Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 239/1999/QĐ-UB

Bình Phước, ngày 04 tháng 11 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;
Căn cứ Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư tại Tờ trình số 605/KH-TH ngày 22/10/1999.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này một số quy định cụ thể thực hiện công tác đấu thầu trên địa bàn Tỉnh Bình Phước theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ.

Điều 2: Quyết định này thay thế Quyết định số 50/1998/QĐ-UB ngày 18/04/1998 của UBND Tỉnh Bình Phước v/v ban hành Quy định về trình tự, thủ tục đấu thầu tại Tỉnh Bình Phước theo Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996 và Nghị định 93/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ.

Điều 3: Các Ông Chánh Văn phịng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở TC-VG, Sở Xây dựng, Sở Thương mại – Du lịch, Chủ tịch UBND các huyện, Thị và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Tấn Thiệu

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 239/1999/QĐ-UB ngày 04/11/1999 của UBND Tỉnh Bình Phước)

Để áp dụng thống nhất Quy chế đấu thầu trên địa bàn, UBND Tỉnh Bình Phước quy định cụ thể một số nội dung công tác thực hiện Quy chế đấu thầu như sau:

Điều 1: Cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu

1. UBND Tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về công tác đấu thầu trên địa bàn Tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp UBND Tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đấu thầu bao gồm:

a) Soạn thảo, trình UBND Tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu.

b) Tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác đấu thầu.

c) Chủ trì thẩm định và trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, kết quả đấu thầu.

d) Chủ trì cùng các ngành liên quan để kiểm tra tình hình thực hiện công tác đấu thầu và giải quyết các vướng mắc khiếu nại về đấu thầu.

e) Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình đấu thầu và thực hiện Quy chế đấu thầu.

Điều 2: Phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về đấu thầu

1. Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính – Vật giá, Sở Thương mại – Du lịch, VP. UBND Tỉnh và các Sở quản lý ngành có liên quan (trường hợp cần thiết có thể thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn) để tiến hành thẩm định, trình UBND Tỉnh phê duyệt những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của UBND Tỉnh trong thực hiện Quy chế đấu thầu.

Gồm có:

- Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu.

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu.

- Kết quả đấu thầu.

- Hợp đồng thực hiện gói thầu (đối với những hợp đồng ký với nhà thầu nước ngoài).

2. Đối với gói thầu xây lắp và mua sắm hàng hóa có quy mô nhỏ (Gói thầu thuộc những dự án có tổng giá trị đầu tư dưới 2 tỷ đồng): Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và chịu trách nhiệm về ý kiến thẩm định của mình trước UBND Tỉnh.

3. Đối với những gói thầu thuộc các dự án do UBND Tỉnh cấp giấy phép đầu tư (Những dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần có sự tham gia vốn của các tổ chức kinh tế Nhà nước từ 30% trở lên): Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, phối kết hợp các ngành chức năng thực hiện các công tác thẩm định và trình UBND Tỉnh để thỏa thuận về kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu.

4. UBND các huyện, Thị thực hiện quản lý Nhà nước về công tác đấu thầu đối với những gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của mình (Đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách được HĐND Tỉnh phân cấp) và những gói thầu thuộc dự án cho UBND Tỉnh ủy quyền có giá trị gói thầu nhỏ hơn 500 triệu đồng.

Phòng Tài chính – Kế hoạch các huyện, Thị chủ trì cùng với các phòng, ban liên quan của huyện thực hiện công tác thẩm định trong quá trình đấu thầu các gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của UBND các huyện, Thị.

Điều 3: Hình thức lựa chọn nhà thầu

1. Những gói thầu của các dự án thuộc chương trình “Phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa”, Dự án xây dựng hạ tầng ở các xã biên giới, Dự án định canh định cư, xóa đói giảm nghèo thực hiện theo Thông tư liên tịch số 416/1999/TTLT/BKH&ĐT-UBDTMN-TC-XD ngày 29/4/1999.

2. Hình thức chỉ định thầu chỉ định áp dụng cho các gói thầu được quy định tại Mục a, b, c khoản 3 Điều 4 của Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/QĐ-UB ngày 01/9/1999 của Chính phủ.

3. Bên mời thầu của các gói thầu thực hiện hình thức chỉ định thầu thuộc phạm vi Mục 1, 2 Phần III của Quy định này phải làm rõ lý do chỉ định thầu, kinh nghiệm và năng lực tài chính kỹ thuật của nhà thầu. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thẩm định và có ý kiến bằng văn bản trình UBND Tỉnh quyết định.

Sáu tháng một lần, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các trường hợp xin chỉ định thầu để UBND Tỉnh trình Thủ tướng phê duyệt.

Điều 4: Đấu thấu đối với các gói thầu xây lắp và mua sắm hàng hóa có quy mô nhỏ (gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ đồng).

1. Nguyên tắc thực hiện:

a) Chỉ đấu thầu trong phạm vi các nhà thầu là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn Tỉnh. Các Tổng Công ty được thành lập theo Quyết định số 90 và 91/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các thành viên thuộc Tổng Công ty khơng được tham gia. Trường hợp số lượng nhà thầu tại địa phương có khả năng tham gia ít hơn 3 thì được mời thêm các doanh nghiệp ngồi Tỉnh. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật phức tạp thì có thể mời thêm các doanh nghiệp là Tổng Công ty hoặc thuộc Tổng Công ty tham dự đấu thầu.

b) Quá trình tổ chức đấu thầu và chuẩn bị hồ sơ thầu phải nhanh gọn nhưng phải đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả.

c) Chỉ áp dụng phương thức đấu thầu một túi hồ sơ đối với tất cả gói thầu.

2. Trình tự, nội dung đấu thầu: Giao cho Sở KH&ĐT Tỉnh hướng dẫn cụ thể.

3. Thời gian thực hiện các bước trong đấu thầu:

a) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 7 ngày, tối đa là 15 ngày kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu.

b) Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 10 ngày kể từ ngày mở thầu.

c) Thời gian thẩm định kết quả kết quả đấu thầu tối đa khơng quá 7 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Thời gian ký hợp đồng tối đa không quá 7 ngày kể từ khi thơng báo kết quả trúng thầu.

Điều 5: Tổ chức thực hiện.

1. Chủ Đầu tư là người đứng ra tổ chức đấu thầu và chịu trách nhiệm về quá trình đấu thầu và kết quả đấu thầu trước UBND Tỉnh và trước pháp luật.

Để giúp các Chủ đầu tư thực hiện công tác đấu thầu, UBND Tỉnh thành lập tổ chức chuyên gia gồm các thành viên là chuyên viên thuộc các Sở KH&ĐT, Xây dựng, Tài chính – Vật giá, Thương mại – Du lịch và các Sở, ngành có liên quan. Thành phần, tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chuyên gia như quy định tại Điều 16 Quy chế đấu thầu.

Bên mời thầu có thể lựa chọn hình thức tư vấn đấu thầu: Thuê tổ chức tư vấn có pháp nhân hoặc tổ chuyên gia của Tỉnh sau khi được sự chấp thuận của UBND Tỉnh hoặc UBND huyện, Thị.

2. Chi phí cho công tác đấu thầu:

Trong khi chờ hướng dẫn của Bộ Xây dựng vẫn thực hiện theo quy định tại Quyết định số 501/BXD-VKT ngày 18/9/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng v/v ban hành chi phí thẩm định, tư vấn đầu tư và xây dựng.

Chi phí đấu thầu cho hình thức tư vấn là Tổ chuyên gia của Tỉnh được tính bằng 70% chi phí thuê tổ chức tư vấn có pháp nhân.

3. UBND các huyện, Thị, các Sở, ngành có liên quan và bên mời thầu có trách nhiệm hàng quý, 6 tháng và hàng năm báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện đấu thầu gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp tình hình thực hiện công tác đấu thầu, báo cáo định kỳ cho UBND Tỉnh để có cơ sở chỉ đạo thực hiện và báo cáo Bộ KH & ĐT.

5. Sở KH&ĐT, Sở Xây dựng, Sở TM-DL và các Sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho UBND Tỉnh trong công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện Quy chế đấu thầu và tình hình thực hiện hợp đồng trên địa bàn Tỉnh Bình Phước.

6. Đối với công tác tư vấn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư (Lập Dự án đầu tư, Lập TKKT, lập dự tốn…) có giá trị nhỏ sẽ hướng dẫn riêng.

7. Những nội dung không được nêu trong quy định này vẫn thực hiện theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Đấu thầu.