ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2023/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 06 tháng 7 năm 2023 |
PHÂN CẤP MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ KIẾN TRÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Kiến trúc ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng.
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này phân cấp một số nội dung về lập, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị; lập, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan có thẩm quyền về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị; các cơ quan có thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc đô thị và quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn; các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 3. Lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức lập và lập điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
2. Nội dung lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo quy định tại Khoản 2, Khoản 6 Điều 5 Nghị định 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.
Điều 4. Lập, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc
1. UBND huyện, thành phố, thị xã tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị và quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
2. UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trong phạm vi quản lý hành chính của mình.
3. Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn được lập riêng theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hoặc được tích hợp nội dung vào đồ án quy hoạch chung xây dựng xã.
Điều 5. Trách nhiệm của các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố
1. Sở Xây dựng
a) Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Hội đồng tư vấn về kiến trúc tỉnh khi cần thiết để tư vấn cho Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực kiến trúc và kiến trúc của một số công trình quan trọng, công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn tỉnh.
b) Tham mưu UBND tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn tỉnh; làm nhiệm vụ Thường trực Hội đồng và chủ trì báo cáo thẩm định.
c) Thành lập Hội đồng thẩm định quy chế quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn tỉnh; Lãnh đạo Sở Xây dựng làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng; tổ chức lấy ý kiến các đơn vị có liên quan trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 85/2020/NĐ-CP.
d) Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh thông qua nội dung quy chế quản lý kiến trúc đô thị trước khi phê duyệt.
đ) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kiến trúc trên địa bàn tỉnh.
e) Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiến trúc, quản lý và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiến trúc; Hằng năm, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
a) Tham mưu, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí: cho các đơn vị thực hiện công tác lập danh mục và thực hiện việc rà soát, đánh giá, phân loại các công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn tỉnh trong dự toán hàng năm theo khả năng cân đối ngân sách.
b) Tham mưu, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ từ nguồn kinh phí chi thường xuyên để bảo vệ, giữ gìn, tu bổ cho các công trình kiến trúc có giá trị có trong danh mục được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Tham mưu, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Tham mưu, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư công để bảo vệ, giữ gìn, tu bổ cho các công trình kiến trúc có giá trị có trong danh mục được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Tham mưu, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Bố trí nguồn kinh phí ngân sách địa phương để thực hiện công tác lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị và lập quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn quản lý của mình.
c) Tổ chức rà soát, đánh giá hồ sơ tư liệu kiến trúc để làm cơ sở lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
d) Hằng năm, tổ chức rà soát, đánh giá các công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, gửi Sở Xây dựng để báo cáo UBND tỉnh quyết định điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị phù hợp tình hình, điều kiện thực tế.
đ) Báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh thông qua nội dung quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy chế kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn quản lý của mình trước khi trình phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền.
e) Tổ chức công bố quy chế quản lý kiến trúc đô thị và quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 11 Nghị định số 85/2020/NĐ-CP.
g) Tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc theo các biện pháp được quy định tại Điều 15 Nghị định số 85/2020/NĐ-CP.
h) Tổ chức rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy chế quản lý kiến trúc định kỳ 05 năm hoặc đột xuất. Kết quả rà soát, đánh giá phải được báo cáo bằng văn bản thông qua Sở Xây dựng trình UBND tỉnh xử lý.
i) Tổ chức hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc theo quy chế được ban hành và các quy định khác có liên quan; tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động kiến trúc, vi phạm hành chính về xây dựng trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền, đúng pháp luật.
k) Hằng năm, báo cáo UBND tỉnh và Sở Xây dựng về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc rong phạm vi quản lý hành chính của mình.
6. UBND cấp xã:
a) Tổ chức thực hiện tốt quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy chế kiến trúc điểm dân cư nông thôn được phê duyệt trong phạm vi quản lý hành chính của mình theo quy định pháp luật có liên quan.
b) Hằng năm, báo cáo UBND cấp huyện về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc trong phạm vi quản lý hành chính của mình.
1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
2. Các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung được phân công, phân cấp tại Quyết định này tổ chức triển khai thực hiện.
3. Trong quá trình thực hiện Quyết định này nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Xây dựng để hướng dẫn giải quyết. Trường hợp vượt thẩm quyền, Sở Xây dựng tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2023.
2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Chủ đầu tư các dự án và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 05/2023/QĐ-UBND về phân cấp lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị; lập quy chế quản lý kiến trúc; phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2Quyết định 13/2023/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền lập, phê duyệt và ban hành quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 3Nghị quyết 15/NQ-HĐND năm 2023 thông qua Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Bố Hạ và vùng phụ cận, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
- 4Quyết định 07/2023/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
- 5Quyết định 14/2023/QĐ-UBND về Quy định phân cấp Quản lý kiến trúc trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Đầu tư công 2019
- 4Luật Kiến trúc 2019
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc
- 7Quyết định 05/2023/QĐ-UBND về phân cấp lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị; lập quy chế quản lý kiến trúc; phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 8Quyết định 13/2023/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền lập, phê duyệt và ban hành quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 9Nghị quyết 15/NQ-HĐND năm 2023 thông qua Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Bố Hạ và vùng phụ cận, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
- 10Quyết định 07/2023/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
- 11Quyết định 14/2023/QĐ-UBND về Quy định phân cấp Quản lý kiến trúc trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Quyết định 24/2023/QĐ-UBND về phân cấp nội dung quản lý kiến trúc trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Số hiệu: 24/2023/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/07/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Triệu Thế Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực