Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2022/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 18 tháng 8 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 50/TTr-SNN ngày 07 tháng 7 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐẢM BẢO YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Kèm theo Quyết định số 24/2022/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Quy định này quy định cụ thể về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn tỉnh.
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có các hoạt động liên quan đến công tác bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng đối với công trình được quy định tại Điều 1 Quy định này.
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác (sau đây viết tắt là Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT).
1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên khác:
a) Thực hiện các quy định tại Điều 5 Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT.
b) Xây dựng phương án giằng néo kèo cột, che chắn và chống tốc mái cho nhà xưởng, nhà làm việc, nhà ở cho công nhân nội trú (nếu có), kho tàng, đặc biệt là các kho chứa thành phẩm, bán thành phẩm; khơi thông cống rãnh thoát nước nội bộ tránh xảy ra ngập cục bộ; duy trì sự làm việc bình thường của các máy phát điện dự phòng để chủ động cung cấp điện trong các tình huống bất khả kháng do thiên tai gây ra.
c) Khai thác theo đúng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế mỏ, ranh giới, diện tích, độ sâu cho phép; có biện pháp giảm độ sâu phần đáy mỏ, thoát nước không để tạo thành hố chứa nước nhằm bảo đảm an toàn.
d) Rào, chắn xung quanh khu vực đã tác động khai thác, phía trên các vách mỏ hiện hữu (đặc biệt là khu vực đã tạo thành hố chứa nước), cắm biển báo nguy hiểm, bố trí lực lượng bảo vệ thường xuyên kiểm tra không để người dân, gia súc vào khu vực mỏ (đặc biệt nghiêm cấm việc tắm, bơi lội tại hố chứa nước, đi lại trên vách, đáy mỏ). Thường xuyên kiểm soát khu vực khai thác khoáng sản và các khu vực khác có liên quan; trường hợp có dấu hiệu không bảo đảm an toàn, sạt, trượt, lở đất, đá phải dừng ngay hoạt động khai thác, chế biến, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời và báo cáo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
2. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng khu công nghiệp:
a) Thực hiện các quy định tại Điều 5 Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT.
b) Tiến hành các biện pháp gia cố, giằng chống bảo đảm an toàn trước mùa mưa bão (đặc biệt hệ thống mái tôn, vách tôn, trần nhựa, cửa kính, thiết bị máy móc).
c) Tháo dỡ các thiết bị, bộ phận treo trên cao không bảo đảm an toàn khi có mưa bão.
3. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng điểm dân cư nông thôn:
a) Thực hiện các quy định tại Điều 5 Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT.
b) Thông báo và yêu cầu người dân, chủ sở hữu thực hiện gia cố, giằng chống bảo đảm an toàn nhà ở trước mùa mưa bão.
c) Thực hiện việc đánh giá, cảnh báo cho người dân đang sinh sống và làm việc trong các công trình xây dựng tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất (như: các sườn dốc, bờ sông, bờ suối), khu vực thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét.
d) Bảo đảm an toàn điện, cung cấp nước sạch cho người dân tại các vùng bị ngập úng hoặc xảy ra hạn hán.
4. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng điểm du lịch, khu du lịch:
a) Thực hiện các quy định tại Điều 5 Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT.
b) Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết để chủ động phòng tránh, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động cũng như khách du lịch vào tham quan, đồng thời chủ động ngừng phục vụ khách du lịch trước, trong thời gian xảy ra mưa to, bão lũ.
c) Đối với các điểm du lịch, khu du lịch tại các vùng trũng thấp, ven sông phải chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán, di dời, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách và tài sản trước khi có gió mạnh, mưa lớn hoặc ngập lụt,…
5. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng khu đô thị:
a) Thực hiện các quy định tại Điều 5 Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT.
b) Thông báo và yêu cầu người dân, chủ sở hữu thực hiện kiểm tra, gia cố, giằng chống bảo đảm an toàn nhà ở trước mùa mưa bão.
c) Xây dựng phương án bảo đảm tiêu thoát nước đô thị, chống ngập úng; thường xuyên rà soát, kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước của khu vực đô thị nhằm bảo đảm việc chống ngập úng khi có mưa, lũ.
d) Cắt tỉa cây xanh đô thị bảo đảm an toàn cho người dân trong mùa mưa bão; bảo đảm an toàn điện, cung cấp nước sạch cho người dân tại các vùng bị ngập úng.
1. Thực hiện các quy định tại Điều 5 Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT. Đối với công trình phòng, chống thiên tai thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT.
2. Xây dựng phương án bảo đảm an toàn đối với công trình đang thi công xây dựng; lập và thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, công trình và các công trình lân cận, đặc biệt công tác bảo đảm an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị làm việc trên cao trong mùa mưa bão.
3. Đo đạc, quan trắc, theo dõi, giám sát an toàn công trình, khu vực chịu tác động khi vận hành công trình và thiên tai ảnh hưởng đến an toàn công trình.
a) Thực hiện thường xuyên việc đo đạc, quan trắc, theo dõi, giám sát công trình, vận hành công trình và khu vực chịu tác động do vận hành công trình, chú trọng các khu vực trọng điểm xung yếu của công trình, hạng mục công trình, khu vực có nguy cơ cao gia tăng rủi ro thiên tai khi vận hành công trình theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan.
b) Thực hiện đo đạc, quan trắc, theo dõi, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn công trình, hạng mục công trình theo quy định.
4. Thực hiện duy tu bảo dưỡng công trình, hạng mục công trình theo quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, quy định của pháp luật khác có liên quan.
5. Kiểm tra các biện pháp bảo đảm đảm an toàn cho các công trình, đặc biệt đối với các công trình đặt tại các vị trí xung yếu như: Ven biển, hải đảo, khu vực thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, xâm thực, khu vực đông dân cư.
a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ về hiện trạng an toàn công trình, hạng mục công trình để nắm bắt kịp thời hiện trạng công trình.
b) Ngay sau khi có cảnh báo thiên tai phải kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn công trình; thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống, xử lý kịp thời các hư hỏng để bảo đảm an toàn công trình, hạng mục công trình trước thiên tai.
c) Kết thúc đợt thiên tai phải thực hiện kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình, hạng mục công trình nhằm phát hiện các hư hỏng (nếu có); đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa, khắc phục.
6. Sửa chữa, xử lý sự cố ảnh hưởng đến an toàn phòng, chống thiên tai đối với công trình hoặc hạng mục công trình.
a) Tổ chức sửa chữa hư hỏng và xử lý kịp thời sự cố công trình, hạng mục công trình bảo đảm chất lượng, ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai.
b) Xử lý, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn công trình, hạng mục công trình hoặc làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.
c) Trường hợp hư hỏng, sự cố và các tình huống ảnh hưởng đến an toàn công trình, hạng mục công trình vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo UBND cấp trực tiếp quản lý hoặc cơ quan quản lý cấp trên để được hỗ trợ.
7. Tổ chức xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm phương án ứng phó thiên tai theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và các quy định khác có liên quan.
8. Xây dựng, phê duyệt quy trình vận hành công trình (đối với công trình phải xây dựng quy trình vận hành).
a) Tổ chức xây dựng, phê duyệt quy trình vận hành theo quy định của pháp luật về quản lý công trình.
b) Khi vận hành công trình phải thực hiện thông tin, cảnh báo đến cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan và chính quyền nơi chịu tác động của quá trình vận hành, nhất là trong tình huống thiên tai đang diễn ra tại khu vực công trình và vùng bị tác động của quá trình vận hành.
c) Quá trình thực hiện vận hành phải được ghi chép đầy đủ vào nhật ký vận hành công trình và được kiểm tra, giám sát.
9. Ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định.
a) Lựa chọn phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai và điều kiện thực tế của địa phương.
b) Tổng hợp, báo cáo kịp thời, chính xác tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra đối với công trình.
c) Trường hợp sự cố công trình do thiên tai ảnh hưởng đến an toàn công trình, hạng mục công trình vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo UBND cấp trực tiếp quản lý hoặc cơ quan quản lý cấp trên để được hỗ trợ.
d) Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình bảo đảm vận hành ứng phó thiên tai.
10. Tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ về quản lý công trình, cơ sở dữ liệu về thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình.
a) Hồ sơ quản lý công trình phải được lưu trữ bao gồm tài liệu thiết kế công trình; tài liệu sửa chữa lớn, nâng cấp công trình; tài liệu về kiểm định, bảo trì, duy tu bảo dưỡng công trình; các biên bản, báo cáo kiểm tra mức độ an toàn phòng, chống thiên tai; phương án ứng phó thiên tai; quy trình vận hành công trình và các tài liệu khác liên quan đến an toàn về phòng, chống thiên tai (đối với công trình phải xây dựng quy trình vận hành).
b) Thông tin, dữ liệu về thiên tai ảnh hưởng đến công trình phải được cập nhật thường xuyên bao gồm thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn công trình và thiệt hại do thiên tai gây ra đối với công trình.
c) Hồ sơ quản lý công trình và thông tin, dữ liệu về thiên tai phải được lưu trữ có hệ thống tại tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành và sử dụng công trình.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng công trình:
a) Tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Điều 4, 5 của Quy định này.
b) Thực hiện chế độ báo cáo việc kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình, mức độ ổn định công trình hoặc hạng mục công trình theo quy định, gửi về cơ quan quản lý chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý trước ngày 31 tháng 7 hàng năm.
c) Khi phát hiện các hoạt động, hành vi và sự cố công trình có thể ảnh hưởng đến an toàn công trình và hoạt động phòng, chống thiên tai đối với công trình, phải kịp thời thông tin, báo cáo cho các đơn vị có liên quan và cơ quan chủ quản để xử lý, khắc phục. Trường hợp các hoạt động, hành vi và sự cố xảy ra nghiêm trọng mà cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý không xử lý được hoặc việc phối hợp xử lý chưa đạt yêu cầu thì báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp để được hỗ trợ.
d) Thường xuyên báo cáo cơ quan quản lý chuyên ngành kết quả thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.
đ) Chấp hành việc kiểm tra, giám sát, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện trách nhiệm của mình về các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình.
2. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) và các cơ quan quản lý chuyên ngành:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình.
b) Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng công trình việc thực hiện nội dung bảo đảm an toàn phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình thuộc phạm vi quản lý; tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình, mức độ ổn định công trình, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
c) Tổng hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp, duy tu, sửa chữa các công trình theo quy định.
d) Kiểm tra, đánh giá theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức việc kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình và mức độ bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình thuộc phạm vi quản lý.
đ) Báo cáo cấp có thẩm quyền hỗ trợ việc sửa chữa, xử lý sự cố, các tình huống ảnh hưởng đến an toàn công trình và ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu.
e) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các tình huống ảnh hưởng đến an toàn công trình và các hành vi vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình thuộc phạm vi quản lý.
g) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác có liên quan về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình thuộc phạm vi quản lý.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
a) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện Quy định này.
b) Tổ chức thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình trên địa bàn.
c) Phân công trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc quản lý nhà nước về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình do địa phương quản lý.
d) Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình trên địa bàn.
đ) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến công tác bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình trên địa bàn.
e) Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kết quả thực hiện các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình trên địa bàn.
1. Các sở, ban, ngành, đơn vị, tổ chức có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 26/2022/QĐ-UBND quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 12/2022/QĐ-UBND quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 3Quyết định 24/2022/QĐ-UBND quy định về tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Quyết định 50/2022/QĐ-UBND quy định yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 5Quyết định 26/2022/QĐ-UBND quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng các công trình và tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Quyết định 31/2022/QĐ-UBND quy định các nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 8Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 26/2022/QĐ-UBND quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 10Quyết định 12/2022/QĐ-UBND quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 11Quyết định 24/2022/QĐ-UBND quy định về tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 12Quyết định 50/2022/QĐ-UBND quy định yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 13Quyết định 26/2022/QĐ-UBND quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng các công trình và tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 14Quyết định 31/2022/QĐ-UBND quy định các nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Quyết định 24/2022/QĐ-UBND quy định đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Số hiệu: 24/2022/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/08/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Lê Tuấn Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra