Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 252/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1915/QĐ-CT ngày 09/7/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 405/TTr-SCT ngày 27/9/2016 về đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Báo cáo kết quả thẩm định số 136/BC-HĐTĐ ngày 05/9/2016 của Hội đồng thẩm định,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chính như sau:

I. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

II. Chủ đầu tư: Sở Công thương Vĩnh Phúc.

III. Kết cấu của bản quy hoạch: Gồm 03 phần chính.

Phần I: Những luận cứ chủ yếu để xây dựng quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Phần II: Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Phần III: Những giải pháp chủ yếu và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020.

IV. Nội dung chủ yếu của quy hoạch:

1. Quan điểm phát triển:

- Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát triển công nghiệp, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch phát triển đô thị và các khu dân cư và các quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng liên quan khác trên địa bàn Tỉnh.

- Tăng cường sự hợp tác, phát huy lợi thế so sánh với các Tỉnh lân cận; Huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế ở trong và ngoài nước để xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp.

- Phát triển các cụm công nghiệp trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động và hạ tầng tại địa phương, ưu tiên phát triển các cụm công nghiệp có quy mô hợp lý, phục vụ nhu cầu di dời và mở rộng mặt bằng sản xuất để phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Phát triển các cụm công nghiệp phải gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự, an sinh xã hội; Đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu phát triển:

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh một cách toàn diện, góp phần tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Hình thành các cơ sở, căn cứ cho việc hoạch định phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nông thôn mới trên địa bàn Vĩnh Phúc.

- Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp của tỉnh với quy mô phù hợp theo từng giai đoạn nhằm định hướng dành quỹ đất, đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm vào các khu vực có tiềm năng song ở ngoài trung tâm, đáp ứng nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất, thu hút các nguồn lực về vốn, công nghệ ... để phát triển mạnh công nghiệp một cách hài hòa, gắn sản xuất với thị trường, vùng nguyên liệu, lao động…

- Tạo việc làm trên địa bàn; Giải quyết nguy cơ ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, đảm bảo an sinh, trật tự xã hội.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu phát triển đến năm 2020:

- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng 14 cụm công nghiệp hiện có đến đầu năm 2015 (tổng diện tích 198,34ha chưa thực hiện).

- Xây dựng mới 7 cụm công nghiệp với tổng diện tích tăng thêm của giai đoạn đến năm 2020 là 109,4 ha; đưa tổng diện tích đất CCN cần đầu tư đến năm 2020 dự kiến là 307,74 ha.

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các cụm công nghiệp đã có, phấn đấu đến hết năm 2020 nâng tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp toàn tỉnh đạt trên 65% diện tích đất công nghiệp cho thuê; Thu hút thêm khoảng 10.000 - 12.000 tỷ đồng vốn đầu tư vào phát triển sản xuất tại cụm công nghiệp; Tạo thêm việc làm thường xuyên cho 28.000 – 30.000 lao động.

- 100% các cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động được đầu tư hệ thống xử lý nước thải và thu gom rác thải công nghiệp.

- Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng trong làng nghề vào cụm công nghiệp để đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Cơ bản đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất cho khu vực công nghiệp nông thôn tại CCN.

b) Định hướng phát triển đến năm 2030:

- Định hướng xây dựng mới 10 cụm công nghiệp với tổng diện tích tăng thêm khoảng 212,39ha.

- Tiếp tục đầu tư mở rộng 01 CCN đã có của giai đoạn trước, tính đến 2020, với diện tích tăng thêm khoảng 10ha. Định hướng đưa tổng diện tích các cụm công nghiệp trên địa bàn đến năm 2030 lên 659,23ha.

- Phấn đấu đến năm 2030, đưa tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 75% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê; Thu hút thêm khoảng 12.000 - 15.000 tỷ đồng vốn đầu tư vào phát triển sản xuất tại cụm công nghiệp; Đảm bảo tạo thêm việc làm thường xuyên cho 30.000 – 32.000 lao động.

- Đáp ứng đủ nhu cầu mặt bằng sản xuất cho khu vực công nghiệp nông thôn theo quy chuẩn của CCN theo hướng hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn chung về công nghiệp.

3. Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

3.1. Xác định lĩnh vực ngành nghề, cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương được ưu tiên, khuyến khích đầu tư trong CCN

- Định hướng về cơ cấu ngành: Ưu tiên các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng mới và các ngành công nghiệp phục vụ nông thôn nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Định hướng mô hình và qui mô công nghiệp: Khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh ở CCN. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tập trung đầu tư vào ngành có quy mô vừa và nhỏ, dễ thay đổi phương án sản phẩm; Kinh tế hộ gia đình tập trung sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống, các mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư, tập trung sơ chế nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp lớn ở CCN.

Cụ thể, khuyến khích đầu tư vào CCN các ngành nghề, lĩnh vực sau:

a) Giai đoạn đến năm 2020:

- Chế biến nông lâm sản, thực phẩm, sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi;

- Sản xuất vật liệu xây dựng mới;

- Lắp ráp thiết bị điện, điện tử;

- Cơ khí sửa chữa, Sửa chữa thiết bị công trình; Đóng mới, sửa phương tiện thủy (sông, hồ), dịch vụ cơ khí dân dụng;

- Công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử;

- Công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô, xe máy;

- Công nghiệp chế biến, xử lý phế liệu;

- May mặc, da giày.

b) Định hướng đến 2030:

Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như: chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng mới; công nghiệp phục vụ nông, lâm nghiệp … nhưng với chất lượng và mức độ chế biến sâu hơn.

Bên cạnh đó, cần tăng cường ưu tiên thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp các dự án thuộc các ngành công nghiệp ‘sạch’, sử dụng công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, có hiệu quả kinh tế cao như lắp ráp thiết bị điện, điện tử, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao cho các ngành khác.

3.2. Xây dựng danh mục các địa điểm có khả năng xây dựng cụm công nghiệp và xác định thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng trong giai đoạn qui hoạch trên địa bàn

- Tiếp tục đầu tư phần diện tích chưa thực hiện tại 14 CCN đã có: CCN Hương Canh, Thanh Lãng huyện Bình Xuyên; CCN Hợp Thịnh, huyện Tam Dương; CCN Tề Lỗ, Yên Đồng, thị trấn Yên Lạc, Minh Phương, huyện Yên lạc; CCN Lý Nhân, Tân Tiến, Đồng Sóc, Vĩnh Sơn, Thổ Tang - Lũng Hòa, An Tường của huyện Vĩnh Tường.

(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

- Lựa chọn tên và 17 địa điểm có khả năng xây dựng CCN mới đến năm 2030, gồm:

+ Giai đoạn đến năm 2020: xây dựng mới 07 CCN với diện tích 109,4ha, gồm: CCN Cao Minh, thị xã Phúc Yên; CCN thị trấn Lập Thạch, Tử Du, Đình Chu, huyện Lập Thạch; CCN Đồng Thịnh, huyện Sông Lô; CCN Yên Phương, huyện Yên Lạc; CCN Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường.

+ Giai đoạn 2021 - 2030: xây dựng mới 10 CCN với tổng diện tích 212,39ha, gồm: CCN Triệu Đề, Xuân Lôi, Xuân Hòa của huyện Lập Thạch; CCN Hải Lựu, huyện Sông Lô; CCN Hoàng Lâu, huyện Tam Dương; CCN Liên Châu, Trung Nguyên, Văn Tiến của huyện Yên Lạc; CCN Vân Giang - Vân Hà (xã Lý Nhân), Đại Đồng của huyện Vĩnh Tường và mở rộng 01 CCN Đồng Thịnh (10ha) đã có đến giai đoạn này

(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)

4. Giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch

4.1. Đối với các CCN đã được phê duyệt:

- Đối với các CCN đã hình thành: Thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT của Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xử lý cụm công nghiệp hình thành trước Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 18/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể là:

+ Đối với các CCN đã thành lập sau và đã thành lập lại theo Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLB-BCT-BKHĐT, tiếp tục thu hút đầu tư bổ sung hoàn thiện các hạng mục hạ tầng còn thiếu theo quy định, và tăng cường thu hút các nhà đầu tư thứ cấp để lấp đầy các diện tích có thể cho thuê, thực hiện quản lý CCN theo các quy định hiện hành.

+ Đối với các dự án đầu tư trong CCN, cần kiên quyết xử lý các dự án chậm triển khai, kém hiệu quả theo quy định của pháp luật tránh để lãng phí đất đai.

+ Đối với 05 CCN đang do UBND cấp huyện, cấp xã làm chủ đầu tư hình thành trước khi Quy chế quản lý CCN có hiệu lực thực hiện xử lý chuyển đổi mô hình quản lý dứt điểm. UBND cấp huyện có trách nhiệm chủ trì phối hợp Sở Công Thương, các Sở, ngành liên quan rà soát, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh quy mô CCN cho phù hợp, quyết định thành lập và giao chủ đầu tư cho đơn vị kinh doanh hạ tầng (Doanh nghiệp hoặc Trung tâm phát triển cụm công nghiệp hoặc một đơn vị sự nghiệp được bổ sung chức năng đơn vị kinh doanh hạ tầng).

- Đối với các CCN dự kiến thành lập mới: Cần thực hiện đúng ngay từ đầu các qui trình, thủ tục đầu tư xây dựng thành lập mới. Không lựa chọn các dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường đưa vào cụm. Đối với các CCN chậm triển khai, (quá hạn) theo quyết định thành lập có hiệu lực thì cần rà soát lại để điều chỉnh qui mô, lộ trình, định hướng phát triển phù hợp với điều kiện thực tế.

- Đối với các CCN dự kiến mở rộng: Việc mở rộng chỉ được đề xuất triển khai thực hiện khi: đã lấp đầy 80% diện tích có thể cho thuê phần diện tích của giai đoạn trước; có quỹ đất để có thể mở rộng và có nhà đầu tư thứ cấp đăng ký đầu tư sản xuất.

4.2. Giải pháp về quản lý qui hoạch:

- Thành lập các tổ chức và tăng nhân sự quản lý nhà nước đối với các CCN do tỉnh quyết định thành lập. Xác định rõ chức năng làm đầu mối quản lý quy hoạch phát triển các CCN cho Sở Công Thương, có thể tăng cường biên chế để làm tốt việc này.

- Các địa phương chưa có điều kiện thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện để thực hiện chức năng là Đơn vị kinh doanh hạ tầng, hoặc số lượng cụm công nghiệp trên địa bàn còn ít chưa thu hút được doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng, trước mắt xem có thể xét giao Trung tâm khuyến công (Sở Công Thương) thực hiện chức năng này.

4.3. Giải pháp triển khai các chính sách phát triển hạ tầng xã hội đối với khu vực xây dựng CCN:

- Tập trung huy động các nguồn lực ưu tiên cho bồi thường và xây dựng hạ tầng đồng bộ các khu tái định cư cho người mất đất và nhà ở cho người lao động tại CCN khi có yêu cầu; Cơ chế khuyến khích, hỗ trợ của Trung ương cho đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân các CCN được thực hiện như đối với KCN đã được ban hành.

- Xây dựng cơ chế đặc thù của địa phương để ưu tiên mọi nguồn lực tập trung cho công tác bồi thường GPMB và xây dựng hạ tầng các khu tái định cư, nhà ở cho công nhân; khuyến khích, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh cho doanh nghiệp, các chủ đầu tư hạ tầng, đầu tư hạ tầng khu nhà ở cho người mất đất và công nhân lao động trong CCN, bao gồm cả các dịch vụ y tế, giáo dục, an sinh xã hội tại khu vực liên quan và giáp ranh với CCN.

4.4. Giải pháp vận động xúc tiến đầu tư vào CCN:

Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cần có ít nhất là: Giai đoạn đến năm 2020 là: 2.000,3 tỷ đồng, trong đó: 1.289,2 tỷ đồng đề nghị tiếp tục đầu tư cho 198,34 ha đã được qui hoạch của giai đoạn trước; định hướng đến năm 2030 là 1.380,5 tỷ đồng. Để có số vốn trên cần áp dụng các giải pháp sau:

- Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng lớn, có tiềm lực về vốn, công nghệ, thương hiệu đầu tư vào cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn. Tập trung huy động vốn như vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vốn tín dụng,…

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư vào CCN theo một đầu mối tổ chức thống nhất, có sự tham gia của các ban, ngành, có trọng tâm, trọng điểm riêng cho từng đối tượng cần thu hút vốn. Thành lập các Đại diện xúc tiến đầu tư ở các thành phố, địa phương lớn, đặt mối quan hệ với Thương vụ ở nước ngoài để giới thiệu, thu hút những doanh nghiệp quan tâm đến tiềm năng của Vĩnh Phúc.

- Chuẩn bị tốt Danh mục các dự án cần thu hút đầu tư và phổ biến đầy đủ các điều kiện ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Ưu tiên xét chọn chủ đầu tư là các đơn vị kinh doanh hạ tầng kỹ thuật vừa là nhà đầu tư doanh nghiệp thứ cấp (vừa xây dựng hạ tầng vừa kêu gọi đầu tư), đặc biệt đối với các đề xuất xây dựng CCN chuyên ngành, CCN hỗ trợ.

4.5. Giải pháp tạo nguồn vốn đầu tư:

- Tỉnh có thể hỗ trợ một phần lớn kinh phí cho các dự án xây dựng liên quan đến CCN (xây dựng đường giao thông, cấp điện, cấp nước, tái định cư …) ở các huyện là địa bàn có khó khăn bằng cách kết hợp với các chương trình khác của Tỉnh vì hạ tầng được triển khai với nhiều mục tiêu.

- Các CCN khác chưa được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng để đáp ứng được nhu cầu phát triển, Tỉnh có thể cho các nhà đầu tư là các doanh nghiệp mạnh (Tập đoàn, DN đến từ nước ngoài trong khuôn khổ các hiệp định song phương, đa phương như Liên minh Á-Âu, TTP …) được bỏ vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và kinh doanh cho thuê đất sản xuất. Nhà đầu tư ứng vốn làm hạ tầng sẽ được giành một phần nguồn thu từ đất công nghiệp, dịch vụ để hoàn vốn.

- Tỉnh cần có chính sách ưu tiên xem xét trước các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ từ giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường và dứt điểm cho từng CCN để khi các nhà máy đi vào hoạt động thì chấm dứt hoạt động xây dựng hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào CCN.

- Quy hoạch các khu đất để thực hiện bán đấu giá lấy kinh phí hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp đảm bảo phù hợp theo quy định; Ưu tiên doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng bỏ vốn đầu tư hạ tầng cụm được giao đất bán đấu giá để thu hồi vốn đầu tư.

- Trong trường hợp vừa giao đất đầu tư, vừa xây dựng hạ tầng thì cần có lộ trình, tiến độ hoàn thành từng hạng mục theo dạng cuốn chiếu một cách hợp lý.

- Tổ chức tốt các dịch vụ về Tài chính, Hải quan, Bưu chính viễn thông tại các CCN để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính và thời gian cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, các chủ trương đầu tư CCN, các DN nhỏ và vừa vay vốn ưu đãi của Ngân hàng theo tiến độ dự án.

4.6. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ:

- Đổi mới công tác quản lý khoa học công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về khoa học công nghệ ở Tỉnh theo hướng linh hoạt và hiệu quả. Thực hiện cơ chế liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp trong CCN.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trong và ngoài CCN; Mua thiết bị công nghệ phù hợp; Giai đoạn này cần tích cực thu hút công nghệ từ các tập đoàn, tỉnh bạn, tiến tới nghiên cứu, tự chủ công nghệ ở giai đoạn sau.

- Ưu đãi cao cho các doanh nghiệp có các dự án chuyển giao công nghệ và có cam kết tài trợ cho một số các doanh nghiệp trong CCN nói riêng và trên địa bàn Tỉnh nói chung.

4.7. Giải pháp về giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề cho lao động bị thu hồi đất và đào tạo, chuẩn bị lực lượng lao động cho các cụm công nghiệp:

- Về tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các CCN: Từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động; chú ý rèn tác phong và nếp sống văn hoá công nghiệp phù hợp với điều kiện địa phương. Doanh nghiệp trong các CCN cần cam kết và thực hiện tuyển dụng lao động tại địa phương nơi có CCN, đặc biệt ưu tiên lao động bị mất đất sản xuất.

- Về đào tạo nguồn nhân lực cho các CCN:

+ Tạo dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong các CCN ở tỉnh Vĩnh Phúc với trường dạy nghề đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp về các ngành nghề kinh doanh.

+ Tạo mối liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và trường để tổ chức mở lớp đào tạo trong trường hoặc ngay tại doanh nghiệp. Tạo điều kiện đào tạo nghề và truyền nghề ngay tại các CCN cho doanh nghiệp có khả năng đào tạo lại hoặc đào tạo mới nguồn lao động tại chỗ đáp ứng kịp thời yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực theo đặt hàng, theo địa chỉ của doanh nghiệp trong CCN.

- Về dịch vụ tư vấn cung cấp lao động:

+ Đối với doanh nghiệp hoạt động SXKD trong các CCN: Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng lao động để chủ động trong hoạt động nâng cao tay nghề tại chỗ hoặc liên kết với cơ sở đào tạo lao động, liên hệ với Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Tỉnh để được cung ứng lao động đáp ứng nhu cầu.

+ Tỉnh cần có cơ chế, chính sách về thu hút lao động vào các CCN tập trung; Cơ chế, chính sách hỗ trợ giải quyết chỗ ở cho lao động tại các CCN; Cơ chế hỗ trợ công tác đào tạo tại chỗ nguồn lực lao động cho các CCN.

4.8. Giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:

- Tỉnh cần sớm có hướng dẫn cụ thể về công tác bảo vệ và giám sát môi trường trong các CCN từ giai đoạn quy hoạch đến giai đoạn đầu tư xây dựng hạ tầng, giai đoạn triển khai các dự án, giai đoạn hoàn chỉnh xây dựng trong các CCN. Các dự án xây dựng CCN cụ thể (chi tiết), dự án mở rộng CCN và kinh doanh hạ tầng CCN phải lập báo cáo tác động môi trường (ĐTM); Quy định trách nhiệm phối hợp giữa các bên trong công tác lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phối hợp kiểm tra giám sát và xử lý các vấn đề môi trường trong CCN.

- Xây dựng nội quy về bảo vệ môi trường theo các hình thức: Những hướng dẫn chi tiết về quy hoạch địa điểm cảnh quan và thiết kế kiến trúc cho các CCN; các quy định về dòng thải; các tiêu chí về môi trường cho các dự án đầu tư vào CCN. Đồng thời cần xây dựng chính sách khuyến khích để thu hút các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị hiện đại, sản xuất các loại sản phẩm đảm bảo vệ sinh môi trường, phế liệu có khả năng tái chế hoặc được chôn lấp an toàn; khuyến khích các doanh nghiệp trong CCN áp dụng sản xuất sạch hơn, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng. Đặc biệt, khuyến khích ngành công nghiệp môi trường đầu tư phát triển trong CCN. Khuyến khích triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của CCN.

- Đối với CCN mới xây dựng, việc quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trường ngay từ khi lập dự án đóng vai trò rất quan trọng. Trong quy hoạch ngoài việc bố trí mặt bằng cho các nhà máy, nhất thiết phải đề cập đến phương án bảo vệ môi trường. Thiết kế xây dựng CCN là phải quy hoạch vùng cách ly vệ sinh công nghiệp (là vùng đệm giữa CCN với khu dân cư, với vùng lân cận). Kích thước của vùng cách ly công nghiệp nên được xác định theo khoảng cách bảo vệ về vệ sinh mà tiêu chuẩn Nhà nước cho phép.

- Xây dựng khu xử lý môi trường tập trung: Đây là một giải pháp rất có hiệu quả cho việc xử lý nước thải cho một CCN và cũng là yêu cầu bắt buộc khi xây dựng CCN. Một hệ thống xử lý nước thải tập trung được xây dựng để xử lý một khối lượng nước thải cùng loại của nhiều cơ sở sản xuất sẽ tiết kiệm nhiều hơn từ chi phí xây dựng, thi công, đến vận hành và bảo dưỡng hệ thống này.

- Xây dựng và đầu tư hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường của CCN; thông qua một hệ thống quan trắc môi trường này có thể đánh giá kịp thời, chính xác và kiểm soát được chặt chẽ tình trạng chất lượng môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường không khí, nước, mùi, tiếng ồn, trong cụm và tác động của nó đối với vùng kế cận. Từ đó có giải pháp kỹ thuật xử lý kịp thời có hiệu quả, đảm bảo chất lượng môi trường nói chung. Chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng có thể tổ chức, cung cấp các dịch vụ về môi trường nhằm đạt các mục tiêu về môi trường, tạo ra thu nhập mới và nâng cao sức hấp dẫn của CCN đối với các chủ đầu tư bao gồm nhiều lĩnh vực như: Dịch vụ thu gom và xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn; dịch vụ thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải nguy hiểm, độc hại; dịch vụ quan trắc môi trường...;

4.9. Giải pháp về bồi thường giải phóng mặt bằng cho xây dựng CCN:

- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách của tỉnh liên quan đến đất và cơ sở hạ tầng CCN một cách đồng bộ. Tăng cường hiệu lực của các quy định pháp luật về chính sách đất đai, kết hợp giữa thuyết phục, tuyên truyền ý thức pháp luật và cưỡng chế, đặc biệt là những khu vực và các địa bàn dự kiến sẽ có những khó khăn khi triển khai xây dựng các CCN theo quy hoạch.

- Xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp thuê đất trong CCN. Đồng thời bổ sung cơ chế cho các doanh nghiệp công nghiệp thuê đất trong các CCN được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất theo quy định của Luật đầu tư và phù hợp với thông lệ của WTO.

- Việc giải phóng mặt bằng và tái định cư cần có sự phối hợp của các nhà đầu tư và chính quyền, đoàn thể trên địa bàn đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân bị thu hồi đất và quyền lợi giải phóng nhanh mặt bằng cho các nhà đầu tư; Phương hướng và địa điểm tái định cư được xác định rõ khi qui hoạch chi tiết các cụm công nghiệp.

5. Tổ chức thực hiện

5.1. Công bố quy hoạch:

Giao Sở Công Thương công bố công khai quy hoạch được duyệt và các chủ trương, cơ chế chính sách xây dựng cụm công nghiệp trên trang thông tin công nghiệp của Sở Công Thương và các Website của tỉnh.

5.2. Trách nhiệm của các Sở, ngành, địa phương và nhà đầu tư:

- Sở Công Thương: là cơ quan đầu mối tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh, có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương công bố, tuyên truyền và triển khai thực hiện nội dung của quy hoạch; thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trình UBND tỉnh phê duyệt; tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và các dự án đầu tư xây dựng công trình trong cụm công nghiệp theo thẩm quyền; đề xuất và thực hiện các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến phát triển cụm công nghiệp; tham mưu xây dựng Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các ngành có liên quan xây dựng và cân đối nguồn vốn đầu tư để hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp trong các kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn.

- Các Sở, Ngành: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Bưu chính Viễn thông, Lao động Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ... theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với cơ quan chủ trì triển khai các công việc liên quan để thực hiện quy hoạch này.

- UBND các huyện, thành phố: Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền và triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn; Thu hút đầu tư, dành và bố trí quỹ đất, tổ chức triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp theo quy hoạch. Chỉ đạo Phòng Kinh tế (hay phòng chức năng tương ứng) trong việc thực hiện chức năng cơ quan đầu mối giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về cụm công nghiệp. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND cấp xã (phường) hỗ trợ thực hiện công tác thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư... để nhanh chóng triển khai thực hiện xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn. Lập hồ sơ thành lập, điều chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn; Tổ chức triển khai đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn sau khi được UBND tỉnh phê duyệt. Tham gia các hoạt động khác liên quan đến quản lý và xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn.

- Nhà đầu tư hạ tầng và nhà sản xuất, kinh doanh trong CCN: Trong quá trình xây dựng và vận hành CCN phải tuân thủ qui hoạch tổng thể và qui hoạch chi tiết đã được duyệt; Khi cần điều chỉnh cần được cấp thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Các nhà đầu tư phải triệt để tuân thủ pháp luật Nhà nước và quy định hợp hiến của Chính quyền địa phương và thực hiện trách nhiệm xã hội đối với dân cư trên địa bàn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh; các tổ chức, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thực hiện./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trì

 


Phụ lục 1: DANH SÁCH CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP ĐÃ THÀNH LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC VÀ DỰ KIẾN TIẾP TỤC THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Kèm theo Quyết định sô 252/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

TT

Tên cụm công nghiệp

Địa điểm quy hoạch

Tổng diện tích quy hoạch (ha)

Trong đó

Tổng vốn đầu tư (Tỷ đồng)

Trong đó

Hiện trạng quy hoạch

Ngành nghề dự kiến

Ghi chú

Diện tích đã thực hiện đến 2015

Dự kiến tiếp tục thực hiện (2016-2020)

Vốn đầu tư đã thực hiện đến 2015

Nhu cầu vốn đầu tư (2016-2020)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

I

HUYỆN BÌNH XUYÊN

(02 cụm)

57.76

29.23

28.53

218.1

32.65

185.4

 

 

 

1

CCN Hương Canh

TT Hương Canh, Bình Xuyên

40.00

20.00

20.00

150

20.00

130

- Đã thu hồi, BT GPMB 20ha và giao đất cho DN.
- Đường nội bộ do huyện đầu tư.
- Chưa QHCT, chưa có CĐT kinh doanh hạ tầng

Vật liệu xây dựng, bao bì, chế biến nông lâm sản

Đang hoạt động

(Xử lý theo Thông tư 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT)

2

CCN Thanh Lãng

xã Thanh Lãng, Bình Xuyên

17.76

9.23

8.53

67.9

12.50

55.4

- Đã phê duyệt QHCT; thu hồi đất, BT GPMB, san nền, giao thông nội bộ, nhà điều hành trên diện tích 9,23ha

Chế biến lâm sản, hỗn hợp, đa ngành

Cần tiếp tục đầu tư để đáp ứng nhu cầu thuê đất

(Xử lý theo Thông tư 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT

II

HUYỆN TAM DƯƠNG

 

46.23

31.23

15.00

132.93

35.43

97.5

 

 

 

3

CCN Hợp Thịnh

xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương

46.23

31.23

15.00

132.93

35.43

97.5

- Đã phê duyệt QHCT (cụm KT-XH);
- Đã thu hồi giao đất cho DN thuê 26,79ha;
- Chưa đầu tư hạ tầng
- Mở rộng 15 ha giai đoạn (2016-2020); Chưa điều chỉnh 9 ha đất bệnh viện sản nhi

Tái chế, cơ khí, luyện kim, hỗn hợp, đa ngành

Đang hoạt động

(Xử lý theo Thông tư 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT)

III

HUYỆN YÊN LẠC

 

89.29

44.21

45.08

517,39

224.29

293,1

 

 

 

4

CCN Tề Lỗ

xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc

25.03

25.03

0.00

88.89

88.89

0

- Đã phê duyệt QHCT;
- Đã thu hồi đất, BT GPMB, cơ bản hoàn thành xong hạ tầng cụm.

Cơ khí, tháo dỡ máy thiết bị; tái chế nhựa, hỗn hợp, đa ngành

Đang hoạt động

5

CCN Yên Đồng

xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc

8.70

3.70

5.00

42.5

10.00

32.5

- Đã phê duyệt QHCT;
- Đã thu hồi BT GPMB, cơ bản hoàn thiện HT diện tích 3,7 ha;
 - Mở rộng 5 ha giai đoạn (2016-2020)

Tái chế nhựa và các dịch vụ phụ vụ ngành tái chế

Cần tiếp tục đầu tư để đáp ứng nhu cầu thuê đất

6

CCN thị trấn Yên Lạc

thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc

5.18

4.28

0.90

57.9

52.00

5.9

- Đã phê duyệt QHCT;
- Đã thu hồi đất, BT GPMB, cơ bản hoàn thành xong hạ tầng cụm.
- Mở rộng 0,9ha để đầu tư hệ thống XLNT

Chế biến lâm sản, hỗn hợp, đa ngành

Đang hoạt động

7

CCN Đồng Văn

xã Đồng Văn , huyện Yên Lạc

26.48

11.20

15.28

172.3

73.00

99.3

- Đã phê duyệt QHCT;
- Đã thu hồi BT GPMB, cơ bản hoàn thiện HT diện tích 11,2ha (GĐ 1);

Cơ khí, tháo dỡ máy thiết bị; tái chế nhựa, hỗn hợp, đa ngành

Cần tiếp tục đầu tư để đáp ứng nhu cầu thuê đất

8

CCN Minh Phương

 

23.90

0.00

23.90

155.8

0.40

155.4

- Đã phê duyệt QHCT, giao CĐT kinh doanh hạ tầng;
- Chưa thu hồi đất, BT GPMB

Chế biến lâm sản, hỗn hợp, đa ngành

Cần tiếp tục đầu tư để đáp ứng nhu cầu thuê đất

IV

HUYỆN VĨNH TƯỜNG

 

144.15

34.45

109.70

896.3

183.24

713.1

 

 

 

9

CCN Lý Nhân

Xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường

10.00

0.98

9.02

63.4

4.79

58.6

- Đã phê duyệt QHCT;
- Đã thu hồi đất, BT GPMB, cơ bản hoàn thành xong hạ tầng (0,98ha).
- Đang lập phương án BT GPMB 3,14ha (trong tổng số 4,12ha đã QH).
- Mở rộng 5,7 ha giai đoạn (2016-2020).

Cơ khí, rèn

Đang hoạt động

10

CCN Tân Tiến (18ha)

Ngã ba Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường

18.74

18.74

0.00

140.55

140.55

0

- Đã phê duyệt QHCT (bổ sung đất CN 18ha vào cụm KT-XH); Cơ bản đã đầu tư hạ tầng.
- Đã thu hồi giao đất cho DN thuê 18,74ha;

Cơ khí, dệt may, giấy, hỗn hợp, đa ngành

Đang hoạt động

(Xử lý theo Thông tư 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT)

11

CCN Đồng Sóc

xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường

49.35

12.03

37.32

277.6

35.00

242.6

- Đã phê duyệt QHCT; Đã giao chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng
- Đã thu hồi BT GPMB 12,03ha giao đất cho DN thuê tự triển khai dự án;
- CĐT đang thực hiện thu hồi diện tích đất còn lại để thực hiện.

Cơ khí, dệt may, điện tử tin học, công nghiệp hỗ trợ, hỗn hợp, đa ngành

Đang hoạt động

12

CCN Vĩnh Sơn

xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường

20.08

2.70

17.38

114.5

1.50

113.0

- Đã phê duyệt QHCT;
- Đang thu hồi đất, BT GPMB 2,7ha (chưa hoàn thành).

Nuôi rắn, chế biến thực phẩm (rắn), hỗn hợp, đa ngành

Cần tiếp tục đầu tư để đáp ứng nhu cầu thuê đất

(Xử lý theo Thông tư 31)

13

CCN Thổ Tang - Lũng Hòa

 

35.98

0.00

35.98

234.7

0.80

233.9

- Đã phê duyệt QHCT

Chế biến lâm sản, hỗn hợp, đa ngành

Cần tiếp tục đầu tư để đáp ứng nhu cầu thuê đất

14

CCN An Tường

xã An Tường, huyện Vĩnh Tường

10.00

0.00

10.00

65.6

0.60

65

- Đã phê duyệt QHCT, giao CĐT kinh doanh hạ tầng;
- Chưa thu hồi đất, BT GPMB
- Điều chỉnh từ 13,9 ha còn 10 ha giai đoạn (2016-2020)

Chế biến lâm sản, hỗn hợp, đa ngành

Cần tiếp tục đầu tư để đáp ứng nhu cầu thuê đất

 

Cộng

 

337.44

139.1

198.34

1764.8

475.6

1289.2

 

 

 

Ghi chú: CCN Hương Canh II (chưa thu hồi đất) đề nghị loại ra ngoài Qui hoạch.

 

Phụ lục 2: DANH MỤC CỤM QUY HOẠCH VÀ THÀNH LẬP GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC.

(Kèm theo Quyết định sô 252/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

TT

Tên cụm công nghiệp

Vị trí, địa điểm

Tổng diện tích QH
(ha)

Trong đó

Dự kiến tổng vốn đầu tư
(Tỷ đồng)

Trong đó

Hiện trạng đất tại địa bàn

Ngành nghề dự kiến

Lý do xây dựng CCN

Ghi chú

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2030

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2030

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

A

DỰ KIẾN THÀNH LẬP GIAI ĐOẠN (2016-2020)

119.4

109.4

10.0

776.1

711.1

65

 

 

 

 

I

THỊ XÃ PHÚC YÊN

 

10

10

0

65

65

 

 

 

 

 

1

CCN Cao Minh

Xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên

10

10

0

65

65

 

Khu đất đã QH cho DNVVN thuê chưa GPMB

Chế biến lâm sản, VLXD và đa ngành

Giải quyết nhu cầu đất cho làng nghề mộc Cao Minh và các cơ sở sản xuất phụ trợ.

 

II

HUYỆN LẬP THẠCH

 

51

51

 

331.5

331.5

 

 

 

 

 

2

CCN Thị trấn Lập Thạch

Tổ dân phố Long Cương, Thị trấn Lập Thạch, Lập Thạch

12

12

 

78.0

78.0

 

Đất nhà máy đang XD, đất màu, khu chăn nuôi… đề nghị chuyển đổi

Công nghiệp hỗ trợ, dệt may, da giầy, đa ngành

DN vừa và nhỏ và hộ cá thể có nhu cầu đất sản xuất hỗ trợ

 

3

CCN Tử Du

Thôn Guồng, Tử Du, Lập Thạch

20

20

 

130

130

 

Đất chăn nuôi, lâm nghiệp, lúa, màu

Công nghiệp hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp

Phát triển công nghiệp nông thôn, DN vừa và nhỏ

 

4

CCN Đình Chu

Thông Trung Kiên, Đình Chu, Lập Thạch

19

19

 

123.5

123.5

 

Đất trồng màu

Công nghiệp hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp .

Phát triển công nghiệp nông thôn, DN vừa và nhỏ

 

III

HUYỆN SÔNG LÔ

 

28.4

18.4

10

184.6

119.6

65

 

 

 

 

5

CCN Đồng Thịnh

xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô

28.4

18.4

10

184.6

119.6

65

Khu đất đã QH cho DNVVN thuê chưa GPMB

Công nghiệp hỗ trợ, dệt may, da giầy, đa ngành

C ty may mặc XK VIT GARMENT, C.ty TNHH vật liệu giầy An Dương

 

IV

HUYỆN YÊN LẠC

 

10

10

0

65

65

 

 

 

 

 

6

CCN Yên Phương

xã Yên Phương, huyện Yên Lạc

10

10

0

65

65

 

Đất canh tác lúa, mầu năng suất thấp

Chế biến lâm sản, SX đồ mỹ nghệ, và các dịch vụ khác

DN nhỏ và hộ cá thể có nhu cầu đất sản xuất

 

V

HUYỆN VĨNH TƯỜNG

 

10

10

0

65

65

 

 

 

 

 

7

CCN Việt Xuân (chuyên ngành)

xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường

10

10

0

65

65

 

Đất ven sông canh tác lúa, mầu năng suất thấp

Cơ khí, đóng tàu, và CNHT

Cần nhu cầu đất sản xuất cơ khí đóng tàu, CNHT

 

B

ĐỊNH HƯỚNG THÀNH LẬP GIAI ĐOẠN (2021-2030)

212,39

 

212,39

1.380,5

 

1.380,5

 

 

 

 

I

HUYỆN LẬP THẠCH

 

80

 

80

520

 

520

 

 

 

 

8

CCN Triệu Đề

Xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch

11

0

11

71.5

 

71.5

Đất trung du canh tác lúa, mầu năng suất thấp

Chế biến nông, lâm sản, đa ngành

Phát triển làng nghề mây tre, đan Triệu Đề

 

9

CCN Xuân Lôi

Thôn Đông Xuân, Xuân Lôi, Lập Thạch

15

 

15

97.5

 

97.5

Đất lâm nghiệp, lúa màu

Công nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp

Phát triển công nghiệp nông thôn,DN vừa và nhỏ

 

10

CCN Xuân Hòa

Thôn Đồng Chủ, Xuân Hòa, Lập Thạch

15

 

15

97.5

 

97.5

Đất trồng sắn, lâm nghiệp

Công nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp

Phát triển công nghiệp nông thôn, DN vừa và nhỏ

 

II

HUYỆN SÔNG LÔ

 

12.39

0

12.39

80.5

 

80.5

 

 

 

 

11

CCN Hải Lựu

xã Hải Lựu, huyện Sông Lô

12.39

0

12.39

80.5

 

80.5

Đất trung du canh tác năng suất thấp

Chế biến đá mỹ nghệ, đa ngành

Các DN nhỏ và hộ cá thể có nhu cầu đất sản xuất

 

III

HUYỆN TAM DƯƠNG

 

50

0

50

325

 

325

 

 

 

 

12

Hoàng Lâu

xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương

50

0

50

325

 

325

Đất trung du canh tác năng suất thấp

Chế biến thực phẩm, đa ngành

Các cơ sở CN nhỏ và hộ cá thể có nhu cầu đất sản xuất

 

IV

HUYỆN YÊN LẠC

 

70

 

70

455

 

455

 

Chế biến nông, lâm sản, đa ngành

 

 

13

CCN Liên Châu

xã Liên Châu, huyện Yên Lạc

10

0

10

65

 

65

Đất canh tác lúa, mầu năng suất

Chế biến nông, lâm sản, đa ngành

Các DN nhỏ và hộ cá thể có nhu cầu đất sản xuất

 

13

CCN Trung Nguyên (chuyên ngành)

xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc

30

0

30

195

 

195

Đất canh tác lúa, mầu năng suất thấp

Sản xuất cơ khí công nghiệp phụ trợ, tái chế phế liệu

Các DN nhỏ và hộ cá thể có nhu cầu đất sản xuất, và di dời làng nghề đến

 

 

15

CCN Văn Tiến

xã Văn Tiến, huyện Yên Lạc

30

0

30

195

 

195

Đất canh tác lúa, mầu năng suất thấp

Chế biến nông, lâm sản, đa ngành

Các DN nhỏ và hộ cá thể có nhu cầu đất sản xuất, và di dời làng nghề đến

 

V

HUYỆN VĨNH TƯỜNG

 

39

 

39

253.5

 

253.5

Đất canh tác lúa, mầu năng suất thấp

 

 

 

16

CCN Vân Giang Vân Hà

Thôn Vân Giang, Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường

10

0

10

65

 

65

Đất canh tác lúa, mầu năng suất thấp

Chế biến lâm sản, cơ khí, đa ngành

Các cơ sở sản xuất có nhu cầu đất sản xuất và làm dịch vụ

 

17

CCN Đại Đồng

xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường

29

0

29

188.5

 

188.5

Đất canh tác lúa, mầu năng suất thấp

Dịch vụ cơ khí, CNHT, CN đa ngành

Các DN và hộ cá thể có nhu cầu đất sản xuất, và di dời làng nghề ô nhiễm đến

 

 

Tổng Cộng theo phương án cao

(Trong điều kiện thuận lợi)

321,79

109.4

212,39

2.091,6

711.1

1.380,5