ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2535/QĐ-UBND | Bình Dương, ngày 14 tháng 10 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 08/02/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tạm thời quản lý và sử dụng Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh;
Theo đề nghị của Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 1602/TTr-VPUB ngày 08 tháng 10 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời việc kiểm soát an ninh bằng thiết bị soi hành lý, hàng hóa và rà, quét kim loại tại Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
VỀ VIỆC KIỂM SOÁT AN NINH BẰNG THIẾT BỊ SOI HÀNH LÝ, HÀNG HÓA VÀ RÀ, QUÉT KIM LOẠI TẠI TÒA NHÀ TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2535/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Quy định này quy định về việc kiểm soát an ninh bằng thiết bị soi hành lý, hàng hóa và rà, quét kim loại tại Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương (gọi tắt là Tòa nhà).
Tất cả các cá nhân khi vào Tòa nhà (trừ trường hợp được miễn kiểm soát) và các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc áp dụng kiểm soát an ninh bằng thiết bị soi hành lý, hàng hóa và rà, quét kim loại tại Tòa nhà.
Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hành lý, hàng hóa của các cá nhân mang vào Tòa nhà nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả các loại chất dễ nổ, cháy, gây sát thương... đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, tài sản cho Tòa nhà.
- Việc thực hiện kiểm soát phải đảm bảo nhanh gọn, không gây phiền phức cho đối tượng được kiểm tra;
- Đảm bảo an toàn về tài sản của đối tượng được kiểm tra;
- Đảm bảo trật tự, không ùn tắt, tuân thủ quy chế Tòa nhà, quy định kiểm tra an ninh tại địa điểm kiểm tra.
Điều 5. Đối tượng được kiểm soát
1. Cá nhân: tất cả các cá nhân khi vào Tòa nhà đều phải được kiểm tra, kiểm soát an ninh, cụ thể:
- Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động của các cơ quan, đơn vị có trụ sở làm việc trong Tòa nhà;
- Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động... của các tổ chức, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có trụ sở làm việc bên ngoài Tòa nhà đến giao dịch làm việc với công chức của các cơ quan, đơn vị có trụ sở trong Tòa nhà;
- Công nhân, nhân viên của các công ty cung cấp các dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm cho các cơ quan, đơn vị có trụ sở trong Tòa nhà;
- Các tổ chức, cá nhân đến thăm, làm việc với cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân đang làm việc tại Tòa nhà;
- Người dân, doanh nghiệp đến liên hệ công tác, giao dịch tại khu vực một cửa (khu vực hành chính mở);
- Các đối tượng khác có nhu cầu vào Tòa nhà.
2. Hàng hóa, hành lý, vật dụng của cá nhân khi mang vào Tòa nhà đều phải được kiểm tra, kiểm soát an ninh.
- Hàng hóa, vật tư, máy móc, nguyên liệu, công cụ lao động… của các nhà thầu cung cấp cho các cơ quan làm việc trong Tòa nhà;
- Bưu kiện, bưu phẩm, sách báo, giấy tờ đóng đai, đóng kiện;
- Hàng hóa khác khi mang vào tòa nhà.
3. Các trường hợp được miễn kiểm soát: nguyên Bí thư, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy; nguyên Chủ tịch HĐND, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; nguyên Chủ tịch UBND, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cán bộ lãnh đạo cao cấp Trung Ương và nhân viên theo đoàn; Khách ngoại giao, khách của Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Lãnh đạo các địa phương khác, khách quốc tế, ngoại giao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đến làm việc theo Chương trình thì sẽ được bố trí một lối đi riêng không kiểm soát (soi, rà) và hàng hóa, hành lý, vật dụng mang theo.
Điều 6. Những đồ vật không được mang vào Tòa nhà
a) Những đồ vật không được mang vào Tòa nhà:
Chất ăn mòn, A-xít, bình khí nén, gas: như bình oxy, gas, bình xịt (các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa...); chất nổ, pháo, pháo hoa; Vũ khí, công cụ hỗ trợ; Vật sắc nhọn có khả năng gây thương tích, gây tổn hại; dùi cui, gậy hoặc những vật tương tự; chất oxy hóa, xăng, dầu, đạn các loại, kể cả vỏ đạn; chất lây nhiễm, chất độc, chất phóng xạ; dao cạo, búa kìm...
b) Ngoại trừ các trường hợp sau:
+ Đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động của các cơ quan, đơn vị có trụ sở làm việc trong Tòa nhà, thì được phép đem vào những đồ dùng là văn phòng phẩm phục vụ công việc văn phòng;
+ Vũ khí, công cụ hỗ trợ cấp cho lực lượng dân quân tự vệ, cán bộ chiến sĩ đang làm việc trong Tòa nhà thì thực hiện theo Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ bằng cách xuất trình Giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ do cơ quan có thẩm quyền cấp (còn hiệu lực);
+ Công an thực hiện nhiệm vụ bắt người mà có mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ thì người mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ phải xuất trình Giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ do cơ quan có thẩm quyền cấp (còn hiệu lực) và giấy tờ liên quan đến lệnh bắt.
Điều 7. Vị trí lắp đặt thiết bị kiểm tra
1. Vị trí lắp đặt thiết bị: Các thiết bị kiểm soát an ninh được lắp đặt tại 07 vị trí kiểm soát an ninh bao gồm:
* Khu Hành chính mở tháp A (tầng một) có 02 vị trí như sau:
- Vị trí 1: Lối vào Khu Hành chính mở của tháp A (đi từ hướng sảnh chính của Tòa nhà vào).
- Vị trí 2: Lối đi vào barrier và lễ tân - nơi công chức làm việc trong tháp A Tòa nhà đi vào.
* Khu Hành chính mở tháp B (tầng một) có 02 vị trí như sau:
- Vị trí 3: Lối vào Khu Hành chính mở của tháp B (đi từ hướng sảnh chính của Tòa nhà vào).
- Vị trí 4: Lối vào đi vào barrier và lễ tân - nơi công chức làm việc trong tháp B Tòa nhà đi vào.
* Tầng đỗ xe P1 có 02 vị trí như sau:
- Vị trí 5: Lối vào chính - nơi công chức làm việc trong Tòa nhà bằng phương tiện xe 2 bánh, đi vào Tòa nhà (từ bãi đậu xe 2 bánh đi vào đến barrier để vào thang máy lên nơi làm việc).
- Vị trí 6: Lối vào khu vực thang máy dịch vụ tháp B. Hàng hóa và Công nhân các nhà thầu (trừ công nhân nhà thầu vệ sinh được đi thang máy chính theo giờ quy định) khi vào làm việc trong Tòa nhà sẽ được kiểm soát tại vị trí này.
* Tầng đỗ xe P2 có 01 vị trí như sau:
- Vị trí 7: Lối vào chính nơi - công chức làm việc trong Tòa nhà bằng phương tiện xe 4 bánh, đi vào Tòa nhà (từ bãi giữ xe 4 bánh đi vào đến barrier để vào thang máy lên nơi làm việc).
2. Thiết bị lắp đặt: Tại mỗi vị trí kiểm soát được trang bị các thiết bị bao gồm:
- Máy soi hành lý, hàng hóa Rapiscan 620 XR: 01 cái.
- Cổng dò kim loại Rapiscan Metor 6M: 01 cái.
- Máy dò kim loại cầm tay Metor 28: 01 cái.
3. Lực lượng vận hành máy, kiểm tra, kiểm soát:
- Giai đoạn 1: Công an tỉnh và lực lượng bảo vệ của Tổng Công ty Becamex phụ trách tại các vị trí.
- Giai đoạn 2: Công an tỉnh phụ trách tại các vị trí.
Điều 8. Quy trình kiểm tra, kiểm soát
Tại các vị trí khác, khi đến vị trí kiểm soát, các đối tượng được kiểm soát phải để túi xách, camen, các vật dụng kim loại trong túi áo, túi quần, điện thoại... (theo quy định tại Điều 5 nêu trên) vào khay và đưa qua máy soi hàng hóa. Sau đó, người sẽ đi qua cổng dò kim loại (trường hợp bình thường thì khách sẽ thu hành lý, tài sản của mình để vào thang máy đối với khu vực thang máy, vào sảnh một cửa đối với khu vực một cửa). Trường hợp máy phát tín hiệu cảnh báo hay hàng hóa qua máy soi có dấu hiệu nghi ngờ thì sẽ xử lý như sau:
1. Đối với cá nhân: Nhân viên kiểm tra an ninh sử dụng máy dò kim loại cầm tay để xác định các vật dụng thông thường (dây nịt, gót giày có thanh kim loại.. .) Trường hợp thật sự cần thiết sẽ tiến hành khám xét tại buồng xử lý (việc khám xét theo nguyên tắc nam với nam; nữ với nữ).
2. Đối với hàng hóa:
a) Qua cửa kiểm tra tại vị trí 1, 2, 3, 4, 5, 7: Nhân viên bảo vệ sẽ đề nghị công chức, công nhân vệ sinh phối hợp mở hàng hóa (tại buồng xử lý) để kiểm tra:
- Nếu là hàng hóa không được phép đem vào Tòa nhà, nhân viên bảo vệ sẽ đề nghị đối tượng được kiểm tra đưa hàng hóa, vật dụng ra ngoài (không cho mang vào Tòa nhà).
- Trường hợp nghi ngờ là chất nổ, thông báo ngay cho Ban Chỉ huy quân sự tỉnh và thực hiện theo hướng dẫn để tiến hành xử lý.
b) Qua cửa kiểm tra tại vị trí 6: Đối với công nhân nhà thầu và hàng hóa: sẽ tiến hành kiểm soát an ninh tại cổng này sau đó:
- Nếu hàng hóa cung cấp cho các cơ quan làm việc tại tháp A thì nhân viên bảo vệ liên hệ bằng điện thoại đến cơ quan, đơn vị nhận hàng hóa cử người áp tải hàng đã qua kiểm tra từ vị trí 6 (tháp B) sang thang hàng tháp A để lên cơ quan mình đồng thời nhân viên bảo vệ giám sát đưa công nhân nhà thầu ra khỏi Tòa nhà sau khi hoàn thành việc giao hàng. Nếu giao hàng hóa cho các cơ quan làm việc trên tháp B thì lên thang hàng tháp B và thực hiện quy trình như lên tháp A.
- Trường hợp thang hàng bị hỏng, Ban Quản lý Tòa nhà cho phép sử dụng thang khác để giao hàng thì sau khi tiến hành kiểm tra an ninh hàng hóa tại vị trí 6 (hoặc vị trí khác nếu thiết bị tại vị trí 6 bị sự cố), hàng hóa sẽ được đưa lên các cơ quan nhận hàng, quy trình cử người, nhân viên bảo vệ giám sát được thực hiện như nêu trên.
3. Quy định xử lý số tình huống cụ thể:
- Tình huống 1: Đối với các cá nhân làm việc trong Tòa nhà và hàng hóa mang theo mà không chấp hành kiểm tra thì:
+ Kiên quyết không cho vào thang máy (đối với người); không cho mang hàng hóa lên Tòa nhà (nếu là hàng hóa);
+ Nếu có hành vi chống đối, gây rối thì lực lượng bảo vệ Tòa nhà lập biên bản vụ việc, sau đó chuyển về Văn phòng Ban Quản lý để xử lý theo quy định hoặc phối hợp với Cảnh sát Bảo vệ mục tiêu lập thủ tục để chuyển đương sự ngay cho Công an địa phương xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tình huống 2: Đối với hành lý hoặc hàng hóa cồng kềnh thì kiểm tra bằng cách mở hàng hóa kết hợp với sử dụng máy quét cầm tay.
- Tình huống 3: Một người đi qua nhiều cửa có kiểm tra an ninh hành lý, kim loại... phải chịu sự kiểm tra tại vị trí đó.
- Tình huống 4: Hàng hóa vô chủ tập kết tại vị trí thang hàng tại CP1.
Đối với hàng hóa của các nhà thầu mang đến, lực lượng bảo vệ cần giám sát chặt chẽ người mang hàng hóa đến cho đến khi có kết quả kiểm tra an ninh.
+ Trường hợp không xác định được chủ hàng, xử lý như sau: Nhân viên bảo vệ tại vị trí có hàng hóa vô chủ thông báo ngay cho Trung tâm (phòng camera) để tầm soát qua camera tìm chủ hàng, nếu nhận dạng được chủ hàng trong thời gian ngắn, kết hợp với phán đoán có nghi ngờ thì cần thông báo ngay cho lực lượng chức năng truy tìm để mời về Văn phòng bảo vệ làm việc và chứng kiến kiểm tra hàng;
+ Trường hợp phòng camera trả lời không xác định hoặc xác định được nhưng thời gian đã lâu thì bảo vệ tại vị trí đó đề nghị nhân viên kiểm tra an ninh cho kiểm tra (soi và rà) tại chỗ (không mở hàng), nếu phát hiện lạ hoặc nghi ngờ không an toàn thì nhân viên bảo vệ báo cáo ngay cho lãnh đạo phụ trách để thông báo ngay cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, nếu hàng hóa bình thường thì lập biên bản tài sản vô chủ và bàn giao cho Ban Quản lý Tòa nhà để nhập kho xử lý theo quy định của nhà nước. (Trường hợp nghi ngờ là chất nổ thì sau khi thông báo cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thì đồng thời lực lượng bảo vệ Tòa nhà lập tức di chuyển hàng hóa đó ra khu vực bãi đất trống cách xa khu vực dân cư tối thiểu là 500m để chờ xử lý)
- Tình huống 5: Trong khi kiểm tra phát hiện vũ khí, chất cháy, nổ hoặc đồ vật nghi ngờ (xác định được người mang đến): Lập tức điện báo ngay cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh để được hướng dẫn xử lý. Lập biên bản tạm giữ người mang hàng hóa và chuyển công an địa phương để điều tra, xử lý. Trường hợp không xác định được người mang vào Tòa nhà: thực hiện tương tự như tình huống 4.
- Tình huống 6: Các đối tượng tập trung quấy rối tại cổng chính đi vào khu vực 1 cửa (tại các vị trí kiểm tra an ninh 1, 2, 3, 4): Nhân viên bảo vệ vị trí và nhân viên bảo vệ tăng cường từ Trung tâm xử lý theo quy trình.
- Tình huống 7: Có 1 vị trí máy quét, máy soi bị sự cố: Nhân viên bảo vệ hướng dẫn các đối tượng kiểm tra di chuyển đến các vị trí kiểm soát gần nhất để thực hiện kiểm tra an ninh theo quy trình. Đồng thời khắc phục sự cố về máy trong thời gian sớm nhất. Cụ thể:
Vị trí 1 máy bị sự cố à chuyển sang vị trí 2 (và ngược lại);
Vị trí 3 máy bị sự cố à chuyển sang vị trí 4 (và ngược lại);
Vị trí 5 máy bị sự cố à chuyển sang vị trí 7 (và ngược lại);
Vị trí 6 máy bị sự cố à thực hiện kiểm tra thủ công;
- Tình huống 8: Đối với xe cố tình gây rối bằng cách đổ xe ách tắt tại khu vực chở hàng tại thang dịch vụ tầng P1 tháp B thì nhân viên bảo vệ tại khu vực đó lập biên bản người và xe vi phạm, mời người và xe ra khỏi khu vực chở hàng cho đến khi có sự bảo lãnh của cơ quan, đơn vị nhận hàng hóa thì xe và hàng mới được vào khu vực kiểm tra kiểm soát.
- Tình huống 9: Khách qua máy soi tại vị trí 2, vị trí 4 rồi đến Lễ tân nhưng không trình đủ giấy tờ cần thiết:
+ Tại vị trí trước khi vào máy soi, nhân viên bảo vệ hướng dẫn cho khách chuẩn bị các giấy tờ cần thiết làm thủ tục cấp thẻ trước khi vào máy soi.
+ Sau khi qua máy soi, khách tới Lễ tân để làm thủ tục nhận thẻ khách để vào thang máy theo quy định.
+ Trường hợp khách không được cấp thẻ khách (do không cung cấp đủ, đúng các giấy tờ cần thiết hoặc người cần liên hệ) thì nhân viên bảo vệ mời khách ra về.
Điều 9. Tác phong của Lễ tân, Bảo vệ, người kiểm tra an ninh
Lễ tân, Bảo vệ và người kiểm tra an ninh phải ứng xử thân thiện khi tiếp xúc với khách và hướng dẫn kỹ càng người dân chấp hành Quy định việc kiểm soát an ninh bằng thiết bị soi hành lý, hàng hóa và rà, quét kim loại khi vào Tòa nhà.
Thủ trưởng các Sở ban ngành đoàn thể tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền và thực hiện nghiêm túc quy định này.
Các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt sẽ được khen thưởng, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, có vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân có văn bản gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 189/QĐ-HQTN năm 2012 về Quy trình kiểm tra hải quan bằng máy soi hàng hoá, hành lý tại Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh
- 2Quyết định 224/QĐ-HQĐNg năm 2012 về Quy trình kiểm tra bằng máy soi đối với hành lý của người xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu cảng Đà Nẵng
- 3Quyết định 431/QĐ-HQTH năm 2012 sửa đổi Quy trình kiểm tra bằng máy soi đối với hành lý, hàng hóa của người xuất nhập cảnh; hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Na Mèo thuộc Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 3547/QĐ-UBND năm 2015 Nội quy Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 25/2012/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- 3Quyết định 189/QĐ-HQTN năm 2012 về Quy trình kiểm tra hải quan bằng máy soi hàng hoá, hành lý tại Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh
- 4Quyết định 224/QĐ-HQĐNg năm 2012 về Quy trình kiểm tra bằng máy soi đối với hành lý của người xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu cảng Đà Nẵng
- 5Quyết định 431/QĐ-HQTH năm 2012 sửa đổi Quy trình kiểm tra bằng máy soi đối với hành lý, hàng hóa của người xuất nhập cảnh; hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Na Mèo thuộc Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa
- 6Quyết định 314/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế tạm thời quản lý và sử dụng Tòa nhà Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh Bình Dương
- 7Quyết định 3547/QĐ-UBND năm 2015 Nội quy Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương
Quyết định 2535/QĐ-UBND năm 2014 về Quy định tạm thời việc kiểm soát an ninh bằng thiết bị soi hành lý, hàng hóa và rà, quét kim loại tại Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 2535/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/10/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Lê Thanh Cung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/10/2014
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết