Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2556/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 28 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư và phát triển đô thị;

Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25 tháng 08 năm 2014 Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị;

Căn cứ Quyết định số 445/2009/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”;

Căn cứ Quyết định số 1659/2012/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020;

Căn cứ Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 11/04/2014 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 463/QĐ-UBND ngày 11 tháng 04 năm 2016 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2239/TTr-SXD ngày 27 tháng 12 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên chương trình và phạm vi nghiên cứu:

a) Tên chương trình: Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cao Bằng đến năm 2030.

b) Phạm vi nghiên cứu gồm toàn tỉnh Cao Bằng (trên phạm vi 13 đơn vị hành chính: 01 Thành phố và 12 huyện).

c) Giai đoạn xây dựng chương trình:

- Giai đoạn I từ 2017-2020: Giai đoạn xây dựng chương trình đến năm 2020;

- Giai đoạn II từ 2021-2025: Định hướng xây dựng chương trình đến 2025;

- Giai đoạn III từ 2026-2030: Đề xuất tầm nhìn đến năm 2030 (nhằm phù hợp với quy hoạch vùng tỉnh).

2. Quan điểm và mục tiêu

2.1. Quan điểm:

- Phát triển đô thị tỉnh Cao Bằng đảm bảo các định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam, Chương trình phát triển đô thị quốc gia; đảm bảo các yêu cầu về quản lý đầu tư phát triển đô thị; phù hợp với các định hướng quy hoạch phát triển của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn mới: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm;

- Từng bước xây dựng tỉnh Cao Bằng phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị làm động lực, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh;

- Nâng cao chất lượng sống đô thị, thông qua việc tập trung nguồn lực hợp lý để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội đô thị, kiến trúc cảnh quan phù hợp, đồng bộ, từng bước hiện đại và bền vững. Đảm bảo tính kết nối theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã được xác định giữa các đô thị trong hệ thống đô thị tỉnh Cao Bằng.

2.2. Mục tiêu:

- Cụ thể hóa định hướng phát triển hệ thống đô thị theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030, đã được phê duyệt, phù hợp với chương trình phát triển đô thị Quốc gia và phù hợp với các chủ trương chính sách của Tỉnh.

- Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị, hướng tới phấn đấu xây dựng và phát triển đô thị theo Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị đã được định hướng trong Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030.

- Rà soát tổng thể các tiêu chí về kinh tế - xã hội và hạ tầng đô thị, từ đó xây dựng kế hoạch, lộ trình khắc phục những tiêu chí còn thiếu, còn yếu, đề xuất giải pháp huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng khung và hệ thống đô thị trên toàn tỉnh.

- Làm cơ sở để lập các đề án đánh giá nâng loại đô thị, thành lập mới thị xã, thị trấn, phường trong tương lai.

3. Các chỉ tiêu chính về phát triển đô thị tỉnh Cao Bằng

3.1. Về hệ thống đô thị:

- Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đến năm 2020: 23,1%. Quy mô dân số đô thị toàn tỉnh đến năm 2020 là khoảng 170.570 người, diện tích đất đô thị khoảng 2.500 ha (bình quân 145 m2/người).

- Hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh bao gồm 17 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại II, 06 đô thị loại IV và 10 đô thị loại V.

3.2. Về chất lượng đô thị:

- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố đạt 90%.

- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị: đối với đô thị loại II đạt từ 18-20% trở lên; đô thị từ loại IV đến loại V đạt từ 20% trở lên. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tại đô thị loại II đạt 14%; đô thị loại IV và loại V đạt từ 2-4%.

- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch và tiêu chuẩn cấp nước tại các đô thị loại II đến loại IV đạt 80% và 100-120 lít/người/ngày đêm; đô thị loại V đạt 60%, tiêu chuẩn cấp nước đạt 80-90 lít/người/ngày đêm.

- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 70-80% diện tích lưu vực thoát nước trong khu vực nội thị của các đô thị, 10-15% lượng nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý; 90% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 95%. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 20% đối với các đô thị từ loại II đến loại IV; dưới 25% đối với các đô thị loại V.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị, khu công nghiệp được thu gom và xử lý đạt 90%; 95% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

- Tỷ lệ chiếu sáng đường phố chính và khu nhà ở, ngõ xóm tại các đô thị loại II đạt 90-95%; các đô thị loại IV, loại V đạt 80-90% chiều dài các tuyến đường chính và 60-70% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng.

- Đất cây xanh đô thị, đối với đô thị loại II đạt 9-10 m2/người; đô thị loại IV đạt 7 m2/người; đô thị loại V đạt 3-4 m2/người. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt từ 4-5 m2/người.

4. Danh mục, lộ trình và kế hoạch nâng loại đô thị trên địa bàn tỉnh

- Giai đoạn 2016 - 2020: Bên cạnh các đô thị, thành phố Cao Bằng từng bước phấn đấu một số tiêu chí đạt đô thị loại II, thị trấn Phục Hòa và thị trấn Tà Lùng (loại IV) cần tập trung đầu tư hoàn thiện các tiêu chuẩn theo các tiêu chí nâng loại đô thị; 12 đô thị loại V là: Nước Hai; Hùng Quốc; Quảng Uyên; Nguyên Bình; Tĩnh Túc; Bảo Lâm; Bảo Lạc; Xuân Hòa; Thông Nông; Trà Lĩnh; Hạ Lang và Đông Khê thì cần tập trung đánh giá phân loại; 03 thị trấn là các thị trấn (Nước Hai; Hùng Quốc; Quảng Uyên) ưu tiên đầu tư hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại IV; 03 xã thuộc huyện lỵ (Phia Đén, Sóc Giang và Bản Giốc) xây dựng từng bước đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Tổng số đô thị toàn tỉnh là 15 đô thị.

- Giai đoạn định hướng 2021 - 2025: Đầu tư hoàn thiện các tiêu chí còn yếu để thành phố Cao Bằng được công nhận là đô thị loại II; tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí còn thiếu và yếu của các đô thị đã được công nhận phân loại đô thị; sát nhập thị trấn Phục Hòa và Tà Lùng thành đô thị Phục Hòa đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Xây dựng thị trấn Nước Hai; Hùng Quốc; Trùng Khánh, Đông Khê phấn đấu đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ hạ tầng xã hội 03 đô thị mới trực thuộc huyện: Phia Đén, Sóc Giang; trong đó đô thị mới Bản Giốc, đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Tổng số đô thị toàn tỉnh là 17 đô thị.

- Tầm nhìn đến 2030: Phát triển đô thị Phục Hòa trở thành thị xã Phục Hòa đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; hoàn thiện các tiêu chí nâng loại đô thị của các thị trấn Nước Hai; Hùng Quốc; Quảng Uyên; Công nhận 03 đô thị mới là Phia Đén, Sóc Giang và Bản Giốc. Tổng số đô thị toàn tỉnh là 17 đô thị.

Lộ trình nâng loại đô thị theo từng giai đoạn

TT

Cấp hành chính

Tên đô thị

Hiện trạng 2016

Cấp đô thị

2017 - 2020

2021 - 2025

2026 - 2030

1

TP Cao Bằng

TP Cao Bằng

III

III

II

II

2

H. Bảo Lâm

TT. Pác Miầu

V

V

V

V

3

H. Bảo Lạc

TT. Bảo Lạc

V

V

V

V

4

H. Thông Nông

TT. Thông Nông

V

V

V

V

5

H. Hà Quảng

TT. Xuân Hòa

V

V

V

V

 

 

TT. Sóc Giang

 

 

V

V

6

H. Trà Lĩnh

TT. Hùng Quốc

V

V

IV

IV

7

H. Trùng Khánh

TT. Trùng Khánh

V

V

IV

IV

 

 

TT. Bản Giốc

 

 

V

V

8

H.Hạ Lang

TT. Thanh Nhật

V

V

V

V

9

H. Quảng Uyên

TT. Quảng Uyên

V

V

V

IV

10

H. Phục Hòa

TT. Tà Lùng

V

IV

IV

IV

11

H. Hòa An

TT. Nước Hai

V

V

V

IV

12

H. Nguyên Bình

TT. Nguyên Bình

V

V

V

V

 

 

TT. Tĩnh Túc

V

V

V

V

 

 

TT. Phia Đén

 

 

 

V

13

H. Thạch An

TT. Đông Khê

V

V

IV

IV

Điều chỉnh thay đổi so với QH vùng tỉnh lộ trình nâng loại đô thị một số đô thị như:

- Giảm lộ trình Thành phố Cao Bằng lên đô thị loại II (giai đoạn 2021-2025);

- Đưa sớm lộ trình đô thị mới Bản Giốc đạt đô thị loại V (giai đoạn 2021-2025);

- Đưa sớm lộ trình thị trấn Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Đông Khê lên đô thị loại IV (giai đoạn 2026-2030).

5. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư

5.1. Các Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:

- Chương trình dự án trọng điểm giao thông cấp vùng: Kết nối tỉnh Cao Bằng với các tỉnh, thành trong vùng biên giới Việt Trung, thực hiện hoàn chỉnh dự án đường bộ cao tốc Trà Lĩnh- Lạng Sơn, đường QL 4, 4A, 34,... Hạ tầng kết nối hai đô thị thành phố Cao Bằng với các trung tâm huyện lỵ; các tuyến giao thông kết nối các khu vực đô thị cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh với các tuyến đường quốc lộ, cải tạo nâng cấp hoàn chỉnh các tuyến Tỉnh lộ theo quy hoạch.

- Chương trình dự án trọng điểm giao thông cấp huyện: Kết nối các trung tâm huyện lỵ;

- Chương trình xây dựng công trình đầu mối cấp điện: Phát triển lưới điện truyền tải đồng bộ bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, trung tâm hành chính, thương mại. Ưu tiên triển khai các dự án xây mới và nâng công suất trạm cấp điện đầu mối (trạm 220/110 KV); xây dựng các tuyến cao thế liên kết các trạm 220 KV, 110 KV;

- Chương trình xây dựng công trình đầu mối cấp nước: Xây dựng và nâng cấp các nhà máy nước tại các đô thị đảm bảo cung cấp theo quy hoạch;

- Chương trình xây dựng công trình đầu mối thoát nước thải: Gồm các dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị, tuyến thoát nước kết nối thoát nước từ các khu công nghiệp, khu dân cư. Tập trung đầu tư các dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị thuộc Thành phố Cao Bằng. Một số tuyến thoát nước cấp bách thuộc địa bàn Phục Hòa, Trà Lĩnh để kết nối thoát nước từ các Khu kinh tế cửa khẩu, cụm công nghiệp, khu dân cư và các dự án kết nối thoát nước thuộc các địa phương khác trong tỉnh.

- Chương trình xây dựng công trình đầu mối quản lý chất thải rắn và nghĩa trang cấp vùng.

5.2. Tổng hợp kinh phí và giai đoạn đầu tư

Tổng hợp vốn đầu tư phát triển đô thị tỉnh Cao Bằng

(Đơn vị: tỷ đồng)

STT

Danh mục dự án

Tổng vốn 2017-2030

Tỷ lệ %

Nhu cầu vốn 2017-2020

Nhu cầu vốn 2021-2025

Nhu cầu vốn 2026-2030

1

Các chương trình, đề án, quy hoạch

46,20

15,70

17,20

13,30

46,20

2

Các dự án kỹ thuật hạ tầng khung

73.911,64

12.700,22

28.010,83

33.402,99

73.911,64

3

Các dự án hạ tầng xã hội cấp đô thị

3.238,01

902,21

1.424,79

911,01

3.238,01

4

Các dự án hạ tầng kinh tế

10.321,81

2.537,72

4.581,90

3.202,19

10.321,81

 

TỔNG CỘNG

87.517,66

16.155,85

34.034,72

37.529,49

87.517,66

Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển từng đô thị

(Đơn vị: tỷ đồng

STT

Đô thị, huyện

Tổng nhu cầu vốn 2017-2030

Tỷ lệ %

Nhu cầu vốn 2017-2020

Nhu cầu vốn 2021-2025

Nhu cầu vốn 2026-2030

1

Thành phố Cao Bằng

11.314,17

51,37%

3.365,43

4.551,22

3.397,52

2

Thị trấn Bảo Lạc, H.Bảo Lạc

368,20

1,67%

38,29

144,73

185,18

3

TT. Pác Miầu, Huyện Bảo Lâm

265,12

1,20%

35,86

111,73

117,53

4

TT. Thông Nông, H. Thông Nông

204,76

0,93%

31,47

87,93

85,36

5

Huyện Hà Quảng

432,89

1,97%

59,38

179,69

193,82

-

TT. Xuân Hòa

244,21

1,11%

15,98

108,75

119,48

-

TT. Sóc Giang

188,68

0,86%

43,40

70,94

74,34

6

TT. Hùng Quốc, H.Trà Lĩnh

1.488,63

6,76%

393,67

578,95

516,01

7

Huyện Trùng Khánh

1.909,45

8,67%

428,04

803,54

677,87

-

TT. Trùng Khánh

698,05

3,17%

104,79

241,18

352,08

-

TT. Bản Giốc

1.211,40

5,50%

323,25

562,36

325,79

8

TT Thanh Nhật, huyện Hạ Lang

267,59

1,21%

30,95

110,73

125,91

9

TT Quảng Uyên, H. Quảng Uyên

478,91

2,17%

70,24

211,01

197,66

10

Đô thị Phục Hòa - Huyện Phục Hòa

3.745,58

17,01%

888,33

1.563,75

1.293,50

11

TT Nước Hai, huyện Hòa An

424,17

1,93%

59,35

207,89

156,93

12

Huyện Nguyên Bình

748,94

3,40%

93,30

327,03

328,61

-

TT Nguyên Bình

361,12

1,64%

52,93

176,82

131,37

-

TT Tĩnh Túc

114,40

0,52%

39,07

63,28

12,05

-

TT Phia Đén

273,42

1,24%

1,30

86,93

185,19

13

TT Đông Khê, huyện Thạch An

377,43

1,71%

54,09

177,84

145,50

 

TỔNG

22.025,84

100%

5.548,40

9.056,04

7.421,40

5.3. Các đô thị ưu tiên đầu tư giai đoạn 2017-2020:

Trên cơ sở định hướng phát triển đô thị của QHXD vùng tỉnh, định hướng và mục tiêu phát triển đô thị của tỉnh, căn cứ chức năng, vai trò, vị trí, tiềm năng, động lực phát triển của từng đô thị và lộ trình nâng loại đô thị, xác định thứ tự các nhóm đô thị ưu tiên đầu tư như sau:

- Nhóm ưu tiên 1: TP Cao Bằng, đô thị Tà Lùng; thị trấn Hùng Quốc;

- Nhóm ưu tiên 2: thị trấn Nước Hai, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Nguyên Bình, đô thị mới Bản Giốc;

- Nhóm ưu tiên 3: Đông Khê, Hà Quảng, Bảo Lạc, Sóc Giang;

- Nhóm ưu tiên 4: Bảo Lâm, Thông Nông, Thanh Nhật.

6. Một số giải pháp chung

a) Sử dụng nguồn ngân sách cho các dự án hạ tầng đô thị thiết yếu.

b) Đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

c) Xã hội hóa các dự án phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, các khu đô thị mới, khu nhà ở mới: Thu hút đầu tư hấp dẫn, tạo quỹ đất sạch, ưu đãi đầu tư.

d) Tăng cường quản lý của chính quyền đô thị.

- Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về quy hoạch và phát triển đô thị; tăng cường lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đô thị; ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc theo quy hoạch; ban hành quy định về công nhận các tuyến phố văn minh đô thị...

- Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong thực hiện quy hoạch.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng:

- Thực hiện theo dõi, đánh giá thực hiện Chương trình phát triển đô thị Cao Bằng.

- Kiểm tra giám sát việc thực hiện các dự án thuộc chương trình; tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo UBND tỉnh. Trên cơ sở đó tiến hành rà soát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung kịp thời các nội dung của chương trình phát triển đô thị cho phù hợp với thực tiễn.

- Hướng dẫn địa phương trong công tác sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cao Bằng.

2. Các sở, ngành: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển đô thị.

3. Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cao Bằng:

- Hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị, tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện về Sở Xây dựng và UBND tỉnh.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện, thành phố lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình phát triển đô thị, đẩy mạnh đầu tư xây dựng công trình hạ tầng đô thị theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khu vực phát triển đô thị; nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong khu vực phát triển đô thị.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về khu vực phát triển đô thị; tổng hợp, báo cáo Sở Xây dựng, UBND tỉnh định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc theo yêu cầu về tình hình thực hiện các dự án đầu tư và kế hoạch thực hiện các dự án phát triển đô thị.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; giám đốc các sở, ngành: Xây dựng, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và môi trường, Nội vụ, Công thương, Giao thông vận tải, Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các thành viên Hội đồng thẩm định Chương trình phát triển đô thị tỉnh và các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP: CVP, các PCVP UBND tỉnh, CV: XD;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, XD.

CHỦ TỊCH




Hoàng Xuân Ánh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2556/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cao Bằng đến năm 2030

  • Số hiệu: 2556/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/12/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
  • Người ký: Hoàng Xuân Ánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/12/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản