Hệ thống pháp luật

Điều 1 Quyết định 2392/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và Quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Dương Kinh đến năm 2025 do thành phố Hải Phòng ban hành

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 quận Dương Kinh đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Vị trí, phạm vi ranh giới lập quy hoạch:

- Vị trí: Quận Dương Kinh nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, giáp với các quận Lê Chân, Hải An, Kiến An, Đồ Sơn và huyện Kiến Thụy.

- Phạm vi ranh giới:

Bao gồm toàn bộ phạm vi ranh giới hành chính quận Dương Kinh (với 6 phường hiện có là Anh Dũng, Hưng Đạo, Đa Phúc, Hòa Nghĩa, Hải Thành và Tân Thành):

+ Phía Bắc giáp quận Lê Chân.

+ Phía Nam giáp huyện Kiến Thụy.

+ Phía Tây giáp quận Kiến An.

+ Phía Đông Bắc giáp quận Hải An; Phía Đông Nam giáp quận Đồ Sơn.

2. Quy mô:

- Quy mô diện tích: 4.782,0 ha.

- Quy mô dân số:

+ Tổng dân số hiện có: 52.100 người.

+ Tổng dân số dự báo theo quy hoạch đến năm 2025: Khoảng 336.000 người.

3. Tính chất, chức năng khu vực lập quy hoạch:

- Là khu đô thị loại I - đơn vị hành chính cấp quận.

- Là đô thị tổng hợp gồm các trung tâm thương mại, văn hóa, thể dục thể thao; có công nghiệp sạch và nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.

- Đầu mối giao thông đối ngoại.

- Có vị trí về quốc phòng an ninh.

4. Nội dung quy hoạch sử dụng đất;

4.1. Quy hoạch sử dụng đất;

BẢNG CÂN BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT

STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH (ha)

TỶ LỆ (tương quan giữa khu dân dụng và ngoài dân dụng) (%)

TỶ LỆ

(các loại đất trong khu dân dụng)

(%)

I

ĐẤT DÂN DỤNG

2.689,95

56,25

100,00

1

Đất công cộng cấp quận

169,78

 

6,31

2

Đất cây xanh - TDTT cấp quận

346,46

 

12,88

3

Đất đơn vị ở

1.507,30

 

56,03

4

Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật

666,41

 

24,78

II

ĐẤT NGOÀI DÂN DỤNG

2.092,05

43,75

 

1

Đất công trình công cộng cấp thành phố, cấp vùng

240,84

 

 

2

Đất công nghiệp, kho tàng

147,20

 

 

3

Đất giao thông đối ngoại

147,37

 

 

4

Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng

11,06

 

 

5

Đất quốc phòng an ninh

21,83

 

 

6

Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)

309,79

 

 

7

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

17,71

 

 

8

Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và các khoảng cách an toàn

57,12

 

 

9

Đê và hành lang cách ly

93,86

 

 

10

Đất khác (mặt nước, cây xanh, rừng ngập mặn...)

1.045,27

 

 

 

TỔNG ĐẤT TỰ NHIÊN (I+II)

4.782,00

100,00

 

4.2. Quy hoạch đất dân dụng:

a) Đất công trình công cộng cấp quận:

Diện tích 169,78 ha, trong đó:

- Trung tâm hành chính - chính trị quận: Bố trí tại khu vực phía Bắc kênh Hòa Bình, thuộc phường Anh Dũng với diện tích 8,22 ha.

- Giáo dục đào tạo: Gồm 6 trường phổ thông trung học được bố trí tại trung tâm các khu vực phường Anh Dũng, Hưng Đạo, Đa Phúc, Hòa Nghĩa và Tân Thành; 01 trung tâm dạy nghề và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên đặt tại trung tâm hành chính - chính trị quận với tổng diện tích 20,7 ha.

- Y tế: Gồm 2 trung tâm y tế được bố trí tại khu Trung tâm hành chính - chính trị quận và khu vực phường Hòa Nghĩa với tổng diện tích 6,65 ha.

- Văn hóa: Gồm các công trình như thư viện, nhà văn hóa...với tổng diện tích 1,39 ha.

- Các công trình công cộng khác: Gồm chợ, trung tâm thương mại - dịch vụ... được bố trí tại các trục đường phố chính với tổng diện tích 132,82 ha.

b) Đất cây xanh, thể dục thể thao cấp quận:

Diện tích 346,46 ha, trong đó:

- Công viên hồ điều hòa Đa Phúc có diện tích 26,93 ha.

- Bố trí 3 khu trung tâm thể dục thể thao tại các khu vực: Phường Đa Phúc, phường Hòa Nghĩa và trung tâm hành chính - chính trị quận với tổng diện tích 23,70 ha.

- Các khu công viên cây xanh, vườn hoa trong khu ở có tổng diện tích 295,83 ha.

c) Đất đơn vị ở:

Diện tích 1.507,30 ha, trong đó:

- Đất công cộng: Gồm các công trình hành chính, trạm y tế, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, nhà văn hóa, thư viện, chợ và các công trình dịch vụ hàng ngày...với tổng diện tích 129,89 ha.

- Đất nhóm nhà ở: Gồm các nhóm nhà ở mới và nhóm nhà ở hiện trạng cải tạo với tổng diện tích 1.195,62 ha.

- Đất cây xanh - thể dục thể thao: Gồm các khu cây xanh, vườn hoa, các sân thể dục thể thao được bố trí trong các đơn vị ở với tổng diện tích 68,13 ha.

- Đất giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Gồm các đường cấp phân khu vực, đường nhóm nhà ở, bãi đỗ xe và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác với tổng hiện tích 113,66 ha.

d) Đất giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Diện tích 666,41 ha.

4.3. Quy hoạch đơn vị ở:

Toàn quận chia thành 16 đơn vị ở (tương đương 16 đơn vị hành chính cấp phường) với tổng diện tích 1.507,3 ha và dân số dự kiến đến năm 2025 khoảng 336.000 người:

- Phường Anh Dũng được chia thành 3 đơn vị ở, gồm: Đơn vị ở số 1 có diện tích 108,03 ha; Đơn vị ở số 2 có diện tích 104,84 ha; Đơn vị ở số 3 có diện tích 32,68 ha.

- Phường Hưng Đạo được chia thành 3 đơn vị ở, gồm: Đơn vị ở số 4 có diện tích 117,20 ha; Đơn vị ở số 5 có diện tích 101,68 ha; Đơn vị ở số 6 có diện tích 71,57 ha.

- Phường Đa Phúc được chia thành 2 đơn vị ở, gồm: Đơn vị ở số 7 có diện tích 98,02 ha; Đơn vị ở số 8 có diện tích 100,53 ha.

- Phường Hải Thành được chia thành 2 đơn vị ở, gồm: Đơn vị ở số 9 có diện tích 64,70 ha; Đơn vị ở số 10 có diện tích 70,30 ha.

- Phường Tân Thành được chia thành 2 đơn vị ở, gồm: Đơn vị ở số 11 có diện tích 123,89 ha; Đơn vị ở số 12 có diện tích 105,62 ha.

- Phường Hòa Nghĩa được chia thành 4 đơn vị ở, gồm: Đơn vị ở số 13 có diện tích 83,03 ha; Đơn vị ở số 14 có diện tích 156,01 ha; Đơn vị ở số 15 có diện tích 122,27 ha; Đơn vị ở số 16 có diện tích 46,93 ha.

4.4. Quy hoạch đất ngoài dân dụng:

a) Đất công trình công cộng:

Diện tích 240,84 ha, bao gồm các công trình công cộng cấp thành phố và cấp vùng, được bố trí tập trung tại các trục chính đô thị như đường Phạm Văn Đồng (đường 353), đường 355, đường 362, đường trục phía Tây Nam quận (lộ giới rộng 68,0m), trục đường vào ga khách Đại Đồng, trực đường vào công viên Tân Thành...; cụ thể:

- Đất công trình giáo dục, viện nghiên cứu: Gồm Trường Đại học Y Hải Phòng được bố trí tại khu vực phường Đa Phúc với diện tích 13,12 ha; Viện nghiên cứu hải sản nước lợ được bố trí tại khu vực phường Hải Thành với diện tích 2,85 ha.

- Đất công trình văn hóa, thương mại: Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Hải Phòng được bố trí tại phường Anh Dũng với diện tích 45,46 ha.

- Đất công trình công cộng khác: Gồm các công trình trung tâm thương mại - dịch vụ, đa chức năng...với diện tích 179,41 ha.

h) Đất cây xanh - thể dục thể thao, mặt nước, rừng ngập mặn:

Diện tích 1.045,27 ha, trong đó:

- Khu liên hợp thể dục thể thao thành phố: Bố trí tại khu vực phường Hải Thành với diện tích 69,39 ha.

- Công viên Tân Thành: Bố trí tại khu vực phường Tân Thành với diện tích 290,53 ha.

- Công viên rừng ngập mặn: Bố trí tại khu vực phường Tân Thành và phường Hải Thành với diện tích 283,26 ha.

- Hệ thống hành lang cây xanh ngoài đê và mặt nước sông Lạch Tray; cây xanh, mặt nước kênh Hòa Bình...

c) Đất công nghiệp, kho tàng:

Diện tích 147,20 ha, trong đó:

- Các khu, cụm công nghiệp tập trung: Gồm Cụm công nghiệp đường 355, Cụm công nghiệp Hải Thành và Khu công nghiệp Đồ Sơn được giữ lại và chỉnh trang. Đến sau năm 2025, Cụm công nghiệp đường 355 và Cụm công nghiệp Hải Thành từng bước có kế hoạch chuyển đổi thành đất dân dụng.

- Các công trình công nghiệp khác trên địa bàn quận: Từng bước có kế hoạch di chuyển về các khu, cụm công nghiệp tập trung.

d) Đất di tích lịch sử, tôn giáo: Diện tích 11,06 ha.

e) Đất quốc phòng, an ninh: Diện tích 21,83 ha.

f) Đất sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao (đất dự phòng phát triển đô thị): Bố trí tại khu vực phường Đa Phúc và Hòa Nghĩa với diện tích 309,79 ha.

g) Đất nghĩa trang: Diện tích 17,71 ha. Từng bước di chuyển các nghĩa trang, nghĩa địa rải rác trên địa bàn quận về nghĩa trang tập trung của thành phố tại Phi Liệt; đồng thời, không phát triển mở rộng nghĩa trang Ninh Hải, sau năm 2025 sẽ cải tạo thành công viên nghĩa trang (không hung táng).

h) Đất giao thông đối ngoại và hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

- Đất giao thông đối ngoại: Diện tích 147,37 ha; bao gồm đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc ven biển, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng.

- Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Diện tích 57,12 ha; bao gồm trạm biến áp 220/110kV Phấn Dũng, nhà máy cấp nước Hưng Đạo, các khu xử lý nước thải tại khu vực phường Đa Phúc, phường Hải Thành và phường Tân Thành...

5. Tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Không gian kiến trúc đô thị của quận được tổ chức trên cơ sở kết hợp hài hòa với mạng lưới cây xanh, mặt nước và hệ thống giao thông đô thị:

+ Hệ thống mặt nước, cây xanh hiện hữu được cải tạo, tổ chức thành mạng lưới xanh; hệ thống giao thông đô thị được quy hoạch theo mạng ô cờ.

+ Các khu vực công trình công cộng được tổ chức liên kết tạo không gian lớn; các khu vực không gian trống được tổ chức thành các không gian mở, phù hợp với chức năng sử dụng; các khu đô thị mới được thiết kế đồng bộ, các khu vực đô thị cũ được bố trí tăng diện tích xây dựng các công trình hạ tầng xã hội - kỹ thuật và giảm mật độ xây dựng.

- Kiến trúc đô thị:

+ Được bố trí đa dạng, phù hợp với tính chất, chức năng, yêu cầu sử dụng của từng loại công trình, cảnh quan khu vực và thỏa mãn những chỉ tiêu về quy hoạch xây dựng như mật độ, chiều cao, khoảng lùi xây dựng...

+ Các công trình công cộng có quy mô tập trung tại các trục giao thông chính được bố trí xây dựng hợp khối, đồng bộ nhằm tạo điểm nhấn và hình ảnh đặc trưng của đô thị.

+ Phát triển các loại hình nhà ở một cách đa dạng như chung cư, biệt thự, nhà liên kế, nhà vườn...; cải tạo các khu nhà ở cũ.

+ Các công trình đặc thù khác được xây dựng theo chức năng và nhu cầu sử dụng; có quy mô, hình thức phù hợp với không gian kiến trúc cảnh quan khu vực và đảm bảo các quy định đối với từng công trình cụ thể.

- Cảnh quan đô thị:

+ Duy trì, cải tạo và khai thác không gian cảnh quan cây xanh, mặt nước tự nhiên trong tổ chức không gian đô thị.

+ Cảnh quan các tuyến phố, trục đường phải đảm bảo sự liên tục và hài hòa trên toàn tuyến.

+ Cảnh quan quảng trường, không gian trống và các không gian tiện ích đô thị khác phải đảm bảo mỹ quan, phù hợp với chức năng sử dụng và có tính đặc trưng cao.

6. Thiết kế đô thị:

6.1. Thiết kế đô thị khu vực trung tâm;

- Trung tâm hành chính - chính trị quận: Được xây dựng tập trung với bố cục công trình kết hợp giữa hợp khối và phân tán; hình thức kiến trúc hiện đại với tầng cao xây dựng tối đa 15 tầng.

- Trung tâm công cộng, dịch vụ thương mại: Khu Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc tế Hải Phòng kết hợp với các công trình dịch vụ thương mại trên trục không gian từ đường Phạm Văn Đồng (đường 353) vào ga khách Đại Đồng được thiết kế gồm các công trình có kiến trúc hiện đại, hợp khối, cao tạng (tối đa 15 tầng), tạo điểm nhấn của không gian đô thị.

- Khu liên hợp Thể dục thể thao thành phố: Là tổ hợp các công trình có không gian lớn kết hợp với hệ thống không gian trống, cây xanh, bãi đỗ xe... tạo sự gắn kết với không gian mở phía sông Lạch Tray.

6.2. Thiết kế đô thị dọc các trục đường chính:

- Đường Phạm Văn Đồng (đường 353): Phát triển các công trình có tầng cao trung bình, hợp khối, hình thức kiến trúc hiện đại kết hợp với các không gian mở.

- Đường trục phía Tây Nam quận (lộ giới 68,0 m): Phát triển các công trình thấp tầng tại khu vực phía Bắc đường 355, đảm bảo quy định của vùng tĩnh không đầu cất hạ cánh sân bay Cát Bi. Khu vực phía Nam đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chủ yếu bố trí xây dựng nhà vườn kết hợp với cảnh quan ven sông.

- Đường 355 và đường trục vào Ga khách Đại Đồng: Bố trí các công trình có hình thức kiến trúc hiện đại, hợp khối, cao tầng, không gian lớn; ưu tiên các giải pháp kiến trúc mới, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường

6.3. Các khu vực không gian mở - cây xanh:

- Công viên hồ điều hòa Đa Phúc và các khu vực ven sông He, sông Đồn Riêng, sông Lai, kênh Hòa Bình: Được xác định là các khu công viên, cây xanh, mặt nước tập trung kết hợp giữa chức năng về cảnh quan với hồ điều hòa kỹ thuật.

- Công viên Tân Thành: Được xây dựng là khu công viên cây xanh tập trung.

- Công viên rừng ngập mặn ven biển.

- Các khu vực không gian mở khác: Gồm các mảng cây xanh tại những nút giao thông chính; các khu cây xanh trong các đơn vị ở.

6.4. Các công trình điểm nhấn:

Khu Liên hợp thể thao thành phố; khu trung tâm hội chợ triển lãm Quốc tế; các công trình công cộng, dịch vụ thương mại trên các trục đường phố chính đô thị.

6.5. Các quy định khác:

- Các công trình xây dựng trong khu vực tĩnh không vùng tiếp cận đường cất, hạ cánh Cảng hàng không quốc tế Cát Bi tuân thủ theo quy định:

+ Tĩnh không vùng tiếp cận đường cất, hạ cánh số 1 hiện có của sân bay Cát Bi.

+ Tĩnh không vùng tiếp cận đường cất, hạ cánh số 2 theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các nội dung khác: Quy định cụ thể trong hồ sơ quy hoạch được duyệt kèm theo Quyết định này.

7. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

7.1. Quy hoạch giao thông:

a) Giao thông đối ngoại:

-Đường thủy:

+ Cải tạo, nâng cấp sông Lạch Tray đạt tiêu chuẩn sông cấp III.

+ Quy hoạch 2 bến tàu khách du lịch trên sông Lạch Tray tại khu vực phường Hưng Đạo và phường Tân Thành.

- Đường sắt:

+ Đoạn từ ga Hùng Vương đến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (song song với đường trục phía Tây Nam - 68,0 m): Giai đoạn đầu được xây dựng là đường đơn, khổ 1,0 m; giai đoạn sau chuyển thành đường sắt đô thị.

+ Đoạn chạy dọc theo đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng được xây dựng là đường đôi, khổ 1,435 m.

+ Quy hoạch ga lập tàu Minh Tân - huyện Kiến Thụy.

- Đường bộ:

+ Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có chiều rộng lộ giới 100,0 m.

+ Đường cao tốc ven biển Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh có chiều rộng lộ giới 120,0 m.

b) Giao thông đô thị:

Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường hiện có và quy hoạch xây dựng mới các tuyến đường giao thông có lộ giới như sau:

- Đường vành đai 3 (đường 355), đường vành đai 2, đường phía Tây Nam quận và đường trục vào ga khách Đại Đồng có lộ giới rộng 68,0 m; đường từ cống Tiểu Trà đến tỉnh lộ 362 có lộ giới rộng 50,5 m; đường Phạm Văn Đồng có lộ giới rộng 43,0 m; các đường liên khu vực có lộ giới rộng từ 40,0 ÷ 50,0 m.

- Các đường khu vực có lộ giới rộng từ 25,0 ÷ 35,0 m.

- Các đường phân khu vực có lộ giới rộng từ 17,5 ÷ 20,0 m.

c) Mạng lưới giao thông công cộng:

- Mạng lưới ô tô buýt:

+ Cải tạo, nâng cấp các tuyến ô tô buýt hiện có gồm: Tuyến Trung tâm thành phố - Dương Kinh - Đồ Sơn; tuyến Hải An - Dương Kinh - Kiến Thụy.

+ Quy hoạch thêm 6 tuyến mới gồm: Tuyến Trung tâm thành phố - Lê Chân - Dương Kinh - Đồ Sơn; tuyến An Dương - Dương Kinh - Đồ Sơn; tuyến trung tâm thành phố - Dương Kinh - Kiến An - An Lão; tuyến An Lão - Kiến An - Dương Kinh - Hải An - Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; tuyến Kiến Thụy - Dương Kinh - Hải An - trung tâm thành phố; tuyến Kiến Thụy - Dương Kinh - Hải An - khu công nghiệp Nam Đình Vũ.

- Đường sắt đô thị: Quy hoạch 3 tuyến đi trên cao gồm tuyến Lê chân - Kiến An - Núi Đối - Dương Kinh - Tiên Lãng; tuyến An Dương - Kiến An - Hải An; tuyến An Dương - Kiến An - Dương Kinh - Đồ Sơn.

- Hệ thống cầu: Xác định 7 cầu qua sông Lạch Tray để kết nối quận Dương Kinh với các quận khác, gồm: 2 cầu hiện có là cầu Rào và cầu Rào 2; 5 cầu mới là cầu Hải Thành 1, Hải Thành 2, Tân Thành 1, Tân Thành 2 và cầu Đôn Nghĩa.

- Nút giao thông khác mức: Bố trí 7 nút.

- Hệ thống bãi đỗ xe: Quy hoạch 67 bãi đỗ xe tập trung với tổng diện tích 47,33 ha.

7.2. Chuẩn bị kỹ thuật xây dựng:

a) Cao độ nền xây dựng:

- Khu vực xây dựng mới: Yêu cầu đạt từ +4,2 m ÷ +4,5 m Cao độ Hải đồ (tương đương từ +2,3 m ÷ +2,6 m Cao độ Lục địa).

- Khu vực dân cư hiện có: Được nâng dần lên bằng với cao độ nền của các khu vực xây dựng mới.

b) Thoát nước mưa:

- Phân lưu vực:

+ Lưu vực 1: Từ phía Bắc đường 355 đến sông Lạch Tray.

+ Lưu vực 2: Được giới hạn bởi đường 355 và đường Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

+ Lưu vực 3: Được giới hạn bởi đường Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường có lộ giới rộng 50,5 m (tuyến Kiến Thụy - Dương Kinh - cầu Tân Thành 2 – Hải An).

+ Lưu vực 4: Được giới hạn bởi phía Nam đường có lộ giới rộng 50,5 m và ranh giới quận Đồ Sơn.

- Hướng thoát nước: Thoát ra sông Lạch Tray thông qua hệ thống cống ngăn triều.

- Hệ thống kênh, mương, hồ điều hòa:

+ Các tuyến kênh, mương hiện có được cải tạo, nâng cấp; trong đó, kênh Hòa Bình được mở rộng đạt từ 80,0 m ÷ 150 m.

+ Xây dựng các tuyến kênh, mương mới có chiều rộng từ 27,0 m ÷ 40,0 m để kết nối kênh Hòa Bình, sông He, sông Đồn Riêng với sông Lạch Tray.

+ Xây dựng hồ điều hòa Đa Phúc có diện tích khoảng 18,0 ha; hồ điều hòa Tân Thành có diện tích khoảng 100,0 ha.

- Mạng lưới cống thoát: Cống thoát nước được thiết kế theo kiểu tự chảy, đường kính từ D600 ÷ D2000.

c) Hệ thống đê (đoạn qua địa bàn quận):

+ Tuyến đê sông Lạch Tray: Được cứng hóa và nâng cấp cao độ đỉnh đê đạt từ +6,5 m ÷ +7,0 m cao độ Hải đồ (tương đương từ +4,6 m ÷ +5,1 m Cao độ Lục địa).

+ Tuyến đê biển: Thực hiện theo chương trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp để biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, cao độ đỉnh đê đạt từ +7,0 m ÷ +7,5 m cao độ Hải đồ (tương đương từ +5,1 m ÷ +5,6 m Cao độ Lục địa).

7.3. Quy hoạch cấp nước:

- Nguồn cấp nước: Nước được cấp kết hợp từ các Nhà máy nước An Dương, Nhà máy nước cầu Nguyệt (hiện có) và Nhà máy nước Hưng Đạo (được xây mới với công suất giai đoạn đầu 25.000m3/ngđ, giai đoạn hoàn thiện đạt 290.000m3/ngđ).

- Mạng lưới đường ống: Bố trí các tuyến ống chuyên tải có đường kính từ Φ400 ÷ Φ1200; các tuyến ống chính có đường kính từ Φ100 ÷ Φ300.

7.4. Quy hoạch cấp điện:

- Nguồn cấp điện: Từ trạm biến áp 220/110 kV Phấn Dũng công suất 2x250 MVA kết hợp với trạm biến áp 110/35/22 kV Kiến An công suất 2 x25 MVA và trạm biến áp 110/22 kV Đồ Sơn công suất 2x63 MVA.

- Các trạm biến áp: Xây mới trạm biến áp 220/110 kV Phấn Dũng công suất 2x250 MVA; cải tạo, nâng cấp trạm biến áp phụ tải treo 22/0,4 kV hiện có bằng các trạm ki-ốt hoặc trạm xây; xây dựng thêm khoảng 275 trạm biến áp phụ tải.

- Lưới điện: Giữ nguyên tuyến điện cao áp 110 kV, 220 kV hiện có; xây dựng tuyến 110 kV ngầm đi trùng với tuyến 220 kV hiện có; thống nhất cấp điện trung áp về 22 kV và bố trí đi ngầm.

- Chiếu sáng đô thị: Quy định cụ thể trong hồ sơ quy hoạch được duyệt kèm theo Quyết định này.

7.5. Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

a) Thoát nước thải:

- Hệ thống thoát nước thải được thiết kế tách riêng hệ thống thoát nước mưa.

- Phân lưu vực thoát nước thải và trạm xử lý nước thải tập trung:

+ Khu vực phường Hưng Đạo, phường Đa Phúc và một phần quận Kiến An được thu gom về khu xử lý nước thải Đa Phúc có diện tích 10,94 ha.

+ Khu vực phường Anh Dũng, một phần phường Hòa Nghĩa và phường Hải Thành được thu gom về khu xử lý nước thải Hải Thành có diện tích 7,0 ha.

+ Khu vực phường Tân Thành, phần còn lại của phường Hòa Nghĩa và một phần quận Đồ Sơn được thu gom về khu xử lý nước thải Tân Thành có diện tích 8,2 ha.

- Mạng lưới cống thoát: Bố trí các tuyến cống thoát có đường kính cống từ D300 ÷ D800 và 10 trạm bơm chuyển bậc.

b) Vệ sinh môi trường:

- Chất thải rắn:

+ Rác thải sinh hoạt: Phân loại tại nguồn phát sinh, sau đó được vận chuyển đến khu xử lý chất thải tập trung liên khu vực tại xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy để xử lý.

+ Chất thải rắn công nghiệp: Phân loại tại nguồn phát sinh; phần không độc hại được vận chuyển đến khu xử lý chất thải tập trung liên khu vực tại xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy để xử lý; phần độc hại được xử lý riêng theo quy định.

+ Chất thải rắn y tế: Được thu gom và vận chuyển đến khu liên hợp xử lý tập trung để xử lý.

- Nghĩa trang:

+ Không mở rộng Nghĩa trang Ninh Hải, dần đóng cửa và chuyển về nghĩa trang Phi Liệt, huyện Thủy Nguyên.

+ Từng bước di chuyển các nghĩa trang nhỏ năm rải rác về nghĩa trang tập trung của thành phố.

7.6. Quy hoạch mạng lưới bưu chính, viễn thông:

a) Viễn thông:

- Nguồn tín hiệu: Được lấy từ tổng đài Hòa Nghĩa.

- Truyền dẫn: Nâng cao chất lượng truyền dẫn, xây mới các tuyến cáp quang, hoàn thiện mạch vòng, mở rộng các loại hình dịch vụ như truyền hình cáp, internet băng thông rộng.

- Mạng ngoại vi, mạng di động và Internet: Khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ lắp đặt thêm các đường ADSL, đường cáp quang FPTH tốc độ cao.

b) Bưu chính: Nâng cao chất lượng phục vụ và mở rộng các dịch vụ sẵn có như Tele, Fa x, chuyển phát nhanh, tiết kiệm bưu điện, internet băng thông rộng... tăng số lượng báo, bưu phẩm, tem thư; xây dựng ngân hàng Bưu điện.

8. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC): Quy định cụ thể trong hồ sơ quy hoạch được duyệt kèm theo Quyết định này.

9. Phân kỳ đầu tư:

9.1. Giai đoạn đến năm 2020:

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu nhà ở hiện trạng kết nối với các khu vực khác của quận theo tiêu chí đô thị loại 1.

- Hoàn thiện và triển khai mới một số dự án cụ thể như:

+ Các công trình hạ tầng xã hội: Khu Liên hợp thể thao thành phố; Khu trung tâm hội chợ triển lãm Quốc tế; Khu trung tâm hành chính - chính trị quận; Khu đô thị Our City; Công viên Tân Thành; các công viên, trung tâm thể thao cấp quận...

+ Các công trình hạ tầng kỹ thuật: Đường Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường có lộ giới rộng 50,5 m từ đê hữu sông Lạch Tray đến đường 362; đường vành đai 2; đường ven đê sông Lạch Tray có lộ giới rộng 33,0m đoạn từ nút giao giữa đường 14 cũ với đường Phạm Văn Đồng đến cống Mỹ Khê và các tuyến đường khu vực, liên khu vực; cầu Hải Thành 1; đường sắt từ ga Hùng Vương đến cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; nhà máy nước Hưng Đạo giai đoạn đầu; sông và các tuyến kênh, mương; cải tạo, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc; xây dựng hệ thống ga rác, bãi đỗ xe, nhà chờ xe bus...

9.2. Giai đoạn sau năm 2020:

- Hoàn chỉnh việc chia tách quận thành 16 phường.

- Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

- Hoàn thiện các khu chức năng theo quy hoạch.

Quyết định 2392/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và Quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Dương Kinh đến năm 2025 do thành phố Hải Phòng ban hành

  • Số hiệu: 2392/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/12/2013
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Dương Anh Điền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/12/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra