Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2024/QĐ-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 13 tháng 9 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THANH TRA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 14 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Thông tư số 02/2023/TT-TTCP ngày 22 tháng 12 năm 2023 của Tổng Thanh tra Chính phủ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Công văn số 1508/TTr-VP ngày 19 tháng 7 năm 2024 về dự thảo Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 558/TTr-SNV ngày 02 tháng 8 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với Thanh tra tỉnh; Văn phòng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Điều 2 Thông tư số 02/2023/TT-TTCP ngày 22 tháng 12 năm 2023 của Tổng Thanh tra Chính phủ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể như sau:
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Dự thảo Quyết định và các văn bản khác về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; dự thảo Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh;
b) Dự thảo chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; dự thảo các văn bản khác khi được giao;
c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho Thanh tra tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện).
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra của tỉnh; dự thảo các văn bản về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch và các văn bản khác về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
4. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
5. Về thanh tra
a) Hướng dẫn Thanh tra sở, Thanh tra huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện) xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
b) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra; thanh tra việc quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh là đại diện chủ sở hữu khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao;
c) Thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra huyện nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra vụ việc khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra tỉnh, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kiểm tra tính chính xác, hợp pháp đối với kết luận thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết;
đ) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức Thanh tra của tỉnh.
6. Về tiếp công dân
a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân theo quy định;
b) Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác tiếp công dân thuộc sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
7. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo
a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
b) Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị khác thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật; kiến nghị các biện pháp để thực hiện hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Xác minh, báo cáo kết quả xác minh và kiến nghị biện pháp giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc giải quyết khiếu nại; kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại;
đ) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và tương đương đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết lại theo quy định;
e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao;
g) Tiếp nhận, xử lý đơn; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
8. Về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
a) Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý tham nhũng, tiêu cực;
c) Thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương thực hiện, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ;
d) Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương theo quy định;
đ) Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
e) Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của Thanh tra tỉnh.
9. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật; được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử công chức, viên chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ.
11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý Nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
12. Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ.
13. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các Phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh; quản lý biên chế, công chức, thực hiện các chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
14. Phối hợp với Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái Chánh Thanh tra theo quy định.
15. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
1. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh
a) Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra. Số lượng Phó Chánh Thanh tra do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ theo quy định hiện hành.
b) Chánh Thanh tra tỉnh là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức trách, nhiệm vụ của thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh được quy định tại Điều 7 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
c) Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh, giúp Chánh Thanh tra thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Chánh Thanh tra phân công và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Chánh Thanh tra vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra được Chánh Thanh tra ủy nhiệm thay Chánh Thanh tra điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh. Phó Chánh Thanh tra không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Thanh tra tỉnh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Chánh Thanh tra tỉnh và Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Đảng và Nhà nước.
2. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, gồm:
a) Văn phòng;
b) Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1 (Phòng Nghiệp vụ 1);
c) Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 2 (Phòng Nghiệp vụ 2);
d) Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 3 (Phòng Nghiệp vụ 3);
đ) Phòng Thanh tra và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giám sát, kiểm tra, xử lý sau thanh tra (Phòng Nghiệp vụ 4).
Điều 5. Biên chế công chức thuộc Thanh tra tỉnh
1. Biên chế công chức của Thanh tra tỉnh được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hằng năm Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch biên chế công chức trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 9 năm 2024.
2. Quyết định số 2877/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Quyết định số 3208/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giải thể phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2877/QĐ-UBND năm 2015 về Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Quyết định 35/2024/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Hải Dương
- 3Quyết định 33/2024/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Cao Bằng
- 4Quyết định 39/2024/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Long An
Quyết định 25/2024/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Số hiệu: 25/2024/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/09/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Nguyễn Công Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra