Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 243/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 27 tháng 04 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình (có danh mục thủ tục hành chính kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình)
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ
STT | Tên thủ tục hành chính |
LĨNH VỰC KIỂM LÂM | |
01 | Cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm quy định tại phụ lục I của Công ước CITES (T-NBI-196826-TT) Thay thế thủ tục “Cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm quy định tại phụ lục I của Công ước CITES (T-NBI-190251-TT)” tại Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình. |
02 | Cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES (T-NBI-196839-TT) Thay thế thủ tục "Cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES (T-NBI-190255-TT)” tại Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình. |
03 | Cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES (T-NBI-196937-TT) Thay thế thủ tục “Cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES (T-NBI-190257-TT)” tại Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình. |
04 | Cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES (T-NBI-196939-TT) Thay thế thủ tục "Cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES (T-NBI-190262-TT)” tại Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình. |
LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT | |
05 | Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (T-NBI-196940-TT) Thay thế thủ tục "Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (T-NBI-190269-TT)” tại Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình. |
06 | Cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (T-NBI-196941-TT) Thay thế thủ tục “Cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (T-NBI-190270-TT)” tại Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình. |
07 | Cấp/cấp lại thẻ xông hơi khử trùng (T-NBI-196942-TT) Thay thế thủ tục “Cấp/cấp lại thẻ xông hơi khử trùng (T-NBI-190271-TT)’’ tại Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình. |
08 | Cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất gia công, sang chai, đóng gói thuốc Bảo vệ thực vật (T-NBI-196943-TT) Thay thế thủ tục “Cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất gia công, sang chai, đóng gói thuốc Bảo vệ thực vật (T-NBI-190272-TT)” tại Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình. |
09 | Cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (T-NBI-196944-TT) Thay thế thủ tục "Cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (T-NBI- 190273-TT)” tại Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình. |
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình (Phố Ngô Quyền, phường Nam Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Cán bộ kiểm lâm tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn hoặc hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
Bước 2. Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận
- Cán bộ tiếp nhận, chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý giải quyết.
- Bộ phận chuyên môn tiến hành thẩm định hồ sơ và gửi hồ sơ đã thẩm định cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
- Cơ quan quản lý CITES Việt Nam xem xét, gửi hồ sơ đăng ký cho Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế để xem xét, chấp nhận.
- Khi nhận được ý kiến chấp nhận của Ban Thư ký CITES quốc tế, cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Bước 3. Đến ngày hẹn, Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ quy định tại phụ lục III-B Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, Chi cục Kiểm lâm phải thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Chi cục Kiểm lâm hoàn thành việc thẩm định và gửi hồ sơ đã thẩm định cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam. (Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ: trong thời hạn 05 ngày làm việc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phải thông báo lý do từ chối cho Chi cục Kiểm lâm và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng). Trường hợp chấp nhận hồ sơ, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam xem xét, gửi hồ sơ đăng ký cho Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế để xem xét, chấp nhận trong thời gian 15 ngày làm việc. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến chấp nhận của Ban Thư ký CITES quốc tế, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cá nhân.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
Lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu hồ sơ gửi kèm công văn đề nghị đăng ký các trại nuôi sinh sản động vật hoang dã quy định tại phụ lục I của Công ước CITES (phụ lục III-B của Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật phải có các điều kiện sau đây:
- Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.
- Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.
- Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.
- Bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.
- Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định 82/2006/NĐ-CP cho phép.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
- Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp.
PHỤ LỤC III-B
MẪU HỒ SƠ GỬI KÈM CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ CÁC TRẠI NUÔI SINH SẢN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TẠI PHỤ LỤC I CỦA CÔNG ƯỚC CITES
(Ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ)
Annex III-B
SAMPLE REQUEST FOR REGISTRATION FARM OF SPECIES BELONG TO CITES APPENDIX I
(in accompanied with Decree of Government No 98/2011/ND-CP, October, 26, 2011)
1. Tên và địa chỉ của trại/Name and address of the farm:
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện/Full name owners or their representatives:
Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport: Ngày cấp/date: Nơi cấp/place:
3. Loài đăng ký gây nuôi sinh sản (tên khoa học, tên thông thường)/Species registered breeding (scientific names, common names):
4. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản/Details about the number and age of males, female reproduction in the breed:
5. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia/Documents proving that the breed which had originated legal under current regulations, or prove that the importation in accordance with the provisions of CITES and national legislation, if they are imported:
6. Nếu trại mới sản xuất được thế hệ F1 thì cung cấp tài liệu chứng minh trại được quản lý và hoạt động theo phương pháp mà một trại khác đã áp dụng và được công nhận đã sản xuất được thế hệ F2/If a new farm produce F1 generation, provide documents to prove the camp is manages and operated under a method that other camps have applied and been recognized already producing F2 generation:
7. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới/Annual output of previous, current and expected in the coming years:
8. Loại sản phẩm (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác)/Product (live animals, skins, bones, serum, organs or other derivatives):
9. Mô tả chi tiết phương pháp đánh dấu mẫu vật (dùng thẻ, chíp điện tử, cắt tai, cắt vẩy), nhằm xác định nguồn giống sinh sản, các thế hệ kế tiếp và các loại sản phẩm xuất khẩu/Detailed description of methods marked specimens (card, chip, cut off ears, cut flakes), to identify sources of seed breeding, and the next generation of products for export:
10. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường, cách thức lưu trữ thông tin/Describes the infrastructure of the farm: area, breeding technologies, food supply, veterinary capacity, environmental hygiene, how to store information:
11. Các trại nuôi sinh sản những loài không phân bố ở Việt Nam phải trình bằng chứng nguồn giống là mẫu vật tiền Công ước, có nguồn gốc từ mẫu vật tiền Công ước hoặc được đánh bắt tại quốc gia có loài đó phân bố theo đúng các quy định của Công ước và luật pháp của quốc gia đó/The Vietnamese breeding farms but their species are not distributed in Viet Nam have to provide the evidence of specimens were derived from pre-Convention specimens or to colected in countries such species distribution accordance with the provisions or the Convention and the laws of that country:
12. Các trại nuôi sinh sản những loài không phân bố ở Việt Nam phải trình giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch bệnh hoặc không gây hại cho các hoạt động kinh tế của quốc gia/Submit a certificate of non - disease samples or not harmful to other economic activites of Vietnam if the species are not distributed in Vietnam:
13. Các thông tin khác theo yêu cầu của Công ước CITES đối với những loài động vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES/Other information requires by CITES to those animals specified in Annex I of the CITES:
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình (Phố Ngô Quyền, phường Nam Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Cán bộ kiểm lâm tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Chi cục Kiểm lâm phải thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn hoặc hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
Bước 2. Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận
- Cán bộ tiếp nhận, chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý giải quyết.
- Bộ phận chuyên môn tiến hành thẩm định hồ sơ và chuyển đến người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
- Bước 3. Đến ngày hẹn, Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục IV-B của Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
Lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Hồ sơ gửi kèm công văn đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản động vật hoang dã (theo mẫu phụ lục IV-B của Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011)
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật phải có các điều kiện sau đây:
- Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.
- Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.
- Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.
- Bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.
- Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định 82/2006/NĐ-CP cho phép.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
- Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp.
PHỤ LỤC IV-B
HỒ SƠ KÈM THEO CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TẠI CÁC PHỤ LỤC II, III CỦA CÔNG ƯỚC CITES VÀ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ)
Annex IV-B
DOCUMENTS ATTACHED REQUEST FOR REGISTRATION OF FARMS FOR BREEDING OF WILD ANIMALS SPECIFIED IN APPENDIX II AND APPENDIX III OF CITES AND IN ACCORDANCE WITH THE LAWS OF VIETNAM
(in accompanied with Decree of Government No 98/2011/ND-CP, October, 26, 2011)
Tên và địa chỉ của trại/Name and address of the farm:
1. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện/The full name of the farmer or his representatives:
Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport: Ngày cấp/date: Nơi cấp/place:
2. Loài đăng ký nuôi sinh sản (tên khoa học và tên thông thường)/Registered breeding species (scientific names and common names):
3. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản/Details about the number and age of males, female reproduction in the breed:
4. Tài liệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu đó phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia/Documents proving that the breed is considered illegal under current regulations, or if imported, they must prove that the import is consistent with the provisions of CITES and national legislation:
5. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cường nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen/Written assessment of needs and supply samples to strengthen seed breeding to develop genetic resources:
6. Loại sản phẩm xuất khẩu (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác)/Product categories exports (live animals, skins, his parish, serum, organs or other derivatives):
7. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức lưu trữ thông tin/Describes the infrastructure of the farm: area, breeding technologies, food supply, veterinary capacity, environmental sanitation and how to store information:
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình (phố Ngô Quyền, phường Nam Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Cán bộ kiểm lâm tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn hoặc hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
Bước 2. Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận
- Cán bộ tiếp nhận, chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý giải quyết.
- Bộ phận chuyên môn tiến hành thẩm định hồ sơ và gửi hồ sơ đã thẩm định cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
- Cơ quan quản lý CITES Việt Nam xem xét, gửi hồ sơ đăng ký cho Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế để xem xét, chấp nhận.
- Khi nhận được ý kiến chấp nhận của Ban Thư ký CITES quốc tế, cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Bước 3. Đến ngày hẹn, Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục III-A của Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, cụ thể:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, Chi cục Kiểm lâm phải thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Chi cục Kiểm lâm hoàn thành việc thẩm định và gửi hồ sơ đã thẩm định cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam. (Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ: trong thời hạn 05 ngày làm việc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phải thông báo lý do từ chối cho Chi cục Kiểm lâm và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân). Trường hợp chấp nhận hồ sơ, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam xem xét, gửi hồ sơ đăng ký cho Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế để xem xét, chấp nhận trong thời gian 15 ngày làm việc. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến chấp nhận của Ban Thư ký CITES quốc tế, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
Lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu đề nghị cấp giấy phép, chứng nhận cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài phụ lục I của Công ước CITES (Phụ lục III-A của Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp)
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ sở được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo.
- Cơ sở trồng cấy nhân tạo phải được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận việc trồng cấy nhân tạo không ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.
- Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật trồng cấy nhân tạo, chăm sóc cây trồng và ngăn ngừa dịch bệnh.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
- Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp.
PHỤ LỤC III-A
MẪU ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP, CHỨNG NHẬN CƠ SỞ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO CÁC LOÀI PHỤ LỤC I CỦA CÔNG ƯỚC CITES
(Ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ)
Annex III-A
SAMPLE REQUEST FOR REGISTRATION FARM OF PLANT SPECIES BELONG TO CITES APPENDIX I
(in accompanied with Decree of Government No 98/2011/ND-CP, October, 26, 2011)
1. Tên và địa chỉ của cơ sở/Name and address of the requested farm:
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện/Full name owners or their representatives:
Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport: Ngày cấp/date: Nơi cấp/place:
3. Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa học, tên thông thường)/Registration species for artificial propagation (scientific name, common names):
4. Số lượng loài thực vật đăng ký trồng cấy nhân tạo/Number of plant species and artificial propagation register:
5. Mô tả nguồn giống của loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tài liệu chứng minh nguồn giống được khai thác hoặc nhập khẩu hợp pháp)/Description of seed sources of species for artificial propagation register (documented seed sources are exploited or legally imported:
6. Mô tả phương pháp trồng cấy nhân tạo/Described methods for artificial propagation:
7. Mô tả điều kiện hạ tầng cơ sở/Description of infrastructure conditions:
8. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới/Annual output of previous, current and expected in the coming years:
9. Giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch bệnh hoặc không gây hại cho các hoạt động kinh tế khác của quốc gia đối với các cơ sở trồng cấy nhân tạo những loài không phân bố ở Việt Nam/Certificate specimens do not carry diseases or harmful to other economic activities of national institutions for the artificial propagation of the species are not distributed in Vietnam:
10. Các thông tin khác theo yêu cầu của Công ước CITES đối với những loài thực vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES/Other required information by CITES for plant species in Appendix I of the CITES:
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình (Phố Ngô Quyền, phường Nam Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Cán bộ kiểm lâm tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Chi cục Kiểm lâm phải thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn hoặc hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
Bước 2. Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận
- Cán bộ tiếp nhận, chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý giải quyết.
- Bộ phận chuyên môn tiến hành thẩm định hồ sơ và chuyển đến người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
Bước 3. Đến ngày hẹn, Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ: Hồ sơ đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục IV-A Nghị định 98/2011/NĐ-CP, ngày 26/10/2011 của Chính phủ.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
Lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu hồ sơ kèm công văn đề nghị đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của Công ước CITES (phụ lục IV-A của Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011)
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ sở được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo.
- Cơ sở trồng cấy nhân tạo phải được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận việc trồng cấy nhân tạo không ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.
- Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật trồng cấy nhân tạo, chăm sóc cây trồng và ngăn ngừa dịch bệnh.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
- Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp.
PHỤ LỤC IV-A
HỒ SƠ KÈM THEO CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ CƠ SỞ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO THỰC VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TẠI PHỤ LỤC II, III CỦA CÔNG ƯỚC CITES VÀ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ)
Annex IV-A
ATTACHED DOCUMENTS REQUEST FOR REGISTRATION OF ESTABLISHMENTS FOR ARTIFICIAL PROPAGATION OF WILD PLANTS SPECIFIED IN APPENDIX II AND APPENDIX III OF CITES AND IN ACCORDANCE WITH THE LAWS OF VIETNAM
(in accompanied with Decree of Government No 98/2011/ND-CP, October, 26, 2011)
1. Tên và địa chỉ của cơ sở/Name and address of the farm:
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện/Full name owners or their representatives:
Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport: Ngày cấp/date: Nơi cấp/place:
3. Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa học và tên thông thường)/Registration species for artificial propagation (the scientific name and common names):
4. Mô tả số lượng nguồn giống khai thác hợp pháp từ tự nhiên/Describes the number of seed sources from the legal exploitation of natural:
5. Mô tả điều kiện hạ tầng và phương thức trồng cấy/Description infrastructure conditions and cultivation method:
6. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới/Annual output of previous, current and expected in the coming years:
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng nộp hồ sơ đến Chi cục bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình (Đường Nguyễn Huệ - Phường Nam Bình - TP. Ninh Bình).
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ Chi cục bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho người đề nghị biết để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Chi cục bảo vệ thực vật tiến hành thẩm định hồ sơ, xem xét và cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng.
Bước 4: Trả giấy chứng nhận vào các ngày làm việc trong tuần.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng của tổ chức hành nghề xông hơi khử trùng (theo mẫu).
- Quy trình kỹ thuật, danh mục phương tiện, trang thiết bị xông hơi khử trùng đã sửa đổi, bổ sung, cập nhật theo quy định;
- Danh sách cán bộ đã được cấp Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng, Thẻ xông hơi khử trùng đang làm việc tại đơn vị kèm theo bản sao chụp các chứng chỉ và thẻ;
- Báo cáo tình hình hoạt động xông hơi khử trùng của đơn vị (theo mẫu);
- Biên bản kiểm tra về môi trường, phòng cháy chữa cháy của các cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn hoạt động của đơn vị.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận (thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận là 5 năm kể từ ngày cấp).
Lệ phí: Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (theo mẫu phụ lục 06 tại Thông tư 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
- Báo cáo tình hình hoạt động xông hơi khử trùng của đơn vị (theo mẫu tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng trong một số trường hợp sau:
a) Thay đổi bất kỳ nội dung, thông tin liên quan tới Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng.
b) Trường hợp bị rách, cũ nát, hoặc không xác định rõ các nội dung thông tin trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng.
c) Trường hợp bị mất, thất lạc phải có bản giải trình của tổ chức, các nhân đề nghị cấp lại.
Các trường hợp quy định tại điểm a, b nêu trên, khi cấp lại phải thu hồi giấy đã cấp.
(Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ NN và PTNT)
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ về kiểm dịch thực vật.
- Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy định quản lý Nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
- Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phụ lục 6
(Ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT )
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG
Kính gửi: .............................................
Tên tổ chức hoạt động xông hơi khử trùng: ..............................................................
Địa chỉ: ......................................................................................................................
Điện thoại: .................................................................................................................
Đề nghị quý cơ quan cấp (cấp lại) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng cho cơ quan chúng tôi:
Phạm vi hành nghề: thực hiện xông hơi khử trùng đối với :
Vật thể xuất nhập khẩu và quá cảnh;
Vật thể nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh;
Vật thể bảo quản nội địa;
Vật liệu, bao bì đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế;
Các trường hợp khác.............................................................................................
...................................................................................................................................
Quy mô (m3/năm):.....................................................................................................
Hồ sơ kèm theo:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đã được cấp: số ........... (bản sao)
Danh sách cán bộ đã được cấp Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng đang làm việc tại đơn vị, kèm bản sao các chứng chỉ đó. Số lượng: ................chứng chỉ. Trình bày rõ các trường hợp có sự thay đổi.
Danh sách người trực tiếp khử trùng được cấp thẻ XHKT đang làm việc tại đơn vị, kèm bản sao các thẻ đó. Số lượng .............thẻ. Trình bày rõ các trường hợp có sự thay đổi.
Danh mục phương tiện, trang thiết bị hành nghề tại thời điểm đề nghị
Quy trình kỹ thuật xông hơi khử trùng bổ sung, cập nhật
Các giấy tờ khác do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp: Chứng nhận tuân thủ yêu cầu vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ của lần kiểm tra gần nhất.
Báo cáo theo Phụ lục 9 Thông tư 38/2010/TT-BNNPTNT và Phụ lục 7 Quyết định 89/2007/QĐ-BNN.
Các giấy tờ liên quan khác (nếu có) :...................................................................
Vào sổ số : ..........ngày_____/____/______ | , ngày........ tháng......năm..... |
ĐƠN VỊ KHỬ TRÙNG:……………………….
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG 6 THÁNG/NĂM……….
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật/Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh……..
Theo quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Quyết định số ……/2007/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Công ty ……….. xin báo cáo tình hình hoạt động xông hơi khử trùng 6 tháng/năm….) như sau:
I. NHẬP KHẨU
Loại thuốc xông hơi khử trùng | Tồn kho (kg) | Nhập mới | Tổng (kg) | Ghi chú | ||
Số Giấy phép Nhập khẩu | Khối lượng (kg) | Nhập khẩu từ nước | ||||
Methyl Bromide (MB) |
|
|
|
|
|
|
Phosphine (PH3) |
|
|
|
|
|
|
Các thuốc khử trùng khác |
|
|
|
|
|
|
II. SỬ DỤNG METHYL BROMIDE
Khử trùng nông sản xuất khẩu | Thực hiện TCQT số 15 | Khử trùng hàng nhập khẩu | Xử lý đất trồng trọt | Các ứng dụng khác | Tổng | |||||||
Khối lượng nông sản (tấn) | Khối lượng MB (kg) | Thể tích (m3) | Khối lượng MB (kg) | Khối lượng hàng được xử lý (tấn) | Khối lượng MB (kg) | Diện tích (m2) | Khối lượng MB (kg) | Tên ứng dụng | Khối lượng được xử lý (tấn) | Khối lượng MB (kg) | Khối lượng hàng hóa (tấn) | Khối lượng MB (kg) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. SỬ DỤNG PHOSPHINE
Khử trùng nông sản xuất khẩu | Khử trùng hàng nhập khẩu | Khử trùng hàng hóa bảo quản | Tổng | ||||
Khối lượng nông sản (tấn) | Khối lượng PH3 (kg) | Khối lượng hàng được xử lý (tấn) | Khối lượng PH3 (kg) | Khối lượng hàng hóa (tấn) | Khối lượng PH3 (kg) | Khối lượng hàng hóa (tấn) | Khối lượng PH3 (kg) |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ……………, ngày………tháng………..năm………….. |
Thủ tục Cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân đến xin cấp/cấp lại giấy chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng nộp hồ sơ tại Chi cục bảo vệ thực vật (Đường Nguyễn Huệ - Phường Nam Bình - TP Ninh Bình).
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Chi cục bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho người xin cấp biết để hoàn thiện.
Bước 3: Chi cục tiến hành thẩm định hồ sơ, xem xét cấp chứng chỉ.
Bước 4: Trả giấy chứng chỉ vào các ngày làm việc trong tuần.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (theo mẫu).
- Bản sao chụp Giấy chứng minh nhân dân (có mang theo bản chính để đối chứng) hoặc bản sao chứng thực;
- Bản sao chụp bằng tốt nghiệp đại học của một (01) trong các chuyên ngành về hóa chất, bảo vệ thực vật, trồng trọt hoặc nông học (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày cấp;
- 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
Lệ phí: Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng là: 200.000 đ/chứng chỉ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (mẫu tại phụ lục 07 Thông tư 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
- Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên của 01 (một) trong các chuyên ngành về hóa chất, bảo vệ thực vật, trồng trọt hoặc nông học.
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xông hơi khử trùng;
- Có Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.
Việc cấp lại chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng trong một số trường hợp sau:
a) Thay đổi bất kỳ nội dung, thông tin liên quan tới Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng.
b) Trường hợp bị rách, cũ nát, hoặc không xác định rõ các nội dung thông tin trên Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng.
c) Trường hợp bị mất, thất lạc phải có bản giải trình của tổ chức, các nhân đề nghị cấp lại.
Các trường hợp quy định tại điểm a, b nêu trên, khi cấp lại phải thu hồi giấy đã cấp.
(Nghị định số 98/2011/NĐ-CP và Nghị định 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ)
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ vể kiểm dịch thực vật.
- Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp.
- Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy định quản lý Nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
- Thông tư 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí bảo vệ kiểm dịch thực vật và quản lý thuộc bảo vệ thực vật.
Phụ lục 7
(Ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT )
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG
Kính gửi: ..................................
Họ tên: ............................................................. Ngày sinh:......................Nam/Nữ
Đơn vị công tác:.....................................................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................................................
Chức danh: ...........................................................................................................
Trình độ chuyên môn: ...........................................................................................
Phạm vi hành nghề: thực hiện xông hơi khử trùng đối với :
Vật thể xuất nhập khẩu và quá cảnh;
Vật thể nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh;
Vật thể bảo quản nội địa;
Vật liệu, bao bì đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế;
Các trường hợp khác..........................................................................................
................................................................................................................................
Hồ sơ kèm theo :………………………………………………………………...
Bằng tốt nghiệp đại học về Hoá chất (liên quan đến bảo vệ thực vật); Bảo vệ thực vật/Trồng trọt hoặc Nông học phù hợp (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao hợp pháp;
Giấy xác nhận thời gian hoạt động trong lĩnh vực xông hơi khử trùng (đối với trường hợp cấp lần đầu)
Giấy chứng nhận sức khoẻ
Bản chụp giấy chứng minh nhân dân của người đề nghị cấp/cấp lại
Ảnh chân dung 4cm x 6cm: 2 chiếc
Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng đã được cấp hoặc bản giải trình lý do đề nghị cấp lại (đối với trường hợp cấp lại)
Tôi xin cam đoan sẽ chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xông hơi khử trùng trong suốt quá trình hành nghề, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
| , ngày........ tháng......năm..... |
Thủ tục Cấp/cấp lại thẻ xông hơi khử trùng
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân đề nghị cấp/ cấp lại thẻ xông hơi khử trùng nộp hồ sơ tại Chi cục bảo vệ thực vật (Đường Nguyễn Huệ - Phường Nam Bình - TP. Ninh Bình).
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Chi cục bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho người xin cấp/cấp lại biết để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Chi cục tiến hành thẩm định hồ sơ, xem xét cấp thẻ xông hơi khử trùng.
Bước 4: Trả thẻ vào các ngày làm việc trong tuần.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp/cấp lại thẻ xông hơi khử trùng (theo mẫu);
- Bản sao chụp Giấy chứng minh (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực;
- Bản sao chụp kết quả học tập về xông hơi khử trùng, mang theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn sáu (06) tháng trở lên kể từ ngày cấp;
- 02 ảnh cỡ 2cm x 3cm.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, theo quy định.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Thẻ xông hơi khử trùng.
Lệ phí: Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp/cấp lại thẻ xông hơi khử trùng (theo mẫu phụ lục 08 Thông tư 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Phải qua lớp tập huấn về xông hơi khử trùng, được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành kiểm tra trình độ chuyên môn tay nghề.
- Có Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo qui định.
Việc cấp lại thẻ xông hơi khử trùng trong một số trường hợp sau:
a) Thay đổi bất kỳ nội dung, thông tin liên quan tới Thẻ xông hơi khử trùng.
b) Trường hợp bị rách, cũ nát, hoặc không xác định rõ các nội dung thông tin trên Thẻ xông hơi khử trùng.
c) Trường hợp bị mất, thất lạc phải có bản giải trình của tổ chức, các nhân đề nghị cấp lại.
Các trường hợp quy định tại điểm a, b nêu trên, khi cấp lại phải thu hồi giấy đã cấp.
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ về kiểm dịch thực vật;
- Thông tư 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy định quản lý Nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Phụ lục 8.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI THẺ XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG
Kính gửi: .............................................
Họ tên: ..................................................... Ngày sinh:...........................Nam/Nữ
Đơn vị công tác:......................................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................
Chức danh: ............................................................................................................
Trình độ chuyên môn: ............................................................................................
Trình độ văn hoá: ...................................................................................................
Phạm vi hành nghề: thực hiện xông hơi khử trùng đối với :
Vật thể xuất nhập khẩu và quá cảnh;
Vật thể nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh;
Vật thể bảo quản trong nước;
Vật liệu, bao bì đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế;
Các trường hợp khác..........................................................................................
................................................................................................................................
Hồ sơ kèm theo:
Bản kết quả học tập về xông hơi khử trùng (bản sao công chứng, chứng thực hoặc bản chụp mang theo bản chính để đối chiếu)
Giấy chứng nhận sức khoẻ
Bản chụp giấy chứng minh nhân dân của người đề nghị cấp/cấp lại;
Ảnh chân dung 2cm x 3cm: 2 chiếc
Thẻ xông hơi khử trùng đã được cấp (đối với trường hợp cấp lại)
Tôi xin cam đoan sẽ chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xông hơi khử trùng trong suốt quá trình hành nghề, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
| ............. , ngày.......tháng .....năm ......... |
Thủ tục Cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất gia công, sang chai, đóng gói thuốc Bảo vệ thực vật
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề nộp hồ sơ đến Chi cục Bảo vệ thực vật (Đường Nguyễn Huệ - Phường Nam Bình - TP. Ninh Bình) hoặc các trạm BVTV các huyện, thị xã, thành phố bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Chi cục bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản cho người xin cấp để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Chi cục tiến hành thẩm định hồ sơ, xem xét cấp chứng chỉ.
Bước 4: Trả giấy chứng chỉ vào các ngày làm việc trong tuần.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất gia công, sang chai, đóng gói thuốc Bảo vệ thực vật (theo mẫu).
- Bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu, hoặc bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên về hóa học, hoặc nông học (ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật).
- Giấy chứng nhận sức khỏe do trung tâm y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp.
- 02 ảnh chân dung cỡ 4x6cm.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, theo quy định của pháp luật. Trường hợp người xin cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề ở tại nhũng vùng xa xôi, hẻo lánh hoặc ở những vùng mà việc đi lại gặp nhiều khó khăn phải nộp hồ sơ qua Trạm bảo vệ thực vật thì thời hạn là mười hai (12) ngày làm việc, kể từ ngày Trạm bảo vệ thực vật nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề
Phí, Lệ phí:
- Phí thẩm định phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV: 800.000 đ/lần.
- Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV: 200.000 đ/chứng chỉ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu Đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật (phụ lục 9 Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có bằng chuyên môn về hóa học hoặc bảo vệ thực vật từ đại học trở lên.
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.
(Điều 8 Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ)
Chứng chỉ hành nghề được cấp lại trong những trường hợp sau:
a) Chứng chỉ hành nghề bị mất, thất lạc; bị hư hỏng không thể sử dụng được;
b) Có sự thay đổi về thông tin của người đã được cấp chứng chỉ liên quan đến nội dung của Chứng chỉ hành nghề.
c) Các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ sau khi thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Các trường hợp quy định tại Điểm a, b nêu trên, khi cấp lại phải thu hồi giấy đã cấp.
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
- Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ Kiểm dịch thực vật, Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ NN& PTNT ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Thông tư 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí bảo vệ kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Phụ lục 9. Đơn đề nghị cấp/ cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP/ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ SẢN XUẤT, GIA CÔNG, SANG CHAI, ĐÓNG GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi : Chi cục bảo vệ thực vật ( tỉnh, thành phố) .................
Họ và tên (Viết chữ in): .......................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .................................. Tại ................................................
Chức vụ: ................................................................................................................
Đơn vị công tác: ....................................................................................................
Số chứng minh thư nhân dân ……………Ngày cấp …………Nơi cấp………
Trình độ chuyên môn: ...........................................................................................
Đã tốt nghiệp đại học: ...........................................................................................
Số bằng .................................................... Ngày cấp ............................................
Địa chỉ cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật: .....
................................................................................................................................
Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, nếu vi phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý chuyên ngành và pháp luật.
| ......................., ngày tháng năm 20 |
Thủ tục Cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề nộp hồ sơ đến Chi cục Bảo vệ thực vật (Đường Nguyễn Huệ - Phường Nam Bình - TP. Ninh Bình) hoặc các trạm BVTV các huyện, thị xã, thành phố bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Chi cục bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản cho người xin cấp để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Chi cục tiến hành thẩm định hồ sơ, xem xét cấp chứng chỉ.
Bước 4: Trả giấy chứng chỉ vào các ngày làm việc trong tuần.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu).
- Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, sư phạm nông nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã tham dự lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi Cục Bảo vệ thực vật tỉnh cấp;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;
- 02 ảnh 4x6cm.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, theo quy định. Trường hợp người xin cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề ở tại những vùng xa xôi, hẻo lánh hoặc ở những vùng mà việc đi lại gặp nhiều khó khăn phải nộp hồ sơ qua Trạm bảo vệ thực vật thì thời hạn là mười hai (12) ngày làm việc, kể từ ngày Trạm bảo vệ thực vật nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề
Lệ phí: Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV: 200.000 đ/chứng chỉ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu Đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục 10 của Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có văn bằng trung cấp trở lên của 01 trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, sư phạm nông nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã tham dự lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi Cục Bảo vệ thực vật tỉnh cấp.
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.
(quy định tại Nghị định số 98/2011/NĐ-CP và Điều 17 Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ).
Chứng chỉ hành nghề được cấp lại trong những trường hợp sau:
a) Chứng chỉ hành nghề bị mất, thất lạc; bị hư hỏng không thể sử dụng được;
b) Có sự thay đổi về thông tin của người đã được cấp chứng chỉ liên quan đến nội dung của Chứng chỉ hành nghề.
c) Các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ sau khi thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Các trường hợp quy định tại Điểm a, b nêu trên, khi cấp lại phải thu hồi giấy đã cấp.
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
- Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ Kiểm dịch thực vật, Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp.
- Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định về quản Iý thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ NN& PTNT ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tư 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí bảo vệ kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Phụ lục 10. Đơn đề nghị cấp/ cấp lại chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP/CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi : Chi cục bảo vệ thực vật ( tỉnh, thành phố) .................
Họ và tên (Viết chữ in): ........................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .................................. Tại ................................................
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………….................
Số chứng minh thư nhân dân ……………Ngày cấp …………Nơi cấp……………
Đã tốt nghiệp (đại học, trung cấp nông lâm nghiệp, lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật) ...........................................................................................
Nơi cấp ............................................ ........Ngày cấp .............................................
Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, nếu vi phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý chuyên ngành và pháp luật.
| ......................., ngày tháng năm 20 |
- 1Quyết định 900/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, thay thế, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre
- 2Quyết định 1678/QĐ-UBND công bố sửa đổi Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai
- 3Quyết định 2076/QĐĐC-UBND đính chính Quyết định 1678/QĐ-UBND công bố sửa đổi thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Quyết định 900/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, thay thế, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre
- 4Quyết định 1678/QĐ-UBND công bố sửa đổi Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai
- 5Quyết định 2076/QĐĐC-UBND đính chính Quyết định 1678/QĐ-UBND công bố sửa đổi thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai
Quyết định 243/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 243/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/04/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Bùi Văn Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/04/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra