ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2488/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 12 tháng 9 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tại Công văn số 1265/VPUBND ngày 19 tháng 8 năm 2011 và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đối với một số lĩnh vực tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bãi bỏ Quyết định số 409/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” đối với một số lĩnh vực tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ; Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tư pháp, Công thương, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC TẠI VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Điều 1. Hồ sơ công việc của các cơ quan và tổ chức thuộc các lĩnh vực được tiếp nhận giải quyết theo cơ chế một cửa tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
1. Đất đai;
2. Quy hoạch;
3. Đầu tư - Xây dựng;
4. Tài nguyên - Môi trường;
5. Công nghiệp;
6. Hộ tịch.
Điều 2. Mục tiêu, nguyên tắc của việc thực hiện cơ chế một cửa
1. Mục tiêu
Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan và các tổ chức khi có nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính trong quan hệ công tác với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Nâng cao chất lượng công vụ, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức;
Đổi mới phương thức làm việc, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và hiệu quả giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước.
2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa
Thủ tục hành chính rõ ràng, đúng pháp luật;
Công khai thủ tục, thời gian giải quyết công việc đối với các cơ quan và tổ chức;
Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thông qua một đầu mối là Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện, đúng thời gian quy định;
Việc phối hợp giữa cán bộ công chức và các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của các cơ quan và tổ chức là trách nhiệm của cán bộ công chức cơ quan hành chính nhà nước.
Điều 3. Tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả
1. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc và làm việc tại Phòng Tổ chức - Hành chính của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
2. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có cán bộ chuyên trách nhận và trả kết quả do Phòng Tổ chức - Hành chính bố trí;
3. Thời gian làm việc vào giờ hành chính, các ngày làm việc trong tuần.
Điều 4. Quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ, tài liệu theo cơ chế một cửa
1. Sơ đồ quy trình xử lý công việc
2. Chú thích sơ đồ
(1) Cơ quan và tổ chức gửi hồ sơ, tài liệu đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả;
(2) Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả phân loại hồ sơ, tài liệu, vào sổ theo dõi chuyển cho chuyên viên;
(3) Các Phòng chuyên môn, chuyên viên nghiên cứu hồ sơ, tài liệu có ý kiến tham mưu, trình lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
(4) Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến, trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
(5) Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến hoặc ký văn bản chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả;
(6) Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thực hiện trả kết quả cho cơ quan và tổ chức theo quy định.
Điều 5. Quy định chung khi tiếp nhận, xử lý hồ sơ, tài liệu
1. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tiếp các cơ quan và tổ chức đến liên hệ công việc tại phòng làm việc của Bộ phận. Khi tiếp nhận và trả hồ sơ, tài liệu, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm ký nhận theo quy định. Đối với công việc không thuộc thẩm quyền của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, hướng dẫn cơ quan và tổ chức liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết;
2. Đối với các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng không quy định trong quy trình áp dụng cơ chế một cửa thì Phòng Tổ chức – Hành chính có trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn và xử lý theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao theo quy định tại Quy chế làm việc của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
3. Các Phòng chuyên môn, các chuyên viên thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham mưu, xử lý hồ sơ, tài liệu thuộc chức năng chuyên môn và theo dõi đến khi kết thúc vụ việc;
4. Thời gian xử lý hồ sơ, tài liệu tính theo ngày làm việc, kể từ lúc nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với các công việc phải thông qua các cấp thẩm quyền có ý kiến, dẫn đến thời gian thực hiện không phù hợp theo quy định này, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản thông báo cho các cơ quan và tổ chức liên quan biết.
Điều 6. Thủ tục trong lĩnh vực Đất đai: Giao đất, cho thuê đất, gia hạn thời gian sử dụng đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất đối với các tổ chức, giao đất đối với các tổ chức tôn giáo; giao đất, cho thuế đất đối với tổ chức, cá nhân người nước ngoài; giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng và an ninh; chuyển từ hình thức cho thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Cơ sở pháp lý để giải quyết:
- Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ;
- Các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương có liên quan.
Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị giao đất, cho thuê đất, gia hạn thời gian sử dụng đất hoặc chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất (theo mẫu quy định);
b) Văn bản thoả thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cấp thẩm quyền. Dự án bổ sung về sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt đối với hồ sơ xin gia hạn thời gian sử dụng đất;
c) Quyết định phê duyệt hoặc thỏa thuận dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền (bản gốc hoặc bản sao có công chứng) kèm theo sơ đồ tổng mặt bằng của dự án đầu tư; Giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài; đối với cơ sở tôn giáo phải được Nhà nước cho phép hoạt động. Trích sao quyết định đầu tư kèm các văn bản liên quan đối với công trình an ninh, quốc phòng. Đối với các loại dự án khác phải có văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường;
d) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất về việc chấp hành pháp luật đất đai về các dự án đã giao đất, cho thuê đất trước đó ở tỉnh khác (đối với các tổ chức; tổ chức tôn giáo; tổ chức, cá nhân người nước ngoài);
đ) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về đề nghị ban hành Quyết định giao đất, cho thuê đất, gia hạn thời gian sử dụng đất hoặc chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và các loại văn bản khác theo mẫu quy định;
e) Hợp đồng thuê đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hồ sơ chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất;
f) Dự thảo quyết định kèm theo.
Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc.
Trong đó:
- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày
- Phòng chuyên môn: 02 ngày
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày
Điều 7. Thủ tục phê duyệt quy hoạch chung; quy hoạch phân khu; quy hoạch chi tiết; quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cơ sở pháp lý để giải quyết:
- Luật Xây dựng năm 2003;
- Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ;
- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ;
- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ;
- Các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương có liên quan.
Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình phê duyệt quy hoạch của cơ quan được giao tổ chức lập quy hoạch;
b) Văn bản thẩm định của cơ quan chức năng;
c) Các văn bản liên quan: Quyết định cho phép lập quy hoạch, Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, Thông báo kết luận cuộc họp thông qua đồ án quy hoạch, văn bản góp ý của các Sở ngành và địa phương liên quan (nếu có), văn bản lấy ý kiến cộng đồng dân cư tại khu vực quy hoạch, các văn bản khác (nếu có);
d) Hồ sơ thuyết minh đồ án và bản vẽ quy hoạch (mô hình nếu có);
đ) Dự thảo quyết định kèm theo.
Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 30 ngày làm việc.
Trong đó:
- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 02 ngày
- Phòng chuyên môn: 05 ngày
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 21 ngày (kể cả thời gian sắp lịch họp).
Điều 8. Thủ tục trong lĩnh vực Đầu tư - Xây dựng
1. Phê duyệt (hoặc điều chỉnh) cho phép lập Dự án đầu tư xây dựng, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Cơ sở pháp lý để giải quyết:
- Luật Xây dựng năm 2003;
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ;
- Các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương có liên quan.
Hồ sơ gồm:
a) Chủ trương cho phép lập Dự án đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (nếu có);
b) Văn bản thẩm định của cơ quan chức năng;
c) Các văn bản khác liên quan (nếu có).
d) Dự thảo quyết định kèm theo.
Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc.
Trong đó:
- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày
- Phòng chuyên môn: 05 ngày
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày
2. Phê duyệt (hoặc điều chỉnh) Dự án đầu tư xây dựng công trình, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cơ sở pháp lý để giải quyết:
- Luật Xây dựng năm 2003;
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ;
- Các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương có liên quan.
Hồ sơ gồm:
a) Hồ sơ Dự án đầu tư xây dựng công trình (kể cả thiết kế cơ sở) hoặc Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình;
b) Ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, thỏa thuận phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có);
c) Văn bản góp ý của các Sở ngành có liên quan (nếu có);
d) Quyết định cho phép lập Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình;
đ) Báo cáo thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình của cơ quan chức năng;
e) Dự thảo quyết định kèm theo;
f) Các loại giấy tờ khác theo quy định của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.
Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc.
Trong đó:
- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày
- Phòng chuyên môn: 05 ngày
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày
3. Phê duyệt (hoặc điều chỉnh) Kế hoạch đấu thầu sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cơ sở pháp lý để giải quyết:
- Luật Đấu thầu năm 2005;
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009;
- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ;
- Các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương có liên quan.
Hồ sơ gồm:
a) Văn bản thẩm định của cơ quan chức năng;
b) Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình; Chứng thư thẩm định giá thiết bị (nếu có); văn bản đề nghị của chủ đầu tư và các văn bản liên quan;
c) Dự thảo quyết định kèm theo.
Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc.
Trong đó:
- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày
- Phòng chuyên môn: 03 ngày
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày
4. Thỏa thuận địa điểm cho phép lập thủ tục đầu tư dự án trong nước sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cơ sở pháp lý để giải quyết:
- Luật Đầu tư năm 2005;
- Luật Xây dựng năm 2003;
- Luật Đất đai năm 2003;
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009;
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
- Các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương có liên quan.
Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị của nhà đầu tư. Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
b) Dự án đầu tư khái quát (thể hiện ý định đầu tư của nhà đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư) gồm:
- Tên dự án đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện;
- Giới thiệu về năng lực kinh nghiệm, năng lực tài chính thực hiện dự án;
- Địa điểm đầu tư; nhu cầu về đất, mặt nước; Bản vẽ sơ đồ vị trí khu đất, mặt nước (nếu có);
c) Hiện trạng sử dụng đất của tổ chức, cá nhân tại địa điểm dự kiến của dự án đầu tư;
d) Tờ trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
đ) Văn bản góp ý của các Sở ngành và địa phương liên quan (nếu có);
e) Dự thảo Thông báo kèm theo.
Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Thông báo thỏa thuận địa điểm cho phép lập dự án hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc.
Trong đó:
- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày
- Phòng chuyên môn: 05 ngày
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày
Điều 9. Cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh
Cơ sở pháp lý để giải quyết:
- Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Quyết định số 67/2007/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về ban hành Quy trình thủ tục thực hiện, quản lý các dự án đầu tư và xây dựng sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Quyết định số 73/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 ban hành Quy chế một cửa liên thông thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
I. Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư
1. Đối với dự án đầu tư trong nước
a) Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo công tác thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư và dự thảo Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Văn bản thoả thuận địa điểm đầu tư (nếu có);
c) Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung được quy định tại Văn bản thoả thuận địa điểm đầu tư;
d) Các loại giấy tờ khác theo quy định tại Điều 45 của Luật Đầu tư, gồm:
- Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
- Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
- Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
2. Đối với dự án đầu tư nước ngoài
a) Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo công tác thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư và dự thảo Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Văn bản thoả thuận địa điểm đầu tư;
c) Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung được quy định tại Văn bản thoả thuận địa điểm đầu tư (nếu có);
d) Các loại giấy tờ khác theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 44 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ, gồm:
- Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu);
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế);
- Hợp đồng liên doanh (đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài).
II. Hồ sơ thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư
1. Đối với Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, gồm:
a) Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo công tác thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư và dự thảo Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Văn bản thoả thuận địa điểm đầu tư (nếu có);
c) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư (theo mẫu);
d) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức thì nộp bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác; đối với nhà đầu tư là cá nhân thì nộp bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân);
đ) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
e) Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
f) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
g) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế);
h) Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
2. Đối với Dự án có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm (300) tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, gồm:
a) Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo công tác thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư và dự thảo Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu);
c) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
d) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
đ) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế);
e) Hợp đồng liên doanh (đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài);
f) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
3. Đối với Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm (300) tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, gồm:
a) Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo công tác thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư và dự thảo Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Hồ sơ như đối với Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm (300) tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện nêu trên;
c) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
III. Hồ sơ Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư
a) Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo công tác thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư và dự thảo Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Văn bản của chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư: giải trình những nội dung điều chỉnh và lý do điều chỉnh; Những thay đổi so với dự án đang triển khai; Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (do người có thẩm quyền của doanh nghiệp ký "sao y bản chính" và đóng dấu) ;
d) Bản sửa đổi, bổ sung của hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp (nếu có);
đ) Báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của doanh nghiệp đến thời điểm đăng ký điều chỉnh;
e) Hồ sơ đăng ký điều chỉnh nội dung kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có thay đổi - dùng cho trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp).
Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc.
Trong đó:
- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày
- Phòng chuyên môn: 02 ngày
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày
Điều 10. Thủ tục trong lĩnh vực Tài nguyên Khoáng sản
Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền.
Cơ sở pháp lý để giải quyết:
- Luật Khoáng sản;
- Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
- Thông tư 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
- Quyết định 14/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định trình tự, thủ tục trình duyệt, thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản.
I. Hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép thăm dò khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản;
b) Đề án thăm dò khoáng sản lập theo quy định, kèm theo bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản;
c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.
2. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản
Trường hợp xin cấp lại giấy phép thăm dò quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Khoáng sản và khoản 3 Điều 49 của Nghị định 160/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ, hồ sơ phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày, gồm:
a) Đơn xin cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản;
b) Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công tác thăm dò đã thực hiện; chương trình, khối lượng thăm dò tiếp tục;
c) Bản đồ khu vực xin cấp lại giấy phép thăm dò.
3. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản
Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày, gồm:
a) Đơn xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản;
b) Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công tác thăm dò đã thực hiện; chương trình, khối lượng thăm dò tiếp tục;
c) Bản đồ khu vực thăm dò, trong đó đã loại trừ ít nhất ba mươi phần trăm (30%) diện tích theo giấy phép được cấp trước đó.
4. Hồ sơ xin trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản, gồm:
a) Đơn xin trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản;
b) Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, khối lượng công trình thăm dò đã thực hiện đến thời điểm trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích ghi trong giấy phép;
c) Bản đồ khu vục tiếp tục thăm dò; khối lượng công trình, chương trình thăm dò tiếp tục (đối với trường hợp trả lại một phần diện tích thăm dò).
5. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, gồm:
a) Đơn xin chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản kèm theo hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản và bản kê giá trị tài sản sẽ chuyển nhượng;
b) Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công trình đã thực hiện và các nghĩa vụ có liên quan, theo quy định đã hoàn thành đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền thăm dò;
c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư (nếu có) có chứng thực của công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.
6. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản, gồm:
a) Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công trình đã thực hiện và chương trình tiếp tục thăm dò;
b) Bản sao văn bản pháp lý có chứng thực của Công chứng nhà nước chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền thăm dò khoáng sản;
c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước của tổ chức được thừa kế.
II. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản, gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản, kèm theo bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;
b) Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt theo quy định;
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước mà không phải là tổ chức đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.
2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản
Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn chín mươi (90) ngày, gồm:
a) Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm xin gia hạn kèm theo báo cáo kết quả hoạt động khai thác đến thời điểm xin gia hạn; trữ lượng khoáng sản còn lại và diện tích xin tiếp tục khai thác.
3. Hồ sơ xin trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản, gồm:
a) Đơn trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản;
b) Bản đồ hiện trạng kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích khai thác;
c) Đề án đóng cửa mỏ đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp trả lại giấy phép khai thác.
4. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, gồm:
a) Đơn xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản và hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng;
b) Báo cáo kết quả khai thác và các nghĩa vụ đã thực hiện đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền khai thác kèm theo bản đồ hiện trạng khai thác tại thời điểm xin chuyển nhượng;
c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài;
5. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản, gồm:
a) Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản;
b) Bản sao văn bản pháp lý có chứng thực của công chứng nhà nước chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền khai thác khoáng sản;
c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước của tổ chức được thừa kế;
d) Bản đồ hiện trạng khai thác kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm xin được tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản.
III. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép chế biến khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản, gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi chế biến khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt theo quy định;
c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư chế biến khoáng sản có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài;
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản
Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn chín mươi (90) ngày, gồm:
a) Đơn xin gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản;
b) Báo cáo kết quả hoạt động chế biến khoáng sản đến thời điểm xin gia hạn, sản lượng khoáng sản tiếp tục chế biến.
3. Hồ sơ xin trả lại giấy phép chế biến khoáng sản, gồm:
a) Đơn xin trả lại giấy phép chế biến khoáng sản;
b) Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm trả lại giấy phép.
4. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản, gồm:
a) Đơn xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản;
b) Hợp đồng chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng; báo cáo kết quả chế biến khoáng sản và các nghĩa vụ đã hoàn thành tính đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản;
c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.
5. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản, gồm:
a) Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản;
b) Bản sao văn bản pháp lý có chứng thực của Công chứng nhà nước chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền chế biến khoáng sản;
c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước của tổ chức được thừa kế;
d) Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản và kế hoạch tiếp tục hoạt động chế biến khoáng sản.
IV. Hồ sơ thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản
1. Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp tỉnh xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản;
2. Dự thảo Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản;
3. Biên bản Hội nghị kỹ thuật;
4. Các bản nhận xét của chuyên gia tư vấn và bản nhận xét của Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường;
5. Báo cáo tóm tắt;
6. Các văn bản khác có liên quan.
Thời gian giải quyết: Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ, trình lãnh đạo Phòng; lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, phê duyệt, cấp giấy phép hoặc có văn bản trả lời không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày.
Trong đó:
- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày
- Phòng chuyên môn: 03 ngày
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày
Điều 11. Thủ tục, hồ sơ cấp phép hoạt động tài nguyên nước
Cơ sở pháp lý để giải quyết:
- Nghị định số 199/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định thi hành Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước thải vào nguồn nước;
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP;
- Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Ủ ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về Quản lý tài nguyên nước trên đại bàn tỉnh và các văn bản có liên quan.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất, gồm:
a) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp phép và dự thảo Giấy phép;
b) Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 02/TNN-TD);
c) Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên; thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm;
d) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi thăm dò, hoặc văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng đất để thăm dò.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (theo Khoản 2 Điều 9 Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về Quản lý Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa), gồm các giấy tờ sau:
a) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp phép và dự thảo Giấy phép;
b) Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 03/TNN-NDĐ);
c) Đề án khai thác nước dưới đất;
d) Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ 1/50.000 đến 1/10.000 theo hệ toạ độ VN 2000 (Mẫu tại Phụ lục II);
đ) Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với trường hợp công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên; báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với trường hợp công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;
e) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
f) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt giếng khai thác. Trường hợp đất nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt (theo Khoản 3 Điều 9 Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về Quản lý Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa), gồm các giấy tờ sau:
a) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp phép và dự thảo Giấy phép;
b) Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 04/TNN-NM);
c) Đề án khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp đang có công trình khai thác;
d) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
đ) Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước tỷ lệ từ 1/50.000 đến 1/10.000 theo hệ toạ độ VN 2000;
e) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt công trình khai thác. Trường hợp đất tại nơi đặt công trình khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, gồm:
a) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp phép và dự thảo Giấy phép;
b) Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 05/TNN-XT);
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
d) Đề án xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xử lý nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải, kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong trường hợp đang xả nước thải và đã có công trình xử lý nước thải;
đ) Bản đồ vị trí khu vực xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000. Trong đó cần lưu ý: Khu vực xả nước thải ra nguồn nước phải đảm bảo theo quy định đối với vùng bảo hộ vệ sinh của Công trình khai thác tài nguyên nước gần nhất (nếu có) để đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 của Quy định này;
e) Báo cáo đánh giá tác động Môi trường hoặc Cam kết bảo vệ Môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
f) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt công trình xả nước thải. Trường hợp đất nơi đặt công trình xả nước thải không thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân xả nước thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận.
5. Hồ sơ đề nghị gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn, gồm:
a) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp phép và dự thảo Giấy phép;
b) Đơn đề nghị gia hạn, hoặc thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép (Mẫu số 07/TNN-GH; Mẫu số 08/TNN-GH; Mẫu số 09/TNN-GH; Mẫu số 10/TNN-GH);
c) Giấy phép đã được cấp;
d) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;
đ) Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép;
e) Đề án thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép.
6. Hồ sơ đề nghị cấp phép hành nghề nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ, gồm:
a) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp phép và dự thảo Giấy phép;
b) Đơn đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất (Mẫu số 06/TNN-HN);
c) Bản sao có công chứng quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy đăng ký hoạt động kinh doanh;
d) Bản sao có công chứng các văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật, và hợp đồng lao động (trong trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hợp đồng lao động với người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật);
đ) Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (Mẫu số 14/TNN-KN);
e) Bản khai năng lực chuyên môn kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (Mẫu số 15/TNN-NL).
7. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ, gồm:
a) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp phép và dự thảo Giấy phép;
b) Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất (Mẫu số 11/TNN-GH);
c) Bản sao giấy phép đã được cấp;
d) Bảng tổng hợp các công trình khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất do tổ chức, cá nhân thực hiện trong thời gian sử dụng giấy phép đã được cấp (Mẫu số 13/TNN-BC);
đ) Đối với trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép mà có sự thay đổi người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật thì ngoài những tài liệu quy định tại các điểm a, b và c của khoản này, hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép còn bao gồm:
- Bản sao có công chứng các văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật và hợp đồng lao động giữa tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép với người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật;
- Bản khai kinh nghiệm chuyên môn của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật (Mẫu số 14/TNN-KN);
e) Đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép thì ngoài những tài liệu quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép còn bao gồm bản khai năng lực chuyên môn kỹ thuật (Mẫu số 15/TNN-NL).
Thời gian giải quyết: Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ, trình lãnh đạo Phòng; lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, cấp giấy phép hoặc có văn bản trả lời không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày.
Trong đó:
- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày
- Phòng chuyên môn: 03 ngày
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày
Điều 12. Thủ tục trong phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cơ sở pháp lý để giải quyết:
- Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Hồ sơ gồm:
1. Đối với phê duyệt Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
- Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của đơn vị, tổ chức;
- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của dự án được đóng thành quyển theo mẫu;
- Quyết định triển khai thực hiện chiến lược của cơ quan có thẩm quyền; Dự thảo văn bản chiến lược (quy hoạch, kế hoạch);
- Quyết định thành lập, Biên bản Họp Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
- Ý kiến thẩm định của thành viên Hội đồng;
- Văn bản giải trình, tiếp thu của đơn vị, tổ chức chủ trì thực hiện chiến lược (nếu có).
2. Đối với phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được đóng thành quyển theo mẫu;
- Bản dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư của dự án và các văn bản liên quan của dự án;
- Quyết định thành lập, Biên bản Họp Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường;
- Ý kiến thẩm định của thành viên Hội đồng;
- Văn bản giải trình, tiếp thu của chủ đầu tư dự án (nếu có).
3. Đối với hồ sơ phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung
- Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Văn bản đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của chủ dự án;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung được đóng thành quyển theo mẫu;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt trước đó;
- Bản sao có công chứng của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước đó;
- Bản giải trình của chủ dự án về những nội dung điều chỉnh của dự án; văn bản chấp thuận điều chỉnh dự án của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và chuyên ngành của lĩnh vực dự án đầu tư xây dựng về Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung.
4. Đối với hồ sơ thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá động môi trường;
- Bản Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định;
- Các Văn bản liên quan đến dự án (Chủ trương đầu tư dự án, dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 của cơ quan có thẩm quyền…).
Thời gian giải quyết: Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ, trình lãnh đạo Phòng; lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày.
Trong đó:
- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày
- Phòng chuyên môn: 04 ngày
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày
Điều 13. Thủ tục trong lĩnh vực Công nghiệp: Cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN)
1. Cơ sở pháp lý để giải quyết:
- Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
- Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
- Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.
2. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép sử dụng VLNCN do thủ trưởng lãnh đạo ký;
b) Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép thầu do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật;
c) Bản sao hợp lệ Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;
d) Bản sao hợp lệ Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, Giấy phép thăm dò khai thác dầu khí đối với các doanh nghiệp hoạt động dầu khí; Quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc hợp đồng nhận thầu hoặc văn bản ủy quyền giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp;
đ) Thiết kế thi công các hạng mục công trình xây dựng, thiết kế khai thác mỏ có sử dụng VLNCN đối với các công trình quy mô công nghiệp và đối với những mỏ khoáng sản được cấp phép khai thác lâu dài theo quy định của Luật khoáng sản; phương án thi công, khai thác có sử dụng vật liệu công nghiệp đối với những hoạt động xây dựng, khai thác khoáng sản thủ công hoặc đối với những mỏ khoáng sản được cấp phép khai thác ngắn hạn theo tình hình thực tế tại địa phương. Thiết kế hoặc phương án do chủ đầu tư phê duyệt phải thỏa mãn các yêu cầu an toàn theo Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên TCVN 5178:2004 hoặc Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN-14-06-2006 hoặc Quy phạm kỹ thuật an toàn trong công tác xây dựng TCVN 5308:91 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng liên quan;
e) Phương án nổ mìn theo nội dung hướng dẫn tại Phụ lục 5 Thông tư 23/2009/TT-BCT;
Phương án nổ mìn phải được lãnh đạo doanh nghiệp ký duyệt hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4, Điều 22 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP phê duyệt, cho phép;
f) Phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn thỏa mãn các yêu cầu của QCVN 02:/BCT (nếu có); kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho, phương tiện vận chuyển VLNCN;
g) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với kho VLNCN kèm theo hồ sơ kho bảo quản thỏa mãn các quy định tại QCVN 02:2008/BCT đối với các tổ chức có kho bảo quản VLNCN;
Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép sử dụng VLNCN không có kho hoặc không có phương tiện vận chuyển, hồ sơ đề nghị cấp phép phải có bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc thuê kho, phương tiện vận chuyển VLNCN với tổ chức kho, phương tiện VLNCN thỏa mãn các yêu cầu nêu trên hoặc bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc với tổ chức được phép kinh doanh VLNCN để cung ứng VLNCN đến công trình theo hộ chiếu nổ mìn;
h) Quyết định bổ nhiệm người Chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo doanh nghiệp và Danh sách thợ mìn, người liên quan trực tiếp đến sử dụng VLNCN; Giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc có liên quan đến sử dụng VLNCN (nếu có).
3. Đối với các tổ chức đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng VLNCN nhưng không thay đổi về địa điểm, quy mô hoạt động , hồ sơ gồm: báo cáo hoạt động sử dụng VLNCN trong thời hạn hiệu lực của Giấy phép đã cấp lần trước và các tài liệu quy định tại khoản 2 trên đây, nếu có sự thay đổi;
4. Trường hợp thỏa mãn điều kiện quy định tại các điểm b, d, đ khoản 2 trên đây nhưng không tự thực hiện việc nổ mìn, các tổ chức có nhu cầu nổ mìn được quyền ký kết hợp đồng thuê toàn bộ công việc nổ mìn với tổ chức có Giấy phép dịch vụ nổ mìn. Hợp đồng thuê dịch vụ nổ mìn theo quy định pháp luật về sử dụng VLNCN.
Tổ chức đã thuê dịch vụ nổ mìn không được phép thực hiện bất cứ hoạt động nào liên quan trực tiếp đến việc sử dụng VLNCN.
Thời gian giải quyết: Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ, trình lãnh đạo Phòng; lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 05 ngày.
Trong đó:
- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày
- Phòng chuyên môn: 02 ngày
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày
Điều 14. Thủ tục trong lĩnh vực Hộ tịch
I. Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài hoặc người nước ngoài với công dân Việt Nam
Cơ sở pháp lý để giải quyết:
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ;
- Thông tư số 07/2002/TTBTP ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 68 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố người nước ngoài và các văn bản có liên quan;
- Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ.
Hồ sơ gồm:
Tờ trình của Sở Tư pháp, kèm theo hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên phải có các giấy tờ sau:
1. Biên bản phỏng vấn cả bên nam và bên nữ của Sở Tư pháp;
2. Thông báo kết quả niêm yết của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công dân Việt nam ở trong nước thường trú;
3. Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
4. Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn cấp chưa quá 06 tháng, tính từ ngày nhận hồ sơ, xác nhận đương sự không có vợ hoặc không có chồng hoặc Giấy tuyên thệ độc thân của đương sự hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với luật pháp của nước đó;
5. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
6. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài);
7. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú, thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
Ngoài các giấy tờ quy định trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh xác nhận người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình lãnh đạo Phòng Nội chính; lãnh đạo Phòng trình lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 06 ngày.
Trong đó:
- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày
- Phòng chuyên môn: 02 ngày
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày
II. Đăng ký nhận nuôi con nuôi trường hợp xin đích danh trẻ, xin nhận cha, mẹ, con
Cơ sở pháp lý để giải quyết:
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ.
- Thông tư số 07/2002/TTBTP ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 68 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố người nước ngoài.
- Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ.
Hồ sơ gồm: Tờ trình của Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi phải có các giấy tờ sau:
1. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi
Hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (theo quy định điểm 10, Điều 1, Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 41 của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ), gồm các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định;
b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú;
c) Giấy phép còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. Nếu nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế bằng giấy tờ có giá trị tương ứng hoặc giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật nước đó;
d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình, xã hội của người xin nhận con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp;
đ) Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú hoặc tổ chức y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó có đủ sức khoẻ, không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không mắc bệnh truyền nhiễm;
e) Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi;
f) Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;
g) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn đối với người xin nhận con nuôi, trong trường hợp người xin nhận con nuôi là vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân;
h) Người xin nhận con nuôi thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 35 Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006, phải có giấy tờ phù hợp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước nơi người đó thường trú cấp để chứng minh.
2. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi
2.1. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi (theo quy định điểm 12, Điều 1, Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 44 của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ), phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh của trẻ em;
b) Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi có chữ ký của những người quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006;
c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận về tình trạng sức khoẻ của trẻ em;
d) Hai ảnh màu trẻ em, chụp toàn thân cỡ 10 x 15 cm hoặc 9 x 12 cm.
2.2. Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1, Điều 1 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi còn phải có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và giấy tờ tương ứng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có bản tường trình sự việc của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi; biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi (có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương); giấy tờ chứng minh đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (từ cấp tỉnh trở lên) về việc trẻ em bị bỏ rơi sau 30 ngày mà không có thân nhân đến nhận;
b) Đối với trẻ em mồ côi, phải có bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em đó;
c) Đối với trẻ em có cha, mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.
2.3. Đối với trẻ em đang sống tại gia đình ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1, Điều này, còn phải có bản sao được công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em.
2.4. Những người sau đây có quyền ký giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi
a) Người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam tự nguyện đồng ý cho trẻ em đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi. Trong trường hợp trẻ em còn cha đẻ, mẹ đẻ thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của cha đẻ, mẹ đẻ cho con làm con nuôi, trừ trường hợp quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều 1 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 hoặc khi đưa trẻ em này vào cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em này đã có giấy tự nguyện đồng ý cho con làm con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ tự nguyện đồng ý cho con đang sống tại gia đình làm con nuôi. Nếu cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của người giám hộ của trẻ em đó;
c) Đối với trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên thì phải có giấy đồng ý làm con nuôi của trẻ em đó (có thể ghi chung vào giấy tờ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này).
2.5. Đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật, nạn nhân của chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác quy định tại điểm d khoản 3 Điều 35 và Điều 36 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan; đối với trẻ em mất năng lực hành vi dân sự quy định tại điểm d khoản 3 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này thì phải có bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.
3. Hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con
a) Đơn xin nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Bản sao chứng thực Giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con;
c) Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;
d) Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con;
đ) Bản sao Chứng thực Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước); thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.
Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình lãnh đạo Phòng Nội chính; lãnh đạo Phòng trình lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày.
Trong đó:
- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày
- Phòng chuyên môn: 03 ngày
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày
Điều 15. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
Điều 16. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp vướng mắc hoặc cần bổ sung cho phù hợp với các văn bản quy định mới, các cá nhân, tổ chức liên quan, cán bộ, công chức thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa kịp thời kiến nghị, phản ánh với lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật./.
- 1Quyết định 4503/QĐ-UBND năm 2012 về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2Quyết định 3048/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- 1Quyết định 93/2007/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 4503/QĐ-UBND năm 2012 về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đối với lĩnh vực tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- Số hiệu: 2488/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/09/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Nguyễn Chiến Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực