nguyên huyện đội phó huyện Tân Uyên |
12 | Nguyễn Văn Chê | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Anh hùng LLVTND, nguyên xã đội trưởng Phú An, Bến Cát. |
13 | Nguyễn Thị Chuẩn | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ thị xã Thuận An, nguyên là giao liên xã Bình Nhâm. |
14 | Lê Thị Cộng | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ thị xã Tân Uyên, nguyên là cán bộ quân báo huyện Châu Thành, Thủ Dầu Một |
15 | Huỳnh Văn Cù | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Chiến sĩ kiên cường tài ba giai đoạn 1946-1949 tại Thủ Dầu Một |
16 | Lê Chí Dân | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Bí thư Ban Cán sự huyện Bắc Bến Cát |
17 | Đặng Văn Đâu | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng LLVTND, nguyên Trung đội trưởng 15/QK7 |
18 | Nguyễn Thị Dẽo | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ Thủ Dầu Một, Chi ủy viên chi bộ mật xã Định Hòa |
19 | Bùi Thị Diện | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ thị xã Thuận An, nguyên là dân quân xã Nhị Bình |
20 | Huỳnh Thị Hiếu | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, đảng viên hoạt động công khai với vai trò là Tổng thư ký liên hiệp nghiệp đoàn tỉnh TDM |
21 | Nguyễn Thị Hời | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ thị xã Thuận An, nguyên là cán bộ kinh tài xã Mỹ Phước |
22 | Nguyễn Văn Hỗn | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Anh hùng LLVTND, nguyên đội trưởng đội trinh sát huyện đội Tân Uyên |
23 | Nguyễn Thị Khá | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ thị xã Thuận An, nguyên là cán bộ phụ nữ xã Tân Thới |
24 | Bùi Quốc Khánh | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Phó thư ký BCH thanh niên cứu quốc Phú Cường |
25 | Tôn Minh Lai (Võ Ngọc Minh) | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng LLVTND, chiến sĩ hoạt động tình báo trong lòng địch. |
26 | Ngô Thị Lan | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ Tp Thủ Dầu Một, nguyên là trung đội phó hậu cần Thủ Dầu Một |
27 | Hoàng Trọng Lập | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng LLVTND, Thiếu úy - Đại đội trưởng C61 Bến Cát anh hùng |
28 | Nguyễn Văn Lên | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng LLVTND, Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú |
29 | Trần Ngọc Lên | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 903, trung đoàn 301 (1946-1950). |
30 | Đoàn Thị Liên | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Anh hùng LLVTND, trung đội trưởng TNXP Thủ Dầu Một |
31 | Bình Nguyên Lộc (Tô Văn Tuấn) | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Nhà văn Nam Bộ giai đoạn 1945-1975, quê thị xã Tân Uyên |
32 | Nguyễn Văn Lộng | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Đại biểu Quốc hội khóa I |
33 | Võ Thành Long | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Anh hùng LLVTND, đội trưởng đặc công đại đội 380 bộ đội địa phương huyện Châu Thành, TDM |
34 | Lê Thị Lứa | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ huyện Dầu Tiếng |
35 | Huỳnh Văn Lũy | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Phó Bí thư tỉnh ủy Biên Hòa, hoạt động tại Tân Uyên |
36 | Lê Văn Mầm | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Anh hùng LLVTND thị xã Dĩ An, nguyên chỉ huy đại đội trinh sát thuộc Trung đoàn Đồng Nai. |
37 | Hồ Văn Mên | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Dũng sĩ diệt Mỹ, Anh hùng LLVTND. |
38 | Trương Thị Nở | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ thị xã Tân Uyên, cơ sở mật của xã Vĩnh Tân |
39 | Huỳnh Thị Nữa | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ Thủ Dầu Một, nguyên là UV BCH phụ nữ xã Định Hòa |
40 | Từ Văn Phước (Từ Văn Phao) | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Anh hùng LLVTND, trung đội trưởng trinh sát đặc công huyện Tân Uyên |
41 | Ngô Chí Quốc | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, AHLLVTND, trong trận đánh Bót Cầu Định (Bến Cát), anh đã tập trung hỏa lực về phía mình để đồng đội tiến công và anh dũng hy sinh. |
42 | Lý Thị Rành | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ huyện Dầu Tiếng, nguyên là cán bộ phụ nữ xã Thanh An |
43 | Lê Văn Tách | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Anh hùng LLVTND, Chính trị viên tiểu đoàn quân báo Bộ tham mưu QK 7 |
44 | Phạm Thị Tân | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ Tp Thủ Dầu Một, nguyên là công an của Thủ Dầu Một |
45 | Phạm Văn Tèo (Phan Văn Hùng) | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Anh hùng LLVTND, xã đội phó xã Tân Bình, thị xã Tân Uyên. |
46 | Nguyễn Văn Thành (Nguyễn Văn Bưởi) | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Anh hùng LLVTND, chính trị viên xã đội Mỹ Phước (Bến Cát) |
47 | Nguyễn Thị Thể | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ huyện Bàu Bàng, nguyên UV BCH phụ nữ xã Lai Hưng, Bến Cát |
48 | Lê Thị Thiên | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, người viết tập nhật ký nổi tiếng “Thế hệ Hồ Chí Minh” |
49 | Phạm Thị Thiệt | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ huyện Bàu Bàng, nguyên là chiến sĩ nuôi quân Cục hậu cần Miền |
50 | Nguyễn Đức Thiệu | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Bí thư chi bộ đề- pô xe lửa Dĩ An |
51 | Nguyễn Thị Tính | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ huyện Bắc Tân Uyên nguyên là cán bộ phụ nữ xã Lạc An |
52 | Ngô Minh Trị | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Anh hùng LLVTND, Tiểu đội phó C60 - Đặc công |
53 | Lê Thị Trung | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Liệt sĩ, Anh hùng LLVTND, nguyên huyện đội trưởng huyện đội Lái Thiêu (Thuận An) |
54 | Võ Thị Tý | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ huyện Phú Giáo, nguyên là tổ trưởng nông hội xã An Linh |
55 | Huỳnh Thị Yến | Nhóm 4 | Nhân vật lịch sử | Mẹ VNAH là liệt sĩ huyện Bắc Tân Uyên, nguyên UV BCH Phụ nữ tỉnh Phước Thành (cũ) |
4. Địa danh, sự kiện trong tỉnh
STT | TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG | NHÓM ĐƯỜNG | PHÂN LOẠI NHÓM TÊN | GHI CHÚ |
1 | Bình Dương | Nhóm 1 | Địa danh | Tên đơn vị hành chính cấp tỉnh. |
2 | Phú Lợi | Nhóm 2 | Địa danh | Tên gọi nhà tù lớn ở Bình Dương do Ngô Đình Diệm lập ra. Nơi diễn ra sự kiện đầu độc tù nhân ngày 01/12/1958 |
3 | Phước Thành | Nhóm 4 | Địa danh, sự kiện | Chiến thắng Phước Thành, trận đánh chiếm tỉnh lỵ của bộ đội chủ lực |
4 | Kiến An | Nhóm 4 | Địa danh | Căn cứ cách mạng của lực lượng an ninh TDM |
5 | Bàu Bàng | Nhóm 4 | Địa danh, sự kiện | Nơi diễn ra trận đánh thắng sư đoàn của Mỹ |
6 | Dốc Chùa | Nhóm 4 | Địa danh | Di tích lịch sử, địa điểm khảo cổ học |
7 | Chiến Khu Đ | Nhóm 4 | Địa danh | Căn cứ cách mạng thuộc huyện Bắc Tân Uyên trong kháng chiến |
8 | Cầu Định | Nhóm 4 | Sự kiện | Trận đánh xóa sổ đại đội Com-măng-đô hung hãn của Pháp |
9 | Suối Dứa | Nhóm 4 | Sự kiện | Nơi diễn ra trận đánh đầu tiên của tiểu đoàn bộ đội địa phương |
10 | Thuận An Hòa | Nhóm 4 | Địa danh | Chiến khu cách mạng ở thị xã Thuận An |
11 | Chùa Hội Khánh | Nhóm 4 | Di tích lịch sử | Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia |
12 | Hố Lang | Nhóm 4 | Địa danh | Căn cứ kháng chiến huyện ủy Dĩ An |
13 | Đường Long | Nhóm 4 | Địa danh, Sự kiện | Căn cứ cách mạng thuộc huyện Dầu Tiếng |
14 | Mạch Máng | Nhóm 4 | Địa danh, sự kiện | Tên gọi dân gian, nơi hy sinh của hơn 400 cán bộ chiến sỹ CM |
15 | Long Nguyên | Nhóm 4 | Địa danh | Chiến khu cách mạng huyện Dầu Tiếng |
16 | Tam Giác Sắc | Nhóm 4 | Địa danh | Tên di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, địa đạo nổi tiếng thuộc ba xã Tây Nam Bến Cát. |
17 | Bến Súc | Nhóm 4 | Địa danh | Tên gọi có từ thời Pháp thuộc. Nơi đây, năm 1946 thực dân Pháp giết hại trên 200 người dân vô tội |
18 | Bến Tranh | Nhóm 4 | Địa danh | Tên gọi dân gian |
19 | Bến Tượng | Nhóm 4 | Địa danh | Tên gọi dân gian, năm 1964 nhân dân ta tổ chức phá tan ấp chiến lược kiểu mẫu của địch |
20 | Đồng Cây Viết | Nhóm 4 | Địa danh | Tên gọi dân gian |
21 | Căm Xe | Nhóm 4 | Địa danh | Nơi đặt Sở chỉ huy tiền phươngchiến dịch Hồ Chí Minh |
5. Nhân vật nước ngoài
STT | TÊN ĐƯỜNGVÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG | NHÓM ĐƯỜNG | PHÂN LOẠI NHÓM TÊN | GHI CHÚ |
1 | Alexandre Yersin | Nhóm 3 | Danh nhân nước ngoài | Bác sĩ |
2 | Louis Pasteur | Nhóm 3 | Danh nhân nước ngoài | Nhà khoa học |
3 | Lý Quang Diệu | Nhóm 3 | Danh nhân nước ngoài | Thủ tướng đầu tiên của Singapore (1965-1990) |
- 1Nghị quyết 17/2016/NQ-HĐND đặt, đổi tên đường trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đợt 4
- 2Quyết định 45/2016/QĐ-UBND Quy định về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 3Quyết định 6686/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng thành phố Hà Nội
- 4Nghị quyết 120/2017/NQ-HĐND về đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2017
- 5Nghị quyết 42/2017/NQ-HĐND về tiêu chí xác định đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, ý nghĩa quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định đặt, đổi tên của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum
- 6Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2017 về đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2017-2020
- 7Nghị quyết 24/2020/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 42/2017/NQ-HĐND về tiêu chí xác định đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, ý nghĩa quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định đặt, đổi tên của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum
- 1Nghị định 91/2005/NĐ-CP về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
- 2Thông tư 36/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 3Luật di sản văn hóa 2001
- 4Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 5Quyết định 28/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Nghị quyết 17/2016/NQ-HĐND đặt, đổi tên đường trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đợt 4
- 9Quyết định 45/2016/QĐ-UBND Quy định về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 10Quyết định 6686/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng thành phố Hà Nội
- 11Nghị quyết 120/2017/NQ-HĐND về đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2017
- 12Nghị quyết 42/2017/NQ-HĐND về tiêu chí xác định đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, ý nghĩa quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định đặt, đổi tên của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum
- 13Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2017 về đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2017-2020
- 14Nghị quyết 24/2020/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 42/2017/NQ-HĐND về tiêu chí xác định đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, ý nghĩa quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định đặt, đổi tên của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum
Quyết định 2576/QĐ-UBND năm 2017 về tiêu chí, nhóm đường và danh mục tên để đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 2576/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/09/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Trần Thanh Liêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực