Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 243-QĐ/TW | Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG VỚI UỶ BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG TRONG CÔNG TÁC NỘI CHÍNH, PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT, THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI và Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XI;
- Căn cứ Quyết định số 162-QĐ/TW và Quy định số 163-QĐ/TW, ngày 01-02-2013 của Bộ Chính trị về thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- Căn cứ Quyết định số 158-QĐ/TW và Quyết định số 159-QĐ/TW, ngày 28-12-2012 của Bộ Chính trị về thành lập Ban Nội chính Trung ương và chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương;
- Xét đề nghị của Ban Nội chính Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương,
BAN BÍ THƯ QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
Điều 2. Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương chỉ đạo ban nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ phối hợp với uỷ ban kiểm tra cùng cấp tham mưu, giúp ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ xây dựng, ban hành quy chế phối hợp công tác giữa ban nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ với uỷ ban kiểm tra cùng cấp trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
Điều 3. Ban Nội chính Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, các ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| T/M BAN BÍ THƯ |
QUY CHẾ PHỐI HỢP
GIỮA BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG VỚI UỶ BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG TRONG CÔNG TÁC NỘI CHÍNH, PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT, THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG
(Kèm theo Quyết định số 243-QĐ/TW, ngày 04-6-2014 của Ban Bí thư)
Điều 1. Phạm vi phối hợp
Ban Nội chính Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (gọi tắt là hai cơ quan) phối hợp thực hiện công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và thực hiện nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giao thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hai cơ quan.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp
1- Phối hợp công tác trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách, quy định của Đảng; thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
2- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan; tích cực, chủ động hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
3- Thực hiện đúng chế độ bảo mật thông tin, tài liệu theo quy định của Đảng và Nhà nước.
Điều 3. Nội dung phối hợp
1- Thông báo, cung cấp, trao đổi thông tin giữa hai cơ quan về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan. Phát hiện tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng để xem xét, xử lý kỷ luật về đảng và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật về đảng, chính quyền, đoàn thể theo phân cấp quản lý cán bộ hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
2- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên theo phân cấp khi có dấu hiệu vi phạm và giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng liên quan đến công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng. Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thông báo, kết luận, quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý liên quan đến công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng.
3- Nghiên cứu tham mưu với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng những nội dung có liên quan đến công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
4- Tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở các cơ quan nội chính Trung ương, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam; việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng ở các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.
5- Thực hiện nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giao về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
6- Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo, phối hợp kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên thuộc thẩm quyền; yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền xử lý kỷ luật về chính quyền đối với cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
7- Cung cấp, trao đổi thông tin về cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có liên quan đến công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Phối hợp tham mưu giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ trong các cơ quan nội chính Trung ương, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
8- Nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.
9- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho chuyên viên theo dõi địa bàn, lĩnh vực của hai cơ quan hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Trách nhiệm phối hợp
1- Ban Nội chính Trung ương
1.1- Phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, thực hiện nội dung nêu tại các khoản 2,3,4,5,6,7 Điều 3 Quy chế này theo đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
1.2- Khi thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng hoặc phát hiện tổ chức đảng, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có dấu hiệu vi phạm, có đơn tố cáo, đơn khiếu nại kỷ luật đảng thì thông báo và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho Uỷ ban Kiểm tra Trung ương để phối hợp xem xét, xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền.
1.3- Phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm và giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng có liên quan đến công tác nội chính, phòng chống tham nhũng hoặc do cấp có thẩm quyền giao. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thông báo, kết luận, quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong các cơ quan nội chính Trung ương, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
1.4- Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn, đôn đốc các cấp uỷ, tổ chức đảng thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng; kiến nghị, yêu cầu tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý vi phạm của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên liên quan đến công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng.
1.5- Định kỳ ba tháng, sáu tháng, hằng năm, cuối nhiệm kỳ hoặc đột xuất thông báo bằng văn bản đến Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về tình hình và kết quả xử lý các vụ, việc thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng liên quan đến tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
1.6- Thông báo bằng văn bản để Uỷ ban Kiểm tra Trung ương phối hợp nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng, chủ trương về cơ chế, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng.
1.7- Mời đại diện lãnh đạo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, chuyên viên theo dõi địa bàn, lĩnh vực dự các cuộc họp lãnh đạo Ban, hội nghị sơ kết, tổng kết, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, học tập, hội thảo có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
1.8- Khi gửi Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng những văn bản, tài liệu có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng thì đồng gửi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
1.9- Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Nội chính Trung ương. Khi được cấp có thẩm quyền giao, tham gia các cuộc kiểm tra, giám sát do Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì có liên quan đến lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng.
2- Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
2.1- Phối hợp với Ban Nội chính Trung ương tham mưu, thực hiện nội dung nêu tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 3 Quy chế này theo đề nghị của Ban Nội chính Trung ương.
2.2-Khi thực hiện nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giao và khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, thi hành lỷ luật đảng, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng thì cung cấp, trao đổi thông tin, có văn bản đề nghị Ban Nội chính Trung ương phối hợp thực hiện.
2.3- Chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương trong việc kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm và giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng có liên quan đến công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng hoặc do cấp có thẩm quyền giao; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện thông báo, kết luận, quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong các cơ quan nội chính Trung ương, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
2.4- Thông báo bằng văn bản để Ban Nội chính Trung ương phối hợp nghiên cứu, tham mưu với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Nội chính Trung ương.
2.5- Định kỳ ba tháng, sáu tháng, hằng năm, cuối nhiệm kỳ hoặc đột xuất, thông báo bằng văn bản đến Ban Nội chính Trung ương về tình hình, kết quả kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng liên quan đến lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng.
Trao đổi, cung cấp cho Ban Nội chính Trung ương về tình hình cán bộ trong các cơ quan nội chính Trung ương, Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Khi gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông báo, kết luận kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng, quyết định thi hành kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nội chính Trung ương, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt nam thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì đồng gửi Ban Nội chính Trung ương.
2.6- Chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định xử lý cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý vi phạm trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng.
2.7- Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin, kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm liên quan đến lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng thì Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thông báo hoặc chuyển tải tài liệu liên quan đến Ban Nội chính Trung ương để phối hợp xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền.
2.8- Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các đề nghị của Ban Nội chính Trung ương có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Khi được cấp có thẩm quyền giao, tham gia các cuộc kiểm tra, giám sát do Ban Nội chính Trung ương chủ trì đối với các cấp uỷ, tổ chức đảng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng.
2.9- Mời đại diện Ban Nội chính Trung ương, chuyên viên theo dõi địa bàn, lĩnh vực tham dự các cuộc họp thường kỳ hoặc đột xuất, các hội nghị sơ kết, tổng kết, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, học tập, hội thảo về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng có nội dung liên quan đến công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng.
3- Ngoài những nội dung thuộc trách nhiệm phối hợp nêu trên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có nội dung cần phối hợp thì lãnh đạo hai cơ quan trao đổi, thống nhất gửi tài liệu, thông tin hoặc cử cán bộ phối hợp thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan.
Điều 5. Phương pháp phối hợp
1- Cử cán bộ phối hợp
Khi có yêu cầu cử cán bộ phối hợp, cơ quan có yêu cầu chủ động gửi văn bản đề nghị cơ quan được yêu cầu cử cán bộ tham gia.
2- Trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, tham gia ý kiến
2.1- Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc thực hiện nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao, hai cơ quan trao đổi, cung cấp cho nhau những thông tin, tài liệu đã được thẩm tra, xác minh, kết luận về những vấn đề có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng và công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng.
2.2- Khi cần lấy ý kiến tham gia, cơ quan có yêu cầu chủ động gửi văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến cơ quan được yêu cầu trước 10 ngày làm việc.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản, cơ quan được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan khi có yêu cầu; nếu quá thời gian đó mà không có ý kiến trả lời thì coi như nhất trí và cùng chịu trách nhiệm về vấn đề đã được trao đổi. Trường hợp phức tạp, cần phải có thêm thời gian, cơ quan được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan yêu cầu biết.
3- Tổ chức các cuộc họp
3.1- Đối với những vấn đề quan trọng cần thảo luận thì cơ quan nêu vấn đề chủ trì tổ chức họp đại diện lãnh đạo hai cơ quan trước khi quyết định theo thẩm quyền của mỗi cơ quan hoặc trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng xem xét, quyết định.
3.2- Nếu hai cơ quan còn có ý kiến khác nhau thì báo cáo đầy đủ bằng văn bản về những ý kiến đó để Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng xem xét, quyết định.
Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1- Ban Nội chính Trung ương phân công một đồng chí Phó trưởng ban, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương phân công một đồng chí Phó Chủ nhiệm Uỷ ban trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện Quy chế này.
2- Lãnh đạo hai cơ quan có trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, đảng viên hai cơ quan và giao đơn vị chủ trì, tham mưu thực hiện.
Điều 7. Giải quyết vấn đề phát sinh do cấp trên giao
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giao, nếu có vấn đề phát sinh thì cơ quan được giao nhiệm vụ thông báo kịp thời để cơ quan kia thực hiện hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết.
Điều 8. Đánh giá kết quả thực hiện Quy chế
1- Hằng năm hoặc khi cần thiết, hai cơ quan tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm, bàn biện pháp thực hiện Quy chế.
2- Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chuẩn bị các cuộc họp giữa hai cơ quan và tổng hợp, báo cáo Ban Bí thư.
- 1Quyết định 668-QĐ/UBKTTW năm 2017 về bổ sung mẫu văn bản nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng do Ủy ban Kiểm tra Trương ương ban hành
- 2Quy định 01-QĐi/TW năm 2018 về trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Công văn 5705-CV/UBKTTW năm 2020 về tổng kết Quy định 30 thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành
- 4Quyết định 35-QĐ/TW năm 2021 về Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 1Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011
- 2Quyết định 159-QĐ/TW năm 2012 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Quyết định 158-QĐ/TW năm 2012 thành lập Ban Nội chính Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Hiến pháp 2013
- 5Quyết định 668-QĐ/UBKTTW năm 2017 về bổ sung mẫu văn bản nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng do Ủy ban Kiểm tra Trương ương ban hành
- 6Quy định 01-QĐi/TW năm 2018 về trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Công văn 5705-CV/UBKTTW năm 2020 về tổng kết Quy định 30 thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành
- 8Quyết định 35-QĐ/TW năm 2021 về Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Quyết định 243-QĐ/TW năm 2014 về Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Số hiệu: 243-QĐ/TW
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/06/2014
- Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương
- Người ký: Lê Hồng Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra