- 1Luật Thương mại 2005
- 2Nghị định 59/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
- 3Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật xây dựng 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 8Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 9Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 10Thông tư 11/2007/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Thông tư liên tịch 20/2008/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng do Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ ban hành
- 12Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
- 13Thông tư 11/2009/TT-BXD quy định công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá kính xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 14Nghị định 67/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 15Thông tư 19/2009/TT-BKHCN các biện pháp quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa cần tăng cường quản lý trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 16Thông tư 14/2010/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng gạch ốp lát do Bộ Xây dựng ban hành
- 17Thông tư 11/2011/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, mã số QCVN 16:2011/BXD do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2012/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 04 tháng 06 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14/6/2005; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21/11/2007;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03/8/2009 quy định sửa đổi một số điều của và Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ; Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác; sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
Căn cứ Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BXD ngày 18/6/2009 của Bộ Xây dựng quy định công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa kính xây dựng; Thông tư số 14/2010/TT-BXD ngày 20/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng gạch ốp lát; Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng; Thông tư số 19/2009/TT-BKHCN ngày 30/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về quy định các biện pháp quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa cần tăng cường quản lý trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16/12/2008 của liên Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Công văn số 303/SXD-QLHĐXD ngày 10/5/2012 (sau khi có ý kiến góp ý của các sở, ngành, địa phương liên quan), kèm theo ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 295/BC-STP ngày 11 tháng 04 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định một số nội dung về quản lý khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ban hành;
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành theo Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày 04/6/2012 của UBND tỉnh)
1. Văn bản này quy định trách nhiệm quản lý về vật liệu xây dựng của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến chế biến, sản xuất, kinh doanh và chế tạo sản phẩm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực vật liệu xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tổ hợp hoạt động sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, các cơ sở kinh doanh, tổ hợp tác, hộ cá nhân, thương nhân kinh doanh những sản phẩm vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
1. Địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng bao gồm: Các trạm tiếp nhận, kho bãi tồn trữ, cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm vật liệu xây dựng, cửa hàng giao dịch, buôn bán vật liệu xây dựng.
2. Vật liệu xây dựng: Là sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ, kim loại được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện.
3. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng bao gồm: Khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng.
4. Sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm: Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng; sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc khác nhau để tạo nên vật liệu xây dựng.
5. Kê khai giá bán hàng hóa vật liệu xây dựng (bao gồm kê khai lần đầu và kê khai lại): Là việc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng kê khai và đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Quy định này và các quy định khác của pháp luật.
6. Niêm yết giá bán là việc các tổ chức, cá nhân có sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng công khai giá bán hàng hóa của đơn vị mình đối với khách hàng, đảm bảo minh bạch, khách quan, cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật.
7. Kê khai giá bán lần đầu là khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bắt đầu hoạt động khai thác, sản xuất kinh doanh hoặc lần đầu thực hiện kê khai, đăng ký giá bán theo quy định.
8. Kê khai lại giá bán là khi đơn vị sản xuất kinh doanh điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán so với mức của lần kê khai trước liền kề.
Mọi hành vi trong hoạt động, khai thác, chế biến, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng được quy định tại Điều 4, Nghị định 124/CP đều bị nghiêm cấm.
1. Về công nghệ khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng (sau đây gọi là Nghị định 124/CP).
2. Điều kiện về chất lượng đối với sản phẩm vật liệu xây dựng đưa ra thị trường đáp ứng theo Điều 32, Nghị định 124/CP.
3. Yêu cầu về chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, pháp luật lao động và các pháp luật liên quan khác.
b) Có bộ máy nhân lực được đào tạo, đủ năng lực vận hành thiết bị công nghệ và kiểm soát chất lượng sản phẩm theo Mục I, Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định 124/CP.
4. Yêu cầu kinh doanh vật liệu xây dựng
a) Phải chế biến sâu, ra sản phẩm hàng chất lượng cao và giảm thiểu nhất về chất thải ra môi trường.
b) Kinh doanh vật liệu xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại.
c) Hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện phải đáp ứng theo các quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4, Điều 7, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra còn đáp ứng theo quy định tại Khoản 3, 4, 5 Mục II, Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định 124/CP.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
Điều 6. Điều kiện hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng
1. Có dự án đầu tư được thẩm định, phê duyệt theo quy định.
2. Có mặt bằng chế biến, sản xuất được cấp có thẩm quyền cấp.
3. Công nghệ phù hợp với quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Quy định này.
4. Có đủ bộ máy nhân lực vận hành thiết bị công nghệ và kiểm soát chất lượng sản phẩm theo dự án phù hợp quy định; các cá nhân được phân công quản lý hoặc trực tiếp sản xuất có đủ các điều kiện năng lực tương ứng theo Điểm b, Khoản 3, Điều 5 của Quy định này.
Điều 7. Điều kiện hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng
1. Đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa.
2. Chủ thể kinh doanh vật liệu xây dựng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Thương mại.
3. Cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện được cấp thẩm quyền phê duyệt.
4. Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên trực tiếp mua, bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải đảm bảo các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm và sức khỏe theo quy định của pháp luật.
5. Đối với các cửa hàng, siêu thị kinh doanh vật liệu xây dựng, kho bãi chứa vật liệu xây dựng đảm bảo các điều kiện theo Điểm b, Khoản 4, Điều 5 của Quy định này.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chế biến, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng
1. Tổ chức, cá nhân chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng có quyền theo Khoản 1, Điều 34 và thực hiện nghĩa vụ theo Khoản 2, Điều 34 của Nghị định 124/CP.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng thực hiện quyền theo Khoản 1, Điều 35 và có nghĩa vụ theo Khoản 2, Điều 35 của Nghị định 124/CP.
1. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tổ hợp hoạt động sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, các cơ sở, tổ hợp tác, hộ cá nhân kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đều phải kê khai, niêm yết giá bán theo quy định của pháp luật.
2. Sau khi kê khai, niêm yết giá bán theo quy định hoặc khi có thay đổi kê khai, niêm yết giá bán, các đối tượng sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng được quy định tại Khoản 1, Điều này phải gửi báo cáo đến Sở Xây dựng và Sở Tài chính để đăng ký theo quy định.
1. Chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 hàng năm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tổ hợp hoạt động sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, các cơ sở kinh doanh, tổ hợp tác, hộ cá nhân kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng phải báo cáo về Phòng Kinh tế và Hạ tầng của UBND huyện, Phòng Quản lý đô thị của UBND thành phố, thị xã nơi các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đó và Sở Xây dựng.
2. Nội dung báo cáo: Tình hình sản xuất, kinh doanh, địa điểm kinh doanh (nếu có), khối lượng chủng loại sản phẩm sản xuất kinh doanh, thực hiện công bố chất lượng sản phẩm theo quy định, giá bán kê khai niêm yết tại đơn vị, doanh thu của đơn vị trong quý, dự kiến khối lượng sản xuất trong đợt tới…vv.
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 11. Nội dung công tác phối hợp quản lý VLXD địa bàn tỉnh
1. Tổ chức lập, thẩm định các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của từng cấp, từng ngành đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng quốc gia, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu của tỉnh; có kế hoạch, lộ trình di dời các cơ sở sản xuất vật liệu đang hoạt động không nằm trong quy hoạch đến các địa điểm có quy hoạch phù hợp.
2. Quản lý và tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về: Công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng; công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng.
4. Góp ý kiến thiết kế cơ sở các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh theo phân cấp.
5. Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi của tỉnh đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng đặc thù, các yêu cầu cụ thể về môi trường phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
6. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong các hoạt động: Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng.
7. Quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc đảm bảo các điều kiện theo quy định đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện.
8. Quản lý, kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất, lưu thông và đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
9. Kiểm tra, theo dõi việc kê khai, niêm yết giá bán đối với mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất, lưu thông trên địa bàn tỉnh.
10. Theo dõi, tổng hợp tình hình đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
11. Tổ chức nghiên cứu, công bố định kỳ giá vật liệu xây dựng.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Ban hành các văn bản hướng dẫn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
2. Tổ chức lập, thẩm định các quy hoạch vật liệu xây dựng của tỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển quy hoạch vật liệu quốc gia, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu; quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.
3. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra chất lượng các loại sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất, lưu thông và đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
4. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng theo quy định.
5. Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đã được UBND tỉnh phê duyệt trên địa bàn tỉnh.
6. Hướng dẫn thẩm định về công nghệ khai thác của các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ về việc tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ mới về vật liệu xây dựng cho các tổ chức, cá nhân.
7. Góp ý kiến thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
8. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng.
9. Hướng dẫn các quy định của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
10. Phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan kiểm tra việc kê khai, niêm yết giá bán mặt hàng vật liệu xây dựng (sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ) trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
11. Tổ chức theo dõi, thống kê, tổng hợp về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn, báo cáo định kỳ hàng năm, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.
12. Đề nghị các ngành, các cấp cung cấp thông tin số liệu về kết quả thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
13. Được đảm bảo kinh phí để hoàn thành nhiệm vụ đầu mối, phối hợp với các ngành trong việc tổ chức kiểm tra, thanh tra các hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và quản lý chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng lưu thông trên địa bàn tỉnh.
14. Công bố giá vật liệu hàng tháng (quý) và các loại đơn giá vật liệu xây dựng khác theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân làm cơ sở tham khảo lập dự toán công trình.
Điều 13. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn các hoạt động quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện chương trình, đề án, cơ chế chính sách, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng: Xúc tiến thương mại, triển lãm hàng hóa và hội chợ về vật liệu xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường (trong và ngoài nước) tiêu thụ sản phẩm, tạo dựng môi trường cho doanh nghiệp phát triển.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan, địa phương liên quan trong việc quy hoạch xây dựng các Cụm công nghiệp vật liệu xây dựng.
3. Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và di dời địa điểm sản xuất vào khu quy hoạch.
4. Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện các nội dung sau:
a) Tham gia quản lý, kiểm tra điều kiện hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng về nhãn mác, xuất xứ của vật liệu xây dựng lưu thông trên thị trường.
b) Tham gia kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với tổ chức, cá nhân hoạt động về vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Sở Khoa học và Công nghệ
1. Phối hợp với Sở Xây dựng:
a) Hướng dẫn việc áp dụng và công bố sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
b) Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng đặc thù, yêu cầu cụ thể về điều kiện môi trường, đảm bảo phù hợp với đặc điểm và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
c) Kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất, lưu thông trên địa bàn tỉnh.
d) Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc thẩm định công nghệ khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng.
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
2. Định kỳ hàng năm cung cấp thông tin cho Sở Xây dựng về các doanh nghiệp và sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng công bố hợp chuẩn.
Điều 16. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Phối hợp với Sở Xây dựng cung cấp thông tin về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hàng tháng cung cấp cho Sở Xây dựng danh sách doanh nghiệp được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm ngưng hoặc bị cấm hoạt động, doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực vật liệu xây dựng để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã kiểm tra hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng của doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư.
3. Phối hợp với Sở Xây dựng cùng các đơn vị có liên quan tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch vật liệu xây dựng sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng xem xét bố trí vốn cho công tác lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế.
2. Phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ hiện đại khi chấm dứt hoạt động các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả kinh tế thấp.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công thương và các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc công bố và niêm yết giá bán vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng trên địa bàn.
Điều 18. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng thực hiện các quy định của pháp luật về: Bảo hộ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã tổ chức kiểm tra đối với máy móc, thiết bị đưa vào sản xuất, chế biến, khai thác trong lĩnh vực vật liệu xây dựng (nếu có) đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.
Điều 19. Sở Giao thông vận tải
1. Tham gia góp ý kiến về quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh.
2. Cung cấp các quy hoạch giao thông trên địa bàn tỉnh để các doanh nghiệp có định hướng sản xuất kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng.
1. Phối hợp với Sở Xây dựng cung cấp thông tin về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hàng năm cung cấp cho Sở Xây dựng thông tin về chủng loại, số lượng, thương hiệu xuất xứ và các thông tin liên quan về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước liên quan trong công tác quản lý chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Trách nhiệm của UBND huyện, thành phố, thị xã
1. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo các hoạt động quản lý nhà nước về điều kiện kinh doanh vật liệu xây dựng thuộc phạm vi quản lý.
2. Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ hợp tác, hộ kinh doanh vật liệu xây dựng trong địa bàn thuộc phạm vi quản lý việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện và trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng theo Quyết định này.
3. Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh vật liệu xây dựng, chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng của các cơ sở kinh doanh, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trong địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
4. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Công thương thực hiện các cuộc điều tra thống kê các tổ chức, cá nhân thực tế khai thác, chế biến, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (số lượng, quy mô và chủng loại) trên địa bàn.
5. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện việc quy định khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, nơi đổ phế thải vật liệu xây dựng phù hợp với quy hoạch của địa phương; hàng năm có khảo sát và điều chỉnh lại các quy định khu vực, đường phố, địa điểm cho phù hợp với tình hình thực tế.
6. Phối hợp với các sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc kê khai, niêm yết giá bán mặt hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn quản lý.
7. Tham gia công tác công bố giá vật liệu xây dựng.
8. Định kỳ 6 tháng cung cấp cho Sở Xây dựng danh sách hộ kinh doanh đăng ký cấp mới, thay đổi nội dung kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt kinh doanh, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và theo nội dung quy định tại Khoản 2, Điều 11 của Quy định này; tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh.
9. Hàng năm trước ngày 25 tháng 12, hoặc đột xuất khi có yêu cầu, các địa phương báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối) về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh VLXD trong phạm vi địa bàn quản lý.
Điều 22. Kiểm tra về điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
1. Phối hợp thực hiện thanh kiểm tra: Ngoài nội dung hoạt động theo chuyên ngành, hàng năm Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan theo quy định tại Điều 14 đến Điều 21 của Quy định này thực hiện các đợt kiểm tra về điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
2. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra định kỳ theo từng thời gian nhất định việc tuân thủ các điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng hoặc kiểm tra đột xuất khi thấy cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng có dấu hiệu không tuân thủ các điều kiện quy định.
1. Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định này phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ “về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác; sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở” và các quy định khác của pháp luật. Ngoài ra còn chịu các hình thức xử phạt bổ sung như sau:
a) Sở Xây dựng sẽ công bố danh sách những cá nhân, tổ chức vi phạm trên trang thông tin điện tử của ngành xây dựng và của UBND tỉnh.
b) Tạm ngừng hoạt động 01 tháng đối với các tổ chức cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng; sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh vi phạm lần đầu, không khắc phục các hành vi, hậu quả do mình gây ra.
c) Đề nghị UBND tỉnh tạm ngừng khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, cấm hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh nếu vi phạm 02 lần trong 01 năm mà không khắc phục các hành vi, hậu quả do mình gây ra; không chấp hành quyết định xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động – Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Cục Hải quan tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, chế biến, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ảnh bằng văn bản về Sở Xây dựng để tổng hợp, tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Nghị định 59/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
- 3Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật xây dựng 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 8Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 9Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 10Thông tư 11/2007/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Thông tư liên tịch 20/2008/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng do Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ ban hành
- 12Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
- 13Thông tư 11/2009/TT-BXD quy định công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá kính xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 14Nghị định 67/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 15Thông tư 19/2009/TT-BKHCN các biện pháp quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa cần tăng cường quản lý trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 16Thông tư 14/2010/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng gạch ốp lát do Bộ Xây dựng ban hành
- 17Thông tư 11/2011/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, mã số QCVN 16:2011/BXD do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 18Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về quản lý vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quyết định 24/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Số hiệu: 24/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/06/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Trần Minh Kỳ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/06/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực