Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2554/QĐ-UBND

Long An, ngày 24 tháng 7 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét Tờ trình số 1371/TTr-SNN ngày 27/6/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía tỉnh Long An giai đoạn 2011 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía tỉnh Long An giai đoạn 2011 - 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án: Quy hoạch vùng nguyên liệu mía tỉnh Long An giai đoạn 2011 - 2020.

2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Đơn vị thực hiện: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.

4. Quan điểm phát triển

- Vùng quy hoạch nguyên liệu mía tỉnh Long An, nằm trong tổng thể vùng sản xuất nguyên liệu chung của các nhà máy mía đường vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ, sản xuất theo cơ chế thị trường, không chia vùng nguyên liệu theo nhà máy mà khuyến khích các doanh nghiệp mía đường đầu tư lâu dài ổn định cho người sản xuất nguyên liệu, tạo sự gắn kết bền vững giữa nhà máy và vùng nguyên liệu.

- Không mở rộng diện tích mía trên các địa bàn mới. Chỉ phát triển ổn định mía ở các địa bàn truyền thống, đất nông nghiệp ổn định không bị tranh chấp với quá trình chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp (đất khu công nghiệp, dân cư tập trung) trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2011 - 2020.

- Đầu tư tập trung sản xuất mía theo hướng thâm canh nâng cao hiệu quả sản xuất mía nhờ tăng năng suất, chất lượng, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao cho diện tích được quy hoạch trồng mía ổn định (trên đất liếp có công trình kiểm soát lũ, mặn), để từ đó giảm giá thành mía tăng lợi nhuận, thu nhập của người trồng mía, đủ sức cạnh tranh với cây trồng khác.

- Quy hoạch vùng nguyên liệu mía tập trung là tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất mía, lấy lợi nhuận, thu nhập và hiệu quả của người trồng mía là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Đồng thời, cũng phải lấy sự gắn kết giữa người trồng mía với các nhà máy để phát huy lợi thế của nhà máy trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển mía trên cơ sở chuỗi giá trị gia tăng giữa người trồng mía - thương lái - vận chuyển - doanh nghiệp chế biến phải đảm bảo nguyên tắc các bên cùng có lợi và chế độ trách nhiệm giữa các bên.

5. Mục tiêu phát triển

- Đến năm 2020, diện tích mía vùng quy hoạch là 11.000 ha, sản lượng 900.000 tấn mía, chiếm trên 90% sản lượng mía toàn tỉnh.

- Năng suất mía bình quân 82 tấn/ha, hàm lượng đường ³10 CCS. Tăng lợi nhuận, thu nhập trên 1 đơn vị diện tích bằng hay cao hơn nhóm cây trồng khác trong vùng. GTSL trên 100 triệu đồng/ha, lợi nhuận 46 triệu đồng/ha, thu nhập 64 triệu đồng/ha.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai thực hiện cơ giới hóa các khâu trong sản xuất mía, đặc biệt là khâu thu hoạch và vận chuyển mía nhằm khắc phục tình trạng thiếu lao động trong thời vụ thu hoạch mía, giải phóng người lao động khỏi công việc vất vả và nặng nhọc.

6. Những nội dung quy hoạch chủ yếu

a) Nguyên tắc lựa chọn:

Những vùng đất được chọn quy hoạch phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Vùng đất sản xuất nông nghiệp ổn định lâu dài, đến sau năm 2020.

- Là vùng có truyền thống về sản xuất mía.

- Có hệ thống thủy lợi kiểm soát lũ, mặn cả năm.

- Phù hợp với quy hoạch nông, lâm nghiệp của tỉnh đến năm 2020.

- Có sự ủng hộ của người dân, hệ thống chính trị địa phương.

b) Lựa chọn vùng sản xuất mía tập trung:

Khu vực huyện Bến Lức: Chọn 7 xã gồm: Thạnh Lợi, Thạnh Hòa, Bình Đức, Lương Bình, Lương Hòa, Tân Hòa, Tân Bửu (có 2 xã bị loại ra là An Thạnh, Thạnh Đức do các xã này nằm trong vùng quy hoạch các khu công nghiệp, đô thị giai đoạn 2011- 2020, đất nông nghiệp không ổn định).

Khu vực huyện Thủ Thừa: Chọn 1 xã thỏa mãn là xã Tân Thành (thị trấn Thủ Thừa và xã Nhị Thành bị loại ra do nằm trong vùng quy hoạch các khu công nghiệp, đô thị giai đoạn 2011- 2020, đất nông nghiệp không ổn định).

Khu vực huyện Đức Huệ: Chọn 3 xã thỏa mãn các nguyên tắc trên gồm: Mỹ Thạnh Bắc, Mỹ Thạnh Tây, Mỹ Bình (có 4 xã, thị trấn bị loại ra do không thỏa mãn những nguyên tắc trên là thị trấn Đông Thành, xã Mỹ Quý Đông, Bình Hòa Bắc, Bình Hòa Nam do là các xã này trồng mía rải rác không thành vùng tập trung, hệ thống đê bao kiểm soát lũ chưa hoàn chỉnh kém hiệu quả, sản xuất mía bấp bênh khả năng cạnh tranh thấp, người dân và hệ thống chính trị địa phương kiến nghị chuyển sang các đối tượng cây trồng khác).

Khu vực huyện Đức Hòa: Các xã đều không thỏa mãn nguyên tắc trên, do vậy không đưa vào danh sách vùng quy hoạch nguyên liệu mía tập trung. (Thị trấn Đức Hòa, Hựu Thạnh: Theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, của huyện dự kiến các khu công nghiệp, đô thị; Đất nông nghiệp không ổn định. Các xã Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Tây, Hòa Khánh Đông, Tân Phú mía được canh tác rải rác không tập trung, người dân, hệ thống chính trị địa phương kiến nghị chuyển sang các đối tượng cây trồng khác).

c) Phương án quy hoạch vùng nguyên liệu mía tập trung:

- Huyện Bến Lức có 26 lô với diện tích 7.890ha, phân bố ở các xã Thạnh Lợi 6 lô (2.000ha), Thạnh Hòa 6 lô (1.565ha), Bình Đức 5 lô (1.400ha), Lương Bình 2 lô (480ha), Lương Hòa 3 lô (850ha), Tân Hòa 3 lô (1.195ha) và xã Tân Bửu 1 lô (400ha).

- Huyện Thủ Thừa có 8 lô với diện tích 1.850ha, phân bố toàn bộ trên địa bàn xã Tân Thành.

- Huyện Đức Huệ 5 lô, diện tích 1.260 ha, phân bố tại các xã Mỹ Thạnh Bắc 2 lô (470ha), Mỹ Thạnh Tây 1 lô (290ha) và xã Mỹ Bình 2 lô (500ha).

Bảng 1. Dự kiến diện tích, năng suất và sản lượng mía vùng quy hoạch

Hạng Mục

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

TOÀN VÙNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

11.459

11.254

10.918

10.737

10.661

10.755

10.860

10.935

10.985

11.000

N.suất (tấn/ha)

67,82

68,88

7030

71,78

72,90

74,79

76,77

7838

80.24

82,14

Sản lượng(tấn)

777.173

775.175

767.497

770.753

777.186

804.396

833.717

857.132

881.427

903.580

HUYỆN B. LỨC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

8.557

8.340

7.945

7.725

7.601

7.645

7.750

7.825

7.875

7.890

N.suất (tấn/ha)

65,60

66,70

68,34

70,12

71,37

73,71

76,02

77.80

79,89

82,21

Sản lượng(tấn)

561.354

556.266

542.945

541.647

542.496

563.511

589.185

608.800

629.134

648.630

HUYỆN Đ.HUỆ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

945

964

1.033

1.092

1.160

1.230

1.240

1.250

1.260

1.260

N.suất (tấn/ha)

57,53

59,20

60,58

62,12

63,92

65,92

68.24

70,66

73,16

74,60

Sản lượng(tấn)

54.366

57.069

62.575

67.838

74.143

81.076

84.619

88.320

92.186

94.000

HUYỆN T.THỪA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

1.957

1.950

1.940

1.920

1.900

1.880

1.870

1.860

1.850

1.850

N.suất (tấn/ha)

82,50

83,00

83,49

83,99

84,50

85,00

85,51

86,03

86,54

87,00

Sản lượng(tấn)

161.453

161.840

161.976

161.268

160.546

159.809

159.913

160.012

160.107

160.950

Tốc độ tăng diện tích mía giai đoạn 2011 - 2020 là 1,24%, năng suất tăng 2,2 %/năm, sản lượng tăng 3,5%/năm. Năm 2015: Diện tích trồng mía 10.661 ha, năng suất 72,90 tấn/ha và sản lượng 777.186 tấn. Năm 2020: Diện tích trồng mía 11.000 ha, năng suất 82,14 tấn/ha và sản lượng 903.580 tấn.

7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Nhóm giải pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất mía:

- Giao thông nội đồng: Tổng số có 51 tuyến chiều dài 138,65 km. Trong đó giữ nguyên kết cấu mặt 4 tuyến dài 10,5 km, nâng cấp mặt 5 tuyến dài 12,25 km và làm mới mặt đường 42 tuyến dài 115,9 km. vốn đầu tư ước tính 30,2 tỷ đồng. Trong đó: Huyện Bến Lức nâng cấp 5 tuyến dài 12,5 km, làm mới 23 tuyến 61,2km. Huyện Thủ Thừa làm mới 16 tuyến dài 47,5 km. Huyện Đức Huệ làm mới 3 tuyến dài 7,2 km.

- Thủy lợi: Nâng cấp 177 km đê bao và xây dựng mới 100 cống điều tiết với chiều dài 745 m. Chọn kết cấu cống, hình thức cống cần dựa vào điều kiện cụ thể từng lô, nhưng phổ biến nên chọn cống bê tông tròn, đúc sẵn đường kính từ 80 - 100 cm. Vốn đầu tư thủy lợi ước tính 9,687 tỷ đồng (trong đó nâng cấp đê bao 7,199 tỷ đồng, xây cống 2,488 tỷ đồng). Trong đó: Huyện Bến Lức nâng cấp đê bao dài 139,5 km, làm mới 60 cống dài 431m. Huyện Thủ Thừa nâng cấp đê bao dài 37,5 km, làm mới 26 cống dài 260m. Huyện Đức Huệ làm mới 14 cống dài 54m.

- Điện phục vụ sản xuất mía nguyên liệu: Giữ nguyên hiện trạng 7 tuyến trung thế 3 pha chiều dài 13km. Nâng cấp 9 tuyến từ 1 pha lên 3 pha dài 20,5 km. Xây dựng mới 23 tuyến với chiều dài 47,7 km. Trong đó huyện Bến Lức 11 tuyến dài 24,2 km, huyện Thủ Thừa 8 tuyến dài 17,5 km, huyện Đức Huệ 4 tuyến dài 6 km.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đồng ruộng để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa và công nghệ cao trong sản xuất mía:

+ Xem xét lại tính hợp lý của kênh mặt ruộng, bờ vùng bờ thửa (hộ, nhóm hộ) kết nối với hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng chung của khu vực.

+ Xem xét vị trí đặt các cống điều tiết mặt ruộng, cần di chuyển, xây dựng mới vừa để tiêu thoát tốt, lấy nước tưới thuận lợi đồng thời kết hợp với giao thông nội đồng.

+ Xem xét hệ thống các liếp mía (hướng liếp, kích thước, chiều cao), nếu chưa hợp lý cần chỉnh sửa nhằm tăng hệ số sử dụng đất, góp phần tăng năng suất mía.

+ Bố trí hệ thống điện phục vụ bơm tưới, bơm tiêu, chạy băng tải vận chuyển mía.

Để xây dựng hoàn chỉnh đồng ruộng phải tiến hành khảo sát, thiết kế từng khu vực, từng lô và chỉ ra công việc và khối lượng cụ thể.

Vốn xây dựng hoàn chỉnh đồng ruộng vùng nguyên liệu mía: Giai đoạn 2011 - 2020: 100% diện tích mía hiện trạng được nâng cấp xây dựng hoàn chỉnh đồng ruộng 9.255 ha; Xây dựng đồng ruộng cho mía chuyển từ lúa năng suất thấp và cây hàng năm khác: 647 ha; Xây dựng đồng ruộng cho ruộng mía chuyển từ cây lâu năm kém hiệu quả: 1.098 ha. Tổng kinh phí đầu tư: 517,020 tỷ đồng.

b) Nhóm giải pháp về đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thâm canh mía:

- Xây dựng mô hình đưa cơ giới hóa vào sản xuất mía (theo dạng cánh đồng mẫu lớn): Sau khi lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình cần thực hiện các bước sau: Nâng cấp và hoàn chỉnh bờ bao để đảm bảo chống lũ cả năm; Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống trạm bơm để bơm tiêu kịp thời khi cần thiết; Hạ thấp cao trình liếp mía (để vừa tăng tỷ lệ sử dụng đất, vừa tạo điều kiện để máy nông nghiệp có thể hoạt động trong ruộng mía); Tiến hành trồng mía theo hàng dọc (do có đê bao và hệ thống bơm tiêu tốt nên trồng mía theo hàng dọc vẫn bảo đảm thoát nước tốt); Do liếp thấp, lại trồng mía theo hàng dọc nên hoàn toàn có thể sử dụng các loại máy nông nghiệp như đã ứng dụng ở các vùng mía khác đã cơ giới hóa.

- Tổ chức cho nông dân đi tham quan học tập (kể cả trong nước và ngoài nước) những mô hình đã và đang ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất mía.

- Kêu gọi các cơ quan, tổ chức nghiên cứu sản xuất để cung ứng cho nông dân các loại máy nông nghiệp đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa trong sản xuất mía và phù hợp với đặc điểm đất trồng mía ở Long An.

- Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc cơ giới đáp ứng yêu cầu của nông dân trong sản xuất mía.

- Các nhà máy phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, các huyện đầu tư (có thể cho vay hoặc hỗ trợ một phần kinh phí) cho một số hộ nông dân sản xuất giỏi các loại máy nông nghiệp phục vụ cơ giới hóa các khâu sản xuất mía.

c) Nhóm giải pháp về giống mía và cung ứng mía giống:

Trong khi chờ đợi một bộ giống chuẩn phù hợp với đặc điểm vùng quy hoạch. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học và kinh nghiệm của người nông dân, các giống mía được khuyến cáo trong giai đoạn hiện nay gồm có K84 - 2000; ROC10; R570; K88 - 65; VĐ85 - 177...

Về nhu cầu giống mía: Đến năm 2020, tổng nhu cầu giống mía là 36.667 tấn. Trong đó, huyện Bến Lức 26.300 tấn, huyện Thủ Thừa 6.167 tấn và huyện Đức Huệ 4.200 tấn.

Bảng 2. Nhu cầu giống mía đối với từng huyện

ĐVT: tấn

Huyện

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Toàn vùng

38.197

37.513

36.393

35.790

35.537

35.850

36.200

36.450

36.617

36.667

Bến Lức

28.523

27.800

26.483

25.750

25.337

25.483

25.833

26.083

26.250

26.300

Đức Huệ

3.150

3.213

3.443

3.640

3.867

4.100

4.133

4.167

4.200

4.200

Thủ Thừa

6.523

6.500

6.467

6.400

6.333

6.267

6.233

6.200

6.167

6.167

Trong khi diện tích sản xuất mía giống của các trại còn rất nhỏ, không đủ cung ứng mía giống cho các huyện thì giải pháp khắc phục tình trạng này là khuyến khích các xã, huyện thành lập tổ nhân giống mía; Hoạt động nhân giống mía của các tổ này phải đặt dưới sự giám sát về kỹ thuật của các trung tâm sản xuất giống hoặc trạm khuyến nông. Dự kiến mỗi huyện thành lập 1 tổ sản xuất giống; trong đó, Bến Lức 350 ha, Thủ Thừa 82 ha và Đức Huệ 56 ha.

d) Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học - kỹ thuật, khuyến nông và đào tạo lao động sản xuất mía:

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng mía, gồm các nội dung: Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm, khảo nghiệm, chọn lọc giống mía, nhằm tìm ra 1 bộ giống (cả giống cũ, giống mới), thích nghi với điều kiện sinh thái (vùng đất phèn lên liếp), cho năng suất và chữ đường cao, kháng sâu bệnh,...; Sử dụng phân bón đúng chủng loại, liều lượng, thời gian và cách bón theo quy trình kỹ thuật đã được nghiên cứu, rút kinh nghiệm trong khu vực; Quản lý chặt chẽ công tác kiểm dịch thực vật trong việc nhập giống vào vùng quy hoạch; Xây dựng các mô hình thâm canh mía, nhằm trình diễn chuyển giao kỹ thuật và giống mía mới; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nguyên liệu mía.

- Tăng cường và đổi mới công tác khuyến nông: Bố trí 2-3 cán bộ khuyến nông có kiến thức sâu về sản xuất mía làm chuyên trách về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; Mở các lớp huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật cho 100% lao động chính tại các hộ thuộc vùng sản xuất mía tập trung (2012 - 2015); Tăng cường trang thiết bị hiện đại cho các khuyến nông viên để phục vụ công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

- Đào tạo lao động trồng mía: Đào tạo lao động trực tiếp sản xuất tại các nông hộ, trang trại, Hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp nông nghiệp phải được huấn luyện cơ bản kỹ thuật mới về trồng trọt; Đào tạo chủ trang trại cả về kỹ thuật và quản lý; các thành viên ban quản trị hợp tác xã nông nghiệp hoặc các tổ hợp tác tham gia học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, điều hành HTX.

đ) Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:

- Về tổ chức sản xuất: Vận động thành lập các tổ hợp tác sản xuất mía. Trong đó, mỗi huyện có 1 tổ sản xuất mía giống và 1 tổ hợp tác dịch vụ sản xuất mía; Vận động thành lập hiệp hội những người sản xuất mía nguyên liệu.

- Về tiêu thụ sản phẩm: Để đảm bảo thu mua được mía nguyên liệu trên địa bàn, các doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện chính sách hợp đồng đầu tư ứng trước theo giá thống nhất, chính sách bao tiêu sản phẩm, thưởng chữ đường, thưởng sản lượng, đầu tư cơ sở hạ tầng... thông qua các hợp đồng ký kết với các trang trại và từng hộ trồng mía, đồng thời phải tôn trọng các hợp đồng đã ký; Các tổ chức và cá nhân trồng mía nguyên liệu tham gia ký kết và tôn trọng hợp đồng đã ký với các doanh nghiệp. Đối với những diện tích không thuộc phạm vi hợp đồng ký kết với các doanh nghiệp trong vùng, nông dân hoàn toàn có thể bán cho thương lái để cung ứng mía nguyên liệu cho các nhà máy khác thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.

e) Nhóm giải pháp về chính sách khuyến khích sản xuất nguyên liệu mía:

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các huyện, xã nằm trong vùng quy hoạch nguyên liệu mía đề xuất một số chính sách cho sản xuất, tiêu thụ nguyên liệu mía áp dụng trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ chuyển đổi đất khác sang trồng mía trong vùng quy hoạch, chính sách cho vay, chính sách thuế, đất đai... theo quy định. Doanh nghiệp có chính sách thưởng cho ban quản trị, khi hợp tác xã thực hiện đúng hoặc vượt các điều khoản trong hợp đồng cung cấp nguyên liệu mía (đặc biệt là về chất lượng mía); Hỗ trợ kinh phí tham quan học tập kinh nghiệm các nơi có hợp tác xã, tổ hợp tác câu lạc bộ sản xuất mía đạt kết quả cao ở các tỉnh trong nước và tham quan nước ngoài; Vận động thành lập thêm các tổ hợp tác sản xuất kinh doanh nguyên liệu mía; Xây dựng các câu lạc bộ sản xuất mía năng suất đạt 100 tấn, chữ đường trên 10 CCS thông qua hoạt động của Hội Nông dân, có tư vấn của nhà khoa học hoặc cán bộ khuyến nông.

- Đối với các doanh nghiệp chế biến đường trong vùng quy hoạch: Cùng nhà nước đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng ở vùng nguyên liệu; Tiếp tục hợp đồng với các nông hộ, trang trại trồng mía với các nội dung cụ thể như: Đầu tư ứng trước vật tư nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm cho người trồng mía với giá cả ổn định từ đầu vụ, hỗ trợ từ 20-60% lãi suất đầu tư, đối với các hộ bán hết sản lượng mía trên diện tích ký hợp đồng đầu tư và thanh toán nợ đúng theo thời gian quy định...; Thực hiện công khai hóa trong việc đánh giá chất lượng nguyên liệu mía; Đẩy mạnh công tác khuyến nông để tăng năng suất và chất lượng mía.

g) Nhóm giải pháp về đề xuất một số dự án ưu tiên đầu tư:

(1) Dự án nghiên cứu, thực nghiệm, khảo nghiệm chọn lọc bộ giống mía chuẩn có năng suất, chữ đường cao, kháng sâu bệnh, phù hợp với sinh thái đất phèn tỉnh Long An.

(2) Dự án đầu tư mô hình lô mẫu sản xuất mía trên đất liếp theo hướng xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, cải tạo đất và xây dựng đồng ruộng đáp ứng khả năng đưa tiến bộ kỹ thuật thâm canh, cơ giới hóa vào sản xuất.

(3) Dự án đầu tư xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trồng mía đạt năng suất, chữ đường và hiệu quả cao kết hợp huấn luyện, chuyển giao cho nông dân sản xuất nguyên liệu mía.

(4) Dự án đầu tư thúc đẩy hình thành các HTX, tổ hợp tác, câu lạc bộ sản xuất mía, gắn kết với doanh nghiệp chế biến đường phát triển ổn định bền vững.

(5) Dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất mía.

(6) Đề tài khoa học nghiên cứu đưa cơ giới hóa vào một số khâu canh tác trong sản xuất mía trên đất liếp ở tỉnh Long An.

h) Tổng hợp vốn đầu tư:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phương án “Quy hoạch vùng nguyên liệu mía tỉnh Long An giai đoạn 2011 – 2020” là 610,186 tỷ đồng; trong đó:

- Phân theo nguồn vốn:

+ Vốn ngân sách:

84,106 tỷ đồng.

+ Vốn của nông hộ, tổ hợp tác và doanh nghiệp:

526,080 tỷ đồng.

- Phân theo tiến độ:

+ Giai đoạn 2013-2015

217,800 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2016-2020

392,386 tỷ đồng

i) Hiệu quả kinh tế xã hội:

- Hiệu quả kinh tế:

+ Sản lượng nguyên liệu mía hàng năm 903 ngàn tấn; tăng 364 ngàn tấn so với năm 2010.

+ Giá trị sản lượng trồng mía 1.145 tỷ đồng, tăng 610 tỷ đồng so với năm 2010.

+ Tổng lợi nhuận do sản xuất nguyên liệu mía 518 tỷ đồng, tăng 300 tỷ đồng so với năm 2010.

+ Giá trị sản lượng bình quân/ha 104 triệu đồng, tăng 34 triệu đồng so với năm 2010.

+ Lợi nhuận bình quân/ha trồng mía 47,1 triệu đồng, tăng 18,6 triệu đồng so với năm 2010.

+ Thu nhập bình quân/ha do trồng mía 64,2 triệu đồng, tăng 25,2 triệu đồng so với năm 2010.

- Hiệu quả xã hội:

+ Đến năm 2020 tạo ra giá trị sản phẩm và lợi nhuận khá trên 1 đơn vị diện tích (giá trị sản lượng 104 triệu đồng/ha, lợi nhuận 47 triệu đồng/ha) góp phần tạo việc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho người trồng mía.

+ Đầu tư vùng sản xuất xuất nguyên liệu mía là điều kiện để các nhà máy mía đường hoạt động ổn định, góp phần thực hiện liên kết 4 nhà trong sản xuất.

+ Đầu tư vùng sản xuất mía tập trung còn thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính quyền địa phương đến nông nghiệp, nông thôn, tạo nền tảng vững chắc cho công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, xây dựng thành công nông thôn mới.

+ Thu nhập của người dân tăng lên, sẽ giảm và hạn chế đến mức thấp nhất các tệ nạn xã hội.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch, hướng dẫn các ngành, địa phương liên quan cụ thể hóa quy hoạch để đưa vào các kế hoạch 5 năm và hàng năm.

Các sở, ban ngành, các cấp chính quyền địa phương trong vùng quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức và phối hợp thực hiện.

Các công ty mía đường trong vùng: Phối hợp với chính quyền các cấp và người trồng mía thực hiện tốt các nội dung quy hoạch liên quan.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch UBND các huyện: Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Huệ và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Phòng NCKT;
- Lưu: VT, SNN, An.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Nguyên

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2554/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía tỉnh Long An giai đoạn 2011 - 2020

  • Số hiệu: 2554/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/07/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Long An
  • Người ký: Nguyễn Thanh Nguyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản