- 1Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 2Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 2000
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 14/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương; Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2491/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 8 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh bổ sung, sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Nghị đinh số 14/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố tại Tờ trình số 85/TTr-SNN ngày 02/4/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão Thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2491/QĐ-UBND ngày 09/4/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội)
Điều 1: Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão (PCLB) thành phố Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 14/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương.
Điều 2. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân Thành phố:
1. Chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả lụt, bão trên địa bàn thành phố Hà Nội;
2. Chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban, ngành, các địa phương, các cơ quan, đơn vị trong việc tuyên truyền giáo dục và tổ chức thực hiện về phòng, chống lụt, bão.
Điều 3. Tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và các thành viên thực hiện nhiệm vụ chung của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố giao.
NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT BÃO THÀNH PHỐ
Điều 4. Thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão Thành phố
Thành phần và số lượng thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố gồm có: Trưởng ban, Phó Trưởng Ban thường trực, các Phó Trưởng ban, Phó Trưởng ban - Thường trực Ban chỉ huy và các ủy viên Ban chỉ huy.
Điều 5: Nhiệm vu, quyền han của các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố
1. Trưởng ban:
a) Chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão, úng và khác phục hậu quả do lụt, bão gây ra trên phạm vi toàn Thành phố;
b) Chủ trì các cuộc họp của Ban để đối phó với lũ, bão hoặc tổng kết rút kinh nghiệm;
c) Phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện;
d) Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương lồng ghép công tác phòng, chống lụt, bão vào qui hoạch phát triển kinh tế xã hội;
e) Quyết đinh điều động lực lượng, vật tư, phương tiện của các sở, ngành và địa phương để ứng cứu, chi viện các trường hợp khẩn cấp;
f) Chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương tổ chức tổng kết công tác phòng chống lụt bão hàng năm.
2. Phó Trưởng ban thường trực:
a) Giúp Trưởng ban trực tiếp chỉ đạo, điều hành các hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ huy, giải quyết các công việc thường xuyên, chủ động xử lý các tình huống về lũ bão và thiên tai;
b) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các phương án, kế hoạch phòng, chống lụt, bão của các sở, ngành và các địa phương;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công;
d) Thay mặt Trưởng ban chỉ đạo giải quyết công việc của Trưởng Ban khi Trưởng ban vắng mặt.
3. Phó Trưởng ban - Thường trực Ban Chỉ huy:
a)Giúp Trưởng ban trực tiếp chỉ đạo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố giải quyêt công việc thường xuyên;
b) Đôn đốc thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố và Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão các quận, huyện, thị xã, các sở, ngành xây dựng và triển khai thực hiện phương án đối phó với các tình huống xảy ra của thiên tai;
c) Chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp định kỳ và bất thường của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố;
d) Thay mặt Trưởng ban ký công điện chỉ đạo các địa phương, các sở, ngành trong việc ứng phó với thiên tai; Phát lệnh báo động lũ, rút lệnh báo động lũ.
4. Các phó Trưởng Ban khác và ủy viên Ban Chỉ huy:
a) Chủ động đề ra chương trình công tác và thực hiện các nhiệm vụ được Trưởng ban phân công (theo bản phân công chi tiết cho các thành viên);
b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc kế hoach phòng chống lụt bão hàng năm; kiểm tra việc tổ chức đào tạo, huấn luyện, quản lý vật tư phương tiện, quyết định đầu tư, trang bị phục vụ công tác phòng chống lụt bão; chủ động ứng phó với các tình huống khẩn cấp về thiên tai theo chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và ở các quận, huyện, thị xã được Trưởng ban phân công;
c) Chỉ đạo và chủ động phối hợp các chuyên ngành, địa phương có liên quan xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp về lũ, bão và thiên tai.
CÁC TIỂU BAN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC TIỂU BAN
Điều 6: Các tiểu ban:
Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố có Tiểu ban để giúp Ban Chỉ huy thực hiện nhiệm vụ gồm: Tiểu ban Kỹ thuật; Tiểu ban Lực lượng; Tiểu ban đảm bảo An ninh trật tự; Tiểu ban Đảm bảo Giao thông; Tiểu ban Đảm bảo thông tin lien lạc và tuyên truyền; tiểu ban khắc phục hậu quả và phục hồi sản xuất, tiểu ban tổng hợp.
Điều 7. Nhiệm vụ của các Tiểu ban
1. Nhiệm vụ của Tiếu ban Kỹ thuật:
- Chỉ đạo xây dựng phương án kỹ thuật bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, công trình thủy lợi, công trình phòng chống lụt bão trên địa bàn Thành phố.
- Quyết đinh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện và biện pháp kỹ thuật để xử lý các sự cố về đê điều, hồ đập, công trình thủy lợi, công trình phòng chống lụt bão.
2. Nhiệm vụ của Tiểu ban Lực lượng:
- Xây dựng phương án, tổ chức lực lượng ứng phó và xử lý kíp thời với diễn biến củạ lũ, bão, úng ngập bảo vệ sản xuất, bảo vệ các cơ sở kinh tế - xã hội, các khu dân cư kịp thời ứng cứu hộ đê, hồ đập, các công trình thủy lợi.
- Huy động lực lượng để xử lý kịp thời khi tình huống lũ, bão, úng ngập, thiên tai xảy ra theo phương án đã lập hoặc sư chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố.
3. Nhiệm vụ của Tiểu ban Đảm bảo an ninh trật tự:
- Chỉ đạo xây dựng phương án và chỉ huy lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ các trọng điểm; bảo vệ an toàn tài sản của nhà nước, tai sản, tính mạng của nhân dân trong các tình huống mưa, bão, úng ngập và thiên tai xảy ra trên địa bàn Thành phố.
- Quyết định huy động lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự và triển khai các phương án về bảo đảm an ninh, trật tự trong các tình huống lũ, bão, úng ngập, thiên tai xảy ra theo phương án đã lập.
4. Nhiệm vụ của Tiểu ban Đảm bảo giao thông.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các phương án về vận tải, đảm bảo giao thông; hướng dẫn, phân luồng giao thông ở những điểm ngập úng; tổ chức hoạt động giao thông trên đê đảm bảo an toàn đê điều, đáp ứng kịp thời công tác ứng cứu đê, hồ đập.
- Quyết định huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị và các biện pháp kịp thời đảm bảo giao thông khi tình huống lũ, bão, úng ngập, thiên tai xảy ra.
5. Nhiệm vụ của Tiểu ban Thông tin liên lạc và Tuyên truyền:
- Xây dựng và triển khai thực hiện các phương án bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, úng ngập của Thành phố trong mọi tình huống.
- Phụ trách công tác tuyên truyền về phòng, chống lụt, bão, úng ngập, giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn Thành phố: Đưa tin kịp thời, chính xác về diễn biến thời tiết, sự chỉ đạo về công tác phòng, chống lụt, bão, úng ngập, giảm nhẹ thiên tai của Thành phố; phổ biến kiến thức cơ bản về phòng, chống lụt, bão, úng ngập giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ đê điều, hồ đập, công trình thủy lợi; những quy định của pháp luật về phòng, chống, lụt, bão, bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi tới mọi người dân.
6. Nhiệm vụ của Tiểu ban Khắc phục hậu quả và phục hồi sản xuất:
- Tổng hợp, đánh giá tình hình thiệt hại, chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực hỗ trợ thiệt hại, khắc phục hậu quả và phục hồi sản xuất.
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các quận, huyện, thị xã, các ngành nhanh chóng tổ chức khắc phục hậu quả lụt, bão, úng ngập, hỗ trợ thiệt hại và phục hồi sản xuất trên địa bàn Thành phố.
7. Nhiệm vụ của Tiêu ban Tổng hợp:
- Thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, đánh giá, cung cấp thông tin, báo cáo về công tác triển khai pnòng, chống lụt, bão, úng ngập của các cấp, các ngành; tình hình thiệt hại và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
- Quyết định cảnh báo, báo động biện pháp đối phó với lũ, bão theo kế hoạch và phương án phòng, chống lụt, bão, úng ngập được duyệt.
- Phụ trách và chỉ đạo hoạt động của Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố.
TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC
Điều 8. Tổ chức
Tổ chức Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
Điều 9: Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố
1. Tổ chức phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố;
2. Thường xuyên nắm tình hình về công tác Phòng chống lụt bão; tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố điều hành, phối hợp các nhiệm vụ thường xuyên và chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống xảy ra của lụt, bão, úng ngập;
3. Chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố;
4. Đôn đốc các địa phương thực hiện kế hoạch huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu khoa học về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
5. Quản lý công văn, tài liệu, quản lý con dấu theo quy định của Nhà nước;
6. Kiểm tra, đôn đốc cơ quan thường trực phòng, chống lụt bão các địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão và khác phục hậu quả lụt, bão được giao; chủ động phối hợp với cơ quan thường trực phòng, chống lụt, bão của các địa phương liên quan ngoài Thành phố trong các hoạt động về thiên tai; đề xuất những biện pháp cần thiết để phòng ngừa, nhằm giảm thiệt hại và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tranh thủ sự trợ giúp từ bên ngoài về phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai;
7. Chuẩn bị nội dung và tổ chức các hội nghị, hội thảo, các cuộc họp của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thường kỳ và đột xuất;
8. Tổ chức thường trực theo chế độ 24/24 giờ tại Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão theo quy định về Chế độ trực ban hàng năm để nắm chắc mọi thông tin, giúp Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụi bão chỉ đạo kịp thời và có hiệu quả các hoạt động phòng, chống lụt, bão, úng ngập;
9. Kiểm tra, đôn đốc việc điều hành các hồ chứa có liên quan đến trách nhiệm của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão theo đúng qui trình vận hành;
10. Cung cấp kịp thời các tài liệu có liên quan đến công tác phòng, chống lụt, bão cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão;
11. Thay mặt Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão làm việc với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông đại chúng; phát ngôn về tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra.
PHỐI HỢP CHỈ ĐẠO VÀ ỨNG PHÓ CÁC TÌNH HUỐNG THIÊN TAI
Điều 10. Chế độ ban hành lệnh, công điện
Ban Chỉ huy Phòng chống lút bão Thành phố ban hành lệnh, công điện chỉ đạo các biện pháp ứng phó trong các trường hợp:
1. Lũ ở mức báo động I, II, III, trở lên;
2. Bão, lốc, mưa lớn có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt; thiên tai xảy ra nghiêm trọng.
Điều 11. Triển khai chỉ đạo, ứng phó
1. Khi nhận được lệnh, công điện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão các sở, ngành, địa phương, đơn vị phải nghiêm túc triển khai ngay các biện pháp để ứng phó kịp thời các tình huống về thiên tai diễn ra trên địa bàn theo quy định của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão; Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ và các văn bán qui phạm pháp luật liên quan.
2. Công tác chỉ đạo ứng phó với thiên tai thực hiện theo nguyên tắc:
a) Chỉ huy thống nhất, phân công cụ thể, chủ động, kịp thời và phù họp với diễn biến thực tế tình huống thiên tai;
b) Khi có nhiều lực lượng cùng tham gia ứng phó tình huống thiên tai trên một địa bàn, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão hoặc người được Trưởng ban ủy quyền là người chỉ huy ứng phó cao nhất;
c) Thiên tai xảy ra trên địa bàn của cấp nào, cấp đó chủ động huy động nguồn lực trên địa bàn đó để triển khai đối phó theo phương châm “4 tại chỗ” và xử lý ngay từ giờ đầu. Trường hợp vượt quá khả năng tự ứng phó của địa phương thì báo cáo đề nghị cấp trên trực tiếp hỗ trợ.
3. Một số nội dung quy định cụ thể ứng phó với thiên tai tại từng địa bàn thuộc địạ phương gồm:
a) Quyết định việc cảnh báo và triển khai công tác phòng, chống đối với từng địa bàn xung yếu;
b) Tổ chức thống kê, rà soát các vùng nguy hiểm và dự kiến số dân có thể bị ảnh hưởng trực tiếp thiên tai; dự kiến khu vưc an toàn để đưa dân đến nơi trú tránh;
c) Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn các công trình dân sinh; các công trình công cộng; đàm bảo an toàn hồ chứa, đê điều, các công trình hạ tầng...
d) Quyết định về qui mô, số lượng và thời điểm tổ chức di dời dân đến nơi an toàn;
e) Kiểm soát chặt chẽ các bến đò ngang; bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn tại những nơi nước ngập nguy hiểm, dòng chảy xiết khi xảy ra mưa lớn, lũ;
f) Quyết định các hoạt động sản xuất của nhân dân (phòng, chống ngập úng, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp...) trên cơ sở chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thành phố và ảnh hưởng của thiên tai đối với địa phương.
Điều 12. Chế độ thông tin, báo cáo, họp chỉ đạo triển khai ứng phó vỡi lũ, bão thực hiện theo Quyết định số 2449/QĐ-UBND ngày 04/6/2012 và Quyết định số 3060/QĐ-UBND ngày 11/7/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy định về chế độ thông tin, báo cáo, họp chỉ đạo triển khai ứng phó với lũ, bão, úng ngập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong quá trình triển khai thực hiện có những vấn đề chưa phù hợp, các cơ quan địa phương đơn vị phản ánh về Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão Thành phố để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định bổ sung, sửa đổi./.
- 1Quyết định 2193/QĐ-UBND năm 2012 về kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 2194/QĐ-UBND năm 2012 về phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh
- 3Quyết định 3659/QĐ-UBND năm 2011 về kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 27/2006/QĐ-UBND giao chỉ tiêu kế hoạch thu quỹ phòng chống lụt bão năm 2006 cho các huyện, thị xã Thủ Dầu Một do tỉnh Bình Dương ban hành
- 5Quyết định 940/2006/QĐ-UBND đổi tên Chi cục phòng chống lụt bão và quản lý đê điều thành Chi cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do tỉnh Hải Dương ban hành
- 6Quyết định 2002/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt dự án xây dựng chiến lược và chương trình hành động phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 7Quyết định 1241/QĐ-UBND năm 2013 kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng
- 1Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 2Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 2000
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 14/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương; Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương
- 5Quyết định 2449/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo, họp chỉ đạo, triển khai ứng phó với lũ, bão trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 2193/QĐ-UBND năm 2012 về kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh
- 7Quyết định 2194/QĐ-UBND năm 2012 về phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh
- 8Quyết định 3659/QĐ-UBND năm 2011 về kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh
- 9Quyết định 3060/QĐ-UBND năm 2012 về mẫu báo cáo, tổng hợp khi mưa, bão, lũ xảy ra do thành phố Hà Nội ban hành
- 10Quyết định 27/2006/QĐ-UBND giao chỉ tiêu kế hoạch thu quỹ phòng chống lụt bão năm 2006 cho các huyện, thị xã Thủ Dầu Một do tỉnh Bình Dương ban hành
- 11Quyết định 940/2006/QĐ-UBND đổi tên Chi cục phòng chống lụt bão và quản lý đê điều thành Chi cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do tỉnh Hải Dương ban hành
- 12Quyết định 2002/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt dự án xây dựng chiến lược và chương trình hành động phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 13Quyết định 1241/QĐ-UBND năm 2013 kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng
Quyết định 2491/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 2491/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/04/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/04/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực