Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2011/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 30 tháng 5 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY HOẠCH HỆ THỐNG BẾN XE KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng; Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về Kinh doanh vận tải và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về Tổ chức quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô; Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Căn cứ Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Nghệ An đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 30/6/2009 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 653/TTr- SGTVT ngày 17 tháng 5 năm 2011 và Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 502/BC-STP ngày 11/5/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy hoạch hệ thống bến xe khách trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 4868/QĐ-UB.ĐT ngày 20/12/2004 của UBND tỉnh ban hành Quy hoạch chi tiết hệ thống các bến xe khách tỉnh Nghệ An giai đoạn 2004 - 2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hồ Đức Phớc

 

QUY HOẠCH

HỆ THỐNG BẾN XE KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 30/5/2011 của UBND tỉnhNghệ An)

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Đặc điểm tình hình

Tỉnh Nghệ An có diện tích 16.491,8 km2 với 419 km đường biên giới Việt - Lào, 82 km đường biển, 1.015 km đường Quốc lộ, 739 km đường tỉnh lộ, 4.169 km đường huyện lộ, 1.132 km đường đô thị và 10.206 km đường xã. Dân số cả tỉnh đến năm 2010 khoảng 3,2 triệu người, có 20 đơn vị hành chính: thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hoà và 17 huyện.

Với vị trí địa lý Nghệ An là trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có mạng lưới giao thông vận tải tương đối đồng bộ, là tỉnh hội tụ đa dạng các loại hình vận tải (gồm có: đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không). Đây là lợi thế quan trọng thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống dân sinh. Vì vậy việc phát triển hạ tầng giao thông có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Tuy đa dạng về các loại hình vận tải nhưng hiện nay vận tải hành khách chủ yếu vẫn tập trung bằng đường bộ, đây chính là phương thức vận chuyển phù hợp với địa hình của Nghệ An, phù hợp với phong tục tập quán sinh hoạt và thu nhập của nhân dân. Đường sắt và hàng không mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đi lại của nhân dân do giá cước cao và hầu hết chỉ tập trung tại khu vực thành phố Vinh và dọc tuyến Quốc lộ 1A.

2. Sự cần thiết điều chỉnh, xây dựng và công bố Quy hoạch hệ thống bến xe khách trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Để phát triển hệ thống bến xe khách trên địa bàn Nghệ An, ngày 20/12/2004, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4868/QĐ.UB.ĐT phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống các Bến xe khách tỉnh Nghệ An giai đoạn 2004 - 2020. Thực hiện quy hoạch, trong những năm qua, Nghệ An đã đầu tư xây dựng thêm nhiều bến xe mới, các bến xe đã có được nâng cấp, cải tạo ngày càng khang trang sạch đẹp. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 14 bến xe khách đang hoạt động, góp phần phục vụ thuận tiện việc đi lại của nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Thực hiện Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Nghệ An đã và đang hình thành các khu đô thị, công nghiệp và du lịch dịch vụ mới, tốc độ đô thị hoá và dân số trên một số vùng đang gia tăng nhanh, hạ tầng giao thông kết nối các vùng đang được nâng cấp và đầu tư xây dựng mới.

Do đó, Quy hoạch chi tiết hệ thống các Bến xe khách trên địa bàn tỉnh Nghệ An được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4868/QĐ.UB.ĐT ngày 20/12/2004 chưa đáp ứng được mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới. Địa điểm các bến xe khách hiện nay phần lớn nằm tại trung tâm thành phố Vinh, các thị xã, thị trấn; vị trí một số bến xe không còn phù hợp với quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn cần phải di dời (cụ thể như bến xe Vinh, bến xe Chợ Vinh...), quy mô bến xe tại một số địa phương chưa tương xứng và chưa đủ tiêu chuẩn để hoạt động trên các tuyến liên tỉnh, nhiều khu vực địa bàn chưa có bến xe để đáp ứng nhu cầu đi lại trên các tuyến nội tỉnh và liên tỉnh của nhân dân trước mắt và trong thời gian tới.

Với mục tiêu cụ thể hoá Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, đưa hoạt động vận tải khách Nghệ An lên một tầm phát triển mới, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, việc xây dựng và công bố Quy hoạch hệ thống bến xe khách trên địa bàn Nghệ An đến năm 2020 là cần thiết, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Qua đó góp phần hạn chế tai nạn, ùn tắc giao thông và từng bước có kế hoạch thu hút đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các bến xe khách trên địa bàn tỉnh đáp ứng quy chuẩn, nâng cao chất lượng phục vụ vận tải.

Phần I.

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN NGHỆ AN

A. HỆ THỐNG GIAO THÔNG

I. Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài khoảng 17.684 Km, gồm 9 tuyến Quốc lộ; 20 tuyến đường tỉnh; hệ thống đường đô thị; đường huyện đường xã và đường chuyên dùng.

1- Hệ thống 9 tuyến Quốc lộ dài 1.015km, chiếm 5,7 % mạng lưới đường bộ, cụ thể như sau:

+ Quốc lộ 1:

Đoạn qua Nghệ An dài 84,0 km, điểm đầu từ khe Nước Lạnh, điểm cuối tại cầu Bến Thuỷ.

Đây là trục giao thông đường bộ chính đi qua các trung tâm chính trị, kinh tế và kết nối các vùng trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương và các khu tập trung dân cư lớn như: thành phố Vinh, khu kinh tế Đông Nam, khu kinh tế Nam Thanh Bắc Nghệ; Các trung tâm chính trị, kinh tế vùng như các thị trấn Quán Hành, Diễn Châu, Cầu Giát, Hoàng Mai; Các khu công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm, Diễn Châu, Quỳnh Lưu; Các khu du lịch nghỉ dưỡng và di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Vinh và các huyện, thị xã,...

+ Tuyến tránh QL1A qua thành phố Vinh dài 25,6 km, điểm đầu từ thị trấn Quán Hành, điểm cuối giao Quốc lộ 1 tại cầu Bến Thuỷ.

+ Tuyến đường Hồ Chí Minh chạy theo hướng Bắc - Nam (từ Làng Tra - Thanh Hoá đến Khe Cò, Hương Sơn - Hà Tĩnh với chiều dài đoạn qua Nghệ An 132km);

+ Quốc lộ 7 (xã Diễn Thành đến cửa khẩu Nậm Cắn) dài 227,0 km, theo hướng Đông - Tây, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, các khu đô thị và dân cư lớn của vùng Tây Nghệ An với nhau như Diễn Châu, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn. Đồng thời cùng kết nối thành phố Vinh và các vùng trọng điểm kinh tế, dân cư phía Đông với phía Tây của tỉnh.

+ Quốc lộ 46: Gồm: Nhánh 1 (QL46A) điểm đầu cảng Cửa Lò, điểm cuối cửa khẩu Thanh Thủy dài 84km và nhánh 2 (QL46B) điểm đầu cầu Rộ, điểm cuối thị trấn Đô Lương dài 24km.

+ Quốc lộ 48: Gồm: Nhánh 1 điểm đầu Yên Lý, điểm cuối cửa khẩu Thông Thụ dài 168Km và nhánh 2 điểm Ngã 3 Phú Phương, điểm cuối thị trấn Kim Sơn dài 10Km.

+ Quốc lộ 48B (trước đây là ĐT 537A) từ Lạch Quèn, xã Quỳnh Châu (Quỳnh Lưu) đến giao QL48 xã Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu), dài 25,0 km;

+ Quốc lộ 48C: Điểm đầu từ cầu Tam Quang (Tương Dương, điểm cuối xã ngã 3 Săng Lẻ (Quỳ Hợp), dài 107km.

+ Quốc lộ 15: đoạn qua tỉnh Nghệ An từ bãi Chành (tiếp giáp giữa hai tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá) đến Đức Thọ - Hà Tĩnh, dài 135,0 km.

2. Hệ thống Đường tỉnh:

Hiện có 20 tuyến, dài khoảng 739 km. Một số tỉnh lộ chính như: ĐT 535 (TP Vinh - Cửa Hội), ĐT 536 (Nam Cấm - thị xã Cửa Lò), ĐT 537B (Quỳnh Bá - Quỳnh Dị), ĐT 538 (Cầu Bùng (giao QL1 - Công Thành), ĐT 532 (Nghĩa Đàn - Quỳ Hợp), ĐT 533 (Đô Lương - Nam Đàn), ĐT 534 (Chợ Sơn - TT Yên Thành), ĐT 539 (Nam Giang - Nam Liên), ĐT 540 ( Hoàng Trù - Nam Liên), ĐT 545 (Nghĩa Quang -Lạt), ĐT 558 (Cửa Tiền - Thái Lão), ĐT 542 Đường ven sông Lam (Cửa Hội - Nam Đàn), Đường Tây Nghệ An (Quế Phong - Mường Xén), Đường Châu Thôn - Tân Xuân, đường vào nhà máy xi măng Đô Lương...

3. Đường đô thị:

Tỉnh Nghệ An có 3 đô thị (thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và thị xã Thái Hoà) và các trung tâm kinh tế chính trị của vùng sắp được nâng cấp thành đô thị như Hoàng Mai, Đô Lương, Con Cuông, Diễn Châu... Chiều dài đường đô thị hiện tại của 3 đô thị dài 1.132 km. Cụ thể như sau:

+ Thành phố Vinh: Là đô thị loại I, có diện tích 105,01km2, dân số đến năm 2010 trên 300 ngàn người, định hướng là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung bộ và là đầu mối giao thông của khu vực Bắc Miền Trung, có Quốc lộ 1A qua thành phố dài khoảng 16Km, Quốc lộ 46 và QL1A tuyến tránh Vinh; Có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua với ga Vinh có lưu lượng khách thông qua hơn 2 triệu lượt hành khách/năm; Có cảng hàng không Vinh đang khai thác 02 tuyến bay nội địa đi TP Hồ Chí Minh và đi Hà Nội. Hệ thống giao thông nội thành phố Vinh có 225 tuyến đường trục chính với tổng chiều dài 204 km, đường khu dân cư có 549 km.

+ Thị xã Cửa Lò: Đường trục chính nội thị dài 36,8 km, đường khu dân cư dài 100,6 km.

+ Thị xã Thái Hoà: Đường trục chính nội thị dài 14,574, đường khu dân cư dài 200,246 km.

4. Một số tuyến đường chính, quan trọng đã, đang thi công và sắp được đầu tư xây dựng theo Quy hoạch:

- Đường Đông Hồi - Quốc lộ 1A: Điểm đầu xã Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu) điểm cuối thị trấn Hoàng Mai (Quỳnh Lưu), dài 12km (sắp hoàn thành).

- Đường Hoàng Mai - thị xã Thái Hoà: Điểm đầu thị trấn Hoàng Mai (Quỳnh Lưu), điểm cuối thị xã Thái Hoà, dài 30km (đang thi công).

- Quốc Lộ 46 tránh thành phố Vinh (Quán Bánh - Nam Giang) dài 10km (đang thi công).

- Đường ven biển (Đông Hồi - Cửa Hội), dài 84km.

- Đường Trung tâm Vinh - Cửa Lò: dài khoảng 18Km.

- Đường nối khu công nghiệp Nam Cấm - Hoà Sơn (Đô Lương) - Tân Long (Tân Kỳ), dài 74km.

- Đường từ QL1 vào Nghi Thiết, cảng Cửa Lò….

II. Hệ thống hạ tầng giao thông khác

1. Đường sắt

Tuyến đường sắt dài tổng cộng 124 km, trong đó tuyến chính Bắc - Nam đi

qua Nghệ An dài 94Km chạy song song với QL1, đoạn đi qua thành phố Vinh dài khoảng 10km. Có 7 ga, ga Vinh là ga chính đã được nâng cấp thành ga loại 1 từ năm 2005, thường xuyên có 28 chuyến tàu qua lại hàng ngày, vào ngày cao điểm như dịp Lễ, Tết lên đến 80 chuyến/ngày. Lưu lượng hành khách lên xuống trung bình 5.000 lượt/ngày, cao điểm lên đến 12.000 lượt/ngày.

2. Hàng không

Cảng hàng không Vinh là cảng hàng không nội địa, dùng chung giữa dân dụng và quân sự. Cảng có đường băng dài 2.400m, rộng 45m, tiếp nhận các loại máy bay hạng trung A320 - A321 và tương đương. Đang khai thác tuyến bay nội địa đi TP Hồ Chí Minh với tần suất 04 chuyến/ngày; đi Hà Nội với tần suất 02 chuyến/ngày, đang chuẩn bị mở đường bay Vinh - Đà Nẵng và một số tuyến bay khác. Hiện nay đang tiếp tục nâng cấp và lắp đặt thiết bị hỗ trợ cất hạ cánh được trong mọi điều kiện thời tiết.

3. Đường thủy nội địa

Mạng lưới đường thuỷ Nghệ An gồm 13 tuyến sông, kênh với chiều dài 907,6 km. Do đặc điểm của các sông Nghệ An vừa ngắn lại vừa cạn, về mùa mưa nước lên nhanh và chảy xiết, nên vận tải khách thuỷ nội địa chủ yếu là vận tải khách ngang sông, dọc sông, hiện đang triển khai tuyến vận tải khách từ bờ (Cửa Lò) ra đảo Ngư.

4. Bến, cảng hàng hoá thuỷ nội địa:

- Bến cảng hàng hoá: Chủ yếu phục vụ bốc xếp, vận tải hàng hoá cho nhu cầu sản xuất, tiêu thụ nội tỉnh, bao gồm các loại vật liệu xây dựng như cát sỏi, đá, hàng bách hoá tiêu dùng, nông lâm sản, hải sản và các loại hàng hoá khác như than, phân bón, xi măng...

- Cảng biển và cửa biển: các cảng Cửa Lò, Cửa Hội, cảng dầu Nghi Hương, cảng Hưng Hoà, Cửa Vạn, Cửa Thơi, Cửa Quèn, Cửa Cờn, cảng Quân sự Phúc Thọ thuộc hệ thống cảng biển chủ yếu phục vụ vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, thuỷ sản.

Cảng Cửa Lò hiện nay có thể đón tàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi, làm đầu mối giao lưu quốc tế.

B. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI KHÁCH VÀ BẾN XE KHÁCH

I. Hoạt động kinh doanh vận tải khách

Năm 2010, lưu lượng khách vận chuyển trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt trên 25 triệu lượt người, tăng bình quân 16,87%/năm, trong đó vận tải hành khách bằng ô tô chiếm tỷ trọng trên 95%, còn lại là vận tải hành khách bằng đường sắt, đường không và đường thuỷ nội địa. Hoạt động vận tải hành khách bằng đường bộ bao gồm các loại hình: VTK theo tuyến cố định, VTK theo hợp đồng và du lịch, VTK bằng taxi và VTK bằng xe buýt.

1. Vận tải khách tuyến cố định

Hiện có 99 tuyến vận tải khách cố định kết nối 14 bến xe khách Nghệ An đến các bến xe trong nước và đến nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Cụ thể: 22 tuyến nội tỉnh; 73 tuyến liên tỉnh từ Nghệ An đi, đến các tỉnh, thành trong nước và 04 tuyến cố định Quốc tế Việt - Lào (từ thành phố Vinh đến: Viên Chăn, Thà Khẹt, Xiêng Khoảng, Luông Prabang). Lưu lượng khách trên các tuyến cố định nội tỉnh và đến các tỉnh bạn đang khai thác trong năm 2010 được trình bày trong phần phụ lục kèm theo.

2. Vận tải khách bằng xe buýt

Hiện có 02 doanh nghiệp là Công ty Thương mại và Xây dựng Đông Bắc và Công ty CP Thương mại và Du lịch Ngọc Ánh được UBND tỉnh cho phép thực hiện đầu tư khai thác vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên 06 tuyến:

- Tuyến số 1: Nội thành Vinh - Cửa Hội - Cửa Lò,

- Tuyến số 2: Nội thành Vinh - Quán Bánh - Quốc lộ 46 - Cửa Lò,

- Tuyến số 3: Nội thành Vinh - Hưng Nguyên - Nam Đàn - Thanh Chương,

- Tuyến số 4: Nội thành Vinh - Quán Hành - Diễn Châu - Hoàng Mai,

- Tuyến số 5: Vinh - Diễn Châu - Yên Thành.

- Tuyến số 6: thành phố Vinh - thành phố Hà Tĩnh.

Các tuyến xe buýt số 1, 2, 3, 4 đã đi vào hoạt động ổn định từ tháng 6 năm 2009, đúng quy định của pháp luật, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trên tuyến, được dư luận xã hội và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Tuyến số 5 được UBND tỉnh cho phép điều chỉnh lộ trình Diễn Châu - Yên Thành sang Vinh - Yên Thành kể từ tháng 4/2011; Tuyến số 6 (thành phố Vinh - thành phố Hà Tĩnh) đã đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2010.

Hệ thống nhà chờ xe buýt: UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty TNHH Mai Linh Nghệ An thực hiện dự án đầu tư xây dựng và khai thác quảng cáo nhà chờ xe buýt nội và ngoại thành phố Vinh, đến nay có 20 nhà chờ hoàn thành đã đưa vào khai thác, hiện dự án đang tiếp tục triển khai thực hiện.

3. Vận tải khách bằng xe taxi

Có 04 doanh nghiệp tham gia khai thác vận tải taxi trên địa bàn Nghệ An với 765 xe đang hoạt động (Với các thương hiệu Taxi như: Mai Linh, Vạn Xuân, Vinaxu, Tâm Tiến);

Địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp khai thác vận tải taxi không chỉ tập trung ở các trung tâm thành phố, thị xã mà còn trải rộng tới trung tâm các huyện.

Cụ thể như: Hãng taxi Tâm Tiến hoạt động ở thị xã Thái Hòa; Công ty TNHH Mai Linh Nghệ An hiện đã có các chi nhánh hoạt động tại thị xã Cửa Lò, Thái Hoà, các huyện Đô Lương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu,...,

II. Hiện trạng về hệ thống bến xe khách đang hoạt động

Trên địa bàn tỉnh hiện có 14 bến xe khách đang được quản lý khai thác, phục vụ cho 99 tuyến vận tải khách cố định. Trong đó 13 bến xe do Công ty cổ phần bến xe Nghệ An quản lý khai thác và 01 bến xe do Hợp tác xã dịch vụ vận tải Huy Hải đầu tư xây dựng và quản lý khai thác (bến xe Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu). Cụ thể quy mô như sau:

TT

Tên bến xe

Vị trí, địa điểm

Diện tích mặt

Diện tích nhà

Khả năng thông

Loại bến xe

A. Các bến xe do Công ty CP bến xe Nghệ An quản lý và khai thác:

1

Chợ Vinh

TP Vinh

15.320

400

300

1

2

Vinh

Tp Vinh

9.667

500

350

2

3

Cửa Lò

Thị xã Cửa Lò

4.231

100

40

4

4

Thái Hoà

Thị xã Thái Hoà

2.400

150

60

5

5

Dùng

Huyện Thanh Chươn

1.450

75

50

5

6

Lạt

Huyện Tân Kỳ

1.586

100

50

5

7

Con Cuông

Huyện Con Cuông

1.200

100

50

6

8

Hoà Bình

Huyện Tương Dương

342

100

20

6

9

Quỳ Hợp

Huyện Quỳ Hợp

1.620

100

50

5

10

Đô Lương

Huyện Đô Lương

5.916

100

70

3

11

Quỳ Châu

Huyện Quỳ Châu

1.063

100

50

6

12

Quế Phong

Huyện Quế Phong

2.600

200

50

5

13

Nam Đàn

Huyện Nam Đàn

5.000

78

70

3

B. Bến xe do HTX Huy Hải quản lý và khai thác:

14

Sơn Hải

Huyện Quỳnh Lưu

3.269

168

50

4

III. Dự báo về nhu cầu đi lại bằng xe ô tô tuyến cố định đến năm 2020

Thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007, trên địa bàn Nghệ An đang hình thành và phát triển nhiều khu đô thị, công nghiệp mới, các vùng kinh tế trọng điểm: Nam Thanh - Bắc Nghệ và Nam Nghệ - Bắc Hà, khu kinh tế Đông Nam tại vùng Cửa Lò - Diễn Châu - Nghi Lộc, khu kinh tế miền Tây Nghệ An, các khu công nghiệp mới tại Hoàng Mai, Đông Hồi, thị xã Thái Hòa, Đô Lương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương,...

Một số tuyến đường giao thông quan trọng kết nối các vùng đang được nâng cấp và đầu tư xây dựng để phục vụ cho mục tiêu sớm đưa Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hóa và khoa học - công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ…

Dân số các huyện, thành, thị xã Nghệ An năm 2010 phân bổ như sau:

Địa phương

Diện tích (km2)

Dân số (1.000 người)

Toàn tỉnh

16.491,8

3.200

Thành phố Vinh

105,0

321

Thị xã Cửa Lò

27,8

55

Huyện Diễn Châu

305,0

304

Huyện Yên Thành

547,4

283

Huyện Quỳnh Lưu

607,4

376

Huyện Nghi Lộc

348,0

200

Huyện Hưng Nguyên

159,3

116

Huyện Nam Đàn

294,2

164

Huyện Đô Lương

350,1

204

Huyện Thanh Chương

1.128,9

248

Huyện Anh Sơn

602,9

116

Huyện Nghĩa Đàn

617,8

142

Thị xã Thái Hoà

135,2

69

Huyện Tân Kỳ

728,2

143

Huyện Quỳ Châu

1.057,6

58

Huyện Quỳ Hợp

942,2

126

Huyện Quế Phong

1.890,9

65

Huyện Con Cuông

1.738,3

74

Huyện Tương Dương

2.811,3

75

Huyện Kỳ Sơn

2.094,3

70

GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.000 USD/người, dự kiến năm 2015 đạt khoảng 1.500 USD/người và năm 2020 đạt trên 3.000 USD/người. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Nghệ An khoảng 12%/năm; Tốc độ tăng dân số trung bình là 1,12%/năm.

Dân số tỉnh Nghệ An năm 2010 khoảng 3,2 triệu người, dự kiến đến năm 2015 đạt 3,6 triệu người, đến năm 2020 khoảng 4 triệu người. Đặc biệt dân số tăng nhanh tại các vùng đô thị và khu kinh tế, khu công nghiệp, trường học….

Dự báo nhu cầu đi lại của nhân dân mức tăng bình quân 16,80%/năm, trong đó số lượng người tham gia giao thông bằng xe khách tuyến cố định tại các vùng sẽ tăng nhanh trong những năm tới, dự kiến như sau:

Năm

GDP/người

Dân số

Khối lượng HK Vận chuyển/năm

Đơn vị

USD

1.000 người

Triệu lượt HK

2011

1.100

3,2

31

2015

1.500

3,6

55

2020

3.000

4,0

95

Để đáp ứng nhu cầu đi lại cho nhân dân, góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội, mở thêm các tuyến xe khách cố định, kết nối các khu dân cư, khu đô thị và công nghiệp và đến các vùng miền khác trong cả nước, làm cơ sở để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng và khai thác các bến xe khách, việc quy hoạch hệ thống bến xe khách đến năm 2020 trên tỉnh Nghệ An là cần thiết.

Phần II

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH HỆ THỐNG BẾN XE KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

1. Quan điểm

- Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội, định hướng ngành giao thông vận tải tại Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Quy hoạch hệ thống bến xe khách phải phát huy lợi thế của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác vận tải một cách thống nhất, cân đối;

Đảm bảo sự liên hoàn liên kết, chuyển tiếp giữa các tuyến vận tải, phương thức vận tải khác nhau; phục vụ thuận tiện cho khách đi xe ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư hay trung tâm kinh tế thương mại. Các bến xe khách tại khu vực thành phố, thị xã, thị trấn yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn bến xe từ loại 1 đến loại 4 để đảm bảo đủ tiêu chuẩn hoạt động tuyến cố định liên tỉnh.

- Đảm bảo hiệu quả chung nền kinh tế, các công trình phải được quy hoạch đầu tư đồng bộ, phát huy hỗ trợ lẫn nhau, nhất là giao thông đường bộ và mạng lưới bến xe ô tô khách; đồng thời phân kỳ đầu tư hợp lý vừa khai thác hiệu quả các công trình hiện có, tận dụng tối đa kết hợp với đầu tư, nâng cấp hợp lý hạ tầng kỹ thuật bến xe hiện có, từng buớc hiện đại hoá đạt tiêu chuẩn; đồng thời đầu tư xây dựng mới các bến xe khách theo quy hoạch.

- Nhằm từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, an toàn và giảm thiểu tác động môi trường trong hoạt động vận tải khách. Các bến xe khách cần được ưu tiên đầu tư trước một bước nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Tạo điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức doanh nghiệp, tư nhân phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác, đồng thời tranh thủ tối đa nguồn vốn từ Trung ương, nước ngoài dưới các hình thức ODA, BOT...

2. Mục tiêu

Mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có hệ thống bến xe khách trên các tuyến giao thông được bố trí, xây dựng một cách hợp lý, đồng bộ, văn minh và hiện đại, đạt các tiêu chí chủ yếu:

- Vận dụng cơ sở lý luận về hệ thống giao thông tĩnh để xác định vị trí bến xe khách trong mối quan hệ nội vùng và liên vùng giữa các khu đô thị mới, khu công nghiệp, điểm thu hút hành khách để có quy hoạch phù hợp với quy hoạch chung đó được phê duyệt.

- Xác định phù hợp về quy mô, công suất của hệ thống bến xe khách trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

- Tổ chức, quản lý và khai thác có hiệu quả hệ thống bến xe khách theo hướng bền vững trong lĩnh vực giao thông vận tải.

- Phối hợp và tăng cường năng lực quản lý của ngành Giao thông vận tải với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, các ngành và các đơn vị vận tải, mở rộng phạm vi hoạt động trên cơ sở đảm bảo chất lượng dịch vụ.

- Quy hoạch mạng lưới bến xe ô tô khách trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình, kêu gọi và thu hút vốn đầu tư phát triển vận tải, du lịch; Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư theo quy hoạch; Nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hành khách kết hợp với tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách trên địa bàn.

3. Các căn cứ xây dựng Quy hoạch

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ Về kinh doanh vận tải và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về tổ chức quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

- Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

- Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Nghệ An đến năm 2020.

- Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 30/6/2009 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

- Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh trở thành Trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung bộ.

- Quyết định số 49/2000/QĐ-TTg ngày 21/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Vinh đến năm 2020.

- Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 09/03/2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2025.

- Các quy hoạch ngành có liên quan;

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện đến năm;

- Đề nghị của UBND các huyện, thành, thị về địa điểm và quy mô quy hoạch các bến xe khách trên địa bàn đến năm 2020;

- Biên bản khảo sát thực trạng vị trí các khu đất dự kiến Quy hoạch bến xe trên địa bàn các huyện, thành, thị.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG BẾN XE KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

A. Tiêu chuẩn bến xe khách

Căn cứ Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31/10/2010 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo các tiêu chuẩn quy định như sau:

TT

Tiêu chí phân loại

Đơn vị tính

Loại bến xe

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

Loại 6

1

Tổng diện tích (tối thiểu)

m2

15.000

10.000

5.000

2.500

1.500

500

2

Số vị trí đỗ xe đón, trả hành khách (tối thiểu)

vị trí

40

30

20

10

6

4

3

Diện tích đỗ xe đón, trả hành khách (tối thiểu)

m2

2.000

1.200

800

400

250

150

4

Diện tích đỗ xe qua đêm và chờ vào vị trí đón trả hành khách

m2

6.000

4.000

2.000

1.000

500

300

5

Diện tích bãi đỗ xe cho các phương tiện khác

m2

2.000

1.500

900

400

50

50

6

Diện tích phòng hành khách chờ (tối thiểu)

m2

500

300

150

100

50

30

7

Số chỗ ngồi tối thiểu khu vực phòng hành khách chờ

chỗ

200

100

50

40

20

10

8

Hệ thống điều hòa, quạt điện khu vực phòng hành khách

-

Điều hoà

Điều hoà

Điều hoà

Quạt điện

Quạt điện

Quạt điện

9

Diện tích khu vực làm việc

-

Bình quân 4,5m2/người

10

Diện tích phòng y tế

m2

24

18

12

9

 

 

11

Diện tích khu vệ sinh

-

> 1 % Tổng diện tích bến (Có nơi vệ sinh phục vụ người khuyết tật)

> 1 % Tổng diện tích bến (Khuyến khích có nơi vệ sinh phục vụ người khuyết tật)

12

Cửa bán vé (tối thiểu)

cửa

22

15

10

5

2

2

13

Đường xe ra, vào bến

-

riêng biệt

riêng biệt

riêng biệt

chung

chung

chung

14

Mặt sân bến

-

Thảm nhựa hoặc bê tông

Thảm nhựa hoặc bê tông hoặc cấp phối đá

15

Hệ thống thoát nước

Có hệ thống tiêu thoát nước bảo đảm không ứ đọng nước

16

Hệ thống phát thanh, thông tin chỉ dẫn

Có hệ thống phát thanh, thông tin chỉ dẫn hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ

17

Độ chiếu sáng chung trong bến

Theo quy định

18

Hệ thống cứu hoả

Theo quy định

B. Quy hoạch chi tiết hệ thống bến xe khách đến năm 2020

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An được quy hoạch 52 bến xe khách: Gồm: 06 bến loại I, 08 bến loại II, 12 bến loại III, 12 bến loại IV, 08 bến loại V và 06 bến loại VI;

Tổng quỹ đất quy hoạch: 319.600 m2 (kể cả đất diện tích đã được cấp cho khu dịch vụ vận tải thương mại tại bến xe Bắc Vinh và bến xe Nam Vinh).


Chi tiết cụ thể quy hoạch hệ thống bến xe tại các địa phương như sau:

TT

Tên bến xe

Vị trí

Quy mô bến (loại)

Diện tích bến hiện có (m2)

Tổng quỹ đất Quy hoạch (m2)

Dự kiến vốn và phân kỳ đầu tư (tỷ đồng)

Ghi chú

2010 -:- 2015

2015 -:- 2020

Tổng vốn đầu tư

Tổng cộng 52 bến

 

55.850

319.600

286,5

103,0

389,5

 

I. Thành phố Vinh (2 bến)

 

25.300

30.000

120,0

0,0

120,0

 

1

Nam Vinh

Xã Hưng Lợi

1

 

16.000

60,0

 

60,0

Xây dựng bến mới và tổ hợp khu dịch vụ thương mại

 

Chợ Vinh

Phường Vinh Tân

1

15.300

 

 

 

 

Di dời về bến xe Nam Vinh

2

Bắc Vinh

Xã Nghi Kim

1

 

14.000

60,0

 

60,0

Xây dựng bến mới và tổ hợp khu dịch vụ thương mại

 

Vinh

Phường Lê Lợi

2

10.000

 

 

 

 

Di dời về bến xe Bắc Vinh

II. Thị xã Cửa Lò (3 bến)

4.200

45.200

15,0

26,0

41,0

 

3

Cửa Lò

xã Nghi Thu

3

4.200

4.200

 

 

0,0

Giữ nguyên hiện trạng

4

Nam Cửa Lò

Phường Nghi Hòa

1

 

15.000

15,0

 

15,0

Xây dựng mới

5

Trung tâm TX Cửa Lò

Khu công nghiệp - QL46

1

 

26.000

 

26,0

26,0

Xây dựng bến mới và tổ hợp khu dịch vụ thương mại

III. Thị xã Thái Hòa (1 bến)

2.400

10.000

10,0

0,0

10,0

 

6

Thái Hòa

Xã Nghĩa Mỹ - TX Thái Hoà

2

 

10.000

10,0

 

10,0

Xây dựng mới

 

TX Thái Hoà

Thị xã Thái Hoà

4

2.400

 

 

 

 

Di dời về bến xe Nghĩa Mỹ

IV. Huyện Nam Đàn (2 bến)

5.000

8.000

0,0

3,0

3,0

 

7

Nam Đàn

xã Vân Diên, Nam Đàn

3

5.000

5.000

 

 

 

Giữ nguyên hiện trạng

8

Khánh Sơn

Km349+200QL15A, xã Khánh Sơn

4

 

3.000

 

3,0

3,0

Xây dựng mới

V. Huyện Diễn Châu (2 bến)

0

15.000

15,0

0,0

15,0

 

9

Diễn Châu

Km426+900 QL1A xã Diễn Thịnh

3

 

5.000

5,0

 

5,0

Xây dựng mới

10

Quán Lứ

Km412+250 QL1A, xã Diễn Yên

2

 

10.000

10,0

 

10,0

Xây dựng bến mới và tổ hợp khu dịch vụ thương mại

V. Huyện Quỳnh Lưu (3 bến)

3.200

25.000

22,0

0,0

22,0

 

11

Cầu Giát

Km402+600 QL1A, xã Quỳnh Hồng

2

 

10.000

10,0

 

10,0

Xây dựng mới

12

Hoàng Mai

Km383+800 QL1A, TT Hoàng Mai

2

 

10.000

10,0

 

10,0

Xây dựng mới

13

Sơn Hải

Xã Sơn Hải

3

3.200

5.000

2,0

 

2,0

Nâng cấp từ loại 4 lên loại 3

VI. Huyện Tân Kỳ (5 bến)

1.600

10.500

10,5

0,0

10,5

 

14

Lạt

Km688+700 đường HCM, TT Tân Kỳ

3

 

5.000

5,0

 

5,0

Xây dựng mới

 

Lạt

TT Tân Kỳ

3

1.600

 

 

 

 

Di dời về bến xe Lạt mới

15

Nghĩa Hành

xã Nghĩa Hành

6

 

1.000

1,0

 

1,0

Xây dựng mới

16

Tân An

xã Tân An

6

 

1.500

1,5

 

1,5

Xây dựng mới

17

Nghĩa Dũng

xã Nghĩa Dũng

6

 

1.000

1,0

 

1,0

Xây dựng mới

18

Tiên Kỳ

xã Tiên Kỳ

5

 

2.000

2,0

 

2,0

Xây dựng mới

VII. Huyện Thanh Chương (3 bến)

1.500

29.700

12,7

17,0

29,7

 

19

TT Dùng

Km58+500QL46, TT Dùng

3

 

6.000

6,0

 

6,0

Xây dựng mới

 

Dùng

TT Dùng

3

1.500

 

 

 

 

Di dời về bến xe Dùng mới

20

Thanh Thủy

Xã Thanh Thuỷ

3

 

6.700

6,7

 

6,7

Xây dựng mới

21

Bến Rộ

Thị trấn Rộ

1

 

17.000

 

17,0

17,0

Xây dựng mới

VIII. Huyện Nghĩa Đàn (2 bến)

0

20.300

20,3

0,0

20,3

 

22

Nghĩa Đàn

xã Nghĩa Bình

2

 

13.300

13,3

 

13,3

Xây dựng mới

23

Nghĩa Sơn

xã Nghĩa Sơn

3

 

7.000

7,0

 

7,0

Xây dựng mới

IX. Huyện Quỳ Hợp (4 bến)

1.600

40.000

5,0

35,0

40,0

 

24

Quỳ Hợp

Km11+200, Khối 2 TT Quỳ Hợp

4

 

5.000

5,0

 

5,0

Xây dựng mới

 

Quỳ Hợp

TT Quỳ Hợp

4

1.600

 

 

 

 

Di dời về bến xe Quỳ Hợp mới

25

Châu Hồng

xã Châu Hồng

2

 

10.000

 

10,0

10,0

Xây dựng mới

26

Châu Lý

xã Châu Lý

1

 

15.000

 

15,0

15,0

Xây dựng mới

27

Hạ Sơn

xã Hạ Sơn

2

 

10.000

 

10,0

10,0

Xây dựng mới

X. Huyện Quỳ Châu (1 bến)

1.000

6.000

6,0

0,0

6,0

 

28

Quỳ Châu

Km92+500 QL48, TT Quỳ Châu

3

 

6.000

6,0

 

6,0

Xây dựng mới

 

Quỳ Châu

TT Quỳ Châu

6

1.000

 

 

 

 

Di dời về bến Quỳ Châu mới

XI. Huyện Quế Phong (5 bến)

2.600

15.000

13,0

0,0

13,0

 

29

Tri Lễ

Xã Tri Lễ

4

 

3.000

3,0

 

3,0

Xây dựng mới

30

Quế Phong

TT Kim Sơn

4

2.600

3.000

1,0

 

1,0

Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp

31

Đồng Văn

Xã Đồng Văn

4

 

3.000

3,0

 

3,0

Xây dựng mới

32

Quang Phong

Xã Quang Phong

4

 

3.000

3,0

 

3,0

Xây dựng mới

33

Thông Thụ

Xã Thông Thụ

4

 

3.000

3,0

 

3,0

Xây dựng mới

XII. Huyện Yên Thành (1 bến)

0

10.000

10,0

0,0

10,0

 

34

Yên Thành

Khối 1, TT Yên Thành

2

 

10.000

10,0

 

10,0

Xây dựng mới

XIII. Huyện Đô Lương (1 bến)

5.900

5.900

0,0

0,0

0,0

 

35

Đô Lương

Xã Yên Sơn

3

5.900

5.900

 

 

 

Giữ nguyên hiện trạng

XIV. Huyện Anh Sơn (4 bến)

0

14.000

3,0

11,0

14,0

 

36

Anh Sơn

Km60+500QL7A, TT Anh Sơn

4

 

3.000

3,0

 

3,0

Xây dựng mới

37

Đỉnh Sơn

Km81 QL7A, xã Đỉnh Sơn

4

 

3.000

 

3,0

3,0

Xây dựng mới

38

Khai Sơn

Km708+800 đường HCM, xã Khai Sơn

3

 

5.000

 

5,0

5,0

Xây dựng mới

39

Hùng - Đức

xã Hùng Sơn - xã Đức Sơn

5

 

3.000

 

3,0

3,0

Xây dựng mới

XV. Huyện Con Cuông (5 bến)

1.200

16.000

13,0

3,0

16,0

 

40

Con Cuông

Km89+900QL7A xã Bồng Khê

3

 

10.000

10,0

 

10,0

Xây dựng mới

 

Con Cuông

TT Cong Cuông

3

1.200

 

 

 

 

Di dời về bến Con Cuông mới

41

Châu Khê

Km108 QL7A, xã Châu Khê

4

 

3.000

3,0

 

3,0

Xây dựng mới

42

Mậu Đức

Xã Mậu Đức

6

 

1.000

 

1,0

1,0

Xây dựng mới

43

Bình Chuẩn

Xã Bình Chuẩn

6

 

1.000

 

1,0

1,0

Xây dựng mới

44

Môn Sơn

Xã Môn Sơn

6

 

1.000

 

1,0

1,0

Xây dựng mới

XVI. Huyện Tương Dương (4 bến)

350

10.000

8,0

2,0

10,0

 

45

Hòa Bình

Km150+830QL7A, bản Khe Chi, xã Thạch Giám

4

 

4.000

4,0

 

4,0

Xây dựng mới

 

Hoà Bình

TT Hoà Bình

 

350

 

 

 

 

Di dời về bến xe Hoà Bình mới

46

Yên Hoà

xã Yên Hoà

5

 

2.000

2,0

 

2,0

Xây dựng mới

47

Bản Vẽ

Khu vực đập thuỷ điện Bản Vẽ, xã Yên Na

5

 

2.000

2,0

 

2,0

Xây dựng mới

48

Nhôn Mai

xã Nhôn Mai

5

 

2.000

 

2,0

2,0

Xây dựng mới

XVII. Huyện Kỳ Sơn (4 bến)

0

9.000

3,0

6,0

9,0

 

49

Mường Xén

Km202QL7A, TT Mường Xén

4

 

3.000

3,0

 

3,0

Xây dựng mới

50

Nậm Cắn

Bản Tiền Tiêu, xã Nậm Cắn

5

 

2.000

 

2,0

2,0

Xây dựng mới

51

Mường Lống

xã Mường Lống

5

 

2.000

 

2,0

2,0

Xây dựng mới

52

Na Ngoi

xã Na Ngoi

5

 

2.000

 

2,0

2,0

Xây dựng mới


III. Nguồn vốn đầu tư

1. Nhu cầu về vốn đầu tư

a) Kinh phí lập Quy hoạch: theo mức kinh phí được Sở Tài chính phê duyệt.

b) Vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch:

Tổng mức đầu tư là 389,5 tỷ đồng, trong đó:

- Giai đoạn 2011 - 2015: 286,5 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2015 - 2020: 103,0 tỷ đồng.

2. Nguồn vốn đầu tư

a) Nguồn kinh phí lập Quy hoạch: Từ Ngân sách tỉnh.

b) Nguồn vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch: được huy động và sử dụng theo quy định của pháp luật từ các nguồn: Các doanh nghiệp, vốn ODA, hỗ trợ từ Trung ương và địa phương, các nguồn vốn hợp pháp khác.

IV. Giải pháp thực hiện

- Có sự phối hợp tốt của các cấp, các ngành liên quan để thực hiện Quy hoạch. Trong quá trình triển khai quy hoạch chi tiết xây dựng các bến xe khách cần phải kết hợp hài hoà với quy hoạch các ngành khác trên địa bàn, quy hoạch mạng lưới cung cấp xăng dầu, các dịch vụ tổng hợp khác nhằm tiết kiệm quỹ đất và thu hút đầu tư.

- Kịp thời ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho nhà đầu tư trong việc đầu tư xây dựng và khai thác các bến xe khách ở vùng sâu, vùng xa.

- Tăng cường thu hút đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp bỏ vốn xây dựng và tham gia kinh doanh khai thác bến xe (theo hình thức xã hội hoá).

- Dành một phần vốn ngân sách của tỉnh, các nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA, vốn vay ưu đãi của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ hoặc thông qua các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông để đầu tư xây dựng bến xe ở các vùng sâu, vùng xa.

- Xây dựng cơ chế chính sách về thu phí, lệ phí bến thích hợp, khuyến khích các dịch vụ kinh doanh theo bến để tạo nguồn vốn cho đầu tư xây dựng, bảo trì, quản lý điều hành hệ thống bến xe.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải đường bộ; mở luồng tuyến vận tải lên miền núi, vùng cao; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, đầu tư xây dựng và quản lý bến xe, đồng thời quan tâm đảm bảo quyền lợi của chủ phương tiện, hành khách; tăng cường quản lý chất lượng phục vụ, đảm bảo an toàn giao thông tại các bến xe.

Phần III

TRÁCH NHIỆM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Vinh, thị xã và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch bến xe khách trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Hàng năm đánh giá kết quả thực hiện và định kỳ báo cáo, đề xuất những giải pháp cần thiết để thực hiện quy hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia kinh doanh khai thác hiệu quả.

- Theo dõi quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Quy hoạch. Thực hiện quản lý hoạt động của bến xe khách theo quy định của pháp luật.

- Hàng năm căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu đi lại của nhân dân để trình UBND tỉnh bổ sung thêm các bến xe cho phù hợp.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:

- Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Giao thông vận tải thực hiện quy hoạch xây dựng bến xe khách, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương;

- Công bố công khai lộ trình thực hiện theo phương châm đa dạng hóa và xã hội hóa các hình thức đầu tư phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.

- Bố trí quỹ đất quy hoạch xây dựng bến xe theo quy định; cắm mốc quy hoạch.

- Thu hút đầu tư, tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông theo quy hoạch đó được duyệt.

3. Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thành, thị xã và các đơn vị liên quan lập kế hoạch vốn, hàng năm phân bổ hợp lý vốn ngân sách Nhà nước, khuyến khích thu hút mọi nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để đầu tư quy hoạch xây dựng mới, nâng cấp các bến xe cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để đến năm 2020.

4. Các Quyết định đầu tư xây dựng bến xe khách trên địa bàn tỉnh phải căn cứ vào quy hoạch đã phê duyệt, kế hoạch phát triển về quy mô bến xe khách và các quy định Nhà nước hiện hành để thực hiện.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có nội dung quy mô quy hoạch xây dựng cần phải điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo yêu cầu chất lượng kỹ thuật, sử dụng; yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các ngành chức năng có liên quan tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản để xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.

 

Phụ lục 1: Lưu lượng khách từ Nghệ An đi các tỉnh tuyến cố định liên tỉnh (tính đến hết năm 2010)

TT

Địa danh

Bến đi

Bến đến

Số xe hoạt động

Tổng số ghế

Lượng khách VC năm 2010

1

Đà Nẵng

Vinh

Đà Nẵng

19

622

130.620

2

Đô Lương

Đà Nẵng

12

420

88.200

3

Hà Nội

Vinh

Nước Ngầm

58

1.927

404.670

4

Mỹ Đình

45

1.171

245.910

5

Lương Yên

11

330

69.300

6

Đô Lương

Nước Ngầm

13

492

103.320

7

Yên Nghĩa

11

347

72.870

8

Mỹ Đình

19

686

144.060

9

Nam Đàn

Mỹ Đình

12

371

77.910

10

Nước Ngầm

13

408

85.680

11

TX Thái Hoà

Nước Ngầm

15

562

118.020

12

Mỹ Đình

12

371

77.910

13

Chợ Vinh

Nước Ngầm

16

605

127.050

14

Mỹ Đình

14

440

92.400

15

Cửa Lò

Nước Ngầm

5

240

50.400

16

Mỹ Đình

5

210

44.100

17

Sơn Hải

Nước Ngầm

16

521

109.410

18

Yên Nghĩa

4

116

24.360

19

Hải Phòng

Vinh

Cầu Rào

7

181

38.010

20

Tam Bạc

14

549

115.290

21

Huế

Vinh

Bắc Huế

22

631

132.510

22

Chợ Vinh

Bắc Huế

9

335

70.350

23

Đô Lương

Bắc Huế

13

387

81.270

24

Quảng Ninh

Vinh

Bãi Cháy

7

230

48.300

25

Cửa Ông

11

315

66.150

26

Móng Cái

6

251

52.710

27

Cẩm Phả

11

420

88.200

28

Sơn Hải

Cửa Ông

8

276

57.960

29

Cẩm Phả

13

421

88.410

30

Sơn La

Vinh

Sơn La

4

169

35.490

31

Bắc Ninh

Vinh

Bắc Ninh

11

345

62.100

32

Hải Dương

Vinh

Hải Dương

2

64

11.520

33

Lai Châu

Vinh

Lai Châu

2

94

16.920

34

Phú Thọ

Vinh

Phú Thọ

11

335

60.300

35

Bắc Giang

Chợ Vinh

Bắc Giang

8

318

57.240

36

Thái Nguyên

Vinh

Phú Lương

8

218

39.240

37

Thái Nguyên

5

194

34.920

38

Quỳ Hợp

Thái Nguyên

8

160

28.800

39

Thanh Hóa

Vinh

Nga Sơn

11

350

63.000

40

Chợ Vinh

Thanh Hóa

5

202

36.360

41

Nam Định

Chợ Vinh

Nam Định

6

232

41.760

42

Ninh Bình

Chợ Vinh

Ninh Bình

12

374

67.320

43

Hưng Yên

Chợ Vinh

Hưng Yên

11

328

59.040

44

Hà Tĩnh

Chợ Vinh

Hương Sơn

41

1.089

457.380

45

Hà Tĩnh

24

1.044

438.480

46

Đức Thọ

5

144

60.480

47

Cẩm Xuyên

5

154

64.680

48

Hương Khê

5

192

80.640

49

Kỳ Anh

9

273

98.280

50

Hương Sơn

8

246

88.560

51

Quế Phong

Cẩm Xuyên

5

140

25.200

52

Quảng Bình

Vinh

Đồng Hới

4

77

13.860

53

Chợ Vinh

Quy Đạt

8

170

30.600

54

Quảng Trị

Vinh

Lao Bảo

8

320

57.600

55

Bình Định

Vinh

Quy Nhơn

4

116

20.880

56

Lâm Đồng

Vinh

Bảo Lộc

4

204

10.282

57

Buôn Ma Thuột

Vinh

Buôn Ma Thuột

12

458

23.083

58

Đắc Mil

Vinh

Cư Jut

4

140

7.056

59

Vinh

Đắc Mil

4

138

6.955

60

Đắc Nông

Vinh

Gia Nghĩa

6

137

6.905

61

Vinh

Krong năng

6

264

13.306

62

Bình Dương

Vinh

Lam Hồng

20

950

47.880

63

Vinh

Thủ Dầu 1

20

950

47.880

64

 

Đô Lương

Lam Hồng

21

1.011

50.954

65

TX Thái Hoà

Lam Hồng

15

754

38.002

66

Nam Đàn

Lam Hồng

13

615

30.996

67

TP Hồ Chí Minh

Vinh

Miền Đông

17

812

40.925

68

Vinh

Ngã Tư ga

7

341

17.186

69

Sơn Hải

Ngã Tư Ga

12

492

24.797

70

Đô Lương

Ngã Tư Ga

15

651

32.810

71

TX Thái Hoà

Ngã Tư Ga

6

247

12.449

72

Vũng Tàu

Vinh

Vũng Tàu

8

350

17.640

73

Đô Lương

Vũng Tàu

8

326

16.950

74

Nước CHCDND Lào

Vinh

Xiêng Khoảng

7

285

14.364

75

Thà Khẹt

5

180

9.072

76

Chợ Vinh

Viêng Chăn

6

225

11.340

77

Thà Khẹt

9

405

20.412

 

Phụ lục 2:  Lưu lượng khách trên các tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh (tính đến hết năm 2010)

TT

Tuyến vận chuyển

Tổng số xe hoạt động

Tổng số ghế

Lượng khách VC năm 2010

1

Vinh

Đô Lương

30

920

276.000

2

Vinh

Con Cuông

34

873

261.900

3

Vinh

Hoà Bình

26

689

124.020

4

Vinh

Mường xén

35

1.049

188.820

5

Vinh

Yên Thành

26

754

226.200

6

Vinh

Lạt

34

757

227.100

7

Vinh

Dùng

23

471

141.300

8

Chợ Vinh

Đô Lương

12

355

106.500

9

Chợ Vinh

Con Cuông

13

382

114.600

10

Chợ Vinh

Sơn Hải

48

1.090

327.000

11

Chợ Vinh

Yên Thành

18

608

182.400

12

Chợ Vinh

TX Thái Hoà

25

674

202.200

13

Chợ Vinh

Quế Phong

38

1.038

311.400

14

Chợ Vinh

Quỳ Hợp

49

1.285

385.500

15

Chợ Vinh

Lạt

14

484

145.200

16

Chợ Vinh

Dùng

14

426

127.800

17

Nam Đàn

TX Thái Hoà

21

625

187.500

18

Cửa Lò

Quỳ Hợp

11

319

95.700

19

Dùng

Hoà Bình

17

570

171.000

20

Sơn Hải

Quỳ Châu

15

540

162.000

21

Sơn Hải

TX Thái Hoà

12

459

137.700

22

Sơn Hải

Quế Phong

12

540

162.000

 

Cộng

4.263.840

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 25/2011/QĐ-UBND về Quy hoạch hệ thống bến xe khách trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành

  • Số hiệu: 25/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/05/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Hồ Đức Phớc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản