Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2020/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 31 tháng 07 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ PHỐI HỢP THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 501/2016/QĐ-UBND NGÀY 30/8/2016 CỦA UBND TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Căn cứ Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Căn cứ Thông tư số 16/2018/TT-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 26/TTr-STP ngày 15 tháng 7 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số 501/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 của UBND tỉnh

1. Điểm a khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

 “Hàng năm, căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh và tình hình thực tế của ngành, lĩnh vực, địa phương xây dựng, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực, địa phương trước ngày 15/01, trong đó lựa chọn ít nhất 01 lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ để theo dõi và tổ chức thực hiện Kế hoạch đã ban hành;”.

2. Điểm a khoản 1 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

 “a) Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư số 14/2014/TT- BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành ban hành thông báo kết luận kiểm tra gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra trong thời hạn chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.”.

3. Điểm b, c khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

 “b) Cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành theo đề nghị của Sở Tư pháp và tạo điều kiện cần thiết để bảo đảm cho cán bộ, công chức đã được cử tham gia đầy đủ các hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành. Trường hợp không cử cán bộ, công chức tham gia theo đề nghị, phải báo cáo xin ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh và gửi văn bản về Sở Tư pháp để tổng hợp.

c) Trong trường hợp là đối tượng được kiểm tra thì thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư số 14/2014/TT-BTP và khoản 4 Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.”.

4. Bổ sung điểm d vào khoản 2 Điều 9 như sau:

 “d) Thực hiện việc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm.”.

5. Điểm a, c khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

 “a) Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư số 14/2014/TT-BTP. Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành ban hành thông báo kết luận kiểm tra gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra trong thời hạn chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra;

c) Thực hiện việc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật tại địa phương theo Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm và theo quy định;”.

6. Bổ sung điểm đ vào khoản 3 Điều 9 như sau:

 “đ) Trong trường hợp là đối tượng được kiểm tra thì thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư số 14/2014/TT-BTP và khoản 4 Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP.”.

7. Khoản 4 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

 “4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra hoặc có liên quan đến nội dung kiểm tra có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra;

b) Thực hiện các quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư số 14/2014/TT- BTP và khoản 4 Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP.”.

8. Điểm a khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

 “a) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trong trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không nghiêm túc các kiến nghị, các yêu cầu xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để xem xét, xử lý”.

9. Khoản 2 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Các cơ quan có trách nhiệm:

a) Thực hiện nghiêm túc các kiến nghị, các yêu cầu xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ở ngành, lĩnh vực quản lý;

b) Báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị, xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về UBND tỉnh, đồng gửi Sở Tư pháp trong thời hạn chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị, văn bản yêu cầu để theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo theo quy định.”.

10. Khoản 3 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. UBND cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm:

a) Thực hiện nghiêm túc các kiến nghị, các yêu cầu xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan cấp trên;

b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Trong trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không nghiêm túc các kiến nghị, các yêu cầu xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp để xem xét, xử lý;

c) Báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị, xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về UBND tỉnh, đồng gửi Sở Tư pháp đối với UBND cấp huyện; về UBND huyện, đồng gửi Phòng Tư pháp đối với UBND cấp xã trong thời hạn chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị, văn bản yêu cầu để theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo theo quy định.”.

11. Điểm a khoản 1 Điều 12 được sửa đổi như sau:

 “a) Tham mưu UBND tỉnh báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm, gửi báo cáo đến UBND tỉnh trước ngày 05/12;”.

12. Điểm a, b khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

 “a) Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm trong ngành, lĩnh vực quản lý về UBND tỉnh trước ngày 02/12, đồng gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định;

b) Báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề được xác định trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm, gửi báo cáo về Sở Tư pháp trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ban hành để theo dõi, tổng hợp, báo cáo theo quy định. Báo cáo tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề theo yêu cầu;”.

13. Điểm a, b khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

 “a) UBND cấp huyện báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm tại địa phương về UBND tỉnh trước ngày 02/12, đồng gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định;

b) Báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề được xác định trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm, gửi báo cáo về Sở Tư pháp trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ban hành để theo dõi, tổng hợp, báo cáo theo quy định. Báo cáo tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề theo yêu cầu của cơ quan cấp trên;”.

14. Khoản 4 Điều 12 được sửa đổi như sau:

 “4. Hình thức, phương thức, nội dung báo cáo được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật.”.

15. Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 16 như sau:

 “1a. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ thì thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.”.

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3. Điều khoản thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2020./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Cục QLXLVPHC&TDTHPL - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- VP ĐĐBQH; VP HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh và các tổ chức đoàn thể tỉnh;
- Các cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh;
- Các Sở, ngành thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP, các phòng, TTTT;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Ánh Dương

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 24/2020/QĐ-UBND về sửa đổi Quy chế phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 501/2016/QĐ-UBND

  • Số hiệu: 24/2020/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/07/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
  • Người ký: Lê Ánh Dương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản