Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 253/2003/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2003 |
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 253/2003/QĐ-TTG NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại tại công văn số 3859/TM-XTTM ngày 25 tháng 8 năm 2003 và công văn số 1562/TM-XTTM ngày 15 tháng 4 năm 2003,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia đến năm 2010, với mục đích, nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục đích: Xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia là một chương trình xúc tiến thương mại quốc gia dài hạn, nhằm xây dựng, quảng bá nhãn hiệu sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ), tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá, được mang biểu trưng của Thương hiệu Quốc gia trên thị trường trong và ngoài nước (dưới đây gọi là Chương trình).
2. Nội dung:
a) Biểu trưng của Thương hiệu Quốc gia có tựa đề tiếng Anh là "VIETNAM VALUE INSIDE" (Giá trị Việt Nam) được gắn vào sản phẩm đã có nhãn hiệu riêng đạt được các tiêu chí do Chương trình quy định.
b) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia Chương trình và được Bộ Thương mại cấp quyền sử dụng biểu trưng Thương hiệu Quốc gia đối với những sản phẩm của doanh nghiệp đạt được các tiêu chí do Chương trình quy định.
c) Doanh nghiệp có sản phẩm được mang biểu trưng Thương hiệu Quốc gia được hỗ trợ tư vấn về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hoá ở trong, ngoài nước; tư vấn về thông tin nghiên cứu thị trường và hoạt động xuất khẩu; được trợ giúp, quảng bá tại thị trường trong, ngoài nước trong khuôn khổ các Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia hàng năm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; được tham gia chương trình bình chọn các giải thưởng trong khuôn khổ do Chương trình tổ chức, bao gồm cả giải thưởng xuất khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính phủ.
d) Chương trình được phép tổ chức các hội thảo xây dựng và quảng bá nhãn hiệu sản phẩm, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá; tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn ngắn hạn về thương hiệu và nâng cao năng lực kinh doanh; khảo sát học tập kinh nghiệm quốc tế về việc tổ chức, triển khai và duy trì Chương trình; tổ chức tuyên truyền và phổ biến các tiêu chí của Chương trình với cộng đồng doanh nghiệp; đăng ký địa chỉ và thiết kế trang Web giới thiệu Chương trình; tổ chức triển lãm các sản phẩm được mang biểu trưng Thương hiệu Quốc gia trên Internet; thuê tư vấn trong, ngoài nước để thực hiện một số hoạt động nghiên cứu, phân tích thị trường, phát triển Thương hiệu Quốc gia và tư vấn thực hiện các hoạt động hỗ trợ của Chương trình; các nội dung khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
đ) Bộ Thương mại là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm điều phối và thực hiện các nội dung của Chương trình.
Điều 2. Uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Thương mại, sau khi trao đổi với các Bộ, ngành và Hiệp hội ngành hàng liên quan, cụ thể hoá, phê duyệt và tổ chức thực hiện nội dung các hoạt động của Chương trình nêu tại
Điều 3. Kinh phí cho hoạt động của Chương trình nêu tại
Bộ Thương mại làm việc với Bộ Tài chính để quyết định cụ thể chế độ, cơ chế hỗ trợ và dự toán kinh phí cho các hoạt động cụ thể của Chương trình.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Vũ Khoan (Đã ký) |
- 1Quyết định 11/2006/QĐ-BTM về việc thành lập Hội đồng thẩm định Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 - 2010 do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2Quyết định 13/2006/QĐ-BTM ban hành Tiêu chí phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 – 2010 do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 3Quyết định 22/2004/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Quyết định 706/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 11/2006/QĐ-BTM về việc thành lập Hội đồng thẩm định Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 - 2010 do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2Quyết định 13/2006/QĐ-BTM ban hành Tiêu chí phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 – 2010 do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 3Công văn số 1562 TM/XTTM ngày 15/04/2003 của Bộ thương mại về việc đề án "Xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia"
- 4Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 5Quyết định 22/2004/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 706/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 253/2003/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Thương hiệu quốc gia đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 253/2003/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/11/2003
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Vũ Khoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 192
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra