Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2472/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 17 tháng 09 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Thực hiện Quyết định số 242/QĐ-UBND ngày 29/01/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo phương án đơn giản hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2019;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 617/TTr-VP ngày 17/9/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng trị (có phương án đơn giản hóa kèm theo).

Điều 2. Giao Giám đốc các Sở có liên quan dự thảo Quyết định trình Chủ tịch UBND tỉnh sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo phương án đơn giản hóa kèm theo Quyết định này.

Đối với thủ tục hành chính cắt giảm về thành phần, số lượng hồ sơ, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính, sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua, các Sở có liên quan dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa theo quy định.

Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: CT, TNMT, NNPTNT, GDĐT, TP, XD, VHTTDL;
- Cục KSTTHC, VP Chính phủ;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm PVHCC tỉnh;
- Lưu: VT, KSTTHC(2b), NC.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chính

 

PHƯƠNG ÁN

ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2472/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG

1. Cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động

1.1. Nội dung đơn giản hóa;

a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị bãi bỏ quy định sau:

“Báo cáo tổng hợp về kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất; kế hoạch tài chính; kèm theo tài liệu về tài chính;”

“Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh (nếu có).”

b) Số bộ hồ sơ: 02 bộ xuống còn 01 bộ

Lý do: Báo cáo tổng hợp về kết quả hoạt động kinh doanh không thực sự cần thiết; Nhằm thuận lợi cho doanh nghiệp yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, khi nộp hồ sơ Bộ phận “một cửa” yêu cầu cung cấp bản gốc để đối chiếu. Hoặc Bộ phận “một cửa” tra cứu hồ sơ lưu trên Hệ thống dữ liệu chung của Trung tâm PVHCC tỉnh.

c) Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “55 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

d) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:

Đề nghị bãi bỏ yêu cầu điều kiện sau:

- Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:

(i) Tạo việc làm cho lao động trong nước;

(ii) Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý

(iii) Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý

(iv) Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Lý do: Không phản ảnh tình hình hoạt động doanh nghiệp

1.2. Kiến nghị thực thi:

- Đề nghị bãi bỏ Điểm c, Khoản 2 và khoản 4, Điều 27, Chương III của Nghị định 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 13, Chương II của Nghị định 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ thành như sau: Thời hạn giải quyết: “45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ".

- Đề nghị bỏ Điểm b, Khoản 2, Điều 9, Chương II của của Nghị định 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 7.756.132 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 5.576.764 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 2.179.368 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,1%

2. Thẩm định dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản - QTR-274807

2.1. Nội dung đơn giản hóa:

a) Thành phần hồ sơ, đề nghị sửa đổi một số quy định thành như sau:

* Trường hợp Dự án đầu tư xây dựng công trình:

- Bản sao Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án sử dụng vốn khác);

- Bản sao Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển hoặc tuyển chọn theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có);

- Bản sao Quyết định lựa chọn nhà thầu lập dự án;

- Bản sao Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (quy hoạch 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha) được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép quy hoạch của dự án;

- Bản sao Văn bản thẩm duyệt hoặc ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

- Bản sao Văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không (nếu có); - Các văn bản thông tin, số liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- Bãi bỏ Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).

* Trường hợp dự án đầu tư chỉ yêu cầu Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng:

- Bản sao Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công);

- Bản sao Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có);

- Bản sao Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

- Bản sao Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư;

- Bãi bỏ các văn bản khác có liên quan.

Lý do: Để thuận lợi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, khi nộp hồ sơ Bộ phận “một cửa” yêu cầu cung cấp bản gốc để đối chiếu. Hoặc Bộ phận “một cửa” tra cứu hồ sơ lưu. Các Giấy tờ thể hiện thông tin về Nhà đầu tư tham gia dự án. Bộ phận một cửa và bộ phận thẩm định hồ sơ (Sở Công Thương) phối hợp các ngành liên quan trong đối chiếu các thông tin, quy định có liên quan.

b) Thời hạn giải quyết:

- Đối với các dự án nhóm C: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

- Đối với các dự án nhóm B: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC theo tinh thần hỗ trợ nhà đầu tư. Do thủ tục hành chính này không chưa phát sinh nhiều.

c) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đề nghị sửa đổi các nội dung mẫu đơn Danh mục hồ sơ gửi kèm báo cáo phù hợp với thành phần hồ sơ theo yêu cầu.

2.2. Kiến nghị thực thi:

+ Đề nghị sửa đổi Điều 29, Chương III và và Mẫu 01 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 11, Chương II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng thành như sau: “Đối với các dự án nhóm C: thời hạn giải quyết: “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”; - Đối với các dự án nhóm B: Trong thời hạn giải quyết: “25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 5.161.834 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 4.289.369 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 872.465 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 17%.

3. Thẩm định thiết kế cơ sở (bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) của dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản - QTR-274808

3.1. Nội dung đơn giản hóa:

a) Thành phần hồ sơ, đề nghị sửa đổi một số quy định thành như sau:

- Bản sao Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công) hoặc bản sao văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án sử dụng vốn khác);

- Bản sao Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển hoặc tuyển chọn theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có);

- Bản sao Quyết định lựa chọn nhà thầu lập dự án;

- Bản sao Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (quy hoạch 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha) được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép quy hoạch của dự án;

- Bản sao Văn bản thẩm duyệt hoặc ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có); - Văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không (nếu có);

- Bản sao Các văn bản thông tin, số liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- Bãi bỏ Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).

Lý do:

Để thuận lợi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, khi nộp hồ sơ Bộ phận “một cửa” yêu cầu cung cấp bản gốc để đối chiếu. Hoặc Bộ phận “một cửa” tra cứu hồ sơ lưu. Các Giấy tờ thể hiện thông tin về Nhà đầu tư tham gia dự án, Bộ phận một cửa và bộ phận thẩm định hồ sơ (Sở Công Thương) phối hợp các ngành liên quan trong đối chiếu các thông tin, quy định có liên quan.

b) Thời hạn giải quyết:

- Đối với các dự án nhóm C: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

- Đối với các dự án nhóm B: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ" thành “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC theo tinh thần hỗ trợ nhà đầu tư. Do thủ tục hành chính này không chưa phát sinh nhiều.

c) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đề nghị sửa đổi các nội dung mẫu đơn Danh mục hồ sơ gửi kèm báo cáo phù hợp với thành phần hồ sơ theo yêu cầu.

3.2. Kiến nghị thực thi:

+ Đề nghị sửa đổi Điều 29, Chương III và và Mẫu 01 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 11, Chương II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng thành như sau: “Đối với các dự án nhóm C: thời hạn giải quyết: “12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”; - Đối với các dự án nhóm B: Trong thời hạn giải quyết: “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 5.161.834 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 4.289.369 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 872.465 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 17%.

4. Cấp Giấy xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (BCT-QTR-275062)

4.1. Nội dung đơn giản hóa:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đề nghị sửa đổi thành phần hồ sơ thành như sau:

Đơn đề nghị xác nhận ưu đãi (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với dự án đầu tư mới) hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật bảo vệ môi trường hoặc xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (đối với dự án đang hoạt động).

Bản sao Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (các tiêu chuẩn do Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu CEN - European Committee for Standardization ban hành) hoặc tương đương (nếu có) do tổ chức chứng nhận được phép hoạt động chứng nhận theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa cấp.

Lý do:

+ Hạn chế việc lạm dụng yêu cầu nộp bản sao chứng thực đối với giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính theo yêu cầu của Chính phủ; Để thuận lợi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, khi nộp hồ sơ Bộ phận “một cửa” yêu cầu cung cấp bản gốc để đối chiếu với bản sao.

b) Số lượng hồ sơ:

Đề nghị sửa đổi số lượng hồ sơ từ: 06 (bộ) thành 04 (bộ).

Lý do:

+ Yêu cầu tổ chức phải nộp 06 bộ hồ sơ là không cần thiết và không tạo sự khơi thoáng thực hiện TTHC. Vì chỉ cần 01 bộ gốc lưu tại cơ quan thẩm định, cấp phép; các bộ sao y gửi cơ quan tham gia thẩm định và trả lại cho tổ chức, cá nhân lưu giữ cùng với giấy phép là đủ.

c) Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC theo tinh thần hỗ trợ nhà đầu tư. Do thủ tục hành chính này không chưa phát sinh nhiều.

d) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đề nghị bỏ các nội dung mẫu đơn như sau:

“3. Hồ sơ kèm theo:

a) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

b) Thuyết minh dự án:

- Trường hợp dự án được thực hiện lần đầu hoặc hoạt động độc lập: Báo cáo (dự án) đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư và xây dựng;

- Trường hợp dự án đang sản xuất:

+ Thuyết minh hiện trạng quy trình sản xuất, cơ sở vật chất (nhà xưởng), máy móc thiết bị (bảng kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị chuyên ngành cho các công đoạn chính phù hợp với sản phẩm và quy mô đang sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng...); công suất sản xuất; Báo cáo kiểm toán độc lập năm gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ xin xác nhận ưu đãi (hoặc báo cáo tài chính);

+ Dự án đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư và xây dựng.

c) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với dự án đầu tư mới) hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật bảo vệ môi trường hoặc xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (đối với dự án đang hoạt động).

d) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (các tiêu chuẩn do Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu CEN - European Committee for Standardization ban hành) hoặc tương đương (nếu có).”

4.2. Kiến nghị thực thi:

+ Đề nghị sửa đổi Khoản 1, khoản 2, Điều 5, Chương 2 của Thông tư 55/2015/TT-BCT ngày 30/12/2015 của Bộ Công Thương thành như sau: “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với dự án đầu tư mới) hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật bảo vệ môi trường hoặc xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (đối với dự án đang hoạt động).

Bản sao Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (các tiêu chuẩn do Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu CEN - European Committee for Standardization ban hành) hoặc tương đương (nếu có) do tổ chức chứng nhận được phép hoạt động chứng nhận theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa cấp.”

+ Đề nghị sửa đổi khoản 2, Điều 8, Chương 2 của Thông tư 55/2015/TT-BCT ngày 30/12/2015 của Bộ Công Thương thành như sau: “2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn mười hai (12) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định nội dung hồ sơ, trường hợp cần thiết sẽ kiểm tra thực tế tại cơ sở. Cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo kết quả xác nhận ưu đãi chậm nhất sau hai tám (28) ngày làm việc.

+ Đề nghị bãi bỏ Mục 03, Mẫu 1, của Thông tư 55/2015/TT-BCT ngày 30/12/2015 cua Bộ Công Thương.

4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 7.795.392 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 4.962.900 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 2.835.492 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 36%.

5. Thẩm định thiết kế cơ sở công trình điện

5.1. Nội dung đơn giản hóa:

a) Thành phần hồ sơ, đề nghị sửa đổi một số quy định thành như sau:

- Bản sao Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án sử dụng vốn khác);

- Bản sao Quyết định lựa chọn nhà thầu lập dự án;

- Bản sao Văn bản thỏa thuận đấu nối của ngành điện;

Lý do:

Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính. Giấy tờ thể hiện thông tin về Nhà đầu tư tham gia dự án. Bộ phận một cửa và bộ phận thẩm định hồ sơ (Sở Công Thương) phối hợp các ngành liên quan trong đối chiếu các thông tin, quy định có liên quan.

b) Thời hạn giải quyết:

- Đối với các dự án nhóm C: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

- Đối với các dự án nhóm B: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC theo tinh thần hỗ trợ nhà đầu tư. Mặt khác do thủ tục hành chính này chưa phát sinh nhiều.

c) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đề nghị sửa đổi các nội dung mẫu đơn Danh mục hồ sơ gửi kèm báo cáo phù hợp với thành phần hồ sơ theo yêu cầu.

5.2. Kiến nghị thực thi:

+ Đề nghị sửa đổi Điều 29, Chương III và và Mẫu 01 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 11, Chương II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng thành như sau: “Đối với các dự án nhóm C: thời hạn giải quyết: “12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”; - Đối với các dự án nhóm B: Trong thời hạn giải quyết: “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 34.774.428 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 26.785.884 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 7.988.544 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 23%.

6. Nhóm thủ tục Thẩm định, phê duyệt bổ sung, điều chỉnh quy hoạch đối với dự án đầu tư xây dựng công trình kho xăng dầu/kho LNG có dung tích kho từ trên 210m3 đến dưới 5.000m3

6.1. Nội dung đơn giản hóa:

a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị sửa đổi quy định thành như sau:

- Đơn đề nghị bổ sung, điều chỉnh quy hoạch đối với dự án đầu tư xây dựng kho xăng dầu của tổ chức, cá nhân: theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư số 39/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013;

- Bản sao có xác nhận doanh nghiệp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Văn bản chấp thuận về địa điểm đầu tư của cấp có thẩm quyền tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng công trình kho LNG phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc Thỏa thuận về địa điểm đầu tư xây dựng công trình kho LNG chưa có trong quy hoạch xây dựng của cấp có thẩm quyền;

- Bản sao có xác nhận doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh LNG;

- Bản sao có xác nhận doanh nghiệp báo cáo tài chính doanh nghiệp ba (03) năm gần nhất doanh nghiệp đã hoạt động trên ba (03) năm, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hai (02) năm gần nhất hoặc một (01) năm gần nhất đối với doanh nghiệp mới hoạt động được hai (02) năm hoặc một (01) năm.

b) Số bộ hồ sơ: 09 bộ xuống còn 07 bộ hồ sơ

Lý do: Hạn chế việc lạm dụng yêu cầu nộp bản sao chứng thực đối với giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính theo yêu cầu của Chính phủ; Nhằm thuận lợi cho doanh nghiệp yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, khi nộp hồ sơ Bộ phận “một cửa” yêu cầu cung cấp bản gốc để đối chiếu. Hoặc Bộ phận “một cửa” tra cứu hồ sơ lưu trên Hệ thống dữ liệu chung của Trung tâm PVHCC tỉnh.

c) Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “55 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “50 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ".

Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC. Bên cạnh đó, tính chất thủ tục hành chính này phát sinh không nhiều, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết.

6.2. Kiến nghị thực thi:

- Đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 4, Chương II của Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương thành như sau: “Đơn đề nghị bổ sung, điều chỉnh quy hoạch đối với dự án đầu tư xây dựng kho xăng dầu của tổ chức, cá nhân: theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư số 39/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013;

- Bản sao có xác nhận doanh nghiệp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Văn bản chấp thuận về địa điểm đầu tư của cấp có thẩm quyền tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng công trình kho LNG phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc Thỏa thuận về địa điểm đầu tư xây dựng công trình kho LNG chưa có trong quy hoạch xây dựng của cấp có thẩm quyền;

- Bản sao có xác nhận doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh LNG;

- Bản sao có xác nhận doanh nghiệp báo cáo tài chính doanh nghiệp ba (03) năm gần nhất doanh nghiệp đã hoạt động trên ba (03) năm, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hai (02) năm gần nhất hoặc một (01) năm gần nhất đối với doanh nghiệp mới hoạt động được hai (02) năm hoặc một (01) năm.”

- Đề nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 3, Điều 4, Chương II của Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương thành như sau: “-Trường hợp Hội đồng thẩm định do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, số bộ Hồ sơ phải nộp là chín (9) bộ, trong đó một (1) bộ bao gồm các tài liệu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này và tám (8) bộ là bản chụp từ bộ Hồ sơ gốc.

- Đề nghị sửa đổi Khoản 2, 3, Điều 8, Chương II của Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương thành như sau: “thời hạn giải quyết: “50 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

6.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 3.676.504 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 2.448.820 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 1.187.684 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32%.

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV (trường hợp thành lập đoàn thẩm định, đánh giá cơ sở).

1.1. Nội dung đơn giản hóa: Cắt giảm thời gian giải quyết TTHC từ 21 ngày làm việc xuống còn 15 ngày làm việc (giảm 06 ngày).

- Lý do: Về cơ bản, các quy định TTHC đã phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tuy nhiên, thời gian thực hiện TTHC cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế bởi vì: Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV đã duy trì các điều kiện theo quy định, cho nên cần cắt giảm bớt thời gian thực hiện TTHC nhằm tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tiếp tục buôn bán thuốc BVTV có kết quả GCN sớm hơn so với lần cấp mới.

1.2. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi lại Khoản 1, Điều 36 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về thời hạn giải quyết đối với trường hợp cấp lại là 15 ngày làm việc.

Đối với trường hợp cấp lại nếu cơ sở được kiểm tra, đánh giá xếp loại theo quy định Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã bị bãi bỏ theo Điều 25 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 nên không áp dụng.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.224.486,5 đồng.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.867.562 đồng.

Như vậy: Chi phí tiết kiệm 1.356.924,5 đồng/TTHC.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21,8%.

2. Công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

2.1. Nội dung đơn giản hóa: Cắt giảm thời gian giải quyết TTHC Từ “45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc).

Lý do: Về cơ bản, các quy định TTHC đã phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc thực hiện TTHC Công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, nhận thấy thời gian giải quyết TTHC còn dài. Do vậy, cần rút ngắn thời gian thực hiện TTHC tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân sớm có kết quả.

2.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi điểm b, khoản 2, điều 3 Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 như sau:

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định thành lập Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng;

Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định thành lập, Hội đồng bình tuyển tiến hành thẩm định cây đầu dòng, lập biên bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản đánh giá của Hội đồng bình tuyển, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận cây đầu dòng; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ lý do.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 11.141.089 đồng.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 10.010.318,5 đồng.

Như vậy: Chi phí tiết kiệm 1.130.770,5 đồng/TCHH.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10,1%.

3. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y

3.1. Nội dung đơn giản hóa: Cắt giảm thời gian giải quyết TTHC từ 08 ngày làm việc xuống thành 06 ngày làm việc ( giảm 02 ngày).

Lý do: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y, quy trình thực hiện khá đơn giản, nhưng thời gian thực hiện khá dài, chưa tiết kiệm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.

3.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi điểm b, khoản 2, điều 97, Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 quy định thời gian giải quyết TTHC cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y là 06 (sáu) ngày làm việc như sau: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh kiểm tra điều kiện của cơ sở buôn bán thuốc thú y, nếu đủ điều kiện thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.453.137,0 đồng.

+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.000.828,9 đồng.

Như vậy chi phí tiết kiệm 452.308,2 đồng/TTHC.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18,4%,

4. Xác nhận bảng kê lâm sản

4.1. Nội dung đơn giản hóa: Giảm thời gian thực hiện từ 10 ngày làm việc xuống còn 07 ngày làm việc (giảm 03 ngày)

Lý do: Do tính chất thủ tục này không quá phức tạp nên có thể rút ngắn thời gian thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính này.

4.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi điểm c, khoản 4, Điều 7 của Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản như sau: Trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm sản, trong thời hạn 0,5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo cho chủ lâm sản. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, cơ quan Kiểm lâm sở tại tiến hành xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản; trường hợp phức tạp, việc xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản được thực hiện không quá 03 ngày làm việc; Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc xác minh, cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 10.419.000 đồng

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7.381.800 đồng

- Chi phí tiết kiệm: 3.037.200 đồng/TT

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 29,15%

5. "Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp":

5.1. Nội dung đơn giản hóa: Giảm thời gian thực hiện từ 18 ngày làm việc xuống còn 15 ngày làm việc (giảm 3 ngày)

Lý do: Do tính chất thủ tục này không quá phức tạp nên có thể rút ngắn thời gian thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính này.

5.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi điểm b, khoản 4, Điều 12 của Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính như sau: Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm thành lập Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường và lập báo cáo thẩm định trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội đồng thẩm định gồm đại diện chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý.

5.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện: 20%

III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP

1. Lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật

1.1. Nội dung đơn giản hóa: Cắt giảm thời gian giải quyết TTHC từ 30 ngày xuống còn 25 ngày (cắt giảm phần đánh giá hồ sơ).

Lý do: Về cơ bản các quy định TTHC đã phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên tại tỉnh Quảng Trị, số tổ chức hành nghề Luật sư, tư vấn pháp luật ít nên việc đánh giá hồ sơ, lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đơn giản hơn, có thể rút ngắn thời gian đánh giá hồ sơ, lựa chọn tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật thực hiện trợ giúp pháp lý.

1.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi khoản 1 Điều 7 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp như sau: Từ “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, Tổ đánh giá luật sư phải hoàn thành việc đánh giá. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá nhưng không quá 05 ngày làm việc.” thành “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, Tổ đánh giá luật sư phải hoàn thành việc đánh giá. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá nhưng không quá 05 ngày làm việc.”

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

Giảm được thời gian tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa; tiết kiệm được chi phí và thời gian cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

Tỷ lệ cắt giảm thời gian giải quyết: 16,67%.

2. Cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý

2.1. Nội dung đơn giản hóa: Cắt giảm thời gian giải quyết TTHC từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc.

Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này đơn giản nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết.

2.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 21 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp như sau: Từ “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý cho tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý...” thành “Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý cho tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý...”

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

Giảm được thời gian tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa; tiết kiệm được chi phí và thời gian cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

Tỷ lệ cắt giảm thời gian giải quyết: 40%.

3. Chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý

3.1. Nội dung đơn giản hóa: Cắt giảm thời gian giải quyết TTHC từ 03 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này đơn giản nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết.

3.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi khoản 3 Điều 22 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp như sau: Từ “Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này hoặc thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp công bố việc chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý, đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và thông báo về Bộ Tư pháp” thành “Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này hoặc thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp công bố việc chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý, đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và thông báo về Bộ Tư pháp”.

3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

Giảm được thời gian tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa; tiết kiệm được chi phí và thời gian cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

Tỷ lệ cắt giảm thời gian giải quyết: 33%.

IV. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Cho phép trường trung học phổ thông hoạt động giáo dục

1.1. Nội dung đơn giản hóa

Giảm thời hạn giải quyết từ 20 ngày làm việc kể từ khi Sở Giáo dục và Đào tạo nhận đủ hồ sơ hợp lệ, xuống còn 18 ngày.

Lý do:

Do tính chất thủ tục này không quá phức tạp nên có thể rút ngắn thời gian thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính này

1.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi nội dung mục 2.4, phần B, trang 50 của Quyết định số 4632/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đề nghị tại mục 1.1 của Công văn này.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa (quy mô toàn tỉnh)

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 36.097.301,0 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 33.564.107,0 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.533.144,0 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7,0%.

2. Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông hoạt động giáo dục

2.1. Nội dung đơn giản hóa

Giảm thời hạn giải quyết từ 20 ngày làm việc kể từ khi Sở Giáo dục và Đào tạo nhận đủ hồ sơ hợp lệ, xuống còn 18 ngày.

Lý do:

Do tính chất thủ tục này không quá phức tạp nên có thể rút ngắn thời gian thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính này

2.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi nội dung mục 12.4, phần B, trang 65 của Quyết định số 4632/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đề nghị tại mục 1.1 của Công văn này.

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa (quy mô toàn tỉnh)

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 7.219.460,0 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.712.831,0 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 506.629,0 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7,0%.

3. Thủ tục cho phép trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục

3.1. Nội dung đơn giản hóa

Giảm thời hạn giải quyết từ 20 ngày làm việc kể từ khi Sở Giáo dục và Đào tạo nhận đủ hồ sơ hợp lệ, xuống còn 18 ngày.

Lý do:

Do tính chất thủ tục này không quá phức tạp nên có thể rút ngắn thời gian thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính này

3.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi nội dung mục 25.4, phần B, trang 83 của Quyết định số 4632/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đề nghị tại mục 1.1 của Công văn này.

3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa (quy mô toàn tỉnh)

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 36.097.301,0 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 33.564.107,0 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.533.144,0 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7,0%.

V. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ NỘI VỤ

1. Thủ tục Xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên

1.1. Nội dung đơn giản hóa: Bãi bỏ thủ tục hành chính

Lý do đơn giản hóa:

Nội dung thủ tục hành chính hoàn toàn giống như quy trình tiếp nhận các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức.

1.2. Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ thủ tục hành chính tại Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 19/7/2017;

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa: (50 trường hợp/năm)

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 45.125.000đ

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0đ

- Chi phí tiết kiệm: 45.125.000đ

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%

2. Thủ tục cấp bản sao và chứng thực lưu trữ

2.1. Nội dung đơn giản hóa:

Quy định rõ thời gian, cụ thể:

+ Thời hạn phê duyệt và cung cấp tài liệu thuộc diện sử dụng rộng rãi chậm nhất là 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu.

+ Thời hạn phê duyệt và cung cấp tài liệu thuộc diện hạn chế sử dụng, tài liệu quý, hiếm, chậm nhất là 04 ngày làm việc kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu

Gộp 02 biểu mẫu: biểu số 1 (Phiếu yêu cầu sao tài liệu) và biểu số 2 (Phiếu yêu cầu chứng thực tài liệu) thành 01 biểu (Phiếu yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu).

Lý do đơn giản hóa: Để tạo điều kiện thuận lợi và giảm bớt thủ tục cho cá nhân, tổ chức

2.2. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi tại mục “Thời gian thực hiện”“Mẫu đơn, tờ khai” của TTHC tại Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 19/7/2017.

Bỏ mẫu đơn yêu cầu sao tài liệu và yêu cầu chứng thực tài liệu thành yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu (có mẫu kèm theo)

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa: (400 trường hợp/ năm)

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 161.600.000đ

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 152.400.000đ

- Chi phí tiết kiệm: 9.200.000đ

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6%

VI. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Thủ tục Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển (Thủ tục này nằm trong TTHC Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000m3/ngày.đêm; cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng dưới 100.000m3/ngày.đêm).

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết từ 55 ngày xuống còn 44 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết như trên, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân thuận lợi về thời gian.

1.2. Kiến nghị thực thi

- Đề nghị sửa đổi điểm b, khoản 1, Điều 35, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 như sau: “Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ” thành “Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ”.

- Đề nghị sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều 35, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 như sau: “...Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc” thành “...Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là mười hai (12) ngày làm việc”.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Giảm được thời gian tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa, tiết kiệm được chi phí và thời gian cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

- Tỷ lệ cắt giảm thời gian giải quyết: 20%.

2. Thủ tục Gia hạn giấy phép khai thác, sử dụng nước biển (Thủ tục này nằm trong TTHC Gia hạn giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000m3/ngày.đêm; cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng dưới 100.000m3/ ngày.đêm).

2.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết từ 50 ngày xuống còn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết như trên, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân thuận lợi về thời gian.

2.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều 36, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 như sau: “... Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc” thành “...Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là mười (10) ngày làm việc”

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Giảm được thời gian tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa, tiết kiệm được chi phí và thời gian cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

- Tỷ lệ cắt giảm thời gian giải quyết: 20%.

VII. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ XÂY DỰNG

1. Thẩm định dự án/dự án điều chỉnh hoặc thẩm định thiết kế cơ sở/thiết kế cơ sở điều chỉnh (cấp tỉnh)

1.1. Nội dung đơn giản hóa:

- Về thời hạn giải quyết: Cắt giảm thời gian thẩm định thiết kế cơ sở/thiết kế cơ sở điều chỉnh từ không quá 14 ngày làm việc xuống còn 09 ngày làm việc (đối với dự án nhóm B); từ không quá 11 ngày làm việc xuống còn 06 ngày làm việc (đối với dự án nhóm C).

- Lý do: Tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân.

1.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi thời gian thẩm định thiết kế cơ sở tại khoản 4, Điều 11 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Giảm được thời gian tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa, tiết kiệm được chi phí, thời gian cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

- Tỷ lệ cắt giảm thời gian giải quyết: Giảm thời gian thẩm định thiết kế cơ sở/thiết kế cơ sở điều chỉnh đối với dự án nhóm B là 36%; dự án nhóm C là 45%.

2. Thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng/ thiết kế, dự toán xây dựng điều chỉnh

2.1. Nội dung đơn giản hóa:

- Về thời hạn giải quyết: Cắt giảm thời gian thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng/ thiết kế, dự toán xây dựng điều chỉnh đối với trường hợp nguồn vốn khác từ không quá 22 ngày làm việc xuống còn 17 ngày làm việc (công trình cấp II và cấp III); từ không quá 14 ngày làm việc xuống còn 09 ngày làm việc (công trình còn lại).

- Lý do: Tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân.

2.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi thời gian thẩm định thiết kế, dự toán tại khoản 8, Điều 30 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Giảm được thời gian tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa, tiết kiệm được chi phí, thời gian cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

- Tỷ lệ cắt giảm thời gian giải quyết: Giảm thời gian thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng/ thiết kế, dự toán xây dựng điều chỉnh đối với trường hợp nguồn vốn khác là 23% (công trình cấp II và cấp III) và 36% (công trình còn lại).

VIII. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

1. Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Sửa đổi, bổ sung thời gian giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (Quy định hiện hành là 20 ngày làm việc).

- Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng, kịp thời, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Đồng thời, việc giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính còn 15 ngày vẫn đảm bảo cơ quan chuyên môn tiến hành các hoạt động thẩm định, quyết định công nhận cho cơ sở.

1.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm b, khoản 3, Điều 36 Luật Du lịch số 09/2017/QH 14 ngày 19/6/2017 của Quốc Hội như sau: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và công nhận.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:

Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân được giải thủ tục hành chính nhanh chóng, kịp thời, hạn chế được việc chờ đợi nhiều ngày mất thời gian./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2472/QĐ-UBND năm 2019 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

  • Số hiệu: 2472/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/09/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Người ký: Nguyễn Đức Chính
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/09/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản