Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 246 /QĐ-QLCL | Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG CỤC
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THUỶ SẢN
Căn cứ Quyết định số 670/QĐ-BNN-TCCB ngày 04/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Cục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Văn phòng là tổ chức thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thực hiện chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý công tác tổ chức, cán bộ, hành chính, quản trị và xây dựng cơ bản trong toàn hệ thống và tại cơ quan Cục.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Đề xuất, xây dựng hoặc tham gia xây dựng và hướng dẫn, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn; các dự án, đề án, quy định nội bộ thuộc lĩnh vực do phòng phụ trách theo phân công của Cục trưởng.
2. Công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật:
a) Tham mưu, trình cấp có thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc; thẩm định trình ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục; đầu mối đề xuất phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước được Bộ giao đối với địa phương, đơn vị và nội bộ hệ thống Cục;
b) Tham mưu xây dựng kế hoạch biên chế của Cục; quản lý và sử dụng biên chế được giao. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng, rà soát và trình Cục trưởng định biên nhân lực;
c) Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra trong toàn hệ thống và tổ chức thực hiện tại cơ quan Cục các quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ về: tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức, viên chức và người lao động; chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động;
d) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, tin học, ngoại ngữ đối với công chức, viên chức và người lao động;
đ) Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ; quản lý hồ sơ cán bộ; cung cấp thông tin phục vụ quản lý điều hành;
e) Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên tổ chức phong trào thi đua thường xuyên, đột xuất để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Cục.
3. Công tác hành chính, quản trị và xây dựng cơ bản
a) Công tác hành chính:
- Chủ trì xây dựng trình Cục trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn toàn hệ thống và tổ chức thực hiện tại cơ quan Cục nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ, bảo mật, quản lý và sử dụng con dấu theo quy định; giám sát và kiểm tra việc thực hiện.
- Chứng nhận sao y bản chính, sao lục nguyên văn, trích sao tại cơ quan Cục; xác nhận cho các tổ chức, cá nhân đến làm việc tại cơ quan; cấp giấy giới thiệu cho các sự vụ hành chính.
- Đề xuất áp dụng các biện pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của cơ quan Cục.
b) Công tác quản trị:
- Đề xuất xây dựng trình kế hoạch, chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Cục; các quy định, quy chế sử dụng, khai thác cơ sở hạ tầng thông tin, trang tin điện tử và các phần mềm ứng dụng; triển khai và giám sát thực hiện;
- Tổ chức xây dựng, vận hành, duy trì và quản lý trang tin điện tử, cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm hệ thống/ứng dụng của Cục.
- Tổ chức mua sắm, quản lý, sử dụng, sửa chữa tài sản, cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo đảm phương tiện và điều kiện phục vụ làm việc của cơ quan Cục.
- Tổ chức thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, vệ sinh, đảm bảo cảnh quan trong cơ quan Cục; công tác quốc phòng, tự vệ, bảo vệ, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động; phối hợp với cơ quan Bộ, địa phương trong công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ khu vực.
c) Công tác xây dựng cơ bản:
- Phối hợp các Ban quản lý dự án và phòng Tài chính tổ chức: lập dự án đầu tư; thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu; thương thảo hợp đồng; đề xuất xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và nghiệm thu đưa công trình vào khai thác, sử dụng;
- Hướng dẫn, đôn đốc, giám sát và tổng hợp báo cáo thực hiện công tác xây dựng cơ bản của hệ thống Cục theo quy định hiện hành.
4. Phối hợp với phòng Thanh tra, Pháp chế trong công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Thực hiện báo cáo chuyên môn định kỳ, đột xuất theo quy định hiện hành của Bộ và của Cục.
6. Quản lý công chức, viên chức và người lao động, hồ sơ, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Cục trưởng.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Văn phòng:
Văn phòng có Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng do Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.
Chánh Văn phòng chỉ đạo, điều hành hoạt động của Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc một lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng về các nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chuyên môn:
a) Tổ Tổ chức cán bộ;
b) Tổ Hành chính - Quản trị (bao gồm Xây dựng cơ bản).
Theo nhu cầu thực tế, Chánh Văn phòng đề xuất giao nhiệm vụ Tổ trưởng; quy định cụ thể nhiệm vụ của Tổ chuyên môn; bố trí cán bộ phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn, bản mô tả vị trí việc làm và nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký, thay thế Quyết định số 430/QĐ-QLCL ngày 14/10/2010 và số 263/QĐ-QLCL ngày 17/8/2012 của Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản.
Chánh Văn phòng Cục, Trưởng các phòng thuộc Cục và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
- 1Quyết định 242/QĐ-QLCL năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Thanh tra, Pháp chế do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- 2Quyết định 243/QĐ-QLCL năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng tài chính do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- 3Quyết định 244/QĐ-QLCL năm 2014 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Quản lý chất lượng thủy sản do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- 1Quyết định 670/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 242/QĐ-QLCL năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Thanh tra, Pháp chế do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- 3Quyết định 243/QĐ-QLCL năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng tài chính do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- 4Quyết định 244/QĐ-QLCL năm 2014 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Quản lý chất lượng thủy sản do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
Quyết định 246/QĐ-QLCL năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Cục do Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản ban hành
- Số hiệu: 246/QĐ-QLCL
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/06/2014
- Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Người ký: Nguyễn Như Tiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra