Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2375/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 02 tháng 7 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN: PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GẮN VỚI PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2026 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 67/2018/CĐ-CP ngày 14/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; số 40/2023/CĐ-CP ngày 27/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của ghị định số 67/2018/CĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; số 113/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều; số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ các Quyết định ban hành Chiến lược của Thủ tướng Chính phủ: Số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 1595/QĐ-TTg ngày 23/12/2022 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; số 1978/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 về phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; số 1619/QĐ-TTg ngày 14/12/2023 phê duyệt quy hoạch xây dựng tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 145/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 phê duyệt kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Căn cứ Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi;

Căn cứ các Chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Định: Số 18-CTr/TU ngày 21/02/2023 thực hiện ghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trên địa bàn tỉnh Bình Định; số 23-CTr/TU ngày 18/8/2023 thực hiện ghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; số 11-CTr/TU ngày 14/5/2021 về việc thực hiện ghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, ghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025;

Căn cứ ghị quyết số 50/2019/NQ-HĐND ngày 13/12/2019 của HĐND tỉnh phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định;

Căn cứ các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược của Thủ tướng Chính phủ: Số 2167/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Bình Định; số 4346/QĐ-UBND ngày 23/11/2023 phê duyệt điều chỉnh kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 4547/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 của UBND tỉnh; số 501/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh; số 4328/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 ban hành kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 39-KH/TU ngày 19/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; số 1655/QĐ-UBND ngày 26/5/2022 ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định; số 3811/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 11-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện ghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, ghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025; số 4103/QĐ-UBND ngày 06/11/2023 ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 18/8/2023 của Tỉnh ủy thực hiện ghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định;

Căn cứ các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh: Số 3487/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; số 1336/QĐ-UBND ngày 16/4/2024 phê duyệt Đề án tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Bình Định; số 1535/QĐ-UBND ngày 02/5/2024 phê duyệt Đề án phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; số 4882/QĐ-UBND ngày 26/12/2019 phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ Văn bản số 2747/UBND-KT ngày 14/4/2024 của UBND tỉnh về việc lập đề án phát triển hạ tầng nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Sở Công nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 211/TTr-SNN ngày 14/6/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương Đề án: Phát triển hạ tầng nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định, với các nội dung như sau:

1. Tên đề án

Phát triển hạ tầng nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hạ tầng nông nghiệp và PTNT gắn với phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030 nhằm kiên cố, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp và PTNT, nước sạch nông thôn và phòng chống thiên tai đáp ứng các tiêu chí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

b) Mục tiêu cụ thể

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đầu tư sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn hồ chứa nước để cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho Nhân dân. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống công trình điều tiết, dâng nước, trữ nước trên 4 lưu vực sông lớn của tỉnh; hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung triển khai thực hiện các quy định của tỉnh về hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo các quy định. Ứng dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn.

- Bổ sung nguồn nước, lập kế hoạch sử dụng nước đáp ứng được yêu cầu cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế quan trọng.

- Đến năm 2030, tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới là 95%, trong đó tưới bằng công trình thủy lợi kiên cố đạt 92%.

- Có khoảng 5.960 ha diện tích cây trồng cạn chủ lực được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; trong đó, khoảng 40% diện tích được tưới tự động hóa. Tỉ lệ kênh mương tưới, tiêu được kiên cố 80%.

- Duy trì 100% hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; có 65% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày;

- Hạ tầng khu neo đậu Tam Quan, Đề Gi đáp ứng yêu cầu cấp vùng; cảng cá Tam Quan, Đề Gi đáp ứng cảng loại II.

- Hệ thống công trình phòng chống thiên tai từng bước đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai.

3. Chủ đầu tư

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định.

- Đại diện chủ đầu tư: Chi cục Thủy lợi Bình Định.

4. Nội dung giải pháp thực hiện đề án

4.1. Thu thập tài liệu

- Thu thập các tài liệu về các dự án đầu tư lĩnh vực nông nghiệp và PTNT, phòng chống thiên tai, nước sạch nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 địa bàn tỉnh Bình Định; phân theo từng địa phương cấp huyện; phân theo từng loại nguồn vốn (trung ương, tỉnh, huyện, xã, vốn hợp pháp khác; phân theo cấp phê duyệt dự án (Trung ương, tỉnh, huyện, xã);

- Thu thập tài liệu về các dự án đầu tư công dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 - 2030 làm cơ sở đề xuất nguồn vốn đầu tư và thứ tự ưu tiên;

- Quy hoạch chung xây dựng các huyện, thị xã, thành phố được duyệt; Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu vực.

4.2. Đánh giá kết quả thực hiện đề án giai đoạn 2021 - 2025:

a) Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn

- Đánh giá trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn;

- Đánh giá sự phù hợp của kế hoạch đầu tư công trung hạn so với nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn theo Chủ trương đầu tư, sự phù hợp với định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

- Đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025;

- Công tác chỉ đạo cập nhật, quản lý hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công và hệ thống thông tin quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản PABMIS trên địa bàn tỉnh.

b) Đánh giá việc triển khai việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định của pháp luật

c) Kết quả ban hành quy định việc báo cáo, cung cấp thông tin và thời gian báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm của các Sở, Ban, Ngành và UBND cấp dưới theo quy định tại Điều 45 Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

d) Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025

- Tình hình phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025;

+ Tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025: Kế hoạch vốn đầu kỳ (tăng, giảm trong kỳ); kế hoạch vốn đến thời điểm báo cáo;

+ Tổng số công trình, dự án thuộc kế hoạch danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; phân tích, đánh giá sự tăng giảm so với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;

+ Việc phân bổ vốn đối với các công trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia, các dự án trọng điểm, cần thiết, cấp bách; các dự án, nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn ứng trước;

- Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025:

+ Kết quả đạt được;

+ Những tồn tại, hạn chế;

+ Nguyên nhân;

+ Giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế và các đề xuất.

4.3. Nội dung đánh giá phát triển hạ tầng Nông nghiệp PTNT, nước sạch nông thôn gắn với phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

a) Rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình hạ tầng Phòng chống thiên tai dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 - 2030:

- Thu thập thông tin, khảo sát đánh giá hiện trạng hồ, đập, trạm bơm; hệ thống kênh tưới, kênh tiêu; đê kè cửa sông, cửa biển; nước sạch nông thôn; cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão; khu dân cư vùng thiên tai, ...

- Khảo sát đánh giá hệ thống quan trắc cung cấp số liệu dự báo, cảnh báo sớm mưa lũ, sạt lở đất tại các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn tỉnh;

b) Đánh giá, tính toán sơ bộ đề xuất các giải pháp:

- Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm; hệ thống kênh tưới, kênh tiêu, ...; hệ thống chuyển nước lưu vực;

- Xây dựng hệ thống đê, kè chống lũ, nâng cao mức đảm bảo phòng chống lũ cho các tuyến đê sông, đê biển;

- Phân lũ trên các nhánh sông nhằm làm giảm tác động của lũ lụt, sạt lở đất vào khu vực cần bảo vệ;

- Mở rộng khẩu độ thoát lũ các cầu, cống của hệ thống giao thông;

- Thực hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai theo Quyết định 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ;

- Cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Tam Quan và Đề Gi;

- Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai; xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định tối ưu cho việc vận hành hồ chứa, liên hồ chứa góp phần giảm lũ cho vùng hạ du;

- Xây dựng, nâng cấp và đấu nối nước sạch vào hộ gia đình tăng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn;

- Đề xuất trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn các hồ chứa thủy lợi;

c) Danh mục công trình, dự án đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030 và sau 2030; Khái toán kinh phí và đề xuất danh mục thực hiện ưu tiên.

5. Nguồn vốn: Vốn ngân sách tỉnh.

6. Thời gian thực hiện: 06 tháng (không bao gồm thời gian trình UBND tỉnh Bình Định ban hành, bắt đầu thực hiện năm 2024).

(Kèm theo Đề cương đề án)

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, K10.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Tuấn Thanh

 

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GẮN VỚI PHÕNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2026 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Phần I

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Bình Định là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 680 km về phía Bắc; cách Thủ đô Hà Nội 1.060 km về phía Nam và cách thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai khoảng 175 km về phía Tây. Đồng thời, Bình Định cũng là một trong năm tỉnh vùng trọng điểm kinh tế miền Trung có đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy dọc chiều dài của tỉnh; có đường Quốc lộ 19 nối với vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông bắc Campuchia và Thái Lan; có cảng biển Quy Nhơn và sân bay Phù Cát là điều kiện thuận lợi để Bình Định phát triển kinh tế - xã hội.

Toàn tỉnh có 08 huyện, 02 thị xã và thành phố Quy Nhơn, với dân số trung bình khoảng 1,5 triệu người. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 6.051 km2, trong đó: đất nông nghiệp khoảng 400.795 ha, chiếm 66,36% diện tích đất tự nhiên (gồm: đất sản xuất nông nghiệp 138.119 ha; đất lâm nghiệp 259.238 ha; đất nuôi trồng thủy sản 2.776 ha; đất làm muối và đất nông nghiệp khác 662 ha); đất phi nông nghiệp 65.154 ha và đất chưa sử dụng khoảng 138.007 ha.

Do nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh và thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa, thì yêu cầu ngành nông nghiệp và PTNT và phòng chống thiên tai từng bước cũng phải được hiện đại hóa. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp làm cho diễn biến thời tiết khó lường; nhiệt độ tăng, dòng chảy mùa kiệt giảm, dòng chảy mùa lũ tăng làm cho tình hình hạn hán gay gắt và lũ lụt ngày càng trầm trọng. Do đó, để đáp ứng với điều kiện ứng phó biến đổi khí hậu và từng bước hiện đại hóa của ngành nông nghiệp và PTNT, phòng chống thiên tai để phục vụ và đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh một cách bền vững, thì cần phải tổ chức nghiên cứu, đánh giá và triển khai quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi một cách có hệ thống, khoa học. Vì vậy, việc lập đề án phát triển hạ tầng nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cần thiết.

II. CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017; Luật Đê điều ngày 29/11/2006;

Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

Các Nghị định của Chính phủ: Số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; số 113/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều; số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Các Quyết định ban hành Chiến lược của Thủ tướng Chính phủ: Số 379/QĐ- TTg ngày 17/3/2021 phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 1595/QĐ-TTg ngày 23/12/2022 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; số 1978/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 về phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; số 1619/QĐ-TTg ngày 14/12/2023 phê duyệt quy hoạch xây dựng tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 145/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 phê duyệt kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi;

Chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Định: Số 18-CTr/TU ngày 21/02/2023 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trên địa bàn tỉnh Bình Định; số 23-CTr/TU ngày 18/8/2023 thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; số 11-CTr/TU ngày 14/5/2021 về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025;

Nghị quyết số 50/2019/NQ-HĐND ngày 13/12/2019 của HĐND tỉnh phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định;

Các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược của Thủ tướng Chính phủ: Số 2167/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Bình Định; số 4346/QĐ-UBND ngày 23/11/2023 phê duyệt điều chỉnh kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 4547/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 của UBND tỉnh; số 501/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh; số 4328/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 ban hành kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 39-KH/TU ngày 19/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Kết luận số 36- KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; số 1655/QĐ- UBND ngày 26/5/2022 ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định; số 3811/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 11-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025; số 4103/QĐ- UBND ngày 06/11/2023 ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 18/8/2023 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh: Số 3487/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; số 1336/QĐ-UBND ngày 16/4/2024 phê duyệt Đề án tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Bình Định; số 1535/QĐ-UBND ngày 02/5/2024 phê duyệt Đề án phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; số 4882/QĐ-UBND ngày 26/12/2019 phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Văn bản số 2747/UBND-KT ngày 14/4/2024 của UBND tỉnh về việc lập đề án phát triển hạ tầng nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

III. TÊN, QUY MÔ, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU LẬP ĐỀ ÁN

1. Tên đề án

Phát triển hạ tầng nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và thời gian lập đề án

- Đối tượng: Hạ tầng nông nghiệp và phát triển nông thôn, nước sạch và phòng chống thiên tai

- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Thời gian lập đề án: Năm 2024 - 2025.

3. Mục tiêu đề án

- Cụ thể hóa kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh;

- Đánh giá kết quả thực hiện Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh;

- Lập Kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LẬP ĐỀ ÁN

1. Phương pháp khảo sát, đánh giá thực địa

1.1. Liệt kê danh mục công trình cần thu thập và cơ quan, đơn vị có thể thu thập từng cấp, từng địa phương. Cử cán bộ đến các cơ quan dựa trên danh mục các công trình cần để tiến hành thu thập.

1.2. Khảo sát thực địa công trình nông nghiệp và PTNT, công trình nước sạch nông thôn, công trình phòng chống thiên tai, dự kiến đầu tư làm cơ sở đề xuất trong giai đoạn 2026 - 2030 và các giai đoạn tiếp theo.

2. Phương pháp chuyên gia

Tổ chức hội nghị để tham vấn ý kiến các địa phương, sở ngành và các chuyên gia có liên quan về nội dung Đề án.

Phần II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

1.2. Đặc điểm địa hình

1.3. Đặc điểm đất đai thổ nhưỡng

1.4. Khí hậu

1.5. Nguồn nước (nước mặt, nước ngầm)

2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

2.1. Dân số và lao động

2.2. Tổng quan kinh tế

a. Nông, lâm, thủy sản.

b. Công nghiệp - Xây dựng.

c. Thương mại - Dịch vụ.

2.3. Hạ tầng kỹ thuật (Giao thông, thuỷ lợi, đê kè, cấp nước, cảng cá và khu neo đậu, ...)

II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết xây dựng đề án

1.1. Khái quát chung

1.2. Thực trạng công trình nông nghiệp và PTNT, công trình nước sạch nông thôn và công trình phòng chống thiên tai.

a) Hồ chứa nước thủy lợi; hồ chứa nước thủy điện.

b) Đập dâng trên sông; đập ngăn mặn; chuyển nguồn nước.

c) Trạm bơm tưới, trạm bơm tiêu.

d) Hệ thống tưới; hệ thống tiêu.

e) Đê sông; đê cửa sông, đê ngăn mặn; đê biển.

f) Công trình nước sạch nông thôn

g) Cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.

h) Sơ tán dân vùng thiên tai vùng sạt lở núi, sạt lở bờ sông, triều cường.

i) Trạm quan trắc khí tượng thủy văn; trạm cảnh báo thiên tai; nhà tránh trú cộng đồng.

k. Hệ thống công trình hạ tầng nông thôn khác

1.3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

a. Về công tác quy hoạch

b. Về công tác quản lý

c. Về hạ tầng phòng chống thiên tai, thủy lợi, đê điều, cấp nước..

2. Căn cứ xây dựng đề án

3. Đánh giá chung

3.1. Những thuận lợi

3.2. Những khó khăn, hạn chế

III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hạ tầng nông nghiệp và PTNT gắn với phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030 nhằm kiên cố, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp và PTNT, nước sạch nông thôn và phòng chống thiên tai đáp ứng các tiêu chí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đầu tư sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn hồ chứa nước để cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho Nhân dân. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống công trình điều tiết, dâng nước, trữ nước trên 4 lưu vực sông lớn của tỉnh; hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung triển khai thực hiện các quy định của tỉnh về hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo các quy định. Ứng dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn.

- Bổ sung nguồn nước, lập kế hoạch sử dụng nước đáp ứng được yêu cầu cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế quan trọng.

- Đến năm 2030, tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới là 95%, trong đó tưới bằng công trình thủy lợi kiên cố đạt 92%.

- Có khoảng 5.960 ha diện tích cây trồng cạn chủ lực được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; trong đó, khoảng 40% diện tích được tưới tự động hóa. Tỉ lệ kênh mương tưới, tiêu được kiên cố 80%.

- Duy trì 100% hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; có 65% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày;

- Hạ tầng khu neo đậu Tam Quan, Đề Gi đáp ứng yêu cầu cấp vùng; cảng cá Tam Quan, Đề Gi đáp ứng cảng loại II.

- Hệ thống công trình phòng chống thiên tai từng bước đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai.

2. Nội dung giải pháp thực hiện.

2.1. Về tài liệu thu thập

- Thu thập các tài liệu về các dự án đầu tư lĩnh vực nông nghiệp và PTNT, phòng chống thiên tai, nước sạch nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 địa bàn tỉnh Bình Định; phân theo từng địa phương cấp huyện; phân theo từng loại nguồn vốn (trung ương, tỉnh, huyện, xã, vốn hợp pháp khác; phân theo cấp phê duyệt dự án (Trung ương, tỉnh, huyện, xã);

- Thu thập tài liệu về các dự án đầu tư công dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 - 2030 làm cơ sở đề xuất nguồn vốn đầu tư và thứ tự ưu tiên;

- Quy hoạch chung xây dựng các huyện, thị xã, thành phố được duyệt; Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu vực.

2.2. Đánh giá kết quả thực hiện đề án giai đoạn 2021 - 2025:

a) Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn

- Đánh giá trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn;

- Đánh giá sự phù hợp của kế hoạch đầu tư công trung hạn so với nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn theo Chủ trương đầu tư, sự phù hợp với định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

- Đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025;

- Công tác chỉ đạo cập nhật, quản lý hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công và hệ thống thông tin quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản PABMIS trên địa bàn tỉnh.

b) Đánh giá việc triển khai việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định của pháp luật

c) Kết quả ban hành quy định việc báo cáo, cung cấp thông tin và thời gian báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm của các Sở, Ban, Ngành và UBND cấp dưới theo quy định tại Điều 45 Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

d) Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025

- Tình hình phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025;

+ Tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025: Kế hoạch vốn đầu kỳ (tăng, giảm trong kỳ); kế hoạch vốn đến thời điểm báo cáo;

+ Tổng số công trình, dự án thuộc kế hoạch danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; phân tích, đánh giá sự tăng giảm so với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;

+ Việc phân bổ vốn đối với các công trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia, các dự án trọng điểm, cần thiết, cấp bách; các dự án, nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn ứng trước;

- Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025:

+ Kết quả đạt được;

+ Những tồn tại, hạn chế;

+ Nguyên nhân;

+ Giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế và các đề xuất.

2.3. Nội dung đánh giá phát triển hạ tầng Nông nghiệp PTNT, nước sạch nông thôn gắn với phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

a) Rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình hạ tầng Phòng chống thiên tai dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 - 2030:

- Thu thập thông tin, khảo sát đánh giá hiện trạng hồ, đập, trạm bơm; hệ thống kênh tưới, kênh tiêu; đê kè cửa sông, cửa biển; nước sạch nông thôn; cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão; khu dân cư vùng thiên tai, ...

- Khảo sát đánh giá hệ thống quan trắc cung cấp số liệu dự báo, cảnh báo sớm mưa lũ, sạt lở đất tại các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn tỉnh;

b) Đánh giá, tính toán sơ bộ đề xuất các giải pháp:

- Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm; hệ thống kênh tưới, kênh tiêu, ...; hệ thống chuyển nước lưu vực;

- Xây dựng hệ thống đê, kè chống lũ, nâng cao mức đảm bảo phòng chống lũ cho các tuyến đê sông, đê biển;

- Phân lũ trên các nhánh sông nhằm làm giảm tác động của lũ lụt, sạt lở đất vào khu vực cần bảo vệ;

- Mở rộng khẩu độ thoát lũ các cầu, cống của hệ thống giao thông;

- Thực hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai theo Quyết định 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ;

- Cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Tam Quan và Đề Gi;

- Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai; xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định tối ưu cho việc vận hành hồ chứa, liên hồ chứa góp phần giảm lũ cho vùng hạ du;

- Xây dựng, nâng cấp và đấu nối nước sạch vào hộ gia đình tăng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn;

- Đề xuất trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn các hồ chứa thủy lợi;

c) Danh mục công trình, dự án đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030 và sau 2030; Khái toán kinh phí và đề xuất danh mục thực hiện ưu tiên.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện đề án

1.1. Trách nhiệm của các cấp chính quyền.

1.2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và các địa phương.

2. Kết luận và kiến nghị

2.1. Kết luận.

2.2. Kiến nghị.

Phần III

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Khảo sát, điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu;

2. Đánh giá, tính toán sơ bộ, đề xuất giải pháp thực hiện;

3. Xây dựng Kế hoạch đầu tư công 2026 - 2030, sau 2030;

4. Lấy ý kiến liên ngành, UBND cấp huyện kết quả xây dựng đề án;

5. Hoàn chỉnh đề án;

6. Trình UBND tỉnh phê duyệt.

II. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN

1. Báo cáo thuyết minh tổng hợp đề án: 10 bộ;

2. Báo cáo t m tắt đề án: 10 bộ;

3. Tờ trình phê duyệt đề án;

4. Quyết định phê duyệt đề án;

5. Lưu trữ các loại tài liệu và bản đồ: 01 USB.

III. KHỐI LƯỢNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:

1. Tiến độ thực hiện

Thời gian thực hiện 6 tháng (không bao gồm thời gian trình UBND tỉnh Bình Định ban hành) theo Bảng 1;

Bảng 1: Tiến độ thực hiện công việc

TT

Nội dung công việc, nhiệm vụ và các hoạt động đáp ứng yêu cầu của các nhiệm vụ

Tháng (kể từ khi ký hợp đồng)

1

2

3

4

5

6

Tổng

1

Hoạt động 1: Khảo sát, điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

2

Hoạt động 2: Đánh giá, tính toán sơ bộ, đề xuất giải pháp thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

3

Hoạt động 3: Xây dựng Kế hoạch đầu tư công 2026-2030, sau 2030

 

 

 

 

 

 

3

4

Hoạt động 4: Lấy ý kiến liên ngành, UBND cấp huyện kết quả xây dựng đề án

 

 

 

 

 

 

 

0,5

5

Hoạt động 5: Hoàn chỉnh đề án

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

6

Trình UBND tỉnh ban hành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khối lượng thực hiện:

Bảng 2: Khối lượng thực hiện đề án

TT

Nội dung công việc

Đơn vị

Khối lượng

1

Tài liệu thu thập

công

60

1.1

Thu thập các dự án đầu tư công lĩnh vực phòng chống thiên tai, thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025

công

30

1.2

Quy hoạch chung xây dựng các huyện, thị xã, thành phố được duyệt; Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu vực

công

30

2

Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư công lĩnh vực phòng chống thiên tai, thủy lợi giai đoạn 2021-2025

công

80

2.1

Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025

công

20

2.2

Đánh giá việc triển khai việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo quy định của pháp luật

công

20

2.3

Kết quả ban hành quy định việc báo cáo, cung cấp thông tin và thời gian báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm của Sở, Ban, Ngành và UBND cấp dưới theo quy định tại điều 45 Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công

công

20

2.4

Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

công

20

3

Nội dung đánh giá phát triển hạ tầng Nông nghiệp PTNT gắn với phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định

công

560

3.1

Rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình hạ tầng Phòng chống thiên tai dự kiến đầu tư giai đoạn 2026-2030

 

 

 

Thu thập thông tin, khảo sát đánh giá hiện trạng hồ, đập; hệ thống kênh tưới, kênh tiêu, đê kè cửa sông, cửa biển ...

công

50

 

Khảo sát đánh giá hệ thống quan trắc cung cấp số liệu dự báo, cảnh báo sớm mưa lũ, sạt lở đất tại các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn tỉnh

công

50

3.2

Đánh giá, tính toán sơ bộ đề xuất các giải pháp

 

 

 

Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa điều tiết lũ; Hệ thống kênh tưới, kênh tiêu...

công

50

 

Xây dựng hệ thống đê, kè chống lũ, nâng cao mức đảm bảo phòng chống lũ cho các tuyến đê sông, đê biển

công

50

 

Phân lũ trên các nhánh sông nhằm làm giảm tác động của lũ lụt, sạt lở đất vào khu vực cần bảo vệ

công

50

 

Mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu, cống của đường giao thông

công

50

 

Thực hiện Chương trình đầu tư công về bố trí, sắp xếp dân cư nhằm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai để đầu tư xây dựng các khu tái định cư, ổn định dân cư cho người dân vùng thiên tai

công

50

 

Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai; xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định tối ưu cho việc vận hành hồ chứa, liên hồ chứa góp phần giảm lũ cho vùng hạ du

công

50

 

Xây dựng, nâng cấp và tăng cường tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn

công

50

 

Đề xuất trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn các hồ chứa thủy lợi

công

50

3.3

Danh mục công trình, dự án đầu tư công giai đoạn 2026-2030 và sau 2030; Khái toán kinh phí và đề xuất danh mục thực hiện ưu tiên.

công

60

 

Tổng cộng (1+2+3)

công

700

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2375/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề cương Đề án: Phát triển hạ tầng nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định

  • Số hiệu: 2375/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/07/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản