Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2471/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 13 tháng 07 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH KHAI THÁC MỎ ĐÁ VÔI LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TẠI NÚI THUNG BẰNG, XÃ HÀ ĐÔNG, HUYỆN HÀ TRUNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐÁ CÚC KHANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

n cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

n cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;

Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Phương án cải tạo, phục hồi môi trường Dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi Thung Bằng, xã Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa của Công ty TNHH Đá Cúc Khang họp ngày 8/6/2017 tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa và nội dung Báo cáo ĐTM; Phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án nêu trên đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định;

Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 786/TTr-STNMT ngày 07/7/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi Thung Bằng, xã Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa được lập bởi Công ty TNHH Đá Cúc Khang (sau đây gọi là Chủ dự án).

1. Phạm vi, quy mô, công suất của Dự án:

1.1. Phạm vi:

Dự án có tổng diện tích 3,26 ha (khu khai thác có diện tích 2,6 ha; khu vực khai trường có diện tích 0,66 ha). Khu vực mỏ có các hướng tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp với núi Thung Bằng và Công ty Hồng Phúc;

- Phía Đông Nam giáp với khai trường;

- Các phía còn lại giáp với núi đá vôi.

1.2. Quy mô, công suất:

Dự án khai thác với công suất 50.000 m3/năm.

2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với Dự án:

2.1. Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

2.2. Khí thải và tiếng ồn của dự án phải được xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường:

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.

2.3. Nước thải phải được xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường:

- QCVN 14:2008/BTNMT, mức B - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- QCVN 40:2011/BTNMT, mức B - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.

2.4. Thực hiện nghiêm túc các giải pháp về xử lý chất thải rắn và các giải pháp BVMT khác.

3. Các điều kiện kèm theo đối với Chủ dự án:

3.1. Có trách nhiệm hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành các hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án, cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan khi được yêu cầu.

3.2. Trên cơ sở sơ đồ nguyên lý của các công trình xử lý môi trường đề ra trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, phải tiến hành việc thiết kế chi tiết và xây lắp các công trình xử lý chất thải theo đúng quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng.

3.3. Thực hiện nghiêm túc chương trình quản lý và quan trắc môi trường (các thông số, địa điểm, tần suất giám sát đã được đề cập trong báo cáo ĐTM), số liệu giám sát phải được cập nhật, lưu giữ tại cơ sở và gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

3.4. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng phải dừng ngay các hoạt động của dự án gây ra sự cố; tổ chức ứng cứu khắc phục sự cố; thông báo khẩn cấp cho cơ quan quản lý về môi trường cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan nơi có dự án để chỉ đạo và phối hợp xử lý.

Điều 2. Phê duyệt nội dung Phương án cải tạo, phục hồi môi trường Dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi Thung Bằng, xã Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa của Công ty TNHH Đá Cúc Khang với các nội dung cụ thể sau:

1. Giải pháp cải tạo phục hồi môi trường:

- Khu vực khai thác: Cạy gỡ đá treo, san gạt mặt bằng, phủ đất mầu khu vực moong để trồng cỏ gừng; lắp biển báo nguy hiểm;...

- Khu vực khai trường: Tháo dỡ toàn bộ các hạng mục công trình, tường đá bãi thải trên khu vực sân công nghiệp, sau đó san gạt, phủ đất màu trồng cây keo tai tượng Úc.

- Nạo vét hệ thống thoát nước xung quanh và cải tạo tuyến đường ngoại mỏ.

2. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường và phương thức ký quỹ:

- Tổng kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường là: 251.959.234 đồng.

+ Số lần ký quỹ 8 lần hoặc có thể lựa chọn việc ký quỹ một lần cho toàn bộ thời hạn khai thác khoáng sản là 8 năm 3 tháng.

+ Số tiền ký quỹ lần đầu là: 62.989.808 đồng. Thời gian thực hiện việc ký quỹ lần đầu trước khi bắt đầu tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản 30 ngày;

+ Số tiền ký quỹ của các lần tiếp theo là: 26.995.632 đồng. Việc ký quỹ từ lần thứ hai trở đi phải thực hiện trước ngày 31 tháng 01 của các năm tiếp theo.

Số tiền nêu trên chưa bao gồm yếu tố trượt giá sau năm 2017. Yếu tố trượt giá được xác định bằng số tiền ký quỹ hàng năm nhân với chỉ số giá tiêu dùng của các năm trước đó tính từ thời điểm phương án, phương án bổ sung được phê duyệt. Chỉ số giá tiêu dùng hàng năm áp dụng theo công bố của Tổng cục Thống kê cho địa phương nơi khai thác khoáng sản hoặc cơ quan có thẩm quyền.

- Đơn vị nhận ký quỹ: Quỹ Bảo vệ môi trường Thanh Hóa.

Điều 3. Chủ dự án có trách nhiệm:

1. Lập, phê duyệt và niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường của Dự án trước khi triển khai thực hiện dự án theo quy định pháp luật.

2. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về bảo vệ môi trường và các điều kiện nêu tại các Khoản 2, Khoản 3 Điều 1 Quyết định này và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Trong quá trình thực hiện nếu Dự án có những thay đổi so với các Khoản 1 và 2 Điều 1 của Quyết định này, Chủ dự án phải có văn bản báo cáo và chỉ được thực hiện những thay đổi sau khi có văn bản chấp thuận Chủ tịch UBND tỉnh.

4. Tuân thủ nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường, chế độ thông tin, báo cáo về việc thực hiện nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã phê duyệt theo các yêu cầu của Quyết định này và Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Điều 4. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án là căn cứ để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định các bước tiếp theo của Dự án theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 5. Quyết định phê duyệt Phương án cải tạo, phục hồi môi trường và những yêu cầu bắt buộc tại Điều 2Điều 3 của Quyết định này là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, xác nhận thực hiện công tác ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân.

Điều 6. Ủy nhiệm cho Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo ĐTM và nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt; công tác bảo vệ môi trường trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường và yêu cầu tại Quyết định này.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND huyện Hà Trung; Giám đốc Công ty TNHH Đá Cúc Khang và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 7 QĐ;
- Bộ TN&MT (để báo cáo);
- Sở TNMT (10 bản);
- Lưu: VT, Pg NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2471/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Phương án cải tạo, phục hồi môi trường Dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi Thung Bằng, xã Hà Đông, huyện Hà Trung của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đá Cúc Khang do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành

  • Số hiệu: 2471/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/07/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Đức Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản