Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 236/QĐ-UB

TP.Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 12 năm 1978

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO THANH LÝ TÀI SẢN CỦA THÀNH PHỐ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chánh các cấp ngày 27-10-1962;
Xét cần thực hiện chủ trương của Ủy ban Nhân dân thành phố về việc đưa công tác quản lý vào nề nếp, thi hành chế độ hạch toán kinh tế, nắm lại toàn bộ số lượng, chất lượng tài sản của các ngành kinh tế quốc dân ở thành phố;
Căn cứ thực trạng tài sản Nhà nước ở các cơ quan, đơn vị trong thành phố bị hư hỏng không còn khả năng phục hồi, cần phải thanh lý để tận dụng phụ tùng sửa chữa và tân trang các loại tài sản khác;
Theo đề nghị của các đồng chí Giám đốc Sở Tài chánh, Sở Giao thông vận tải và Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay thành lập Ban Chỉ đạo điều tra và thanh lý tài sản trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố (gọi tắt là Ban Thanh lý tài sản của thành phố). Thành phần của Ban Thanh lý gồm:

1) Đồng chí Lê Đình Nhơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, Trưởng Ban,

2) Đồng chí Lê Minh, Phó Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố; Ủy viên Thường trực,

3) Đồng chí Lê An Thành, chuyên viên Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Ủy viên Thường trực,

4) Đồng chí Đoàn Đình Chi, Phó Giám đốc Sở Tài chánh, Ủy viên Thường trực,

5) Đồng chí Hứa Văn Linh, Chi cục phó Chi cục Thống kê; Ủy viên,

6) Đồng chí Lư Sanh Thoại, Phó Giám đốc Ngân hàng thành phố; Ủy viên,

7) Đồng chí Lê Bình, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Ủy viên,

8) Đồng chí Hoàng Quốc Lâm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá; Ủy viên,

9) Đồng chí Nguyễn Công Ái, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố; Ủy viên.

Điều 2. Ban Thanh lý tài sản thành phố có nhiệm vụ:

Dựa vào các đợt kiểm kê định kỳ 0 giờ ngày 1 tháng 1, 0 giờ ngày 1 tháng 7 và kiểm kê đột xuất của thành phố, nắm chắc số lượng, chất lượng và giá trị tài sản của thành phố, phân bố theo ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, Thương nghiệp, Xây dựng, v.v…

Xác định số tài sản ứ đọng, chưa dùng, có kiến nghị điều hòa, đưa ra sử dụng. Trên cơ sở nắm tài sản, điều tra năng lực sản xuất của từng ngành, góp phần vào việc xây dựng kế hoạch kinh tế quốc dân của thành phố.

Nắm lại số tài sản, vật tư đã bị hư hỏng, không còn khả năng phục hồi để chỉ đạo công tác thanh lý tài sản.

Nghiên cứu những hồ sơ về nguyên tắc, những báo biểu, biểu mẫu hướng dẫn thanh lý tài sản từ 1971 đến 1975 hiện lưu trữ tại Bộ Tài chính, trước đây do Ban Chỉ đạo điều tra và thanh lý tài sản của Chánh phủ phụ trách, để vận dụng vào thành phố và hướng dẫn kiểm tra các cơ quan, đơn vị quận, huyện thực hiện.

Quan hệ chặt chẽ với các ngành Thương nghiệp, Vật tư, Vật giá và Tài chính trong việc thu hồi phụ tùng, tận dụng sắt, thép và vật tư hàng hóa đã thanh lý.

Tuần kỳ (sáu tháng, năm), tổng hợp tình hình thanh lý, báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố.

Hướng dẫn việc tổ chức chỉ đạo công tác thanh lý tài sản của các ban, ngành trực thuộc và quận, huyện trong thành phố.

Kiểm tra xét duyệt hồ sơ xin thanh lý và xử lý tài sản.

Đôn đốc thanh toán tài sản đã thanh, xử lý nộp vào ngân sách thành phố.

Ban Thanh lý tài sản của thành phố có bộ máy giúp việc với biên chế gồm cán bộ và nhân viên của các cơ quan thành viên trong Ban đóng góp, được sử dụng con dấu riêng, kinh phí hoạt động được Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố dự trù và cấp phát.

Điều 3. Để thực hiện nhiệm vụ nắm tài sản và thanh lý tài sản theo sự hướng dẫn của Ban Chỉ đạo thanh lý thành phố:

Các ban, ngành và đơn vị trực thuộc (cơ quan hành chánh sự nghiệp và đơn vị sản xuất quận, huyện)

Nay thành lập Hội đồng thanh lý tài sản ở các nơi, thành phần gồm có:

Sở, ban, ngành:

Đại diện Ban Lãnh đạo; Chủ tịch,

Trưởng phòng Kỹ thuật; Ủy viên,

Trưởng phòng Kế hoạch; Ủy viên;

Trưởng phòng Vật tư; Ủy viên,

Trưởng phòng Tài vụ; Thường trực,

Quận, huyện:

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân; Chủ tịch,

Trưởng phòng Vật tư; Ủy viên,

Trưởng phòng Kế hoạch; Ủy viên,

Trưởng phòng Tài chánh; Thường trực.

Trưởng phòng Giao thông vận tải; Ủy viên,

Trưởng Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Ủy viên.

Đơn vị cơ sở:

Đại diện trong Ban lãnh đạo, Chủ tịch,

Trưởng phòng Kế hoạch; ủy viên,

Trưởng phòng Tài vụ; Thường trực,

Trưởng phòng Hành chánh quản trị; Ủy viên,

Trưởng phòng Vật tư; Ủy viên,

Đại diện Ban chấp hành Công đoàn; Ủy viên.

Hội đồng có nhiệm vụ:

Hướng dẫn đơn vị lập hồ sơ xinh thanh và xử lý tài sản, tập hợp trình Ban Chỉ đạo thanh lý tài sản thành phố.

Hướng dẫn việc tổ chức chỉ đạo thanh và xử lý tài sản tại chỗ sau khi hồ sơ trình thành phố được xét duyệt.

Tuần kỳ, tổng hợp tình hình thanh, xử lý tài sản của đơn vị mình báo cáo Ban Chỉ đạo thanh lý tài sản thành phố để kịp thời chỉ đạo.

Điều 4. Các đồng chí ChánhVăn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, thủ trưởng các ban, ngành, sở thành phố, chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận, huyện và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo thanh lý tài sản thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Vũ Đình Liệu

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 236/QĐ-UB năm 1978 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thanh lý tài sản của thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 236/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/12/1978
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Vũ Đình Liệu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/12/1978
  • Ngày hết hiệu lực: 14/12/1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản