Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*********

Số: 2542/QĐ-UBND

Biên Hòa, ngày 10 tháng 08 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN THỎA THUẬN HỢP TÁC NĂM 2007 GIỮA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ HIỆP HỘI CHRISTINA NOBLE CHILDREN’S FOUNDATION (ANH)

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
Theo giấy phép lập Văn phòng dự án tại Việt Nam số: AU 034/UB-DA ngày 15/12/2001 của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài cấp cho Hiệp hội Christina Noble Children’s Foundation;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 27/TTr-LĐTBXH-BTXH ngày 29/3/2007 và ý kiến đề xuất của Sở Ngoại vụ tại Văn bản số 370/SNgV-LTĐN ngày 08/5/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Bản thỏa thuận hợp tác năm 2007 giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (tỉnh Đồng Nai) và Hiệp hội Christina Noble Children’s Foundation (Anh) về thực hiện dự án bảo trợ giáo dục cho trẻ em tại hai huyện Nhơn Trạch và Vĩnh Cửu (Đính kèm).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương liên quan của tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện theo đúng nội dung ký kết và báo cáo kết quả cho Chủ tịch UBND tỉnh.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điểu 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Sở Ngoại vụ, Lao động Thương binh và Xã hội, UBND huyện Nhơn Trạch, huyện Vĩnh Cửu và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Thị Nga

 

BẢN THỎA THUẬN HỢP TÁC

GIỮA SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI VÀ HIỆP HỘI BẢO TRỢ TRẺ EM CHRISTINA NOBLE VỀ DỰ ÁN BẢO TRỢ GIÁO DỤC CHO TRẺ EM

Căn cứ Báo cáo số 116/LĐ-TBXH đề ngày 22/01/2007 kèm theo bản đề nghị Hiệp hội  Bảo trợ Trẻ em Christina Noble tiếp tục trợ giúp trẻ em nghèo tỉnh Đồng Nai đề ngày 22/01/2007 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai.
Căn cứ thực trạng số trẻ em nghèo tại tỉnh Đồng Nai có nguy cơ bị buộc phải thôi học và trẻ đến tuổi đi học nhưng không có điều kiện được đến trường
.

Hôm nay, ngày 20/03/2007, hai bên gồm có:

Bên A:  Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai.

Địa chỉ: 5 Phan Đình Phùng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Tel: 0613.823429

Fax: 0613.846186

Người đại diện: Bà Lê Thị Mỹ Phượng - Giám đốc

Bên B: Hiệp hội Bảo trợ Trẻ em Christina Noble.

Địa chỉ:  38 Tú Xương, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh.

Tel: 08.9326484.

Fax: 08.9327276.

Người đại diện: Ông Nicolas Pistolas - Giám đốc.

Cùng thỏa thuận các điều khoản dưới đây để thực hiện dự án Bảo trợ giáo dục cho trẻ em ở cộng đồng bằng sự nỗ lực hợp tác của hai bên.

I. TÊN DỰ ÁN:

Dự án Bảo trợ giáo dục cho trẻ em.

II. CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN:

Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai.

III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN:

Dự án sẽ được thực hiện tại hai huyện Nhơn Trạch và Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

IV. TỔ CHỨC TÀI TRỢ CỦA DỰ ÁN:

Hiệp hội Christina Noble Children’s Foundation.

V. MỤC ĐÍCH CỦA DỰ ÁN:

Giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, trẻ em có nguy cơ bỏ học hoặc trẻ em không có điều kiện được đi học khi đến tuổi đi học.

VI. NỘI DUNG DỰ ÁN:

Trợ cấp hàng tháng trực tiếp cho trẻ em nhằm tạo điều kiện cho trẻ được đến trường để thụ hưởng các kiến thức văn hóa và kiến thức phổ thông để trở thành công dân tốt của xã hội trong tương lai.

VII. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG:

- Trẻ em trong độ tuổi đi học có hoàn cảnh khó khăn.

- Số trẻ thụ hưởng theo thỏa thuận này không quá 25 trẻ, tùy vào tình hình thực tế của nguồn tài trợ; số trẻ mới sẽ được chọn sau khi bên B đã vãng gia và nắm rõ hoàn cảnh gia đình.

VIII. THỜI HẠN CỦA DỰ ÁN:

Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2007.

IX. KINH PHÍ CỦA DỰ ÁN:

Kinh phí của dự án được tính theo số trẻ thụ hưởng thực tế trên cơ sở chi tiêu hàng tháng cho 01 trẻ và chi phí quản lý bao gồm:

1. Tiền bảo trợ cho 01 trẻ: 300.000đ/tháng.

2. Chi phí quản lý cho 01 trẻ: 27.000đ/tháng.

Chi phí quản lý bao gồm:

a. Lương nhân viên;

b. Chi phí đi lại: Tiếp cận, thăm viếng;

c. Văn phòng phẩm;

d. Chụp ảnh cho trẻ mới: 02 ảnh.

X. KẾ HOẠCH GIẢI NGÂN:

Dựa trên số trẻ thụ hưởng của chương trình, kinh phí sẽ được chuyển ngân vào tài khoản của bên A vào các quý sau:

Tháng 01/2007: Cho quý 1/2007;

Tháng 4/2007: Cho quý 2//2007;

Tháng 7/2007: Cho quý 3/2007;

Tháng 10/2007: Cho quý 4/2007.

Chi tiết về tài khoản của bên A như sau:

Tên ngân hàng: Kho Bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai.

Tên tài khoản: Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Đồng Nai.

Số tài khoản: 934.01.00.09.138.

Tiền trợ cấp của trẻ sẽ bị ngưng trong trường hợp nhà bảo trợ ngưng gửi tiền bảo trợ, đời sống gia đình của trẻ đã cải thiện hoặc trẻ bỏ học và quyết định đi làm.

XI. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG VÀ LƯỢNG GIÁ

Báo cáo:

Bên A chịu trách nhiệm:

- Lập và gửi báo cáo cho bên B vào cuối mỗi quý, gồm có: Báo cáo tình hình của trẻ, báo cáo hoạt động và báo cáo tài chính; đảm bảo nội dung báo cáo đuợc cập nhật tại thời điểm báo cáo.

Lưu ý: Báo cáo của quý 2 và quý 4 cần gửi về bên B trước ngày thứ 10 của tháng cuối quý (10/6 và 10/12).

- Thu và gửi các giấy tờ theo đúng các yêu cầu và thời điểm sau đây cho bên B:

+ Giấy Xác nhận đi học của tất cả trẻ đi học (tháng 10).

+ Bản sao Sổ Liên Lạc có kết quả học tập của học kỳ I của tất cả các trẻ em đi học (tháng 2).

+ Bản sao Sổ Liên Lạc có kết quả học tập của học kỳ II của tất cả các trẻ em đi học (tháng 6).

+ Thiệp Giáng sinh do trẻ tự tay trẻ làm (tháng 11).

Lượng giá:

Hai bên đối tác sẽ tiến hành việc lượng giá dự án 2 lần/năm vào tháng 6 và tháng 12 nhằm kịp thời đánh giá hiệu quả hoạt động của dự án và điều chỉnh các hoạt động của dự án khi cần thiết.

XII. TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN

Bên A

1. Sắp xếp cho nhân viên của bên B trực tiếp tham gia những buổi phát tiền bảo trợ cho trẻ em.

2. Chọn lọc và giới thiệu trẻ vào chương trình đúng theo tiêu chuẩn để cập nhật ở trên.

3. Sắp xếp nhân viên dự án làm việc trực tiếp với trẻ trong chương trình, đảm bảo nhân viên có kinh nghiệm trong công tác xã hội và nắm vững phương pháp thực hiện dự án.

4. Đảm bảo nhân viên dự án vãng gia nhà trẻ một năm một lần, cập nhật, kiểm tra tình hình học tập - sức khỏe và hoàn cảnh gia đình của trẻ, kịp thời tư vấn cho trẻ và gia đình khi gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc khi trẻ có nguy cơ bỏ học. Trong trường hợp trẻ bỏ học sau khi nhân viên dự án đã nỗ lực tư vấn và giúp đỡ nhưng không thành công, phải thông báo ngay cho bên B biết bằng văn bản.

5. Đảm bảo nhân viên dự án hợp tác tốt với bên B trong việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo dự án được triển khai hiệu quả và đúng mục đích đã đề ra.

6. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên và khách mời của bên B đi lại dễ dàng trong khuôn khổ quy định của luật pháp Việt Nam vào những dịp phát tiền bảo trợ để thăm trẻ trong các khu vực có liên quan đến dự án; (Bên B phải thông báo cho bên A biết trước ít nhất là 3 ngày).

7. Tạo điều kiện cho bên B được quyền kiểm tra dự án cũng như sổ sách tài chính của dự án khi cần thiết.

8. Đảm bảo cho trẻ - được bên B thông báo trước - đến văn phòng bên B gặp gỡ với nhà bảo trợ khi có yêu cầu. Trường hợp trẻ không đi được vì bệnh thì phải thông báo cho bên B biết kịp thời.

Bên B

1. Chuyển kinh phí hoạt động của dự án cho bên A theo các thời kỳ nêu trên.

2. Phối hợp và hỗ trợ nhân viên dự án của bên A trong quá trình thực hiện dự án nhằm đảm bảo dự án được thực hiện hiệu quả và đúng mục đích.

3. Đến thăm các trẻ trong dự án một năm một lần.

4. Tập huấn cho nhân viên dự án của bên A, nếu bên A có yêu cầu, về phương pháp thực hiện dự án hoặc các lĩnh vực chuyên môn khác có liên quan đến dự án.

XIII. NHỮNG KHOẢN CHUNG

- Trên tinh thần hợp tác, mỗi bên chịu trách nhiệm thực hiện tốt phần việc của mình theo những nội dung đã thỏa thuận.

- Bên A sẽ phải hoàn thành trả kinh phí tài trợ cho bên B nếu các kinh phí không được sử dụng đúng mục đích của dự án. Trong trường hợp dự án vì lý do nào đó phải kết thúc trước thời hạn dự kiến, bên A cũng sẽ hoàn trả cho bên B phần kinh phí đã nhận nhưng chưa sử dụng cho các hoạt động chưa triển khai ở thời điểm đó.

- Trong thời hạn hiệu lực của Bản thỏa thuận này, bất cứ chỉnh hoặc thay đổi nào có liên quan đến dự án hoặc Bản thỏa thuận này đều phải được hai bên thảo luận và thống nhất bằng văn bản.

- Sau khi dự án hết thời hạn, nếu dự án được xác định là thành công và nếu có điều kiện tài chính, bên B sẽ xem xét khả năng tiếp tục tài trợ cho dự án nếu có đề nghị của bên đối tác.

XIV. KIỆN KẾT THÚC DỰ ÁN:

- Hai bên sẽ tiến hành lượng giá hiệu quả của dự án vào tháng 12 nhằm thống nhất việc tiếp tục hợp tác tài trợ cho giai đoạn sau.

- Bên A hoặc bên B muốn chấm dứt dự án trước thời hạn với bất kỳ lý do gì phải thông báo cho bên đối tác biết trước ít nhất 3 tháng bằng văn bản để các bên cùng tìm biện pháp giải quyết.

- Bên A hoặc bên B có quyền kết thúc dự án này nếu có đủ lý do để kết luận là thời hạn và cam kết khác trong Bản thỏa thuận này không được tôn trọng; hoặc trong trường hợp dự án không thể thực hiện một cách có hiệu quả; hoặc vì những lý do bất khả kháng mà bên B gặp phải trong việc tài trợ kinh phí cho dự án.

Bản thỏa thuận này được lập thành 06 bản, ba bản tiếng Việt và ba bản tiếng Anh có giá trị như nhau. Mỗi bên cùng với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai giữ một bản tiếng Việt và bản tiếng Anh.

 

ĐẠI DIỆN
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI
GIÁM ĐỐC




Bà Lê Thị Mỹ Phượng

ĐẠI DIỆN
HIỆP HỘI BẢO TRỢ TRẺ EM CHRISTINA NOBLE
GIÁM ĐỐC




Ông Nicolas Pistolas

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2542/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Bản thỏa thuận hợp tác năm 2007 giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Hiệp hội Christina Noble Children’s Foundation (Anh) do Chủ tịch Ủy ban dân dân tỉnh Đồng Nai ban hành

  • Số hiệu: 2542/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/08/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Huỳnh Thị Nga
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/08/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản