Hệ thống pháp luật

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2550/QĐ-BHXH

Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 4459/2005/QĐ-BHXH NGÀY 11/11/2005 CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM VỀ VIỆC BAN HÀNH MẪU THẺ BẢO HIỂM Y TẾ

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế;

Theo đề nghị của Trưởng Ban Thu Bảo hiểm xã hội,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung điểm 1 và điểm 2 quy định ban hành kèm theo Quyết định số 4459/2005/QĐ-BHXH ngày 11/11/2005 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành mẫu Thẻ bảo hiểm y tế như sau:

1. Về hình thức của Thẻ bảo hiểm y tế:

- Bổ sung ý 3 mặt trước của thẻ như sau: Dấu bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố được in sẵn trên Thẻ bảo hiểm y tế có đường kính 21 mm màu đỏ, có phản quang, vị trí của dấu tính từ mép trong khung viền bên phải đến mép ngoài của dấu là 28 mm, từ mép trong khung viền bên dưới đến mép ngoài của dấu là 2 mm. Biện pháp chống giả là dãy chữ “BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM” và lôgô của ngành in chìm, cách mép trong khung viền bên phải 2mm (sử dụng đèn cực tím để kiểm tra). Trên phôi thẻ in sẵn số serial (Font Vntime cỡ chữ 8,5 màu đỏ), nằm sát mép trong khung viền phía bên trái và cách mép trong khung viền phía dưới 8 mm

- Bỏ cụm từ “cần nhớ số thẻ tại ý 3 mặt sau của thẻ.

2. Về nội dung ghi trên Thẻ bảo hiểm y tế:

* Sửa đổi, bổ sung Tiết 2.1 về nội dung ghi trên Thẻ bảo hiểm y tế tại dòng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu được ghi tắt như sau: Nơi ĐK KCB BĐ

* Sửa đổi, bổ sung Tiết 2.2 về số Thẻ bảo hiểm y tế: Là một dãy gồm 11 ký tự bằng số (Font Vntime đậm, cỡ chữ 12) quy định mã định danh cho mỗi người tham gia bảo hiểm y tế được sử dụng lâu dài, chia thành 03 nhóm:

- Bỏ 02 ký tự năm sinh của nhóm 2 và 01 ký tự giới tính của nhóm 3 (cũ).

- Bổ sung 01 ký tự vào nhóm 4 (cũ) thành 08 ký tự là số thứ tự của người tham gia bảo hiểm y tế

* Sửa đổi, bổ sung Tiết 2.3 về mã số khám chữa bệnh thành 02 dòng như sau:

- Dòng thứ nhất ghi như cũ, bổ sung thêm nội dung về quyền lợi khám chữa bệnh như sau: “trường hợp một người tham gia bảo hiểm y tế có thể được hưởng các loại quyền lợi khác nhau thì được chọn hưởng 01 quyền lợi cao nhất”

- Bổ sung dòng thứ hai gồm 5 ký tự chia thành 02 nhóm:

+ Nhóm 01 gồm 02 ký tự bằng số là mã tỉnh, thành phố có liên quan đến cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội.

+ Nhóm 02 gồm 03 ký tự là mã cơ sở y tế được ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2006.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng Ban Thu Bảo hiểm xã hội, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế, Bộ Tài chính;
- BHXH QP, CA  và Ban Cơ yếu CP;
- HĐQL-BHXH VN;
- TGĐ, các phó TGĐ;
- Lưu: VT+BT(9b)

TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Huy Ban

 

PHỤ LỤC

MÃ KHÁM CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2550/QĐ-BHXH ngày 12/6/2006 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)

STT

NHÓM ĐỐI TƯỢNG

1

Các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể

A

 

- Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác (kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan Đảng, đoàn thể, hội quần chúng tự trang trải về tài chính);

A1

Chú ý

- Đối tượng thuộc nhóm này đồng thời là người có công

AL

- Đối tượng thuộc nhóm này sinh sống hoặc làm việc khu vực I , II, III

AV

2

Các doanh nghiệp

B

 

- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích, doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;

B1

 

- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;

B2

 

- Doanh nghiệp hoạt động Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;

B3

Chú ý

- Đối tượng thuộc nhóm này đồng thời là người có công

BL

- Đối tượng thuộc nhóm này sinh sống hoặc làm việc khu vực I , II, III

BV

3

Hợp tác xã, cơ sở bán công, dân lập, tư nhân và tổ chức khác

C

 

- Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

C1

 

- Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;

C2

 

- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

C3

 

- Các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt động hợp pháp.

C4

Chú ý

- Đối tượng thuộc nhóm này đồng thời là người có công

CL

- Đối tượng thuộc nhóm này sinh sống hoặc làm việc khu vực I , II, III

CV

4

Chỉ tham gia bảo hiểm y tế

D

 

- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp, không thuộc biên chế Nhà nước và biên chế của các tổ chức chính trị - xã hội hoặc không hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc khác;

D1

 

- Thân nhân sĩ quan quân đội nhân dân đang tại ngũ;

D2

 

- Thân nhân sĩ quan nghiệp vụ đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân;

D3

 

- Cựu chiến binh thời chống Pháp, chống Mỹ, ngoài các đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, bao gồm: quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam từ 30/4/1975 trở về nước;

- Người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg, bao gồm: Quân nhân, công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, công nhân viên chức quốc phòng, công an, cán bộ dân chính đảng, thanh niên xung phong, dân quân, du kích tập trung, người nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động

D4

 

- Lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam cấp học bổng

D5

Chú ý

- Đối tượng thuộc nhóm này sinh sống hoặc làm việc khu vực I , II, III

DV

5

Người có công

E

 

- Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng (trừ đối tượng hoạt động trước cách mạng tháng 8/1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên);

EL

 

- Người hoạt động trước cách mạng tháng 8/1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên

ES

6

Chất độc hóa học

F

 

- Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đang hưởng trợ cấp hàng tháng

FL

7

Bảo trợ xã hội

G

 

- Đối tượng bảo trợ xã hội.

GL

8

Đối tượng đang hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng

H

 

- Đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; Cán bộ xã già yếu nghỉ việc đang hưởng trợ cấp theo Quyết định số 130/CP, Quyết định số 111/HĐBT

HN

Chú ý

- Đối tượng thuộc nhóm này sinh sống hoặc làm việc khu vực I , II, III

HL

9

Người cao tuổi

I

 

- Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên;

IS

 

- Người cao tuổi tàn tật không nơi nương tựa được trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng hoặc được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng tập trung

IL

10

Người nghèo

J

 

- Người nghèo (Quyết định 139)

JL

11

Tự nguyện

T

 

- Thành viên trong hộ gia đình;

T1

 

- Học sinh, sinh viên;

T2

 

- Hội viên các hội đoàn thể, tố chức;

T3

 

- Thân nhân người lao động

T4

Ghi chú:

1. Nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện có ký hiệu bằng chữ T nhằm tách biệt đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện với bắt buộc. Nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế buộc có ký hiệu bằng các chữ A, B, C, D, E, F, G, H, I, J lẽ ra đối tượng này phải ký hiệu là chữ (B). Tuy nhiên, đối tượng phải tham gia bắt buộc có nhiều khối khác nhau nên không cần ghi chữ B, mà chỉ ghi ký tự theo khối thì đã ngầm hiểu đây là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của từng khối (A, B, C…..).

2. Phôi thẻ BHYT các địa phương đã nhận trước ngày ban hành Quyết định này, có một số đặc điểm sau: không có dòng chữ “BẢO HIỂM XÃ HỘI” Việt Nam và lôgô của ngành in chìm; chưa bỏ cụm từ “cần nhớ số thẻ” và chưa có số serial in sẵn, được tiếp tục sử dụng bình thường để in thẻ cho người tham gia BHYT từ 01/7/2006 cho đến khi hết số phôi thẻ đó…

 

MẪU THẺ BAO HIỂM Y TẾ

Mặt trước

Nội dung ghi trên thẻ

Mặt sau

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2550/QĐ-BHXH năm 2006 sửa đổi Quyết định 4459/2005/QĐ-BHXH về mẫu thẻ bảo hiểm y tế do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 2550/QĐ-BHXH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/06/2006
  • Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
  • Người ký: Nguyễn Huy Ban
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/07/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản