- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- 3Luật Đầu tư 2014
- 4Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Bộ luật hình sự 2015
- 7Luật Thủy sản 2017
- 8Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- 9Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 10Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
- 11Quyết định 811/QĐ-BNN-TCTS năm 2016 về phê duyệt Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016-2025 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2433/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 13 tháng 9 năm 2019 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO TỒN RÙA BIỂN QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2019-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25/6/2015;
Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 20/6/2017;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;
Căn cứ Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 811/QĐ-BNN-TCTS ngày 14/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016-2025”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 277/TTr-SNN ngày 09/9/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Quảng Trị giai đoạn 2019-2025”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HÀNH ĐỘNG BẢO TỒN RÙA BIỂN QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2433/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)
1. Mục tiêu chung: Quản lý, bảo tồn, bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển và nơi sinh cư của chúng tại tỉnh Quảng Trị.
a) Giai đoạn 2019-2021
- Nâng cao năng lực quản lý, bảo tồn tài nguyên, môi trường biển và rùa biển thích ứng với giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương hiện nay, góp phần thực hiện chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường của tỉnh nói riêng, quốc gia nói chung, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững tại địa phương;
- 100% cán bộ, nhân viên, cộng tác viên, tình nguyện viên làm việc liên quan đến bảo tồn rùa biển được tập huấn kiến thức chuyên sâu về rùa biển, kỹ năng, kỹ thuật bảo tồn, bảo vệ và cứu hộ rùa biển;
- 30% cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo Cồn Cỏ được tập huấn về công tác bảo tồn rùa biển;
- 30% thuyền trưởng, chủ các tàu thuyền nghề cá trong tỉnh được tập huấn nâng cao nhận thức về bảo tồn rùa biển và các kỹ năng bảo vệ, bảo tồn rùa biển;
- 30% các trường THCS tại các xã, thị trấn ven biển trong tỉnh đưa chương trình ngoại khóa về rùa biển và môi trường sống của chúng, đồng thời tổ chức chiến dịch làm sạch bờ biển để học sinh tham gia;
- 30% các xã, thị trấn ven biển trong tỉnh được triển khai chương trình giám sát chất thải nhựa đại dương;
- 30% các xã, thị trấn ven biển trong tỉnh xây dựng pano tuyên truyền bảo tồn rùa biển;
- 10 vàng lưới rê khai thác vùng khơi được lắp đặt thiết bị thoát rùa biển;
- Duy trì Đội tình nguyện viên (26 thành viên) quan sát, bảo tồn, bảo vệ và cứu hộ rùa biển tại 12 xã, thị trấn ven biển (các xã: Vĩnh Thái, Vĩnh Thạch, Trung Giang, Gio Hải, Gio Việt, Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng, Hải An, Hải Khê; các thị trấn: Cửa Tùng, Cửa Việt) và huyện đảo Cồn Cỏ;
- Triển khai Chương trình nói không với túi nilon, nhựa dùng một lần, ống hút nhựa tại huyện đảo Cồn Cỏ (thay thế bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường như dùng làn đi chợ, chai thủy tinh thay chai nhựa, ống hút nhựa thay thế bằng ống hút dễ phân hủy như tre, giấy, bột ngô, gạo...);
- Cơ sở dữ liệu về rùa biển tỉnh Quảng Trị được xây dựng và hoạt động có hiệu quả tại Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ;
- Cơ sở dữ liệu về quản lý rác thải nhựa biển được xây dựng và hoạt động có hiệu quả tại Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ.
b) Giai đoạn 2022 - 2025
- 50% cộng đồng dân cư sinh sống tại các xã ven biển được tập huấn về công tác bảo tồn rùa biển;
- 70% các trường THCS tại các xã, thị trấn ven biển trong tỉnh đưa chương trình ngoại khóa về rùa biển và môi trường sống của chúng, đồng thời tổ chức chiến dịch làm sạch bờ biển để học sinh tham gia;
- 50% thuyền trưởng, chủ các tàu thuyền nghề cá trong tỉnh được tập huấn nâng cao nhận thức về bảo tồn rùa biển và các kỹ năng bảo vệ, bảo tồn rùa biển;
- 70% các xã, thị trấn ven biển triển khai chương trình giám sát chất thải nhựa đại dương;
- 70% các xã, thị trấn ven biển trong tỉnh xây dựng pano tuyên truyền bảo tồn rùa biển;
- 20 vàng lưới rê khai thác ở vùng khơi được lắp đặt thiết bị thoát rùa biển;
- Duy trì Đội tình nguyện viên (26 thành viên) quan sát, bảo tồn, bảo vệ và cứu hộ rùa biển tại 12 xã, thị trấn ven biển (các xã: Vĩnh Thái, Vĩnh Thạch, Trung Giang, Gio Hải, Gio Việt, Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng, Hải An, Hải Khê; các thị trấn: Cửa Tùng, Cửa Việt) và huyện đảo Cồn Cỏ.
- Triển khai Chương trình nói không với túi ni lon, nhựa dùng một lần, ống hút nhựa tại huyện đảo Cồn Cỏ (sẽ được thay bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường như dùng làn đi chợ, chai thủy tinh thay chai nhựa, ống hút nhựa thay thế bằng ống hút tre, ống hút bột ngô, gạo...);
- Cơ sở dữ liệu về rùa biển tĩnh Quáng Trị được hoàn thiện và kết nối với Tổng cục Thủy sản.
a) Bảo vệ nơi sinh cư, cứu hộ rùa biển
- Điều tra khảo sát định kỳ để xác định khu vực phân bố, số lượng, cấu trúc độ tuổi và thành phần loài của rùa biển; xây dựng và cập nhật bản đồ nơi sinh cư của rùa biển trong vùng biển Quảng Trị;
- Tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ và quản lý rùa biển tại các khu vực là nơi sinh cư của rùa biển;
- Khuyến khích các biện pháp bảo vệ thích hợp những nơi sinh cư của rùa biển nằm ngoài phạm vi quản lý hành chính của Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ;
- Theo dõi, giám sát, đánh giá tác động kinh tế ven biển, đảo Cồn Cỏ, các chất ô nhiễm từ tàu thuyền và các hoạt động khác ảnh hưởng xấu đến bãi đẻ và nơi sinh cư của rùa biển, kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý.
b) Phục hồi bãi đẻ, nơi sinh cư của rùa biển bị suy thoái
- Tiến hành các hoạt động làm sạch bãi biển tại 12 xã, thị trấn ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ nhằm loại bỏ rác thải và các nguồn ô nhiễm, tạo điều kiện cho rùa biển lên đẻ và con non trở về biển:
- Từng bước phục hồi các nơi sinh cư của rùa biển tại Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ và vùng biển 12 xã, thị trấn ven biển.
c) Bảo tồn nguyên trạng các bãi biển thường xuyên xuất hiện rùa biển hoặc các bãi biển có khả năng có rùa biển lên đẻ.
- Điều tra, giám sát, đánh giá bãi biển các xã: Vĩnh Thái, Trung Giang, Gio Hải, Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng, Hải An, Hải Khê thường xuất hiện rùa biển và là các bãi biển có khả năng rùa biển lên đẻ trứng;
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương trong việc đề xuất đưa một số bãi biển có rùa lên đẻ trứng và đưa ra khỏi quy hoạch phát triển kinh tế hoặc lồng ghép với mục tiêu phát triển kinh tế nhưng không gây tác động trực tiếp lên nguyên trạng bãi biển đó bằng bất cứ hình thức nào.
2. Giảm thiểu các tác nhân ảnh hưởng và gây tử vong rùa biển
a) Xác định các loại nghề khai thác hải sản gây ảnh hưởng phá hủy sinh cảnh sống của rùa biển (san hô, có biển,..), các loại ngư lưới cụ gây tử vong cho rùa biển để báo cáo các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải pháp ngăn chặn
b) Thiết lập các vùng cấm khai thác có thời hạn để bảo vệ các khu vực giao phối, nơi sinh sản của rùa biển
c) Theo dõi, giám sát, đánh giá các tác động của các hoạt động kinh tế, các chất ô nhiễm môi trường biển đến bãi đẻ và nơi sinh sống của rùa biển, kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý; Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan (Cảnh sát biển, Cảnh sát Môi trường, Bộ đội Biên phòng, Hải quan...) trong công tác tuần tra, thanh tra, kiểm tra và xử lý các hoạt động có liên quan, ảnh hưởng đến rùa biển
d) Cứu hộ rùa biển bị mắc lưới, lên bờ, bị ngư dân bắt được, bị vận chuyển, nuôi nhốt trái pháp luật…
đ) Triển khai Chương trình nói không với túi nilon, nhựa dùng một lần, ống hút nhựa tại huyện đảo Cồn Cỏ
e) Triển khai chương trình giám sát chất thải nhựa đại dương tại các xã, thị trấn ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ
3. Nghiên cứu và quan trắc các đặc điểm sinh học, sinh thái học của rùa biển
a) Vệ sinh, san lấp bãi tạo điều kiện thuận lợi cho rùa mẹ lên đẻ trứng và bảo vệ, kiểm tra, theo dõi rùa mẹ lên đẻ trứng
b) Đeo thẻ cho rùa mẹ sau khi đẻ trứng, đo kích thước chiều dài, rộng của mai rùa mẹ, theo dõi số lượng rùa mẹ lên đẻ trứng hàng năm
c) Di dời trứng kịp (nếu rùa mẹ đẻ nơi không an toàn) sau khi rùa mẹ đẻ xong lên hồ ấp trứng
d) Quản lý, giám sát, ghi nhận trứng nở và thả rùa con về biển
e) Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với các bãi đẻ và nơi sinh cư của rùa biển
f) Xây dựng cơ sở dữ liệu về rùa biển do Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ đảm nhiệm
4. Nâng cao nhận thức cộng đồng và đào tạo các cán bộ chuyên trách về bảo tồn rùa biển
a) Xây dựng và triển khai chương trình nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ chuyên trách của các đơn vị: Sở Tài nguyên và Môi trường, Quản lý khai thác thủy sản, Kiểm ngư, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát môi trường về các chính sách, pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm, đặc biệt là rùa biển
b) Thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cho nhóm trọng điểm: các tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch biển, buôn bán các sản phẩm thủy sản, sinh viên, học sinh, khách du lịch, cộng đồng dân cư sống tại huyện đảo Cồn Cỏ và các xã, thị trấn vùng bãi ngang ven biển trên địa bàn tỉnh
c) Xây dựng các tài liệu khoa học phục vụ công tác tuyên truyền như các phim tài liệu khoa học, áp phích, ảnh chụp về rùa biển và nơi chúng sinh sống
d) Biên soạn các tài liệu giáo dục về bảo tồn rùa biển, đưa các bài giảng về bảo tồn rùa biển vào dạy ngoại khóa cho học sinh các trường THCS ở các xã, thị trấn ven biển; khách du lịch, cộng đồng dân cư ven biển.
5. Hợp tác trong nước và quốc tế
Để triển khai thực hiện các nhiệm vụ nói trên, công tác phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức khoa học bảo tồn trong nước và quốc tế có vai trò rất quan trọng, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ chủ động xây dựng quan hệ hợp tác với các đơn vị sau:
a) Các Vườn Quốc gia: Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận); Các Khu bảo tồn biển: Hòn Cau (tỉnh Bình Thuận); Cù Lao Chàm (tỉnh Quang Nam) đã thực hiện thành công công tác bảo tồn rùa biển để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật về quản lý, bảo tồn và cứu hộ rùa mẹ, trứng rùa biển, kỹ thuật quản lý, chăm sóc và thả rùa con về biển
b) Xây dựng mối quan hệ làm việc với các cơ quan chức năng như: Bộ đội Biên phòng, Công an, Kiểm ngư, Thanh tra Môi trường, Thanh tra - Pháp chế Thủy sản; Quản lý thị trường, Cảnh sát môi trường, Cảnh sát biển, Hải quan...nhằm tăng cường công tác tuần tra, thực thi pháp luật, kiểm soát các hoạt động khai thác, buôn bán bất hợp pháp rùa biển và các sản phẩm từ rùa biển tại địa phương
c) Tăng cường hợp tác với các tổ chức bảo tồn quốc tế tại Việt Nam và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển đã được xây dựng.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo tồn và bảo vệ rùa biển tại Quảng Trị;
- Ký kết quy chế phối hợp, cam kết với các ban, ngành liên quan trong tỉnh về bảo tồn, bảo vệ rùa biển;
- Xây dựng và ban hành quy chế Quản lý túi nilon, ống hút nhựa, đồ nhựa dùng một lần;
- Xây dựng và ký cam kết: “Nói không với túi ni lon, ống hút nhựa, đồ nhựa dùng một lần trên đảo Cồn Cỏ” giữa BQL Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ với các cơ quan, đơn vị trên đảo Cồn Cỏ.
- Triển khai các đề tài nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học về rùa biển nhằm đề xuất cơ chế và giai pháp bảo tồn và phát triển quần thể rùa biển;
- Triển khai các đề tài nghiên cứu các tác nhân gây tử vong cho rùa biển trong vùng biển Quảng Trị nhằm đề xuất cơ chế và giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng nhằm phát triển quần thể rùa biển;
- Triển khai các đề tài nghiên cứu sản phẩm thay thế túi ni lon, ống hút nhựa, đồ nhựa dùng một lần;
- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu Quản lý rác thải nhựa biển tại tỉnh Quảng Trị.
3. Đào tạo, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức
- Xây dựng và thực hiện chương trình truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn rùa biển nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn rùa biển;
- Tăng cường công tác đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức bằng nhiều hình thức:
+ Biên soạn, in ấn các ấn phẩm tuyên truyền về công tác bảo tồn rùa biển;
+ Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác bảo tồn rùa biển, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rùa biển và nơi sinh cư của chúng;
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ, bảo tồn rùa biển cho người dân khai thác, chủ tàu, thuyền trưởng, các doanh nghiệp hoạt động du lịch, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
+ Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, xã hội, trường học...tổ chức các hoạt động tuyên truyền về công tác bảo tồn rùa biển;
- Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông đa chiều, sâu rộng về tác hại của rác thải nhựa biển đến tất cả các đối tượng sinh sống, học tập, công tác và khách du lịch tại đảo Cồn Cỏ.
- Thành lập đội tình nguyện viên 26 người tại 12 xã và huyện đảo Cồn Cỏ (mỗi xã 02 người, huyện đảo Cồn Cỏ 02 người);
- Tổ chức cứu hộ rùa biển kịp thời khi có thông tin về rùa biển gặp nạn (mắc lưới ngư dân, rùa biển lên bãi đẻ trứng, bị người dân bắt, xẻ thịt....).
5. Xã hội hóa công tác bảo tồn rùa biển
- Khuyến khích các doanh nghiệp, tư nhân tham gia thực hiện công tác bảo tồn rùa biển nhằm huy động các nguồn lực khu vực tư nhân, các cộng đồng dân cư ven biển, các tổ chức trong và ngoài nước cho công tác bảo tồn rùa biển;
- Xây dựng các mô hình đồng quản lý, bảo vệ rùa biển dựa vào cộng đồng; Phát triển lực lượng tham gia bảo vệ, bảo tồn rùa biển hiệu quả từ các tình nguyện viên và khách du lịch.
6. Hợp tác trong nước và quốc tế
- Tuân thủ, thực hiện dầy đủ các công ước quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ, bảo tồn rùa biển mà Việt Nam là thành viên;
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực rùa biển để học tập, tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính...;
- Tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về bảo vệ, bảo tồn rùa biển;
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực giam thiểu ô nhiễm rác thải nhựa biển.
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ được phân công và danh mục các nhiệm vụ ưu tiên của Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Quảng Trị giai đoạn 2019-2025, các đơn vị thuộc sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các đơn vị thuộc các Sở, Ban, ngành, các địa phương liên quan triển khai xây dựng nội dung chi tiết, dự toán kinh phí nhiệm vụ ưu tiên thực hiện để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở xác định và bố trí kinh phí hàng năm; đề xuất và triển khai thực hiện các hoạt động bảo tồn rùa biển.
Kinh phí cho các nội dung Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Quảng Trị giai đoạn 2019-2025 được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh; nguồn tài trợ của các tổ chức Phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.
Ngân sách địa phương: Tùy thuộc khả năng ngân sách tỉnh, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nội dung Kế hoạch này.
a) Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Quảng Trị giai đoạn 2019-2025 là 4.142.600.000 đồng (Có Phụ lục kèm theo).
b) Nguồn kinh phí cấp:
- Ngân sách tỉnh (60%); 2.485.560.000 đồng;
- Nguồn tài trợ từ IUCN, WWF, ENV, nguồn xã hội hóa, nguồn hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng dân cư (40%): 1.657.040.000 đồng.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan
a) Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và các tổ chức quốc tế xây dựng và triển khai các hoạt động thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Quảng Trị giai đoạn 2019-2025;
- Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Quảng Trị giai đoạn 2019-2025;
- Hàng năm, tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá việc triển khai Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Quảng Trị giai đoạn 2019-2025; định kỳ, báo cáo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch;
- Định kỳ hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch. Tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Kế hoạch vào năm 2023 và Hội nghị Tổng kết thực hiện Kế hoạch bảo tồn rùa biển vào năm 2025.
b) Sở Khoa học và Công nghệ: Chỉ đạo việc đề xuất các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến bảo tồn rùa biển, trong đó nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên tiến vào hoạt động khai thác hải sản góp phần hạn chế đánh bắt rùa biển không chủ ý, tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước để đưa công nghệ tiên liến vào công tác bảo tồn rùa biển.
c) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý đa dạng sinh học, bảo tồn loài rùa biển theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Lồng ghép các chương trình bảo tồn rùa biển vào chương trình bảo tồn loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trên địa bàn tỉnh;
- Phối hợp thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền bảo vệ rùa biển với các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường;
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan hỗ trợ, phối hợp với Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ tổ chức triển khai Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Quảng Trị giai đoạn 2019-2025 có hiệu quả.
d) Sở Tài chính: Chủ trì thẩm định dự toán các dự án, đề tài liên quan đến nội dung Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển và tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí triển khai các nội dung của Kế hoạch.
đ) Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn các cơ quan báo chí, cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật của nhà nước về bảo vệ các loài động vật hoang dã, đặc biệt là rùa biển; Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về các quy định của pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quản lý, bảo vệ, bảo tồn các loài động vật hoang dã nói chung và rùa biển nói riêng; Hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn kịp thời phản ánh những hoạt động tích cực, điển hình về bảo vệ, bảo tồn rùa biển. Chỉ đạo Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các nội dung Kế hoạch này.
e) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Công Thương và các ngành liên quan chỉ đạo các đơn vị kinh doanh dịch vụ, du lịch không mua bán hàng mỹ nghệ lưu niệm làm từ rùa biển và các bộ phận của rùa biển; Không tiêu thụ và chế biển thực phẩm từ rùa biển và các bộ phận của rùa biển.
f) Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thủy sản và các tổ chức bảo tồn để tăng cường kiểm tra, giám sát các khách sạn, quán ăn, nhà hàng, các chợ, điểm kinh doanh, khu dân cư, hộ gia đình mua bán, nuôi nhốt, tàng trữ rùa biển, trứng và các sản phẩm, bộ phận rùa biển, nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
g) Hải đội 202 Cảnh sát biển Việt Nam: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn, bảo vệ rùa biển cho nhân dân hoạt động trên biển đồng thời thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép rùa biển, trứng và các sản phẩm, bộ phận rùa biển, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng đã xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
h) Cục Hải quan tỉnh, Cảng vụ hàng hải Quảng Trị, Cục quản lý thị trường tỉnh: Chủ động kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp xuất nhập khẩu, quá cánh, vận chuyển trái phép rùa biển, trứng và các sản phẩm, bộ phận rùa biển, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
i) Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh: Chủ động tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng nhằm tuyên truyền sâu rộng về Kế hoạch bảo tồn rùa biển tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2025.
j) Chi cục Thủy sản: Lên kế hoạch, phương án phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Công Thương; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Cục Hải quan tỉnh; Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị và UBND các huyện, thành phố, thị xã thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, nuôi nhốt, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, giết thịt, ăn thịt rùa biển, trứng và các sản phẩm, bộ phận của rùa biển không có nguồn gốc hợp pháp.
k) Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ:
- Chủ động xây dựng và trực tiếp thực hiện các hoạt động bảo tồn rùa biển, bố trí đủ nguồn nhân lực cho công tác bảo tồn rùa biển. Lồng ghép hoạt động bảo tồn rùa biển vào các hoạt động chung của Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ; tổ chức cứu hộ, gắn thẻ titan và thả rùa biển về với đại dương đối với các cá thể còn sống; tổ chức tiêu hủy các cá thể rùa biển chết và các sản phẩm, bộ phận của rùa biển theo đúng quy định của pháp luật.
- Chủ động xây dựng và trực tiếp thực hiện các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa biển tại đào Cồn Cỏ.
l) Các Hội, Hiệp hội, Ban, Tổ tự quản tàu thuyền đánh bắt trung, xa bờ: Tăng cường năng lực và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các thành viên của Hội, Hiệp hội, Ban, Tổ tàu thuyền tự quản đánh bắt trung, xa bờ về tầm quan trọng của công tác bảo tồn rùa biển và các quy định pháp luật có liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong đó có rùa biển.
m) Ủy ban nhân dân các huyện, xã, thị xã, thị trấn: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn, bảo vệ rùa biển cho nhân dân đồng thời thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép rùa biển, trứng và các sản phẩm, bộ phận rùa biển, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
n) Các tổ chức trong và ngoài tỉnh liên quan đến bảo tồn rùa biển: Các tổ chức trong và ngoài tỉnh liên quan đến bảo tồn rùa biển phối hợp với các đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT thực hiện Kế hoạch hành động, chủ động đề xuất các hoạt động, dự án bảo tồn rùa biển, hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho các hoạt động bảo tồn rùa biển tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2025./.
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO TỒN RÙA BIỂN QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2433/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)
ĐVT: nghìn đồng
TT | Nội dung thực hiện | Mục đích | Giai đoạn thực hiện | Cơ quan chủ trì thực hiện | Tổng kinh phí | Nguồn vốn | |
Nguồn tài trợ từ IUCN, WWF, ENV, xã hội hóa, cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cư | Ngân sách tỉnh | ||||||
A | Giai đoạn 2019 - 2021 | 1.484.200 | 593.080 | 890.520 | |||
1 | Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về rùa biển và nơi sinh cư | Cơ sở dữ liệu về rùa biển và nơi sinh cư được thiết lập và cập nhật hàng năm | 2019-2021 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 120.000 | 48.000 | 72.000 |
1.1 | Xây dựng cơ sở dữ liệu | Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu rùa biển được thiết lập | 2019-2020 | Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 40.000 | 16.000 | 24.000 |
1.2 | Cập nhật cơ sở dữ liệu | Dữ liệu về rùa biển được cập nhật hàng năm và được đăng trên website | 2019-2021 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 80.000 | 32.000 | 48.000 |
2 | Đưa Chương trình ngoại khóa về rùa biển và môi trường sống của chúng, đồng thời tổ chức chiến dịch làm sạch bờ biển tại các trường THCS ven biển | Nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh các trường THCS tại 12 xã, thị trấn vùng biển bãi ngang về vai trò và giá trị của rùa biển, tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc đánh bắt, buôn bán, vận chuyển rùa biển và các sản phẩm từ rùa biển | 2019-2021 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 200.000 | 80.000 | 120.000 |
2.1 | Biên soạn chương trình ngoại khóa về rùa biển và môi trường sống của chúng | Nội dung các bài giảng ngoại khóa được phê duyệt và in ấn | 2019-2020 | Chi cục Thủy sản: Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 40.000 | 16.000 | 24.000 |
2.2 | Đưa chương trình ngoại khóa về rùa biển và môi trường sống của chúng đồng thời tổ chức chiến dịch làm sạch bờ biển tại 04 trường THCS ven biển | Chương trình được triển khai hàng năm, mỗi năm 02 trường THCS | 2020-2021 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 160.000 | 64.000 | 96.000 |
3 | Tập huấn kiến thức, kỹ năng bảo tồn, bảo vệ và cứu hộ rùa biển cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đảo Cồn Cỏ và thuyền trưởng, chủ tàu khai thác sản; chủ đầu nậu thu mua hải sản trong tỉnh (17 lớp, mỗi lớp 50 người) | Nâng cao nhận thức của ngư dân trực tiếp khai thác hải sản; chủ thu mua hải sản tươi sống biết được vai trò và giá trị của rùa biển liên tới chấm dứt hoàn toàn việc đánh bắt, buôn bán, vận chuyển rùa biển và các sản phẩm từ rùa biển | 2020-2021 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 157.000 | 62.800 | 94.200 |
4 | Thiết lập các khu bảo vệ rùa biển và phục hồi nơi sinh cư tiêu biểu của rùa biển | Các khu bảo vệ rùa biển (nơi sinh cư, bãi đẻ, bãi ấp trứng, đường di cư) được xác định và thiết lập cơ chế bảo vệ | 2020-2021 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 60.000 | 24.000 | 36.000 |
5 | Tập huấn chuyên sâu về kỹ năng bảo tồn, bảo vệ và cứu hộ rùa biển cho cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên, cộng tác viên trong lĩnh vực bảo tồn rùa biển (40 người: 2 ngày) | Tập huấn chuyên sâu về kỹ năng bảo tồn, bảo vệ và cứu hộ rùa biển, cứu hộ trứng rùa biển cho cán bộ, nhân viên Chi cục Thủy sản; Ban quản lý KBTB đảo Cồn Cỏ, TNV, CTV...(Mời giảng viên là chuyên gia đến từ VQG Côn Đảo hoặc Núi Chúa) | 2020 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 30.000 | 12.000 | 18.000 |
6 | Tổ chức đoàn cán bộ, nhân viên, TNV, CTV đi học tập kinh nghiệm tại VQG Côn Đảo; Núi Chúa | Năm 2020, 06 người đi tập huấn tại VQG Côn Đảo; Năm 2021, 06 người đi tập huấn tại VQG Núi Chúa | 2020-2021 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 80.000 | 32.000 | 48.000 |
7 | Triển khai chương trình giám sát chất thải nhựa đại dương | Chương trình giám sát chất thải nhựa được thực hiện tại 04 xã ven biển | 2019-2021 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 120.000 | 48.000 | 72.000 |
8 | Triển khai chương trình nói không với túi nilon, nhựa dùng một lần, ống hút nhựa tại huyện đảo Cồn Cỏ | Khách du lịch đến đảo, người dân trên đảo sẽ được dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay túi nilon, ống hút nhựa, nhựa dùng một lần | 2019-2021 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ; UBND huyện đảo Cồn Cỏ | 90.000 | 36.000 | 54.000 |
9 | Duy trì hoạt động của Đội tình nguyện viên (26 thành viên) quan sát, bảo vệ, bảo tồn rùa biển tại 12 xã, thị trấn ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ (mỗi địa phương 02 người) | Đây là lực lượng nòng cốt tại các xã, thị trấn, huyện tuyên truyền cho ngư dân ở địa phương biết để cùng chung tay bảo vệ rùa biển | 2019-2021 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ; UBND các xã, thị trấn ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ | 187.200 | 74.880 | 112.320 |
10 | Xây dựng 04 pa nô tuyên truyền bảo tồn rùa biển tại 04 xã ven biển | Nhằm cho ngư dân ven biển biết thông tin bảo tồn rùa biển để góp phần bảo tồn rùa biển | 2019-2021 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 120.000 | 48.000 | 72.000 |
11 | Lắp đặt 10 thiết bị thoát rùa biển trên 10 vàng lưới rê vùng khơi | Nhằm mục đích thoát rùa biển khi đóng vào lưới rê vùng khơi | 2020-2021 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 300.000 | 120.000 | 180.000 |
12 | Khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn rùa biển | Nhằm động viên, khích lệ những người dân, tổ chức có thành tích tốt trong công tác bảo vệ, bảo tồn và cứu hộ rùa biển | 2019-2021 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 20.000 | 8.000 | 12.000 |
B | Giai đoạn 2022 - 2025 | 2.658.400 | 1.063.360 | 1.595.040 | |||
1 | Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về rùa biển và nơi sinh cư | Cơ sở dữ liệu về rùa biển và nơi sinh cư được thiết lập và cập nhật hàng năm | 2022-2025 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 80.000 | 32.000 | 48.000 |
2 | Đưa chương trình ngoại khóa về rùa biển và môi trường sống của chúng đồng thời tổ chức chiến dịch làm sạch bờ biển tại các trường THCS ven biển. | Nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh các Trường THCS tại 12 xã, thị trấn vùng biển bãi ngang về vai trò và giá trị của rùa biển, tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc đánh bắt, buôn bán, vận chuyển rùa biển và các sản phẩm từ rùa biển | 2022-2025 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 320.000 | 128.000 | 192.000 |
| Đưa chương trình ngoại khóa về rùa biển và môi trường sống của chúng đồng thời tổ chức chiến dịch làm sạch bờ biển tại 08 trường THCS ven biển. | Chương trình được triển khai hàng năm, mỗi năm 02 trường THCS | 2022-2025 | Chi cục Thủy sản: Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 320.000 | 128.000 | 192.000 |
3 | Tập huấn kiến thức, kỹ năng bảo tồn, bảo vệ và cứu hộ rùa biển cho cán bộ, chiến sỹ, nhân dân trên đảo Cồn Cỏ và thuyền trưởng, chủ tàu khai thác hải sản; chủ đầu nậu thu mua hải sản trong tỉnh (32 lớp, mỗi năm 8 lớp, mỗi lớp 50 người) | Nâng cao nhận thức của ngư dân trực tiếp khai thác hải sản; chủ thu mua hải sản tươi sống biết được vai trò và giá trị của rùa biển tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc đánh bắt, buôn bán, vận chuyển rùa biển và các sản phẩm từ rùa biển | 2022-2025 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đào Cồn Cỏ | 284.000 | 113.600 | 170.400 |
4 | Thiết lập các khu bảo vệ rùa biển và phục hồi nơi sinh cư tiêu biểu của rùa biển | Các khu bảo vệ rùa biển (nơi sinh cư, bãi đẻ, bãi ấp trứng, đường di cư) được xác định và thiết lập cơ chế bảo vệ | 2022-2025 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 120.000 | 48.000 | 72.000 |
5 | Tổ chức đoàn cán bộ, nhân viên, TNV, CTV đi học tập kinh nghiệm tại KBTB Hòn Cau (tỉnh Bình Thuận); Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam); Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); VQG Bái Tử Long (tỉnh Quảng Ninh) | - Năm 2022, 06 người đi tập huấn tại KBTB Phú Quốc; Năm 2023, 06 người đi tập huấn tại KBTB Hòn Cau; - Năm 2024, 06 người đi tập huấn tại KBTB Cù Lao Chàm; - Năm 2025, 06 người đi tập huấn tại VQG Bái Tử Long. | 2022-2025 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 200.000 | 80.000 | 120.000 |
6 | Triển khai chương trình giám sát chất thải nhựa đại dương | Chương trình giám sát chất thải nhựa được thực hiện tại 08 xã ven biển | 2022-2025 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 240.000 | 96.000 | 144.000 |
7 | Triển khai chương trình nói không với túi nilon, nhựa dùng một lần, ống hút nhựa lại huyện đảo Cồn Cỏ | Khách du lịch đến đảo, người dân trên đảo sẽ được dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay túi nilon, ống hút nhựa, nhựa dùng một lần | 2022-2025 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ; UBND huyện đảo Cồn Cỏ | 120.000 | 48.000 | 72.000 |
8 | Duy trì hoạt động của Đội tình nguyện viên (26 thành viên) quan sát, bảo vệ, bảo tồn rùa biển tại 12 xã, thị trấn ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ (mỗi địa phương 02 người) | Đây là lực lượng nòng cốt tại các xã, thị trấn, huyện tuyên truyền cho ngư dân ở địa phương biết để cùng chung tay bảo vệ rùa biển | 2022-2025 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ; UBND các xã, thị trấn ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ | 374.400 | 149.760 | 224.640 |
9 | Xây dựng 08 panô tuyên truyền bảo tồn rùa biển tại 08 xã ven biển | Nhằm cho ngư dân ven biển biết thông tin bảo tồn rùa biển để góp phần bảo tồn rùa biển | 2022-2025 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 240.000 | 96.000 | 144.000 |
10 | Lắp đặt 20 thiết bị thoát rùa biển trên 20 vàng lưới rẽ vùng khơi | Nhằm mục đích thoát rùa biển khi đóng vào lưới rê vùng khơi | 2022-2025 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 600.000 | 240.000 | 360.000 |
11 | Tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện KHHĐ | Đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển trong 5 năm | 2021 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 20.000 | 8.000 | 12.000 |
12 | Khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn rùa biển | Nhằm động viên, khích lệ những người dân, tổ chức có thành tích tốt trong công tác bảo vệ, bảo tồn và cứu hộ rùa biển | 2022-2025 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 30.000 | 12.000 | 18.000 |
13 | Tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Quảng Trị | Đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển trong 7 năm và đề ra phương hướng, kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển giai đoạn tiếp theo. | 2025 | Chi cục Thủy sản; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ | 30.000 | 12.000 | 18.000 |
- 1Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2018 về quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2020
- 2Kế hoạch 311/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 90/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 2894/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 4495/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt phương án Bảo tồn giống lợn Móng Cái trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dưới dạng tinh dịch đông lạnh, phôi đông lạnh; tái tạo giống lợn Móng Cái bằng thụ tinh nhân tạo và cấy truyền phôi
- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- 3Luật Đầu tư 2014
- 4Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Bộ luật hình sự 2015
- 7Luật Thủy sản 2017
- 8Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- 9Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 10Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
- 11Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2018 về quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2020
- 12Kế hoạch 311/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 90/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 13Quyết định 2894/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 14Quyết định 811/QĐ-BNN-TCTS năm 2016 về phê duyệt Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016-2025 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 15Quyết định 4495/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt phương án Bảo tồn giống lợn Móng Cái trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dưới dạng tinh dịch đông lạnh, phôi đông lạnh; tái tạo giống lợn Móng Cái bằng thụ tinh nhân tạo và cấy truyền phôi
Quyết định 2433/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Quảng Trị giai đoạn 2019-2025
- Số hiệu: 2433/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/09/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Hà Sỹ Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/09/2019
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết