Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2411/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, TỶ LỆ 1/2.000

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Kết luận số 54-KL/TW ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Chính trị về việc điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2.000;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2.000 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. PHẠM VI RANH GIỚI, QUY MÔ

Quy mô lập quy hoạch điều chỉnh mở rộng là 134,5 ha, được giới hạn bởi:

- Phía Bắc là phố Phan Đình Phùng, đường Thanh Niên, hồ Tây đường Hoàng Hoa Thám.

- Phía Nam là đường Trần Phú, Nguyễn Thái Học và Sơn Tây.

- Phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương.

- Phía Tây là đường Ngọc Hà.

II. MỤC TIÊU VÀ TÍNH CHẤT

1. Mục tiêu:

- Đáp ứng nhu cầu làm việc ổn định lâu dài cho các cơ quan Trung ương, hoàn thiện không gian kiến trúc cảnh quan toàn Khu trung tâm chính trị Ba Đình.

- Bảo tồn, tôn vinh các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh, di sản văn hóa, lịch sử, kiến trúc đô thị

- Làm cơ sở pháp lý để quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng.

2. Tính chất:

- Là trung tâm Chính trị, nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.

- Là khu vực có nhiều giá trị mang tầm quốc gia về văn hóa, lịch sử không gian kiến trúc gắn liền với lịch sử phát triển đất nước và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Là trung tâm quan trọng của Thủ đô, nơi tổ chức các hoạt động chính trị, văn hóa trọng đại của cả nước và các hoạt động tham quan du lịch.

III. NHỮNG NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH

1. Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất

Cơ cấu sử dụng đất Khu trung tâm chính trị Ba Đình trước và sau khi điều chỉnh quy hoạch được thể hiện trong bảng dưới đây:

Số TT

Loại đất

Theo QĐ 543/QĐ-TTg (ha)

Tỷ lệ (%)

Điều chỉnh (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Đất xây dựng công trình

58,88

56

60,69

45,1

2

Cây xanh công viên mặt nước, thảm cỏ quảng trường (bao gồm khu công viên văn hóa lịch sử)

16,69

16

38,62

28,7

3

Đất đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật chung

29,43

28

35,19

26,2

 

Tổng

105

100

134,5

100

2. Các cơ quan và khu dân cư di dời ra ngoài Khu Ba Đình

a) Các Bộ, ngành cần di dời:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ di chuyển đến địa điểm mới theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được duyệt.

Cơ sở vật chất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê chuyển cho Văn phòng Trung ương Đảng sử dụng để làm việc. Quy hoạch lại khu Bộ Tư pháp và toàn bộ khu H6 (giới hạn bởi đường Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Trần Phú, Chu Văn An) thành tổ hợp khách sạn, dịch vụ, hội nghị chung cho các cơ quan tại khu Trung tâm chính trị Ba Đình. Cơ sở vật chất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển cho các cơ quan bảo vệ thuộc Bộ Tư lệnh Lăng và Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.

b) Các khu dân cư cần di dời:

- Khu dân cư phía Bắc Văn phòng Chính phủ: Di dời toàn bộ các hộ dân để mở rộng hoàn thiện không gian công viên ven Hồ Tây và khai thác không gian ngầm làm khu dịch vụ và đỗ xe chung.

- Khu tập thể Bảo tàng Hồ Chí Minh: Di đời các hộ dân nhằm hoàn thiện không gian cho các cơ quan Chính phủ và Chủ tịch nước.

- Khu tập thể Bộ Công an: Di dời toàn bộ các hộ dân. Diện tích sau di chuyển, chuyển cho Trung đoàn 600 (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ) quản lý.

- Khu tập thể Trung đoàn 275 (thuộc Bộ Tư lệnh Lăng): Di dời toàn bộ các hộ dân cư khu vực này.

- Di dời các hộ dân cư đang ở xen trong các biệt thự tại số 4, số 6 Hoàng Diệu, ngõ Nguyễn Cảnh Chân.

- Giải tỏa khu nhà phía Nam thảm cỏ Quảng trường Ba Đình đến khu vực khác phù hợp quy hoạch của Thành phố.

3. Nội dung điều chỉnh, cải tạo các khu chức năng trong khu vực

a) Khu làm việc của cơ quan Trung ương Đảng (Lô C)

Tổng diện tích sau khi được điều chỉnh mở rộng gồm là 9,14 ha, bao gồm: Diện tích hiện trạng là 7,44 ha, diện tích Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê là 1,39 ha, diện tích các hộ dân tại số 4 và số 6 Hoàng Diệu là 0,31 ha.

Hoàn thiện, bàn giao đưa vào sử dụng công trình 4 tầng Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng tại lô C2, giáp phía đường Hùng Vương và khối nhà 03 tàng kéo dài nhà C cân xứng với nhà A theo quy hoạch tổng mặt bằng Trụ sở Trung ương Đảng. Hội trường Trung ương cũ tại số 4 Nguyễn Cảnh Chân chuyển đổi chức năng thành nhà truyền thống của Trung ương Đảng.

Tiếp tục hoàn thiện xây dựng công trình trụ sở làm việc tại các lô C3 và C4 cho Khối các cơ quan Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và một số Ban Đảng.

Các biệt thự dọc đường Phan Đình Phùng hiện là nhà làm việc của một số Ban, ngành của Đảng được bảo tồn tôn tạo, chỉnh trang thành nhà công vụ. Tại khuôn viên biệt thự số 4 và số 6 đường Hoàng Điệu (lô C8) dự kiến sẽ di dời các hộ dân ở đây để chuyển đổi chức năng thành nhà công vụ.

Trụ sở làm việc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê được chuyển thành Trụ sở làm việc cho các cơ quan Trung ương Đảng.

Bảng chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất Lô C (C1 đến C8)

Số TT

Danh mục

Ký hiệu lô đất

Diện tích lô đất (ha)

Mật độ xây dựng (%)

Tầng cao tối đa (Tầng)

1

Khu Trụ sở Trung ương Đảng + Ban đối ngoại Trung ương

C1

2,26

30

4

2

Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng; Hội đồng lý luận Trung ương, Tạp chí xây dựng Đảng, Vụ bảo vệ chính trị (tương lai các biệt thự sẽ chuyển thành khu nhà công vụ)

C2

1,45

35

4

3

Ban Tuyên giáo Trung ương, Vụ Văn hóa, Ban Kiểm tra Trung ương (tương lai các biệt thự sẽ chuyển thành nhà công vụ) và khu nhà công vụ hiện có

C3

1,65

40

9

4

Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đảng ủy khối Trung ương...

C4

0,63

40

11

5

Nhà làm việc của các Ban Đảng và Cục Lưu trữ Trung ương

C5

0,91

35

7

6

Trụ sở Ban tổ chức Trung ương

C6

0,54

40

4

7

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê sẽ chuyển giao cho cơ quan Đảng

C7

1,39

35

5

8

Biệt thự công vụ

C8

0,31

20

3

b) Khu làm việc của cơ quan Văn phòng Chủ tịch nước (Lô B1)

Tổng diện tích dành cho Khu này là 2,95 ha (bao gồm lô B1 là 2,48 ha và lô A8 là 0,47 ha) và cần bảo tồn các công trình Di tích đã được xếp hạng. Mật độ xây dựng 7%; tầng cao tối đa 4 tầng.

Cải tạo công trình Biệt thự 03 tầng kiểu Pháp xây dựng thời thuộc địa (ở phía sau Phủ Chủ tịch) hiện do Trung đoàn 312 đang sử dụng thành Nhà làm việc.

Chuyển bộ phận Trung đoàn 312 tại lô A8 sang Khu vực lô K2 (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay) và sáp nhập diện tích đất lô A8 (0,47 ha) cho Văn phòng Chủ tịch nước.

Xây dựng Bãi đỗ xe ngầm sử dụng chung với cơ quan Chính phủ tại vị trí tập thể Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay, Bãi đỗ xe ngầm, diện tích 0,6 ha, sức chứa được 300 xe. Hạ ngầm trạm điện hiện nay đảm bảo cảnh quan.

c) Khu làm việc của Khối các cơ quan Quốc hội (Lô D1, H7, H8, E2)

Tổng diện tích 2,95 ha, trong đó:

- Nhà Quốc hội tại lô D1, xây dựng 07 tầng (05 tầng nổi, 02 tầng ngầm). Quy mô khoảng 36.000 m2 sàn, diện tích 1,52 ha.

- Trụ sở Văn phòng Quốc hội tại Lô H7 diện tích lô đất: 0,95 ha (22 Hùng Vương) với chiều cao 09 tầng, diện tích sàn xây dựng khoảng 25.000 m2.

- Lô H8 diện tích 0,48 ha hiện nay có một số công trình sử dụng là cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện, sẽ chuyển cho Quốc hội quản lý sử dụng.

Xây dựng bãi đỗ xe ngầm tại khu vực Vườn Kính Thiên (lô E2) phục vụ hoạt động của Quốc hội và trung tâm Ba Đình quy mô 3 tầng ngầm 500 xe. Phần diện tích phía trên bãi đỗ xe ngầm xây dựng vườn hoa cây xanh công cộng phục vụ người dân và du khách.

Bảng chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất Khối các cơ quan Quốc hội (D1, H7, H8, E2)

Số TT

Danh mục

Ký hiệu lô đất

Diện tích lô đất (ha)

Mật độ xây dựng (%)

Tầng cao tối đa (Tầng)

1

Tòa nhà Quốc hội

D1

1,52

80

7

2

Khu Trụ sở Văn phòng Quốc hội

H7

0,95

50

9

3

Khu vực làm việc thuộc cơ quan Quốc hội

H8

0,48

25

7

d) Khu làm việc của cơ quan Chính phủ (Lô B2)

Tổng diện tích điều chỉnh quy hoạch là 5,55 ha (sau khi sáp nhập ô đất A9); mật độ xây dựng 20%; tầng cao tối đa 09 tầng.

Dỡ bỏ một số công trình cũ, công trình hết niên hạn sử dụng để xây dựng Trụ sở mới cao 09 tầng.

Tổ chức sân đón khách trước công trình Trụ sở Chính phủ, chỉnh trang bố trí lại hệ thống sân vườn, hệ thống giao thông, bãi đỗ xe cho khách và cán bộ.

Xây dựng bãi đỗ xe ngầm tại hai vị trí: Bãi đỗ xe ngầm 3 tầng sử dụng chung cho cơ quan Chính phủ và Chủ tịch nước tại khu tập thể Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay (lô A9), sức chứa 300 xe; xây dựng bãi đỗ xe phục vụ cho cơ quan Chính phủ (vị trí cụ thể sẽ được xác định trong quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 khu làm việc của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ), sức chứa 200 xe.

Bảo tồn tôn tạo biệt thự hiện nay đang được sử dụng làm nhà làm việc của Thủ tướng Chính phủ thành nhà Lưu niệm của Chính phủ.

Tổ chức thêm lối vào khu Văn phòng Chính phủ từ phía đường Hoàng Hoa Thám, ngõ Bách Thảo.

đ) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Bảo tồn nguyên trạng Tòa nhà Bộ Ngoại giao hiện nay, chuyển giao cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quản lý sử dụng sau khi Trụ sở mới của Bộ Ngoại giao hoàn thành.

e) Các cơ quan an ninh, quốc phòng và cơ quan ngoại giao

- Các cơ quan an ninh quốc phòng:

Trung đoàn 600 thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, giữ nguyên vị trí, cải tạo chỉnh trang khuôn viên.

Chuyển trung đoàn 312 sang một phần khu đất phía Đông Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay. Diện tích lô đất 0,5 ha, mật độ xây dựng tối đa 35%, tầng cao tối đa 4 tầng.

Chuyển trung đoàn 275 thuộc Bộ Tư lệnh Lăng sang một phần khu đất phía Tây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay. Diện tích đất 1 ha, mật độ xây dựng 35%, tầng cao tối đa 4 tầng.

Bảng chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

Số TT

Danh mục

Ký hiệu lô đất

Diện tích lô đất (ha)

Mật độ xây dựng (%)

Tầng cao tối đa (Tầng)

1

Bộ Tư lệnh Lăng

A5

0,83

33

2

2

Trung đoàn 600 thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ

A6

2,57

40

4

3

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cũ) chuyển giao cho Trung đoàn 275 thuộc Bộ Tư lệnh Lăng và trung đoàn 312 thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ

K2

1,54

35

4

- Các cơ quan ngoại giao:

Bảng chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

Số TT

Danh mục

Ký hiệu lô đất

Diện tích lô đất (ha)

Mật độ xây dựng (%)

Tầng cao tối đa (Tầng)

1

Trụ sở cơ quan, Văn phòng đại diện, Đại sứ quán và khu nhà công vụ hiện có

H1

0.85

4

20

2

Trụ sở cơ quan, Văn phòng đại diện, Đại sứ quán

H2

0.89

4

25

3

Đại sứ quán

H3

0.79

3

30

4

Trụ sở cơ quan, Văn phòng đại diện, Đại sứ quán

H4

2.74

5

30

5

Trụ sở cơ quan, Văn phòng đại diện, Đại sứ quán

H5

1.64

5

30

Bảo tồn tôn tạo các công trình kiến trúc cũ kiểu Pháp. Ổn định cấu trúc không gian như hiện nay, không cho phép xây dựng xen cấy công trình cao tầng và làm biến dạng công trình kiến trúc nguyên gốc. Chỉnh trang cảnh quan và cải thiện môi trường. Tương lai một số biệt thự sẽ chuyển thành nhà công vụ. Tổng diện tích khoảng 7,72 ha, mật độ xây dựng 30%, tầng cao tối đa 3 tầng.

g) Các khu di tích văn hóa lịch sử, cách mạng

- Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long:

Bao gồm 2 khu di tích 18 Hoàng Diệu (D2) đã được phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng theo Quyết định số 696/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 và khu Thành cổ Hà Nội (M). Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long sẽ được quy hoạch bảo tồn thành Công viên văn hóa lịch sử trong quy hoạch Bảo tồn và Phát huy giá trị Di sản Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, nhằm phát huy tối đa các giá trị vật chất, tinh thần của dân tộc.

- Các khu: Di tích Phủ Chủ tịch (lô A3) diện tích 4,94 ha; bảo tàng Hồ Chí Minh (lô A2) diện tích 6,2 ha; nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp (lô E6) diện tích 0,74 ha; chùa Một Cột (lô A7) diện tích 0,44 ha, bảo tồn nguyên vẹn các công trình kiến trúc, khuôn viên có thể cho phép cải tạo chỉnh trang. Riêng Viện 69 (lô A9) với diện tích 0,3 ha sẽ được cải tạo nâng cấp, đảm bảo chức năng hoạt động và cảnh quan chung của khu vực. Không tăng chiều cao công trình.

h) Các khu vực khác:

- Khu phục vụ chung của Khu trung tâm chính trị Ba Đình (lô H6): Cải tạo khu vực này thành Khu tổ hợp dịch vụ khách sạn phục vụ chung cho các cơ quan Trung ương. Tổ chức lại cảnh quan, sân vườn, cây xanh, đường giao thông nội bộ.

- Vườn Bách Thảo (lô K1): Giữ ổn định khuôn viên hiện nay, bảo tồn hệ thống cây xanh mặt nước hiện có, khai thác phục vụ vui chơi giải trí cho nhân dân. Hoàn chỉnh cổng vào cho công viên Bách Thảo.

- Khu Nhà máy thiết bị Bưu điện (lô G1): Di chuyển Nhà máy ra khỏi khu trung tâm xây dựng thành Khu tổ hợp thương mại dịch vụ khách sạn cao cấp. Khai thác tối đa không gian ngầm phục vụ thương mại, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật và chỗ đỗ xe.

- Khu bệnh viện Xanh Pôn (lô G2): Có lộ trình để Bệnh viện này trở thành nơi cấp cứu, khám bệnh chất lượng cao, giảm thiểu tối đa diện tích phục vụ điều trị, giảm mật độ xây dựng, chỉnh trang cải tạo khuôn viên, tăng diện tích cây xanh.

Bảng chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

Số TT

Danh mục

Ký hiệu lô đất

Diện tích lô đất (ha)

Mật độ xây dựng (%)

Tầng cao tối đa (Tầng)

1

Khu vực phục vụ chung của Khu trung tâm Ba Đình

H6

3,82

9

40

2

Vườn Bách Thảo

K1

9,83

-

-

3

Khu tổ hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn cao cấp (Nhà máy thiết bị Bưu điện)

G1

0,91

11

50

4

Khu bệnh viện Xanh Pôn

G2

1,91

5

30

i) Các khu dân cư cải tạo chỉnh trang:

- Khu dân cư tập thể 354 (lô L): Diện tích lô đất quy hoạch 2,64 ha. Từng bước cải tạo, chỉnh trang khu vực này theo hướng hình thành khu vực dân cư tập trung có hạ tầng đồng bộ và cảnh quan, sân vườn, có điều kiện sống và môi trường đảm bảo theo quy chuẩn hiện hành. Triển khai thực hiện theo quy hoạch tại khu vực này khi đủ điều kiện lập dự án đầu tư xây dựng, đảm bảo mật độ xây dựng tối đa 30%, tầng cao tối đa 11 tầng.

- Khu dân cư 32 - 36 Điện Biên Phủ: Cải tạo trên nguyên tắc bảo tồn kiến trúc các công trình biệt thự cũ, đảm bảo điều kiện sống, làm việc trong khu vực. Đây là cửa ngõ phía Đông Nam vào khu Trung tâm chính trị Ba Đình, cảnh quan môi trường trong khu vực đảm bảo các chỉ tiêu quy hoạch, không tăng mật độ xây dựng, loại bỏ dần diện tích tạm, cơi nới xen cấy gây mất mỹ quan. Tầng cao công trình không cao hơn biệt thự hiện có.

4. Nội dung điều chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a) Quy hoạch hệ thống giao thông:

- Điều chỉnh mạng lưới đường:

Đường Độc Lập mở rộng về phía ô cỏ Quảng trường lên quy mô mặt cắt 30 m. Bổ sung nhánh nối thông với đường Bà Huyện Thanh Quan, tổ chức nút giao thông Điện Biên Phủ, Độc Lập, Chu Văn An.

Đường Hùng Vương đoạn qua công viên Mai Xuân Thưởng được mở rộng lên mặt cắt 40 m, nối với đường Thanh Niên.

Đường Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê thực hiện theo quy hoạch chuyên ngành giao thông Hà Nội đang nghiên cứu sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đường Ngọc Hà: Đoạn qua Trụ sở cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng mở rộng về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy mô mặt cắt ngang là 25,0 m, lòng đường 15,0 m, hè hai bên 5,0 m.

Đường Tôn Thất Đàm được thông tuyến nối kết với đường Bắc Sơn.

- Nút giao thông Mai Xuân Thưởng: Hoàn thiện khép kín đường ven hồ Tây, mở rộng đường Thanh Niên về phía vườn hoa Lý Tự Trọng, bổ sung làn đường nối với đường Thụy Khuê và đường ven hồ Tây.

- Giao thông tĩnh:

Xây dựng bãi đỗ xe tại khuôn viên Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay: Diện tích khoảng 0,63 ha. Sức chứa 600 xe (trong đó: 100 xe nổi, 500 xe ngầm).

Xây dựng gara ngầm tại khu vực vườn Kính Thiên đáp ứng nhu cầu đỗ xe cho hoạt động của Quốc hội và Khu Ba Đình, diện tích 0,7 ha sức chứa 500 xe.

Xây dựng bãi đỗ xe ngầm tại vị trí phía Tây công viên Bách Thảo quy mô diện tích 0,25 ha, sức chứa đỗ 230 xe (sức chứa 50 xe nổi, 180 xe ngầm).

Xây dựng bãi đỗ xe tại khu vực phía Bắc đường Thụy Khê, quy mô khoảng 0,2 ha, phục vụ nhu cầu đỗ xe công cộng (sức chứa 50 xe nổi và 200 xe ngầm, diện tích phần ngầm 0,5 ha).

- Giao thông ngầm: Thiết kế hệ thống đường hầm kết nối các cơ quan quan trọng trong Khu trung tâm chính trị Ba Đình, phục vụ nhu cầu và an ninh quốc phòng.

- Tổ chức, phân luồng giao thông: Tổ chức các tuyến đi bộ phục vụ khách tham quan Lăng Bác đoạn phố Chùa Một Cột và đoạn đầu phố Hùng Vương - Lê Hồng Phong, có lộ trình kế hoạch chuyển một số tuyến đường thành tuyến phố đi bộ: Chùa Một Cột, một đoạn phố Ông Ích Khiêm, đường Điện Biên Phủ (từ nút giao với đường Trần Phú đến nút giao với đường Tôn Thất Đàm).

b) Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khác:

Cải tạo nâng cấp và xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống các công trình cấp thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh môi trường, cấp điện chiếu sáng với chất lượng cao, hiện đại.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

a) Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội:

- Tổ chức công bố quy hoạch, ban hành quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, lưu giữ hồ sơ đồ án theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch lộ trình, biện pháp di dời các khu vực dân cư, giải phóng mặt bằng, bố trí các khu vực dân cư khác phục vụ tái định cư để triển khai theo đúng Quy hoạch được duyệt.

- Phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất.

b) Giao Bộ Xây dựng:

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức công bố công khai, lưu giữ hồ sơ đồ án theo quy định.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đồ án quy hoạch này, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các Bộ, ngành liên quan trong quá trình triển khai.

c) Các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định số 543/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình và số 370/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 543/QĐ-TTg .

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để b/c);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao;
- Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: NC, TH, V.III, KTTH, KGVX;
- Lưu: VT, KTN (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2411/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2.000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 2411/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/12/2013
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/12/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản