ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2544/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 12 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 3878/TTr-CAT-PV11 (PC64) ngày 21/12/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2544/QĐ-UBND, ngày 29/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, phương thức, trách nhiệm phối hợp của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong công tác quản lý nhà nước đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Công an tỉnh; Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh; các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương và UBND các huyện, thành phố.
1. Công tác phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ngành, cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý đã được quy định và yêu cầu công tác quản lý hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
2. Các nội dung liên quan đến công tác quản lý hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật và tạo điều kiện để các đơn vị đầu tư kinh doanh hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi sách nhiễu, gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp.
3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan có trách nhiệm chủ động phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành giữa các cơ quan quản lý của tỉnh.
4. Việc phối hợp lực lượng kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo từng vụ việc phải căn cứ vào nguồn thông tin và công tác kiểm tra của từng cơ quan, đơn vị và phải do người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó yêu cầu bằng văn bản.
1. Phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh và thành lập cấp phép, đăng ký, quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
2. Cung cấp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước tham gia thực hiện Quy chế này.
3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; phát hiện và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức sơ, tổng kết đánh giá kết quả công tác phối hợp, rút kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị (nếu có).
5. Báo cáo định kỳ việc thực hiện các thủ tục hành chính trong công tác cấp phép, đăng ký, quản lý; kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.
6. Tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh; đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
1. Công an tỉnh là cơ quan chủ trì, các cơ quan khác có trách nhiệm thường xuyên phối hợp với Công an tỉnh, phân công đầu mối (lãnh đạo, chuyên viên) theo dõi, giải quyết các công việc có liên quan đến công tác phối hợp, quản lý; xử lý các vấn đề có liên quan đến hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổng hợp thông tin, số liệu định kỳ hàng năm hoặc đột xuất gửi về Công an tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
2. Cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp thường xuyên, kịp thời trao đổi thông tin, đề xuất các nội dung cần phối hợp; thông tin đến hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh; kết quả công tác quản lý; các đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo chức năng, phạm vi quản lý của từng đơn vị.
3. Để bảo đảm công tác phối hợp được kịp thời, các cơ quan có thể trao đổi thông tin thông qua hình thức trực tiếp gặp gỡ để trao đổi, thông qua văn bản hoặc bằng các phương tiện thông tin liên lạc.
4. Đối với từng chuyên đề, vụ việc cụ thể cần sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan thì đơn vị chủ trì đoàn liên ngành triển khai công tác có trách nhiệm: Bảo đảm tính pháp lý và trình tự, thủ tục đối với các chuyên đề, vụ việc; chịu trách nhiệm về kinh phí trong quá trình phối hợp; báo cáo về Công an tỉnh để tổng hợp.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai, xây dựng các văn bản chỉ đạo thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại tỉnh Quảng Ngãi; hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
2. Xây dựng kế hoạch triển khai hoặc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh xử lý vi phạm về an ninh, trật tự theo thẩm quyền.
3. Hướng dẫn cơ sở hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, xây dựng phương án bảo đảm an ninh, trật tự; hướng dẫn thống nhất việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trước khi cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện chế độ hậu kiểm đối với người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự và các điều kiện thực tế tại các cơ sở kinh doanh; thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn xử lý các hành vi lợi dụng ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện tội phạm hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác.
4. Phối hợp với các cơ quan có liên quan, cơ quan thông tin đại chúng và các tổ chức đoàn thể triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
5. Sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy chế phối hợp quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, trên địa bàn tỉnh; kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản vi phạm pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Điều 7. Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tỉnh
1. Chỉ đạo việc cấp bản sao hợp lệ các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy đối với các khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa cho các cơ sở để bổ sung hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Khoản 3, Điều 19 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
2. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác phòng cháy, chữa cháy, tập trung các cơ sở có quy mô, cơ sở vật chất hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Nội dung kiểm tra cần tập trung: Kiểm tra tình trạng hoạt động của các hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, hệ thống chống sét, hệ thống điện, phương tiện chữa cháy tại chỗ, giao thông, nguồn nước phục vụ cho xe chữa cháy. Kịp thời kiến nghị việc duy tu, bảo dưỡng, bổ sung, thay thế các thiết bị, phương tiện chữa cháy kém tác dụng.
3. Thông qua công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thực hiện tốt việc lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 66/2014/TT-BCA, ngày 16/12/2014 của Bộ Công an và khoản 2, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy.
1. Chỉ định đơn vị trực thuộc làm đầu mối và phân công cán bộ có chuyên môn tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành (khi có kế hoạch) để thực hiện Quy chế này. Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh khi doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật do cơ quan có thẩm quyền đề nghị).
2. Thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự theo định kỳ hoặc đột xuất khi có đề nghị của Công an tỉnh để phối hợp quản lý.
3. Phối hợp với Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh và kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định không phù hợp với tình hình thực tế.
1. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các điều kiện hoạt động theo quy định đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage), bảo đảm có tủ thuốc, cơ số thuốc, các trang bị cần thiết và bác sỹ trực tại cơ sở, tránh việc cho thuê, mượn bằng cấp bác sỹ để hoạt động.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng và phân công cán bộ có chuyên môn tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành (khi có kế hoạch); quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage), dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ.
Điều 10. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
1. Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng phân công cán bộ có chuyên môn tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành (khi có kế hoạch); tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, karaoke, vũ trường, trò chơi điện tử không kết nối mạng. Qua đó, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sơ hở, thiếu sót; hướng dẫn các cơ sở chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.
2. Thường xuyên kiểm tra việc treo, đặt biển hiệu của các cơ sở kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự bảo đảm đúng quy định của pháp luật và mỹ quan đô thị của tỉnh.
3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc thẩm định, cấp giấy phép, xếp hạng đối với các cơ sở kinh doanh các dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện ký kết hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc tại các cơ sở hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định.
2. Phối hợp với các thành viên Đội kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội thực hiện hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm thuộc lĩnh vực lao động, phòng, chống, tệ nạn xã hội liên quan đến hoạt động của các cơ sở ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
1. Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức thanh, kiểm tra định kỳ việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh ngành nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khai thác đá trên địa bàn tỉnh; đồng thời, khi cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, gửi giấy phép cho cơ quan chuyên ngành và Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội) để phối hợp theo dõi.
2. Tổ chức kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh khí trong phạm vi toàn tỉnh, kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh khí, thiết lập hệ thống phân phối theo quy định, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh khí theo quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP, ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Điều 13. Sở Thông tin và Truyền thông
1. Chỉ đạo, định hướng tuyên truyền cho các cơ quan báo chí, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã tuyên truyền các quy định của pháp luật về hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của nhân dân trong phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm đến hoạt động ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
2. Phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trên lĩnh vực kinh doanh hoạt động in.
Điều 14. UBND các huyện, thành phố
Chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện:
1. Quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo thẩm quyền.
2. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các đơn vị chức năng có liên quan (Công an; Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Y tế; Lao động, Thương binh và Xã hội) để phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự theo phân cấp quản lý tại địa phương.
3. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ hoặc đột xuất và kiến nghị, đề xuất, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Điều 15. Chế độ thông tin, báo cáo
Định kỳ một năm (trước ngày 15/11), các cơ quan, đơn vị tham gia phối hợp có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện về Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 16. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy chế này sẽ được khen thưởng theo chế độ khen thưởng hiện hành của Nhà nước. Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Giám đốc Công an tỉnh, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Giao Công an tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu, giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này; đôn đốc cơ quan tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện và tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hoặc đột xuất.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh, địa chỉ: Số 509 Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 834/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Quyết định 839/QĐ-UBND năm 2018 ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Quyết định 788/QĐ-UBND-HC năm 2018 về ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 4Quyết định 475/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 2Luật Đầu tư 2014
- 3Luật Doanh nghiệp 2014
- 4Thông tư 66/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi do Bộ Công an ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí
- 7Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
- 8Quyết định 834/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 9Quyết định 839/QĐ-UBND năm 2018 ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 10Quyết định 788/QĐ-UBND-HC năm 2018 về ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Quyết định 2544/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 2544/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Ngọc Căng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực