Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2564/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 09 tháng 10 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND ngày 28/7/2009 của HĐND tỉnh Thái Nguyên về việc Thông qua quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 định hướng đến 2020;
Căn cứ Công văn số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên ;
Xét đề nghị của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG CẦN QUY HOẠCH

1. Quan điểm phát triển:

Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phải phù hợp với các định hướng lớn của Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2020, gắn với sự phát triển công nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Hà Nội.

Phát triển các Khu công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, định hướng phát triển công nghiệp Vùng kinh tế TDMN Bắc Bộ và của cả nước.

Phát triển các Khu công nghiệp phải đảm bảo sự phát triển bền vững về: kinh tế, xã hội, dịch vụ và môi trường; Đảm bảo kinh tế gắn liền với ổn định đời sống xã hội và dân cư, từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn.

Phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn phải đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai.

2. Mục tiêu phát triển:

Hình thành hệ thống các khu, cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Định hướng phát triển:

Quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đồng bộ với quy hoạch nguồn nhân lực gắn với các cơ sở dạy nghề, các công trình hạ tầng xã hội như nhà ở, trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao... tạo điều kiện cải thiện đời sống cho người lao động, nhất là lao động tại các khu công nghiệp tập trung.

Chú trọng hiệu quả kinh tế - xã hội trong phát triển công nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

Chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sử dụng nhiều lao động, tạo giá trị gia tăng lớn.

Nâng cao trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp tỉnh phù hợp với Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành công nghiệp.

Chú trọng đào tạo đội ngũ lao động công nghiệp trình độ cao, có tác phong công nghiệp, hiện đại phù hợp với nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Diện tích đất dùng cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến 2015 định hướng năm 2020 là 2.661,13 ha, trong đó:

- Diện tích đất cho phát triển khu công nghiệp là: 1.420 ha.

- Diện tích đất cho phát triển cụm công nghiệp là: 1.193,13 ha.

- Diện tích đất cho phát triển điểm công nghiệp là: 48 ha.

2. Quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp đến năm 2020:

2.1. Khu công nghiệp:

TT

Tên Khu công nghiệp

Vị trí

Diện tích (ha)

1

Khu công nghiệp Sông Công I

TX. Sông Công (Phường Mỏ Chè và xã Tân Quang)

220

2

Khu công nghiệp Sông Công II

TX. Sông Công (xã Tân Quang)

250

3

Khu công nghiệp Nam Phổ Yên

Huyện Phổ Yên (xã Thuận Thành, Trung Thành)

200

4

Khu công nghiệp Tây Phổ Yên

Huyện Phổ Yên (xã Minh Đức, Đắc Sơn, Phúc Thuận)

200

5

Khu công nghiệp công nghệ cao và công viên phần mềm Quyết Thắng

TP.Thái Nguyên (xã Quyết Thắng)

200

6

Khu công nghiệp Điềm Thụy

Huyện Phú Bình và huyện Phổ Yên

350

 

Tổng cộng:

 

1.420

2.2. Cụm công nghiệp:

Số TT

Tên cụm công nghiệp

Vị trí

Diện tích (ha)

 

Huyện Phổ Yên

 

 

1

Cụm CN Tân Trung-Thống Thượng

xã Đắc Sơn, Minh Đức huyện Phổ Yên

25

2

Cụm CN Vân Thượng

xã Hồng Tiến huyện Phổ Yên

47

3

Cụm CN Tân Hương

xã Tân Hương, Nam Tiến huyện Phổ Yên

12

4

Cụm Cảng Đa Phúc

xã Thuận Thành huyện Phổ Yên

95,4

 

Thị xã Sông Công

 

 

5

Cụm CN Khuynh Thạch

Phường Cải Đan TX Sông Công

40

6

Cụm CN Nguyên Gon

Phường Cải Đan TX Sông Công

16,63

7

Cụm CN Bá Xuyên

xã Bá Xuyên TX Sông Công

50

 

Huyện Đại Từ

 

 

8

Cụm CN Phú Lạc

xã Phú Lạc, Phú Cường huyện Đại Từ

90

9

Cụm CN An Khánh

Xã An Khánh huyện Đại Từ

124

 

Huyện Định Hóa

 

 

10

Cụm CN Trung Hội

xã Trung Hội huyện Định Hoá

7

11

Cụm CN Sơn Phú

xã Sơn Phú huyện Định Hoá

13

12

Cụm CN Kim Sơn

xã Kim Sơn huyện Định Hoá

20

 

Huyện Phú Lương

 

 

13

Cụm CN Đu-Động Đạt

TT. Đu, xã Động Đạt, huyện Phú Lương

25,6

14

Cụm CN Sơn Cẩm

xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương

125

 

Huyện Võ Nhai

 

 

15

Cụm CN Trúc Mai

xã Trúc Mai huyện Võ Nhai

25

 

Huyện Đồng Hỷ

 

 

16

Cụm CN Nam Hòa

xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ

40

17

Cụm CN Quang Sơn

xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ

100

18

Cụm CN Quang Sơn - Chí Son

Xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ

45

19

Cụm CN Đại Khai

Xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ

30,5

 

TP Thái Nguyên

 

 

20

Cụm CN Tân Lập, gồm cụm CN số 1, cụm CN số 2)

phường Tân Lập thành phố Thái Nguyên

75

21

Cụm CN Cao Ngạn

xã Cao Ngạn TP Thái Nguyên

100

 

Huyện Phú Bình

 

 

22

Cụm CN Điềm Thuỵ

xã Điềm Thuỵ huyện Phú Bình

52

 

Tổng cộng:

 

1.193,13

2.3. Điểm công nghiệp:

TT

Điểm CN

 

Diện tích (ha)

1

Điểm CN Bãi Bông

Huyện Phổ Yên

4

2

Điểm CN Kha Sơn

Huyện Phú Bình

9

3

Điểm CN Lâu Thượng

Huyện Võ Nhai

3

4

Điểm CN Bảo Cường

Huyện Định Hóa

2

5

Điểm CN thị trấn Bắc Sơn

Huyện Phổ Yên

6

6

Các điểm khác (Dự kiến)

 

24

 

Tổng cộng

 

48

III. KINH PHÍ ĐẦU TƯ

Kinh phí đầu tư cho các khu, cụm, điểm công nghiệp từ năm 2009 đến năm 2020 là 40.000 tỷ đồng. Trong đó:

- Ngân sách Nhà nước là: 3.000 tỷ đồng gồm các hạng mục (Giao thông đường vào khu, cụm công nghiệp; Xây dựng cải tạo kênh mương, cải tạo hệ thống hạ tầng ngoài khu, cụm công nghiệp)

- Vốn của các Nhà đầu tư là 37.000 tỷ đồng.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Các giải pháp chính sách kinh tế:

1.1. Thu hút đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp:

Đảm bảo mặt bằng để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, đổi mới nội dung và phương thức thu hút đầu tư phát triển hạ tầng, tạo nguồn vốn phát triển các khu, cụm công nghiệp.

Đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh để phục vụ cho việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của các khu, cụm công nghiệp.

Tạo nguồn vốn phát triển các khu, cụm công nghiệp; Xem xét xây dựng cơ chế bảo lãnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khai thác nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp.

1.2. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trong các khu công nghiệp:

* Chính sách về đất đai:

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất để sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp trên cơ sở đảm bảo thực hiện Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Nghiên cứu đề xuất cơ chế giảm giá cho thuê đất công nghiệp tại các khu công nghiệp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, đồng thời đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp thuê đất công nghiệp, thuê hạ tầng khu công nghiệp để sản xuất kinh doanh trong Khu công nghiệp.

* Chính sách thuế và ưu đãi tài chính:

Xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện giá thuê đất ưu đãi và miễn giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp thuê đất trong các khu công nghiệp trên cơ sở vận dụng các quy định về ưu đãi tiền thuê đất của Luật Đầu tư.

* Tổ chức tốt các dịch vụ về tài chính, hải quan, bưu chính viễn thôngtại các khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp công nghiệp khu công nghiệp.

* Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại:

Tổ chức tốt hoạt động thương mại, tranh thủ các điều kiện để hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có điều kiện tiếp cận thị trường.

1.3. Phát triển đồng bộ giữa hạ tầng trong hàng rào và ngoài hàng rào khu, cụm công nghiệp:

Đối với những khu công nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, sẽ triển khai sớm quy hoạch chi tiết kết nối hệ thống hạ tầng trong hàng rào và hệ thống ngoài hàng rào, đồng thời đề xuất các giải pháp điều chỉnh các quy hoạch có liên quan để đảm bảo đầu tư đồng bộ hạ tầng trong và ngoài hàng rào các Khu công nghiệp.

Có kế hoạch cụ thể trong việc bố trí vốn để đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp.

2. Các giải pháp về môi trường và phát triển bền vững đối với phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp:

Tăng cường công tác quản lý môi trường trong khu, cụm, điểm công nghiệp.

Ngoài việc bảo đảm hệ thống xử lý nước thải công nghiệp ngay trong quá trình đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp cần phối hợp với các cơ quan có liên quan trong tỉnh xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn qua hệ thống thu gom và xử lý tập trung.

Triển khai đồng bộ, kịp thời việc đầu tư công trình xử lý rác thải công nghiệp; hỗ trợ các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp các thủ tục cần thiết để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường.

Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường trong các Khu công nghiệp như điều kiện bắt buộc đối với các Khu công nghiệp. Thông qua hệ thống quan trắc môi trường có thể đánh giá kịp thời, chính xác và kiểm soát được tình trạng chất lượng môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp.

Xây dựng cơ chế để hình thành doanh nghiệp dịch vụ môi trường phục vụ cho các hoạt động của các khu công nghiệp:

3. Các giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực cho các khu, cụm, điểm công nghiệp:

Theo dự báo, để đạt được các mục tiêu đề ra về phát triển các khu công nghiệp của Quy hoạch, dự kiến từ năm 2009 đến năm 2015 các khu công nghiệp sẽ thu hút được 105.000 lao động và dự kiến đến năm 2020 khoảng 260.000 lao động. Do đó cần:

- Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động từ các hộ dân trong diện di dời tái định cư để lấy đất cho phát triển khu, cụm, công nghiệp

- Hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho công nhân trong các khu, cụm công nghiệp.

- Khuyến khích doanh nghiệp các thành phần kinh tế đầu tư, tạo việc làm và thu hút lao động:

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành (Kế hoạch và Đầu tư; Công thương; Xây dựng; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông Vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên tổ chức công bố và triển khai phân kỳ đầu tư xây dựng các khu công nghiệp theo từng giai đoạn phù hợp với Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Diện tích đất phát triển các khu công nghiệp đến năm 2010 và các năm tiếp theo phải phù hợp với diện tích Quy hoạch đất được phê duyệt; đồng thời đảm bảo khả năng thu hút đầu tư và sử dụng hiệu quả đất khu công nghiệp.

Hướng dẫn, cấp giấy chứng nhận đầu tư hạ tầng, giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư hạ tầng và nhà đầu tư thứ cấp tại một cửa liên thông.

Xây dựng và đề xuất với Ủy Ban nhân dân tỉnh các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy Ban nhân dân các huyện thị, thành nơi có khu công nghiệp tổ chức xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp.

Hướng dẫn và quản lý Nhà nước đối với các Chủ đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp về các lĩnh vực: Xây dựng, phát triển hạ tầng khu công nghiệp; Lập thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoàn thành xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn; Việc làm, an toàn vệ sinh lao động, Khoa học công nghệ, phòng chống cháy nổ.... .

Phối hợp với các nhà đầu tư hạ tầng, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác đền bù GPMB, tái định cư đảm bảo an sinh xã hội cho các vùng có khu công nghiệp.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách linh hoạt khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, tổ chức triển khai các biện pháp nhằm tập trung các nguồn lực, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các khu, cụm công nghiệp.

Chủ trì trong xây dựng kế hoạch hàng năm về các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu công nghiệp, các khu tái định cư, phân bổ nguồn vốn trình UBND tỉnh phê duyệt.

3. Sở Tài chính:

Xây dựng cơ chế chính sách, đảm bảo bố trí kinh phí và cấp kinh phí cho các chương trình, dự án phát triển hạ tầng các Khu công nghiệp, tái định cư trình UBND tỉnh phê duyệt.

4. Sở Công Thương:

Tổ chức công bố quy hoạch các cụm công nghiệp; Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các chủ đầu tư triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp.

Đề xuất và thực hiện các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến phát triển cụm công nghiệp;

Tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn; quản lý hoạt động của các Doanh nghiệp trong cụm công nghiệp theo thẩm quyền.

5. Sở Giao thông vận tải:

Phối hợp với các Ban quản lý các KCN, cụm công nghiệp, các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp xây dựng kế hoạch đầu tư hạ tầng ngoài hành rào KCN.

Hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng thực hiện đấu nối, kết nối các công trình hạ tầng kỹ thuật.

6. Sở Xây dựng:

Tổ chức thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng các khu công nghiệp

Thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp với Ban quản lý các KCN trong công tác quản lý Nhà nước về môi trường trong các khu, cụm công nghiệp, phê duyệt các báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư hạ tầng KCN.

Chủ trì phối hợp với BQL các KCN, các sở, ngành, các nhà đầu tư hạ tầng trong việc thu hồi đất và giao đất trong các KCN.

8. UBND các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công;

Tổ chức lập quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp, đầu tư, kêu gọi đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Vượng