Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIÁO DỤC
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 248-QĐ

Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 1975

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ THI TỐT NGHIỆP CẤP III BỔ TÚC VĂN HÓA

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

Căn cứ Nghị định số 19-CP ngày 29-01-1966 và Nghị định số 6-CP ngày 7-01-1971 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Giáo dục;
Căn cứ Chỉ thị 110-CP ngày 13-7-1968 của Hội đồng Chính phủ quy định phương hướng, nhiệm vụ phát triển giáo dục bổ túc văn hóa và tăng cường công tác lãnh đạo bổ túc văn hóa;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Bổ túc văn hóa,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành bản quy chế thi tốt nghiệp cấp III bổ túc văn hóa (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Bổ túc văn hóa, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Giáo dục, các ông Chủ tịch Uỷ ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ông Giám đốc Sở và Trưởng Ty giáo dục chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nguyễn Văn Huyên

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

THI TỐT NGHIỆP CẤP III BỔ TÚC VĂN HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 248-QĐ ngày 21 tháng 4 năm 1975 của Bộ Giáo dục)

Chương 1:

MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. Kỳ thi tốt nghiệp cấp III bổ túc văn hóa nhằm mục đích:

- Đánh giá, xác nhận trình độ kiến thức văn hóa phổ thông của học viên bổ túc văn hóa để đảm bảo quyền lợi và chính sách cho họ;

- Góp phần đánh giá việc thực hiện chương trình của nhà trường, kết quả giảng dạy của giáo viên, học tập của học viên để đẩy mạnh phong trào thi đua "Hai tốt" trong ngành bổ túc văn hóa;

- Giúp các cấp giáo dục rút kinh nghiệm về việc chỉ đạo để nâng cao chất lượng học tập trong các trường bổ túc văn hóa.

Điều 2. Hằng năm có một kỳ thi tốt nghiệp tổ chức vào cuối năm học cho tất cả học viên các trường bổ túc văn hóa tập trung, tại chức và thí sinh tự do.

Riêng đối với các trường Phổ thông lao động (bổ túc văn hóa cho cán bộ), nếu cần sẽ tổ chức thêm kỳ thi tốt nghiệp thứ hai vào cuối năm dương lịch.

Điều 3. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và sự lãnh đạo của Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở, Ty Giáo dục có trách nhiệm tổ chức và quản lý các kỳ thi.

Điều 4. Các trường bổ túc văn hóa chịu trách nhiệm lập hồ sơ cho học viên trường mình (kể cả học viên đã học các khóa trước) để nộp cho các Sở, Ty Giáo dục đúng thời hạn quy định.

Các thí sinh tự do đăng ký dự thi và nộp hồ sơ tại các Sở, Ty Giáo dục nơi địa phương mình công tác và sản xuất.

Điều 5. Khi vào phòng thi, thí sinh phải xuất trình chứng minh thư hoặc giấy chứng nhận căn cước do cơ quan Công an cấp.

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN DỰ THI

Điều 6. Người dự thi tốt nghiệp cấp III bổ túc văn hóa phải học hết chương trình cấp III do Bộ Giáo dục ban hành.

Những học sinh đã học hết lớp 10 phổ thông, tham gia lao động ở các cơ sở sản xuất hoặc được tuyển vào biên chế Nhà nước, đang học ở các trường đào tạo, trường dạy nghề cũng được dự thi tốt nghiệp cấp III bổ túc văn hóa.

Những người đang bị kỷ luật "không cho thi" thì không được dự thi.

Điều 7. Chỉ những học viên đủ tiêu chuẩn tuyển sinh vào các trường tập trung do Nhà nước quy định (bao gồm học viên đang học và học viên cũ các khóa trước) mới được dự thi theo chương trình cấp III bổ túc văn hóa hệ tập trung.

Điều 8. Hồ sơ thi của thí sinh gồm:

- Đơn dự thi có cơ quan quản lý chứng nhận;

- Bản học bạ chính do nhà trường cấp;

- Giấy chứng nhận đã trúng tuyển cấp II hoặc bằng trung cấp chuyên nghiệp.

Điều 9. Thí sinh tự học phải nộp:

- Đơn dự thi có cơ quan quản lý chứng nhận;

- Giấy chứng nhận đã trúng tuyển cấp II hoặc bằng trung cấp chuyên nghiệp;

- Bản khai quá trình tự học cấp III có cơ quan quản lý xác nhận. Bản khai này chỉ có giá trị sử dụng trong mỗi kỳ thi, không có giá trị sử dụng giấy chứng nhận học lực do cơ quan giáo dục cấp.

Ngoài các hồ sơ ghi ở điểm 8, học sinh cũ trường phổ thông phải nộp thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện dự thi như đã ghi ở điều 6.

Thí sinh là thương binh hoặc người dân tộc phải có bản sao thẻ thương binh hoặc giấy chứng nhận là người dân tộc do cơ quan quản lý hoặc ủy ban hành chính từ cấp huyện trở lên chứng nhận.

Chương 3:

CHƯƠNG TRÌNH THI, MÔN THI VÀ ĐỀ THI

Chương 4:

HỘI ĐỒNG COI THI VÀ CHẤM THI

Điều 13. Tùy theo tình hình cụ thể của từng kỳ thi, mỗi tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương thành lập một hay nhiều hội đồng coi thi, nhưng chỉ thành lập một hội đồng chấm thi.

Điều 14. Thành phần hội đồng coi thi, chấm thi gồm:

- Một chủ tịch hội đồng,

- Một hoặc hai phó chủ tịch,

- Một hoặc hai thư ký,

- Một số giáo viên coi thi, đảm bảo mỗi phòng thi có hai giáo viên,

- Một số giáo viên chấm thi, đảm bảo mỗi bài thi phải được ít nhất hai giáo viên chấm.

Điều 15. Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập hội đồng coi thi, chấm thi tốt nghiệp cấp III bổ túc văn hóa thuộc tỉnh, thành phố mình theo quy định của Bộ Giáo dục.

Điều 16. Việc thành lập hội đồng coi thi, chấm thi phải đảm bảm một số nguyên tắc sau đây:

A- HỘI ĐỒNG COI THI

1. Chủ tịch và phó chủ tịch hội đồng phải là cán bộ của ngành giáo dục, có trình độ về chuyên môn, hiểu biết về nghiệp vụ thi.

2. Không được bố trí vào hội đồng những người có học viên của trường hoặc đơn vị mình phụ trách đi thi.

Những nơi chỉ có một hoặc hai hội đồng coi thi thì ít nhất phải có một nửa số giáo viên coi thi không có học viên dự thi ở hội đồng đó.

Trong một cặp coi thi không được bố trí hai giáo viên cùng trường.

3. Hội đồng coi thi đặt ở trường nào thì trường đó cử hiệu trưởng hoặc hiệu phó tham gia hội đồng làm phó chủ tịch phụ trách về vật chất và an toàn cho kỳ thi.

B- HỘI ĐỒNG CHẤM THI

1. Chủ tịch Hội đồng là phó Giám đốc Sở hoặc phó Trưởng Ty giáo dục phụ trách bổ túc văn hóa; trường hợp đặc biệt có thể cử trường phòng bổ túc văn hóa Sở, Ty giáo dục thay.

2. Các giáo viên chấm thi phải là giáo viên cấp III toàn cấp về môn đó. Trong một cặp chấm thi không được bố trí hai giáo viên cùng trường.

Điều 17. Quyền hạn và nhiệm vụ của hội đồng coi thi và chấm thi:

a) Các hội đồng coi thi, chấm thi phải làm việc vô tư đúng nguyên tắc, đúng với các quyền hạn quy định trong quy chế thi.

- Giải quyết những đơn khiếu nại của thí sinh.

b) Chủ tịch Hội đồng coi thi, chấm thi lãnh đạo toàn bộ công việc của kỳ thi trong hội đồng thi do mình phụ trách.

- Phó chủ tịch lãnh đạo hội đồng trong phạm vi được chủ tịch phân công.

- Thư ký hội đồng giúp lãnh đạo hội đồng làm các giấy tờ, sổ sách, hồ sơ và ghi biên bản các cuộc họp hội đồng.

- Giáo viên coi thi, chấm thi có trách nhiệm coi thi, chấm thi nghiêm túc theo đúng những thể lệ đã quy định.

Điều 18. Hồ sơ của hội đồng coi thi gồm:

- Toàn bộ hồ sơ thí sinh ghi ở Điều 4, 8 và 9;

- Danh sách thí sinh có ghi số báo danh theo vần A, B, C,... và phải niêm yết tại địa điểm thi trước ngày thi một ngày;

- Hai bản gọi tên để thí sinh ký khi thi từng môn (theo mẫu quy định);

- Bài làm của thí sinh;

- Biên bản và hồ sơ vi phạm kỷ luật hoặc các sự việc đột xuất xảy ra trong khi thi;

- Biên bản hội đồng coi thi.

Điều 19. Hồ sơ của hội đồng chấm thi gồm:

- Toàn bộ hồ sơ của hội đồng coi thi ghi ở Điều 18;

- Hai bản danh sách thí sinh có ghi điểm thi các bộ môn;

- Hai bản danh sách thí sinh trúng tuyển: đỗ thẳng, đề nghị xét vớt, đề nghị xét đặc cách (nếu có);

- Biên bản chấm thi các bộ môn kèm theo thống kê điểm thi môn đó;

- Biên bản của hội đồng chấm thi và báo cáo tổng hợp kết quả kỳ thi.

Chương 5:

ĐIỀU KIỆN TRÚNG TUYỂN

Điều 20. Những thí sinh được công nhận trúng tuyển thẳng là:

- Dự thi đủ tất cả các môn trong một kỳ thi, có trung bình cộng điểm thi các môn đạt từ 5 điểm trở lên, không có môn thi nào bị điểm 0;

- Đạt kết quả tất cả các môn thi (từ 5 điểm trở lên) trong hai khoá thi liên tục.

Điều 21. Việc đề nghị xét vớt chỉ áp dụng đối với học viên các trường tập trung và các trường tại chức có nền nếp nếu đủ các tiêu chuẩn sau:

- Dự thi đủ tất cả các môn trong một kỳ thi;

- Tổng số điểm thi thiếu 2 điểm để đạt trung bình cộng như đã ghi ở Điều 20, nhưng điểm thi môn nào dưới 5 điểm thì điểm tổng kết môn đó ở lớp cuối cấp phải đạt 5 điểm trở lên;

- Học lực cả năm xếp loại trung bình, tư cách đạo đức, công tác và lao động đạt loại khá trở lên.

Điều 22. Những học viên trường bổ túc văn hóa tập trung hay tại chức có nền nếp đã học hết chương trình, thái độ học tập, tư cách đạo đức tốt, điểm tổng kết các môn học ở lớp cuối cấp đạt trung bình trở lên và có đủ điều kiện dự thi nhưng đến ngày thi được điều động đi bộ đội, đi thanh niên xung phong dài hạn theo chế độ bộ đội hoặc đi công tác B, C (có quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên) thì được xét đề nghị đỗ đặc cách.

Điều 23. Thí sinh là thương binh được cộng thêm một điểm vào tổng số điểm thi để xét kết quả.

Thí sinh là người dân tộc được cộng thêm một điểm vào môn văn để xét kết quả thi.

Chương 6:

XÉT DUYỆT VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ

Điều 24. Các ông Giám đốc Sở và Trưởng Ty Giáo dục chịu trách nhiệm xét duyệt kết quả các kỳ thi tốt nghiệp cấp III bổ túc văn hóa của hội đồng chấm thi thuộc thành phố hoặc tỉnh mình phụ trách.

Ông Vụ trưởng Vụ Bổ túc văn hóa Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm xét duyệt và cấp bằng tốt nghiệp cho thí sinh một số trường không thuộc các hội đồng chấm thi của các tỉnh, thành phố.

Điều 25. Trách nhiệm và quyền hạn người duyệt thi:

- Xem xét toàn bộ hồ sơ của các hội đồng coi thi, chấm thi trong tỉnh,

thành mình phụ trách;

- Nếu cần thiết yêu cầu hội đồng chấm thi xét lại việc cho điểm hoặc thành lập ban phúc khảo để chấm lại các bài thi;

- Duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển, quyết định công nhận kết quả kỳ thi, cấp bằng tốt nghiệp cho thí sinh trúng tuyển;

- Hủy bỏ kết quả kỳ thi của từng thí sinh và đề nghị với Bộ Giáo dục hủy bỏ kết quả của cả hội đồng thi nếu xét thấy vi phạm nghiêm trọng quy chế thi.

Điều 26. Hàng năm, Bộ Giáo dục sẽ ra quyết định hành lập ban kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp cấp III bổ túc văn hóa. Ban kiểm tra có trách nhiệm và quyền hạn:

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế thi ở các địa phương;

- Đề nghị Bộ Giáo dục hủy bỏ kết quả kỳ thi của từng thí sinh, của từng hội đồng thi hoặc của cả một địa phương nếu xét thấy vi phạm nghiêm trọng quy chế thi.

Điều 27. Hồ sơ báo cáo kết quả kỳ thi về Bộ Giáo dục gồm có:

1. Báo cáo tổng kết toàn bộ kỳ thi của các Sở, Ty Giáo dục;

2. Quyết định thành lập Hội đồng coi thi, chấm thi;

3. Báo cáo của Giám đốc Sở hoặc Trưởng Ty Giáo dục về kết quả duyệt thi kèm theo danh sách trúng tuyển;

4. Biên bản chấm thi của các bộ môn kèm theo thống kê điểm thi môn đó;

5. Thống kê kết quả kỳ thi (theo mẫu quy định);

6. Bài thi, mỗi môn 3 bài đạt điểm cao nhất, 3 bài đạt điểm trung bình, 3 bài đạt điểm kém nhất;

7. Báo cáo về khen thưởng, kỷ luật (nếu có).

Điều 28. Kết quả kỳ thi phải được công bố chậm nhất 30 ngày sau khi thi, kèm theo kết quả điểm thi các môn của từng thí sinh.

Điều 29. Toàn bộ hồ sơ của kỳ thi do các Sở, Ty giáo dục quản lý và lưu trữ trong thời hạn ít nhất là 3 năm; riêng bảng điểm, danh sách và quyết định trúng tuyển, sổ cấp phát bằng, bản tổng kết kỳ thi phải lưu trữ lâu dài.

Chương 7:

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

A- ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG THI

Điều 30. Trong quá trình công tác, những thành viên của hội đồng thi có nhiều cố gắng, tích cực sẽ được hội đồng thi đề nghị các Sở, Ty giáo dục, Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố khen thưởng.

Những thành viên hội đồng coi thi, chấm thi vi phạm quy chế kỳ thi trong lúc làm nhiệm vụ hoặc sau này mới phát hiện được thì, tùy theo lỗi nhẹ hoặc nặng, mà các Sở, Ty giáo dục hoặc Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố, Bộ Giáo dục có những hình thức kỷ luật thích đáng. Trường hợp lỗi nặng có thể đưa ra truy tố trước pháp luật.

B- ĐỐI VỚI THÍ SINH

Điều 31. Hội đồng chấm thi xét và đề nghị các Sở, Ty giáo dục khen thưởng những thí sinh đạt loại giỏi.

Đối với những thí sinh gian lận trong kỳ thi thì tùy theo lỗi nhẹ hoặc nặng mà hội đồng thi quyết định và ghi vào biên bản các hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, đuổi ra khỏi phòng thi, không cho tiếp tục dự thi, không chấm bài thi, không xét duyệt kết quả hoặc đề nghị với các Sở, Ty Giáo dục không cho thi một, hai kỳ.

Những thí sinh gian lận sau này mới phát hiện được sẽ bị thi hành kỷ luật như: hủy bỏ kết quả kỳ thi, thu hồi bằng tốt nghiệp.

C- ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH