Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2480/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 26 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN SẮP XẾP LẠI THÔN, KHU PHỐ Ở TỈNH BÌNH THUẬN TRONG GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII);

Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ;

Thực hiện Kết luận số 908-KL/TU ngày 18/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án sắp xếp lại thôn, khu phố tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2019 - 2021;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2210/TTr-SNV ngày 23 tháng 9 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án sắp xếp lại thôn, khu phố ở tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2019 - 2021.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hai

 

ĐỀ ÁN

SẮP XẾP LẠI THÔN, KHU PHỐ Ở TỈNH BÌNH THUẬN TRONG GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 26/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)

Phần I

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

Thôn, bản (gọi chung là thôn) được tổ chức ở xã; khu phố được tổ chức ở phường, thị trấn. Thôn, khu phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn; nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.

Trong những năm qua, các thôn, khu phố đã tổ chức thực hiện tốt các nội dung hoạt động theo quy định của pháp luậtTuy nhiên, đối chiếu với quy định của Trung ương về tiêu chuẩn quy mô số hộ gia đình ở thôn, khu phố thì một số thôn, khu phố trong tỉnh có quy mô số hộ gia đình tương đối nhỏ nhưng ngân sách nhà nước vẫn phải đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, giao thông, xây dựng các thiết chế văn hóa, hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống phúc lợi công cộng và duy trì cơ cấu tổ chức các chức danh không chuyên trách ở thôn, khu phố; điều này gây lãng phí, đầu tư kém hiệu quả, trong điều kiện ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, có nhiều công trình phúc lợi khác cần tập trung vốn đầu tư.

Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; trong đó đề ra mục tiêu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, xác định mục tiêu cụ thể là “đến năm 2021 sắp xếp giảm số lượng các thôn, khu phố, đến năm 2030 các thôn, khu phố đạt theo tiêu chuẩn quy định”. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Kế hoạch số 82-KH/TU ngày 30/01/2018 triển khai thực hiện Nghị quyết số 18NQ/TW, trong đó xác định: “Xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo hướng sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, thôn, khu phố ở những nơi chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và có điều kiện phù hợp để nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tăng cường các nguồn lực của địa phương”.

Ngày 03/12/2018, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 14/2018/TTBNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; trong đó quy định cụ thể về điều kiện quy mô số hộ gia đình ở thôn, khu phố và định hướng sáp nhập các thôn, khu phố chưa đủ điều kiện về quy mô số hộ gia đình theo quy định.

Do đó, việc sắp xếp lại các thôn, khu phố, thực hiện sáp nhập các thôn, khu phố chưa đủ điều kiện về quy mô số hộ gia đình nhưng có vị trí địa lý liền kề, địa hình không bị chia cắt, tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo,... để thành lập một thôn, khu phố mới có quy mô số hộ gia đình phù hợp với quy định và tình hình thực tiễn tại các địa phương là thật sự cần thiết.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

1. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”: “Đến năm 2021: sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, khu phố; Đến năm 2030: cơ bản hoàn thành sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn, khu phố đạt tiêu chuẩn quy định”.

2. Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII): “Các địa phương có trách nhiệm xây dựng Đề án, trình cấp có thẩm quyền và triển khai sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và sáp nhập các thôn, tổ dân phố theo quy định”.

3. Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và Thông tư số 14/2018/TTBNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ: “Đối với các thôn, khu phố có quy mô số hộ gia đình dưới 50% quy mô số hộ gia đình theo quy định thì phải sáp nhập với thôn, tổ dân phố liền kề. Đối với các thôn, khu phố đạt từ 50% quy mô số hộ gia đình trở lên theo quy định ở những nơi có đủ điều kiện thì thực hiện sáp nhập”.

4. Kế hoạch số 82-KH/TU ngày 30/01/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII): “Xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo hướng sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, thôn, khu phố ở những nơi chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và có điều kiện phù hợp để nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tăng cường các nguồn lực của địa phương”.

III. PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN:

Rà soát hiện trạng các thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Xây dựng phương án sắp xếp đối với những thôn, khu phố chưa đạt tiêu chuẩn về quy mô số hộ gia đình theo quy định, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

IV. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN:

1. Rà soát, đánh giá đúng thực trạng các thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế ở thôn, khu phố hiện nay.

2. Đề xuất mục tiêu, yêu cầu, phương án sắp xếp lại các thôn, khu phố chưa đủ điều kiện theo quy định.

3. Đánh giá tác động khi triển khai thực hiện phương án sắp xếp các thôn, khu phố.

4. Đề ra nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình và phân công tổ chức thực hiện.

V. KẾT CẤU CỦA ĐỀ ÁN:

1. Phần I: Mở đầu.

2. Phần II: Thực trạng thôn, khu phố ở tỉnh Bình Thuận.

3. Phần III: Mục tiêu, yêu cầu sắp xếp lại các thôn, khu phố chưa đủ điều kiện.

4. Phần IV: Phương án sắp xếp lại các thôn, khu phố chưa đủ điều kiện.

5. Phần V: Đánh giá tác động khi triển khai thực hiện phương án sắp xếp thôn, khu phố chưa đủ điều kiện.

6. Phần VI: Lộ trình thời gian và nhiệm vụ tổ chức thực hiện.

Phần II

THỰC TRẠNG THÔN, KHU PHỐ Ở TỈNH BÌNH THUẬN

I. ĐIỀU KIỆN VỀ QUY MÔ DÂN SỐ CỦA THÔN, KHU PHỐ:

Theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, cụ thể:

1. Đối với thôn:

Thôn có từ 250 hộ gia đình trở lên; Riêng đối với thôn ở xã đảo2. Đối với khu phố:

Khu phố có từ 300 hộ gia đình trở lên.

II. THỰC TRẠNG THÔN, KHU PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:

1. Tổng quan:

Toàn tỉnh hiện có 127 đơn vị hành chính cấp xã gồm 96 xã, 19 phường và 12 thị trấn; có 706 thôn, khu phố, gồm: 452 thôn và 254 khu phố. Riêng xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình và xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong là không có tổ chức thôn ở dưới xã. Từ khi Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 04/2012/TTBNV ngày 31/8/2012 cho đến nay, tỉnh Bình Thuận chỉ thành lập mới 01 thôn là thôn 11, xã Đa Kai, huyện Đức Linh, được thành lập vào năm 2016. Cụ thể:

- Huyện Tuy Phong:

66 (35 thôn, 31 khu phố);

- Huyện Bắc Bình:

76 (66 thôn, 10 khu phố);

- Huyện Hàm Thuận Bắc:

86 (75 thôn, 11 khu phố);

- Thành phố Phan Thiết:

131 (20 thôn, 111 khu phố);

- Huyện Hàm Thuận Nam:

56 (49 thôn, 7 khu phố);

- Huyện Hàm Tân:

53 (41 thôn, 12 khu phố);

- Thị xã La Gi:

68 (25 thôn, 43 khu phố);

- Huyện Tánh Linh:

76 (66 thôn, 10 khu phố);

- Huyện Đức Linh:

84 (65 thôn, 19 khu phố);

- Huyện Phú Quý:

10 thôn.

Xã có số thôn nhiều nhất là 11 thôn (xã Đa Kai, huyện Đức Linh); xã có số thôn ít nhất là 02 thôn (xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong; xã Phan Điền, xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình; xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc; xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam).

Phường, thị trấn có số khu phố nhiều nhất là 17 khu phố (thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong; phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết); phường, thị trấn có số khu phố ít nhất là 04 khu phố (phường Hàm Tiến, phường Xuân An, thành phố Phan Thiết).

Ở thôn, khu phố có thành lập Ban Công tác Mặt trận; các Chi hội đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh); các Tổ nhân dân tự quảnĐối chiếu với quy định về quy mô số hộ gia đình/thôn, khu phố theo Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ thì toàn tỉnh có 597 thôn, khu phố đạt tiêu chuẩn và 109 thôn, khu phố (76 thôn, 33 khu phố) chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định.

2. Đối với thôn:

Toàn tỉnh có 452 thôn; trong đó, thôn có số hộ dân nhiều nhất là 1.271 hộ (thôn Hà Thủy 1, xã Chí Công, huyện Tuy Phong); thôn có số hộ dân ít nhất là 60 hộ (thôn 7, xã Mê Pu, huyện Đức Linh), bình quân chung toàn tỉnh là 444 hộ/thôn.

Đối chiếu với tiêu chuẩn về quy mô số hộ/thôn theo Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ thì:

- Có 376/452 thôn đạt tiêu chuẩn, chiếm tỷ lệ 83,19%.

- Có 68/452 thôn đạt từ 50% đến dưới 100% tiêu chuẩn, chiếm tỷ lệ 15,04%.

- Có 08/452 thôn chưa đạt 50% tiêu chuẩn, chiếm tỷ lệ 1,77%, gồm:

Thôn Hồng Thạnh (117 hộ), thôn Hồng Thịnh (98 hộ), xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình.

Thôn 2 (70 hộ), xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam.

Thôn Đa Mi (99 hộ), xã La Ngâu, huyện Tánh Linh.

Thôn 7 (60 hộ), thôn 9 (111 hộ), xã Mê Pu; thôn 10 (71 hộ), thôn 11 (109 hộ), xã Đa Kai, huyện Đức Linh.

3. Đối với khu phố:

Toàn tỉnh có 254 khu phố; trong đó, khu phố có số hộ dân nhiều nhất là 1.198 hộ (khu phố 5, thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong); khu phố có số hộ dân ít nhất là 96 hộ (khu phố 4, thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân), bình quân chung trong toàn tỉnh là 465 hộ/khu phố.

Đối chiếu với tiêu chuẩn về quy mô số hộ/khu phố theo Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ thì:

- Có 221/254 khu phố đạt tiêu chuẩn, chiếm tỷ lệ 87,01%.

- Có 28/254 khu phố đạt từ 50% đến dưới 100% tiêu chuẩn, chiếm tỷ lệ 11,02%.

- Có 05/254 khu phố chưa đạt 50% tiêu chuẩn, chiếm tỷ lệ 1,97%, gồm:

Khu phố Bắc Sơn (148 hộ), thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình.

Khu phố 6 (124 hộ), khu phố 7 (103 hộ), phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết.

Khu phố 4 (96 hộ), thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân.

Khu phố 6 (128 hộ), phường Phước Lộc, thị xã La Gi.

4. Số người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố:

Theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ thì mỗi thôn, khu phố không được bố trí quá 03 người, theo đó:

- Đối với thôn: bố trí 03 chức danh: Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận, Trưởng thôn và Công an viên.

- Đối với khu phố: bố trí 03 chức danh: Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận và Trưởng khu phố.

- Tuy nhiên trên thực tế một số thôn, khu phố có địa bàn rộng, quy mô số hộ đông nên Ban Thường vụ Tỉnh ủy có chủ trương bố trí tăng thêm định suất người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố theo quy mô số hộ gia định- Đối với thôn có từ 150 hộ dân đến dưới 300 hộ dân; khu phố có từ 300 hộ dân đến dưới 500 hộ dân thì được bố trí thêm 01 định suất Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn hoặc Phó Trưởng khu phố.

- Đối với thôn có từ 300 hộ trở lên và khu phố có từ 500 hộ trở lên thì bố trí thêm 02 định suất Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn và Phó Trưởng thôn hoặc 02 Phó Trưởng khu phố.

Như vậy, ở mỗi thôn, khu phố bố trí từ 03 đến 05 người hoạt động không chuyên trách tùy theo quy mô số hộ gia đình.

5. Chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố:

Theo Nghị quyết số 92/2010/NQ-HĐND ngày 30/6/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh thì người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng 0,8 so với mức lương cơ sở. Ngoài ra, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn hoặc Trưởng khu phố, Trưởng ban Công tác Mặt trận được hưởng phụ cấp bổ sung hàng tháng bằng 0,2 so với mức lương cơ sở.

Theo đó, tổng chi phụ cấp hàng tháng cho người hoạt động không chuyên trách thôn, khu phố là:

- Thôn, khu phố bố trí 03 người bằng 2,8 lần mức lương cơ sở.

- Thôn, khu phố bố trí 04 người bằng 3,6 - 3,8 lần mức lương cơ sở.

- Thôn, khu phố bố trí 05 người bằng 4,6 lần mức lương cơ sở. Mức khoán này chưa bao gồm 3% bảo hiểm y tế.

6. Đánh giá thực trạng thôn, khu phố:

a) Ưu điểm:

- Thôn, khu phố đã thể hiện vai trò là tổ chức tự quản trong cộng đồng dân cư; phát huy hiệu quả trong công tác vận động nhân dân tích cực thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước và thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Phần lớn thôn, khu phố gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương qua nhiều giai đoạn khác nhau.

- Cộng đồng dân cư ở mỗi thôn, khu phố đều có những đặc điểm riêng về phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, nhất là ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo.

b) Khó khăn, bất cập:

- Một số thôn, khu phố có địa bàn rộng, dân cư đông đúc, tình hình an ninh trật tự phức tạp; Một số thôn, khu phố có địa hình đồi núi, chia cắt nên công tác quản lý, triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn; cơ sở vật chất ở một số nơi còn thiếu thốn nên ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động.

- Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố thường xuyên thay đổi, không mang tính ổn định.

- Phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố còn thấp nên một số cán bộ chưa thật sự nhiệt tình khi tham gia công tác, công việc nhiều do đó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của thôn, khu phố.

Phần III

MỤC TIÊU, YÊU CẦU SẮP XẾP LẠI THÔN, KHU PHỐ CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Tổ chức lại thôn, khu phố theo hướng tinh gọn, đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định, hoạt động ổn định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền cơ sở; tinh gọn, nâng cao chất lượng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố; tạo Điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2019 - 2021:

- Sáp nhập các thôn, khu phố chưa đạt 50% tiêu chuẩn về quy mô số hộ gia đình ở những nơi có đủ điều kiện.

- Khuyến khích sáp nhập đối với các thôn, khu phố đạt từ 50% đến dưới 100% tiêu chuẩn về quy mô số hộ gia đình ở những nơi có đủ điều kiện.

Quá trình thực hiện phải cân nhắc, xem xét đến các yếu tố đặc thù về lịch sử, dân tộc, tôn giáo, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện địa lý - tự nhiên, cộng đồng dân cư để bảo đảm kế thừa, ổn định, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, bảo đảm ổn định an ninh trật tự, giữ vững an ninh - quốc phòng.

b) Giai đoạn 2022 - 2030:

Thực hiện sắp xếp đối với các thôn, khu phố còn lại để đạt tiêu chuẩn theo quy định.

II. YÊU CẦU:

1. Cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã phải nhận thức rõ sự cần thiết của việc sắp xếp, sáp nhập thôn, khu phố; đồng thời thể hiện sự quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân, để nhân dân hiểu, ủng hộ chủ trương, phương án sắp xếp, sáp nhập các thôn, khu phố.

2. Phương án sắp xếp, sáp nhập các thôn, khu phố phải đảm bảo khách quan, hợp lý, đồng bộ, đúng quy định của pháp luật và điều kiện đặc thù của từng địa phương.

3. Quá trình sắp xếp, sáp nhập phải hạn chế ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Phần IV

PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP LẠI THÔN, KHU PHỐ CHƯA ĐỦ TIÊU CHUẨN TRONG GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

I. ĐỐI VỚI 13 THÔN, KHU PHỐ CHƯA ĐẠT 50% TIÊU CHUẨN (thuộc diện bắt buộc sắp xếp):

1. Thực hiện sáp nhập 06 thôn, khu phố: (02 thôn, 04 khu phố)

Có 02 thôn, 04 khu phố, trong đó có 02 thôn, 03 khu phố chưa đạt 50% tiêu chuẩn và 01 khu phố đạt tiêu chuẩn.

a) Huyện Bắc Bình: Sáp nhập Thôn Hồng Thạnh (117 hộ) và Thôn Hồng Thịnh (98 hộ) xã Hồng Phong thành thôn mới có quy mô 215 hộ.

b) Thành phố Phan Thiết: Sáp nhập Khu phố 6 (124 hộ) và Khu phố 7 (103 hộ) phường Bình Hưng thành khu phố mới có quy mô 227 hộ.

c) Thị xã La Gi: Sáp nhập Khu phố 4 (374 hộ) và Khu phố 6 (128 hộ) phường Phước Lộc thành khu phố mới có quy mô 502 hộ.

2. Giữ nguyên hiện trạng 08 thôn, khu phố dưới 50% số hộ theo quy định, nhưng do các yếu tố đặc thù: (06 thôn, 02 khu phố)

a) Huyện Bắc Bình: (01 khu phố)

Giữ nguyên hiện trạng Khu phố Bắc Sơn (148 hộ), thị trấn Lương Sơn; do thị trấn đã bố trí 02 khu tái định cư (khu tái định cư S11 dự kiến bố trí 114 hộ và khu tái định cư quốc lộ 1A dự kiến 140 hộ), hiện nay đã bàn giao 90% số lô nên sẽ đáp ứng đủ điều kiện trong thời gian tới.

b) Huyện Hàm Thuận Nam:

Giữ nguyên hiện trạng Thôn 2 (70 hộ), xã Mỹ Thạnh; do dự kiến giải thể cùng với Thôn 1, xã Mỹ Thạnh để thực hiện mô hình xã không có thôn trong giai đoạn 2022 - 2030.

c) Huyện Hàm Tân: (01 khu phố)

Giữ nguyên hiện trạng Khu phố 4 (96 hộ), thị trấn Tân Minh; do đang thực hiện rà soát để điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên của xã Tân Đức cho thị trấn Tân Minh.

d) Huyện Tánh Linh: (01 thôn)

Giữ nguyên hiện trạng Thôn Đa Mi (99 hộ), xã La Ngâu; do vị trí địa lý của thôn nằm biệt lập, cách xa trung tâm xã và các thôn khác của xã khoảng 30 km (thôn Đa Mi tiếp giáp với thôn Đagury xã Đa Mi của huyện Hàm Thuận Bắc).

đ) Huyện Đức Linh: (04 thôn)

Giữ nguyên hiện trạng Thôn 7 (hộ 60), Thôn 9 (111 hộ), xã Mê Pu; Thôn 10 (71 hộ), Thôn 11 (109 hộ), xã Đa Kai; do vị trí địa lý của các thôn có địa hình đồi núi, chia cắt, tách biệt với các thôn khác.

II. ĐỐI VỚI 96 THÔN, KHU PHỐ ĐẠT TỪ 50% ĐẾN DƯỚI 100% TIÊU CHUẨN (thuộc diện khuyến khích sắp xếp):

1. Thực hiện sáp nhập 24 thôn, khu phố: (12 thôn, 12 khu phố)

Có 12 thôn, 12 khu phố, trong đó có 10 thôn, 11 khu phố đạt từ 50% đến dưới 100% tiêu chuẩn và có 02 thôn, 01 khu phố đã đạt tiêu chuẩn.

a) Huyện Tuy Phong: (02 thôn)

Sáp nhập Thôn 2 (405 hộ) và Thôn 3 (176 hộ), xã Phong Phú để thành lập thôn mới có quy mô 581 hộ.

b) Huyện Bắc Bình: (06 thôn)

- Sáp nhập Thôn Cầu Vượt (138 hộ) và Thôn Hòn Móc (131 hộ), xã Sông Bình để thành lập thôn mới có quy mô 269 hộ.

- Sáp nhập Thôn Láng Xéo (253 hộ) và Thôn Bình Phụ (143 hộ), xã Sông Bình để thành lập thôn mới có quy mô 396 hộ.

- Sáp nhập Thôn Sông Bằng (129 hộ) và Thôn Đá Trắng (220 hộ), xã Sông Bình để thành lập thôn mới có quy mô 349 hộ.

c) Thành phố Phan Thiết: (08 khu phố)

- Sáp nhập Khu phố 8 (208 hộ) và Khu phố 9 (174 hộ), phường Phú Thủy để thành lập khu phố mới có quy mô 382 hộ.

- Sáp nhập Khu phố 6 (270 hộ) và Khu phố 7 (238 hộ), phường Phú Trinh để thành lập khu phố mới có quy mô 508 hộ.

- Sáp nhập Khu phố 1 (160 hộ) và Khu phố 2 (171 hộ), phường Đức Nghĩa thành khu phố mới có quy mô 331 hộ.

- Sáp nhập Khu phố 3 (171 hộ) và Khu phố 4 (174 hộ), phường Đức Nghĩa để thành lập khu phố mới có quy mô 345 hộ.

d) Thị xã La Gi: (04 khu phố)

- Sáp nhập Khu phố 8 (369 hộ) và Khu phố 9 (169 hộ), phường Tân An để thành lập khu phố mới có quy mô 538 hộ.

- Sáp nhập Khu phố 5 (219 hộ) và Khu phố 6 (272 hộ), phường Phước Hội để thành lập khu phố mới có quy mô 491 hộ.

đ) Huyện Đức Linh: (04 thôn)

- Sáp nhập Thôn 6 (159 hộ) và Thôn 7 (182), xã Sùng Nhơn để thành lập thôn mới có quy mô 341 hộ.

- Sáp nhập Thôn 8 (195 hộ) với Thôn 9 (197 hộ), xã Đa Kai, huyện Đức Linh để thành lập thôn mới có quy mô 392 hộ.

2. Giữ nguyên hiện trạng các thôn, khu phố do các yếu tố đặc thù:

Qua ý kiến đề xuất của UBND các huyện, thị xã, thành phố và kết quả khảo sát thực địa của Sở Nội vụ, thống nhất giữ nguyên hiện trạng 75 thôn, khu phố trong giai đoạn 2019 - 2021 do quy mô số hộ gia đình đã đạt từ 80% trở lên, có khả năng tăng quy mô số hộ trong thời gian đến và một số thôn, khu phố có các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện địa lý - tự nhiên, để giữ ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước, giữ vững an ninh - quốc phòng.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI SẮP XẾP:

1. Sáp nhập 30 thôn, khu phố (14 thôn, 16 khu phố) để thành lập 07 thôn, 08 khu phố mới.

2. Giữ nguyên hiện trạng 83 thôn, khu phố chưa đạt tiêu chuẩn do các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, địa hình, dân tộc, tôn giáo, phong tục tập quán…

3. Sau khi sáp nhập, toàn tỉnh còn lại 691 thôn, khu phố (445 thôn, 246 khu phố); giảm 15 thôn, khu phố so với trước khi sắp xếp.

(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

Phần V

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

I. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC:

1. Việc sáp nhập các thôn, khu phố chưa đủ điều kiện về quy mô số hộ gia đình sẽ tinh gọn bộ máy người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố; tiết kiệm ngân sách nhà nước chi đầu tư cơ sở hạ tầng và chi trả phụ cấp cho đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố.

2. Các thôn, khu phố sau khi sáp nhập sẽ đảm bảo tiêu chuẩn về quy mô số hộ gia đình, giảm thiểu số lượng thôn, khu phố chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định.

II. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC KHI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VIỆC SÁP NHẬP:

1. Công tác tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố mới có khó khăn hơn do sau khi sáp nhập địa bàn được mở rộng, có các yếu tố dân tộc, tôn giáo, truyền thống văn hóa riêng biệt,...

2. Quá trình sắp xếp sẽ có tác động đến tổ chức, cá nhân, hộ gia đình do phải tiến hành chuyển đổi nhiều giấy tờ có liên quan từ đơn vị cũ sang đơn vị mới.

Phần VI

LỘ TRÌNH THỜI GIAN VÀ NHIỆM VỤ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:

- Bước 1: UBND cấp xã xây dựng Đề án sáp nhập, giải thể thôn, khu phố.

- Bước 2: UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án sáp nhập, giải thể thôn, khu phố.

- Bước 3: UBND cấp xã trình HĐND cùng cấp thông qua Đề án sáp nhập, giải thể thôn, khu phố.

- Bước 4: UBND cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ, trình UBND cấp huyện.

- Bước 5: UBND cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ, gửi Sở Nội vụ thẩm định.

- Bước 6: Sở Nội vụ báo cáo UBND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về sáp nhập, giải thể các thôn, khu phố để thành lập các thôn, khu phố mới trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

II. LỘ TRÌNH, THỜI GIAN:

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) trong tháng 10/2019.

2. Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh thông qua trong tháng 11/2019.

3. UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua nghị quyết sáp nhập, giải thể các thôn, khu phố để thành lập các thôn, khu phố mới tại kỳ họp thứ 9 vào tháng

12/2019.

III. NHIỆM VỤ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. UBND các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Đức Linh, thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết:

- Chỉ đạo UBND cấp xã có liên quan: xây dựng đề án sáp nhập các thôn, khu phố thuộc phạm vi quản lý; tổ chức lấy ý kiến cử tri; trình HĐND cấp xã thông qua Đề án sáp nhập thôn, khu phố; hoàn tất hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện chủ trương sắp xếp thôn, khu phố trên địa bàn quản lý.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương sắp xếp các thôn, khu phố.

- Chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ có liên quan từ đơn vị cũ sang đơn vị mới.

2. Sở Nội vụ:

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án này.

- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương xây dựng đề án sắp xếp các thôn, khu phố không đủ điều kiện (trừ các thôn, khu phố đặc thù nêu tại Khoản 2 Mục I và Khoản 2 Mục II, Phần IV).

- Tổng hợp, thẩm định và tham mưu UBND tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định sáp nhập thôn, khu phố theo quy định và tổ chức thực hiện sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Kịp thời tham mưu UBND tỉnh triển khai các quy định, chỉ đạo của Trung ương liên quan đến sắp xếp thôn, khu phố.

3. Sở Tài chính:

Căn cứ các quy định của Trung ương và địa phương, hướng dẫn các cơ quan, địa phương lập dự toán, bố trí kinh phí thực hiện sắp xếp thôn, khu phố.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh:

- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân về chủ trương thực hiện sắp xếp lại thôn, khu phố của tỉnh Bình Thuận.

- Hướng dẫn quy trình, thủ tục kiện toàn các tổ chức chính trị - xã hội liên quan ở thôn, khu phố.

- Tham gia thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội trong triển khai thực hiện Đề án.

5. Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận, Cổng thông tin điện tử tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh:

Tập trung tuyên truyền để người dân hiểu rõ và thực hiện đúng chủ trương sắp xếp thôn, khu phố của Trung ương và địa phương.

6. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có liên quan:

- Căn cứ phương án sắp xếp thôn, khu phố của Đề án này để xây dựng Đề án sáp nhập thôn, khu phố trên địa bàn theo quy trình thực hiện quy định tại Mục I, Phần VI này.

- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức quán triệt, nhất quán trong nhận thức của cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân về mục đích, sự cần thiết, tầm quan trọng, lợi ích của việc sắp xếp thôn, khu phố. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng, tạo sự đồng thuận cao về phương án sáp nhập thôn, khu phố tại địa phương.

- Có biện pháp để ổn định và đảm bảo tổ chức, hoạt động của thôn, khu phố; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện bầu Trưởng thôn, khu phố và Phó Trưởng thôn, khu phố theo quy định.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hộ khẩu, đất đai,... theo quy định; đảm bảo kịp thời, hạn chế tối đa những khó khăn, vướng mắc cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn.

- Rà soát, bố trí địa điểm các công trình phúc lợi công cộng ở thôn, khu phố sau khi sáp nhập.

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC

THỐNG KÊ CÁC THÔN, KHU PHỐ CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP

STT

Tên thôn, khu phố

Hiện trạng thôn, khu phố

Phương án sắp xếp

Số hộ tiêu chuẩn

Số hộ hiện

Đạt tỷ lệ %

1

2

3

4

5

6

 

TOÀN TỈNH

109

 

 

 

 

Huyện Tuy Phong

2

 

 

 

I

Xã Phong Phú

 

 

 

 

1

Thôn 2

250

405

162,00

Sáp nhập Thôn 3 với Thôn 2 để thành lập thôn mới có quy mô 581 hộ

2

Thôn 3

250

176

70,40

3

Thôn La Bá

250

133

53,20

Giữ nguyên do địa hình biệt lập, tiếp giáp với xã Phan Dũng, cách trung tâm xã và các thôn khác 20 Km

 

Huyện Bắc Bình

25

 

 

 

I

Thị trấn Chợ Lầu

 

 

 

 

1

Thôn Xuân Quang

250

164

65,60

Giữ nguyên do Khu phố Xuân An 2 liền kề có số hộ đông (862 hộ), nếu sáp nhập sẽ rất khó quản ký. Thị trấn quy hoạch mở rộng khu dân cư và các thiết chế hướng thôn Xuân Quang, dự báo dân số sẽ tăng

II

Thị trấn Lương Sơn

 

 

 

 

1

Khu phố Bắc Sơn

300

148

49,33

Giữ nguyên do Thị trấn đã bố trí 02 khu tái định cư (khu tái định cư S11 dự kiến 114 hộ và khu tái định cư quốc lộ 1A dự kiến 140 hộ), đã bàn giao 90% số lô nên sẽ đáp ứng đủ Điều kiện.

2

Khu phố Lương Hòa

300

262

87,33

Giữ nguyên do địa bàn hiện đã gần đạt tiêu chuẩn quy định và vẫn còn quỹ đất ở có thể phát triển dân cư, trong thời gian 2 - 3 năm sẽ tăng số hộ đạt theo quy mô dân số theo quy định

3

Thôn Lương Đông

250

240

96,00

III

Xã Phan Thanh

 

 

 

 

1

Thôn Trí Thái

250

235

94,00

Giữ nguyên do yếu tố đặc thù về dân tộc (Kinh, Nùng, Chăm) và tôn giáo (Bà ni, Bà la môn), có truyền thống, phong tục, tập quán và sinh hoạt tín ngưỡng khác nhau

2

Thôn Mai lãnh

250

181

72,40

3

Thôn Thanh Bình

250

160

64,00

IV

Xã Sông Lũy

 

 

 

 

1

Thôn Tú Sơn

250

236

94,40

Giữ nguyên do Thôn thuần đồng bào dân tộc, có khoảng cách xa trung tâm xã (11 km) và các thôn lân cận (7km)

2

Thôn Sông Khiêng

250

226

90,40

Giữ nguyên do Vị trí địa lý, địa hình cách xa với các thôn khác

V

Xã Phan Sơn

 

 

 

 

1

Thôn Ka Líp

250

219

87,60

Giữ nguyên do Thôn có đông đồng bào dân tộc Rắc Lây chiếm đa số 136 hộ/580 khẩu, đời sống văn hóa riêng biệt.

2

Thôn Boon Thớp

250

223

89,20

Giữ nguyên do thôn có đời sống sinh hoạt tôn giáo khác nhau, hiện có 04 nhóm tôn giáo đang hoạt động và sinh hoạt tại gia.

3

Thôn Ka Lúc

250

186

74,40

Giữ nguyên do địa bàn cách xa trung tâm xã khoảng 15km, thôn có vị trí độc lập và yếu tố đặc thù riêng của xã.

VI

Xã Bình An

 

 

 

 

1

Thôn An Hòa

250

173

69,20

Giữ nguyên do Thôn thuần đồng bào dân tộc thiểu số (Tày, Nùng), cách thôn An Thạnh hơn 5 Km.

VII

Xã Phan Tiến

 

 

 

 

1

Thôn Tiến Đạt

250

216

86,40

Giữ nguyên do xã Phan Tiến có 02 thôn, trong đó thôn Tiến Thành đạt trên 100% tiêu chí quy định, nếu sáp nhập sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý.

VIII

Xã Phan Điền

 

 

 

 

1

Thôn Tân Điền

250

166

66,40

Giữ nguyên do xã có hai thôn, hình thành từ dân di cư ở các địa phương khác đến, đời sống, sinh hoạt có khác nhau

2

Thôn Phú Điền

250

170

68,00

IX

Xã Hồng Phong

 

 

 

 

1

Thôn Hồng Thạnh

250

117

46,80

Sáp nhập thôn Hồng Thạnh và thôn Hồng Thịnh để thành lập thôn mới có quy mô 215 hộ

2

Thôn Hồng Thịnh

250

98

39,20

3

Thôn Hồng Trung

250

170

68,00

Giữ nguyên do xã Hồng Phong còn lại 02 thôn sau khi sắp xếp, địa bàn rộng, hai thôn cách xa nhau

X

Xã Sông Bình

 

 

 

 

1

Thôn Cầu Vượt

250

138

55,20

Sáp nhập thôn Cầu Vượt với thôn Hòn Móc để thành lập thôn mới có quy mô 269 hộ

2

Thôn Hòn Móc

250

131

52,40

3

Thôn Bình Phụ

250

143

57,20

Sáp nhập thôn Bình Phụ với thôn Láng Xéo để thành lập thôn mới có quy mô 396 hộ

4

Thôn Láng Xéo

250

253

101,20

5

Thôn Sông Bằng

250

129

51,60

Sáp nhập thôn Sông Bằng với thôn Đá Trắng để thành lập thôn mới có quy mô 349 hộ

6

Thôn Đá Trắng

250

220

88,00

7

Thôn Tân Hòa

250

221

88,40

Giữ nguyên do vị trí địa lý, địa hình của thôn cách xa với các thôn khác

 

Hàm Thuận Bắc

7

 

 

 

I

Xã Hàm Phú

 

 

 

 

1

Thôn Phú Sơn

250

220

88,00

Giữ nguyên do vị trí địa lý, địa hình của thôn cách xa với các thôn khác

2

Thôn Phú Thắng

250

196

78,40

Giữ nguyên do các thôn liền kề có quy mô dân số lớn như Phú Lập (958 hộ), Phú Điền (648 hộ), nếu sáp nhập sẽ khó quản lý.

II

Xã Thuận Hòa

 

 

 

 

1

Thôn Dân Lễ

250

210

84,00

Giữ nguyên do vị trí địa lý, địa hình của thôn bị chia cắt, cách xa với các thôn khác

III

Xã Đông Tiến

 

 

 

 

1

Thôn 1

250

176

70,40

Giữ nguyên hiện trạng. Thực hiện đánh giá mô hình tại xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình và xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

2

Thôn 2

250

155

62,00

IV

Xã La Dạ

 

 

 

 

1

Thôn 2

250

182

72,80

Giữ nguyên do địa bàn rộng, vị trí địa lý các thôn cách xa nhau, có đông đồng bào dân tộc thiểu số

2

Thôn 4

250

162

64,80

 

Thành phố Phan Thiết

25

 

 

 

I

Phường Mũi Né

 

 

 

 

1

Khu phố 2

300

224

74,67

Giữ nguyên do các khu phố có tốc độ đô thị hóa cao, dự kiến dân số tại các khu phố này có thể tăng nhanh trong thời gian tới, có thể đáp ứng quy mô số hộ gia đình theo quy định.

2

Khu phố 3

300

188

62,67

3

Khu phố 4

300

280

93,33

4

Khu phố 7

300

212

70,67

5

Khu phố 8

300

296

98,67

6

Khu phố Suối Nước

300

152

50,67

II

Phường Phú Thủy

 

 

 

 

1

Khu phố 8

300

208

69,33

Sáp nhập Khu phố 8 và Khu phố 9 thành khu phố mới có quy mô 382 hộ

2

Khu phố 9

300

174

58,00

3

Khu phố 10

300

275

91,67

Giữ nguyên do địa bàn sẽ tăng thêm quy mô số hộ gia đình sau khi hình thành khu dân cư Phố Biển Rạng Đông.

III

Phường Bình Hưng

 

 

 

 

1

Khu phố 6

300

124

41,33

Sáp nhập Khu phố 6 và Khu phố 7 thành khu phố mới có quy mô 227 hộ

2

Khu phố 7

300

103

34,33

3

Khu phố 1

300

272

90,67

Giữ nguyên do quy mô số hộ dân đa số đạt trên 75% theo quy định, việc sáp nhập sẽ hình thành khu phố có số hộ dân lớn, không đảm bảo cho công tác quản lý của địa phương.

4

Khu phố 4

300

227

75,67

5

Khu phố 5

300

271

90,33

6

Khu phố 8

300

241

80,33

IV

Phường Phú Trinh

 

 

 

 

1

Khu phố 4

300

249

83,00

Giữ nguyên do nơi đây có mật độ dân cư đông đúc, an ninh trật tự, an toàn giao thông phức tạp.

2

Khu phố 6

300

270

90,00

Sáp nhập Khu phố 6 và Khu phố 7 thành khu phố mới có quy mô 508 hộ

3

Khu phố 7

300

238

79,33

V

Phường Đức Thắng

 

 

 

 

1

Khu phố 7

300

278

92,67

Giữ nguyên do địa bàn phức tạp, có Cảng cá Phan Thiết, tập trung nhiều đối tượng phức tạp từ nhiều nơi khác đến sinh sống.

VI

Phường Đức Nghĩa

 

 

 

 

1

Khu phố 1

300

160

53,33

Sáp nhập Khu phố 1 và Khu phố 2 thành khu phố mới có quy mô 331 hộ

2

Khu phố 2

300

171

57,00

3

Khu phố 3

300

171

57,00

Sáp nhập Khu phố 3 và Khu phố 4 thành khu phố mới có quy mô 345 hộ

4

Khu phố 4

300

174

58,00

VII

Phường Đức Long

 

 

 

 

1

Khu phố 1

300

274

91,33

Giữ nguyên do khu phố đã đạt 91% quy mô dân số theo quy định, các khu phố liền kề đều có số hộ gia đình cao hơn nhiều so tiêu chuẩn

VIII

Xã Tiến Thành

 

 

 

 

1

Thôn Tiến Phú

250

200

80,00

Giữ nguyên do địa bàn có diện tích tương đối rộng, có tiềm năng phát triển du lịch phía Nam Phan Thiết, dự kiến dân cư tăng mạnh trong thời gian đến.

 

Huyện Hàm Thuận Nam

7

 

 

 

I

Xã Mỹ Thạnh

 

 

 

 

1

Thôn 1

250

179

71,60

Giữ nguyên hiện trạng. Thực hiện đánh giá mô hình tại xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình và xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

2

Thôn 2

250

70

28,00

II

Xã Hàm Cần

 

 

 

 

1

Thôn 2

250

160

64,00

Giữ nguyên do vị trí địa lý, địa hình chia cắt, cách xa các thôn khác

2

Thôn Lò To

250

127

50,80

III

Xã Hàm Cường

 

 

 

 

1

Thôn Phú Nghĩa

250

196

78,40

Giữ nguyên do vị trí địa lý cách xa các thôn khác, các thôn liền kề cũng có số hộ dân đông

IV

Xã Tân Thành

 

 

 

 

1

Thôn Cây Găng

250

235

94,00

Giữ nguyên do vị trí địa lý cách xa các thôn khác, các thôn liền kề cũng có số hộ dân đông

V

Xã Thuận Quý

 

 

 

 

1

Thôn Thuận Thành

250

199

79,60

Giữ nguyên do vị trí địa lý cách xa các thôn khác

 

Huyện Hàm Tân

10

 

 

 

I

Thị trấn Tân Minh

 

 

 

 

1

Khu phố 4

300

96

32,00

Đang thực hiện rà soát, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã

II

Xã Tân Đức

 

 

 

 

1

Thôn 4

250

171

68,40

Đang thực hiện rà soát, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã

2

Thôn 5

250

179

71,60

3

Thôn Suối Giêng

250

213

85,20

Giữ nguyên do địa bàn đang thực hiện dự án sắp xếp ổn định dân cư, dân di cư tự do, diện tích rộng hơn 3.000 ha

III

Xã Sông Phan

 

 

 

 

1

Thôn Tân Hưng

250

165

66,00

Giữ nguyên do địa bàn rộng, nếu sáp nhập sẽ gây trở ngại, khó khăn trong đi lại, sinh hoạt, hội họp của thôn, khó quản lý.

IV

Xã Tân Hà

 

 

 

 

4

Thôn Đông Hiệp

250

245

98,00

Giữ nguyên do thôn đã đạt 98% quy mô hộ gia đình, cần giữ ổn định.

5

Thôn Suối Máu

250

146

58,40

Giữ nguyên do thôn thuần đồng bào dân tộc sinh sống

V

Xã Tân Thắng

 

 

 

 

1

Thôn Cô Kiều

250

224

89,60

Giữ nguyên do thôn tiếp giáp với thôn Phò Trì (559 hộ đồng bào dân tộc thiểu số) và thôn Gò Đồn (444 hộ, là vùng người dân theo Đạo Công giáo), khác nhau về dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo.

VI

Xã Thắng Hải

 

 

 

 

1

Thôn Suối Tứ

250

180

72,00

Giữ nguyên do địa bàn hai thôn rộng, cách xa nhau, khó khăn cho công tác quản lý của địa phương

2

Thôn Suối Bang

250

201

80,40

 

Thị xã La Gi

8

 

 

 

I

Phường Tân An

 

 

 

 

1

Khu phố 8

300

369

123,00

Sáp nhập Khu phố 8 và Khu phố 9 thành khu phố mới có quy mô 538 hộ

2

Khu phố 9

300

169

56,33

II

Phường Phước Hội

 

 

 

 

1

Khu phố 5

300

219

73,00

Sáp nhập Khu phố 5 và Khu phố 6 thành khu phố mới có quy mô 491 hộ

2

Khu phố 6

300

272

90,67

3

Khu phố 9

300

255

85,00

Giữ nguyên do địa bàn tiếp giáp với khu phố 3 có quy mô dân số đông; địa bàn có quy hoạch Khu đô thị mới Phước Hội có quy mô 400 lô nền

III

Phường Phước Lộc

 

 

 

 

1

Khu phố 4

300

374

124,67

Sáp nhập Khu phố 4 và Khu phố 6 thành khu phố mới có quy mô 502 hộ

2

Khu phố 6

300

128

42,67

IV

Xã Tân Tiến

 

 

 

 

1

Thôn Hiệp Cường

250

214

85,60

Giữ nguyên do địa bàn thôn rộng, vị trí cách xa với các thôn khác

2

Thôn Hiệp Tín

250

205

82,00

V

Xã Tân Hải

 

 

 

 

1

Thôn Hiệp Trí

250

204

81,60

Giữ nguyên do địa bàn thôn rộng, vị trí cách xa với các thôn khác

 

Huyện Tánh Linh

13

 

 

 

I

Xã Đức Phú

 

 

 

 

1

Thôn 5

250

180

72,00

Giữ nguyên do vị trí địa lý, địa hình chia cắt, tiếp giáp với tỉnh Lâm Đồng

II

Xã Măng Tố

 

 

 

 

1

Thôn 3

250

216

86,40

Giữ nguyên để thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

III

Xã Bắc Ruộng

 

 

 

 

1

Thôn 4

250

184

73,60

Giữ nguyên do vị trí địa lý, địa hình chia cắt, cách xa các thôn khác

IV

Xã Đồng Kho

 

 

 

 

1

Thôn 5

250

163

65,20

Giữ nguyên do vị trí địa lý, địa hình chia cắt, cách xa các thôn khác

V

Xã La Ngâu

 

 

 

 

1

Thôn 1

250

152

60,80

Giữ nguyên do các thôn thuần đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn rộng, công tác quản lý còn có hạn chế nên giữ ổn định

2

Thôn 2

250

227

90,80

3

Thôn 3

250

165

66,00

4

Thôn Đa Mi

250

99

39,60

Giữ nguyên do thôn cách xa trung tâm và các thôn khác khoảng 30 km.

VI

Xã Đức Thuận

 

 

 

 

2

Thôn Hòa Thuận

250

227

90,80

Giữ nguyên hiện trạng. Rà soát, đánh giá kỹ hơn để thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

3

Thôn Bàu Chim

250

182

72,80

1

Thôn Quảng Thuận

250

214

85,60

Giữ nguyên do các thôn liền kề có quy mô dân số lớn, việc sáp nhập sẽ khó quản lý

VII

Thị trấn Lạc Tánh

 

 

 

 

1

Khu phố Trà Cụ

300

257

85,67

Giữ nguyên do các khu phố liền kề có quy mô số hộ đông, vị trí cách xa nhau

VIII

Xã Gia Huynh

 

 

 

 

1

Thôn 4

250

226

90,40

Giữ nguyên do địa bàn rộng, cách xa với các thôn khác.

 

Huyện Đức Linh

12

 

 

 

I

Xã Đức Chính

 

 

 

 

1

Thôn 3

250

235

94,00

Giữ nguyên để thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

II

Xã Mê Pu

 

 

 

 

1

Thôn 6

250

243

97,20

Giữ nguyên do địa bàn đã đạt 97% tiêu chuẩn nên giữ ổn định

2

Thôn 7

250

60

24,00

Giữ nguyên do vị trí địa lý, địa hình đồi núi biệt lập, chia cắt với các thôn khác

3

Thôn 9

250

111

44,40

III

Xã Sùng Nhơn

 

 

 

 

1

Thôn 6

250

159

63,60

Sáp nhập Thôn 6 với Thôn 7 thành lập thôn mới có quy mô 341 hộ

2

Thôn 7

250

182

72,80

IV

Xã Đa Kai

 

 

 

 

1

Thôn 1

250

237

94,80

Giữ nguyên do các thôn có vị trí cách xa nhau, địa bàn rộng, quy mô số hộ cao nên giữ ổn định

2

Thôn 2

250

192

76,80

3

Thôn 8

250

195

78,00

Sáp nhập Thôn 8 với Thôn 9 thành lập thôn mới có quy mô 392 hộ

4

Thôn 9

250

197

78,80

5

Thôn 10

250

71

28,40

Giữ nguyên do vị trí địa lý, địa hình đồi núi biệt lập, chia cắt với các thôn khác

6

Thôn 11

250

109

43,60

 

Huyện Phú Quý

0