Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2569/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 30 tháng 9 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 219/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Quảng Trị về ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2022;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng trị (có phương án đơn giản hóa kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
Đối với thủ tục hành chính cắt giảm về thời gian giải quyết: Giao các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh dự thảo Quyết định trình Chủ tịch UBND tỉnh sửa đổi danh mục thủ tục hành và sửa đổi quy trình nội bộ thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Đối với thủ tục hành chính đề xuất đơn giản hóa thuộc thẩm quyền Bộ, ngành Trung ương: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thường xuyên theo dõi, cập nhật nội dung thay đổi của các quy định hiện hành để kịp thời tham mưu, trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính đã được sửa đổi theo quy định.
Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương; Thông tin và Truyền thông; Tài nguyên và Môi trường; Tư pháp; Xây dựng; Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN
ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)
A. Thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở Công thương
I. Lĩnh vực Quản lý cạnh tranh
1. Đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương (2.000309.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị bãi bỏ "bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp"
Lý do: Cán bộ thẩm định có thể tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Do đó, thành phần hồ sơ này không cần thiết bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Thời hạn giải quyết: Giảm thời gian thực hiện TTHC từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: Thực tế thực hiện TTHC phát sinh không nhiều, có thể rút ngắn thời gian giải quyết; tạo điều kiện thuận lợi cũng như tiết kiệm thời gian, giảm chi phí thực hiện TTHC cho doanh nghiệp.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Bãi bỏ yêu cầu thành phần hồ sơ bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 21 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính Phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
- Đề nghị sửa đổi khoản 3, Điều 21 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính Phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thành như sau: "Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương gửi cho doanh nghiệp văn bản xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương".
1.3. Dự kiến lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 7.370.106 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 5.962.518 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 1.408.188 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19.1%.
2. Đăng ký sửa đổi, bổ sung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương (2.000631.000.00.00.H50)
2.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị bãi bỏ "bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp"
Lý do: Cán bộ thẩm định có thể tra cứu trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Do đó, thành phần hồ sơ này không cần thiết.
b) Thời hạn giải quyết: Đề nghị giảm thời gian thực hiện TTHC từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: Thực tế thực hiện TTHC phát sinh không nhiều, có thể rút ngắn thời gian giải quyết; tạo điều kiện thuận lợi cũng như tiết kiệm thời gian, giảm chi phí thực hiện TTHC cho doanh nghiệp.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị bãi bỏ yêu cầu thành phần hồ sơ bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại khoản 2, Điều 22 Nghị định số 40/2018/NĐ- CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính Phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
- Đề nghị sửa đổi khoản 4, Điều 22 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính Phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thành như sau: "Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương gửi cho doanh nghiệp văn bản xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương".
2.3. Dự kiến lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 14.740.212 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 11.925.036 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 2.815.176 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20,0%.
II. Lĩnh vực Kinh doanh khí
1. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG (2.000142.000.00.00.H50)
1.1 Nội dung đơn giản hóa
a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị bãi bỏ yêu cầu thành phần hồ sơ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh.
Lý do: Cán bộ thẩm định có thể tra cứu trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Do đó, thành phần hồ sơ này không cần thiết.
b) Thời hạn giải quyết: Đề nghị giảm thời gian thực hiện TTHC từ 15 ngày làm việc xuống còn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: Thực tế thực hiện TTHC phát sinh không nhiều, có thể rút ngắn thời gian giải quyết; tạo điều kiện thuận lợi cũng như tiết kiệm thời gian, giảm chi phí thực hiện TTHC cho doanh nghiệp.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi khoản 3 Điều 43 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về kinh doanh khí như sau:
“3. Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Bãi bỏ yêu cầu thành phần hồ sơ "Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh" tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về kinh doanh khí.
1.3. Lợi ích thực hiện phương án
Tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí và giảm thời gian đi lại cho doanh nghiệp, tăng cơ hội cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đồng thời tăng tính trách nhiệm của cán bộ, công chức giải quyết TTHC.
Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 13.535.664 đồng;
Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 7.728.872 đồng;
Chi phí tiết kiệm: 5.806.792 đồng;
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 42,9%.
III. Lĩnh vực Vật liệu nổ công nghiệp
1. Cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương (2.001433.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Thành phần hồ sơ:
- Đề nghị cắt giảm các giấy tờ (trường hợp không có sự thay đổi về nội dung) trong thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính “Cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương”, cụ thể như sau:
Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc bản sao giấy phép thầu do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
Bản sao giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí đối với doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, dầu khí; bản sao quyết định trúng thầu thi công công trình, bản sao hợp đồng nhận thầu hoặc văn bản ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Thiết kế, bản vẽ thi công các hạng mục công trình xây dựng, thiết kế khai thác mỏ có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với công trình quy mô công nghiệp; phương án thi công, khai thác đối với hoạt động xây dựng, khai thác thủ công. Thiết kế hoặc phương án do chủ đầu tư phê duyệt phải bảo đảm điều kiện về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Quyết định bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo doanh nghiệp và danh sách thợ mìn, người có liên quan trực tiếp đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc có liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (nếu có); bản sao chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của người chỉ huy nổ mìn và đội ngũ thợ mìn.
- Lý do: Trong thành phần hồ sơ thủ tục hành chính “Cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương” đã có đủ các thành phần hồ sơ như đối với thủ tục “Cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương” và đã được lưu tại hồ sơ lưu trữ của cơ quan. Do vậy, không cần yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp lại các giấy tờ nêu trên (nếu như không có sự thay đổi về nội dung) giúp giảm thời gian, chi phí đi lại, phô tô, in ấn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 42 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, như sau:
“2. Đối với tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nhưng không thay đổi về địa điểm, quy mô hoạt động và các giấy tờ quy định tại điểm b, d, đ, h, i khoản 1 Điều 42 Luật này không thay đổi về nội dung, hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Báo cáo hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong thời hạn hiệu lực của giấy phép đã cấp;
b) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
d) Phương án nổ mìn được lãnh đạo doanh nghiệp ký duyệt. Trường hợp nổ mìn trong khu vực dân cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật thì phương án nổ mìn phải được cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 2 Điều 41 của Luật này đồng ý bằng văn bản;
đ) Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không có kho hoặc không có phương tiện vận chuyển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có bản sao hợp đồng nguyên tắc thuê kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp với tổ chức, doanh nghiệp có kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bảo đảm điều kiện về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phòng cháy và chữa cháy hoặc bản sao hợp đồng nguyên tắc với tổ chức được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp để cung ứng vật liệu nổ công nghiệp đến công trình theo hộ chiếu nổ mìn.
e) Bản sao văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với kho vật liệu nổ công nghiệp và điều kiện bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
g) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.”
1.3. Dự kiến Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Ước tính số lượng đối tượng tuân thủ TTHC trong 01 năm là: 04.
- Chi phí tuân thủ thực hiện thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 15.762.096 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thực hiện thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 9.700.424 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm sau khi đơn giản hóa thủ tục hành chính: 6.061.672 đồng/năm,
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 38,4% chi phí cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
IV. Lĩnh vực Hóa chất
1. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp (1.002758.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Thành phần hồ sơ:
- Đề nghị sửa đổi, điều chỉnh "Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp" thành "Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp"
- Đề nghị bãi bỏ một số quy định như sau:
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP;
Bỏ quy định thời hạn của Giấy chứng nhận.
Lý do:
Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thể hiện thông tin về Nhà đầu tư tham gia dự án. Bộ phận một cửa và bộ phận thẩm định hồ sơ (Sở Công Thương) phối hợp các ngành liên quan trong đối chiếu các thông tin, quy định có liên quan.
Thủ tục Huấn luyện an toàn hóa chất thuộc thẩm quyền cấp Sở Công Thương, là TTHC con của thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp đã bãi bỏ nên không cần thiết đưa vào thành phần hồ sơ yêu cầu này
b) Thời hạn giải quyết:
Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, thực tế giải quyết hồ sơ cấp lại đơn giản hơn. Chỉ cần 10 ngày làm việc, gồm 01 ngày nhận hồ sơ, 07 ngày thẩm định và 02 ngày ban hành giấy chứng nhận hoặc văn bản trả lời là phù hợp.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi Điểm a, Khoản 2, Điều 10, Chương II của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất thành: "Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này".
Đề nghị bãi bỏ Điểm b, Điểm i, Khoản 2, Điều 10, Chương II của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
Đề nghị sửa đổi Điểm c, Khoản 3, Điều 10, Chương II của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất thành: “Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ… đăng ký trụ sở chính”.
1.3. Dự kiến lợi ích của phương án đơn giản hóa
Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 17.632.115 đồng/năm.
Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 14.113.145 đồng/năm.
Chi phí tiết kiệm: 3.518.970 đồng/năm.
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19,9%.
V. Lĩnh vực An toàn thực phẩm
1. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện (2.000535.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Thành phần hồ sơ:
Đề nghị bãi bỏ các quy định sau:
* Đối với trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh hoặc khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của cơ sở.
* Đối với trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh:
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
* Đối với trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Lý do: Nhằm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, khi nộp hồ sơ Bộ phận “một cửa” hoặc Bộ phận thẩm định mở hồ sơ lưu để đổi chiếu. Bên cạnh đó; Thủ tục Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm đã bãi bỏ nên không cần thiết đưa vào thành phần hồ sơ yêu cầu này
b) Thời hạn giải quyết:
* Đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã được cấp hết thời hạn; cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh.
Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC. Bên cạnh đó, tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết, cụ thể như sau:
- Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Công Thương tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
- Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất thực phẩm.
c) Phí, lệ phí: Điều chỉnh giảm mức phí xuống theo quy định cũ (Thông tư 117/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ Tài chính):
Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm:
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 1.000.000 đồng/cơ sở”.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng /tháng: 2.000.000 đồng/cơ sở”.
- Phí: - Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 500.000 đồng /lần/cơ sở.
Lý do: Hiện nay, việc áp dụng mức thu theo quy định tại Thông tư 117/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ Tài chính: 3.000.000 đồng/cơ sở sản xuất và 500.000 đồng /lần/cơ sở kinh doanh” là quá cao và chưa hợp lý trong điều kiện tình hình Covid -19. Việc sửa đổi phí thẩm định thành nhiều mức phí khác nhau phù hợp với từng loại hình, đối tượng sản xuất thực phẩm theo tình hình thực tế như đối tượng là doanh nghiệp.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị bãi bỏ điểm d, khoản 1, Điều 4, Chương II của Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Công Thương;
- Đề nghị sửa đổi điểm b, đ, khoản 1, Điều 5, Chương II của Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Công Thương thành như sau:
“Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 5a…”.
- Đề nghị sửa đổi, điều chỉnh điểm đ, khoản 1, Mục III tại Biểu phí của Thông tư 117/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ Tài chính thành như sau:
Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm:
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 1.000.000 đồng/cơ sở”.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng /tháng: 2.000.000 đồng/cơ sở”.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm: 500.000 đồng /lần/cơ sở.
1.3. Dự kiến lợi ích của phương án đơn giản hóa
Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 57.875.460 đồng/năm.
Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 30.113.664 đồng/năm.
Chi phí tiết kiệm: 27.761.796 đồng/năm.
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 49,97%.
B. Thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm (1.004223.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “55 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “44 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC. Bên cạnh đó, tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết, cụ thể như sau:
- Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân cung cấp đầy đủ, hợp lệ hồ sơ qua dịch vụ công mức độ cao hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, Sở Tài nguyên và Môi trượng tổ chức xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức xử lý, thẩm định hồ sơ sau khi hồ sơ được bổ sung hoàn chỉnh là mười hai (12) ngày làm việc”.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 như sau: “Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ” thành “Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ”.
- Đề nghị sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 35 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 như sau: “…Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc” thành “…Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là mười hai (12) ngày làm việc”.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 71.612.560 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 64.632.840 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm đồng/năm: 6.979.720 đồng/ năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10%.
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian giải quyết: 20%
C. Thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Cấp giấy phép Xuất bản tài liệu không kinh doanh (1.003868.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC. Bên cạnh đó, tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết, cụ thể như sau:
- Trong thời gian 08 (tám) ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân cung cấp đầy đủ, hợp lệ hồ sơ qua dịch vụ công mức độ cao hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Trong vòng 04 (bốn) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, Sở Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép tài liệu không kinh doanh cho cá nhân, tổ chức đã đăng ký và nộp hồ sơ .
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi Khoản 5, Điều 25, Chương II của Luật Xuất bản thành như sau:
Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp giấy phép xuất bản, đóng dấu vào ba bản thảo tài liệu và lưu lại một bản, hai bản trả lại cho tổ chức đề nghị cấp phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 34.336.481 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 25.041.378 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm đồng/năm: 9.295.103 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27%.
D. Thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo (1.004645.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết, cụ thể như sau:
- Trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân cung cấp đầy đủ, hợp lệ hồ sơ qua dịch vụ công mức độ cao hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp văn bản trả lời thông báo sản phẩm quảng cáo cho cá nhân, tổ chức đã đăng ký và nộp hồ sơ.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi điểm c, Khoản 1, Điều 36, Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, ngày 21/6/2012 thành như sau:
"Tổ chức, cá nhân tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương về nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo, thời gian và lộ trình thực hiện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thực hiện quảng cáo.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương không đồng ý với thông báo thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quá thời hạn trên mà không có văn bản trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện quảng cáo theo nội dung đã thông báo".
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 22.063.050đ/năm
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 13.497.030đ/năm.
- Chi phí tiết kiệm đồng/năm: 8.566.020đ/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 38.82%
E. Thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV
1.1. Nội dung đơn giản hóa: Cắt giảm thời gian giải quyết TTHC từ 21 ngày làm việc xuống còn 16 ngày làm việc ( giảm 05 ngày).
- Lý do: Về cơ bản, các quy định TTHC đã phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tuy nhiên, thời gian thực hiện TTHC cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế bởi vì: Chủ cơ sở đã được hướng dẫn về thành phần hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến và tập huấn về các điều kiện theo quy định trong cửa hàng và kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, cho nên cần cắt giảm bớt thời gian thực hiện TTHC nhằm tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức có kết quả GCN sớm hơn để buôn bán thuốc BVTV đảm bảo theo quy định.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi lại Khoản 1, Điều 36 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về thời hạn giải quyết đối với trường hợp cấp lại là 16 ngày làm việc.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.876.410 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5.180.254 đồng.
- Chi phí tiết kiệm 1.696.154 đồng/TTHC.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24,67%.
G. Thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở Xây dựng
1. Cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III (do lỗi của cơ quan cấp) (1.009990.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ: Giữ nguyên.
b) Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC.
c) Phí, lệ phí: Giữ nguyên mức phí, lệ phí là 500.000đ
d) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giữ nguyên.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi khoản b Điều 90 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thành như sau:
“b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực; 08 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị."
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 84.462.437 đồng/năm.
Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 66.210.799 đồng/năm.
Chi phí tiết kiệm 18.251.638 đồng/năm.
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21,6%.
2. Cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III (do mất, hư hỏng) (1.009989.000.00.00.H50)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ: Giữ nguyên.
b) Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC.
c) Phí, lệ phí: Giữ nguyên mức phí, lệ phí là 500.000đ
d) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giữ nguyên.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi khoản b Điều 90 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thành như sau:
“b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực; 08 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị."
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 84.462.437 đồng/năm.
Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 66.210.799 đồng/năm.
Chi phí tiết kiệm 18.251.638 đồng/năm.
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21,6%.
3. Cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, III (do lỗi của cơ quan cấp) (1.009985.000.00.00.H50)
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ: Giữ nguyên.
b) Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC.
c) Phí, lệ phí: Giữ nguyên mức phí, lệ phí là 150.000đ
d) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giữ nguyên.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi khoản b Điều 80 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thành như sau:
“b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề, gia hạn chứng chỉ; 08 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề; 25 ngày đối với trường hợp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị;”
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 288.595.123 đồng/năm.
Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 215.148.773 đồng/năm.
Chi phí tiết kiệm 73.466.350 đồng/năm.
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25,5%.
4. Cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (trường hợp chứng chỉ mất, hư hỏng) (1.009984.000.00.00.H50)
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ: Giữ nguyên.
b) Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC.
c) Phí, lệ phí: Giữ nguyên mức phí, lệ phí là 150.000đ
d) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giữ nguyên.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi khoản b Điều 80 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thành như sau:
“b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề, gia hạn chứng chỉ; 08 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề; 25 ngày đối với trường hợp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị;”
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 288.595.123 đồng/năm.
Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 215.148.773 đồng/năm.
Chi phí tiết kiệm 73.466.350 đồng/năm.
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25,5%.
H. Thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp Lĩnh vực Hộ tịch (cấp huyện)
1. Đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài (1.001695.000.00.00.H50)
a. Nội dung đơn giản hóa
Về Tờ khai: Xây dựng một tờ khai chung cho thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài thay cho việc sử dụng 02 (hai) Tờ khai (tờ khai đăng ký khai sinh, tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ, con) theo quy định hiện hành.
Lý do: Nội dung các thông tin cần cung cấp trong 02 tờ khai về cơ bản giống nhau, mặt khác đây là thủ tục kết hợp do đó có thể xây dựng một tờ khai chung giúp thuận tiện cho người dân và cán bộ tiếp nhận.
b. Kiến nghị thực thi
Cần bổ sung mẫu Tờ khai đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Phụ lục 5, Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ Tịch.
2. Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài (2.000806.000.00.00.H50)
a. Nội dung đơn giản hóa
Rút ngắn thời gian quy định giải quyết thủ tục hành chính từ 15 ngày làm việc xuống 09 ngày làm việc.
Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giải quyết TTHC nhanh chóng và vẫn đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Hiện tại thời gian quy định giải quyết thủ tục hành chính là 15 ngày.
b. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi Khoản 2 Điều 38 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH ngày 20/11/2014, cụ thể: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết” thành “Trong thời hạn 09 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết”
I. Thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế
I. Lĩnh vực an toàn thực phẩm
1. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (1.002425.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính: 02 ngày
Lý do: tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
1.2. Kiến nghị thực thi: sửa đổi khoản 3, Điều 6 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 về việc Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.536.000đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa:1.408.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 127.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8,3%./.
- 1Quyết định 3358/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực Hóa chất, Vật liệu nổ công nghiệp, Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa
- 2Quyết định 1871/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn
- 3Quyết định 2430/QĐ-UBND năm 2022 thông qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính cấp huyện trong lĩnh vực: Lưu thông hàng hóa trong nước, kinh doanh khí thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Bình Định
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 3358/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực Hóa chất, Vật liệu nổ công nghiệp, Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa
- 7Quyết định 1871/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn
- 8Quyết định 219/QĐ-UBND về Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2022
- 9Quyết định 2430/QĐ-UBND năm 2022 thông qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính cấp huyện trong lĩnh vực: Lưu thông hàng hóa trong nước, kinh doanh khí thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Bình Định
Quyết định 2569/QĐ-UBND năm 2022 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Số hiệu: 2569/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/09/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Võ Văn Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra