- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 1081/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2330/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét Tờ trình số 650/TTr-SLĐTBXH-BTXH ngày 24/3/2015 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội về việc phê quy hoạch phát triển phát triển mạng lưới cơ sở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 423/BC- KHĐT ngày 13 tháng 5 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Thành phố Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu trong công tác chăm sóc người có công, bảo đảm cho người có công luôn đạt mức sống cao hơn mức sống trung bình của người dân tại địa bàn nơi cư trú (đảm bảo mức trợ cấp, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội...)
2. Tăng cường chất lượng dịch vụ điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công, đối tượng bảo trợ xã hội tại các cơ sở xã hội. Giữ nguyên các cơ sở xã hội công lập hiện có. Khuyến khích phát triển các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở xã hội ngoài công lập đối với các nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là nhóm người cao tuổi.
3. Đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở tệ nạn xã hội, tăng cường cung cấp các dịch vụ tư vấn và hình thức chữa trị phục hồi cho đối tượng tệ nạn xã hội theo hình thức tự nguyện, từng bước xóa bỏ hình thức quản lý tập trung đối tượng tệ nạn xã hội tại cơ sở, tăng cường quản lý tại cộng đồng.
4. Huy động nguồn lực trong nước và quốc tế cho công tác chăm sóc người có công và trợ giúp các đối tượng xã hội. Khuyến khích sự chủ động tham gia của cộng đồng xã hội - gia đình - bản thân đối tượng.
- Phát triển mạng lưới cơ sở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 hiện đại, tiên tiến, tạo điều kiện chăm lo tốt hơn đời sống người có công với cách mạng, nâng cao hiệu quả trợ giúp xã hội và tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội phù hợp với điều kiện và nguồn lực của thành phố Hà Nội thời kỳ 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Đảm bảo mức sống của người có công cao hơn mức sống trung bình của người dân tại địa phương nơi cư trú. Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công tại cơ sở.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của các nhóm đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại các cơ sở. Đẩy mạnh xã hội hóa khuyến khích các cá nhân, tổ chức không sử dụng vốn ngân sách đầu tư vào lĩnh vực bảo trợ xã hội.
- Từng bước đổi mới hình thức quản lý và điều trị tập trung bắt buộc sang hình thức điều trị tự nguyện, có đóng góp kinh phí, phát triển các dịch vụ tư vấn tại cộng đồng.
a) Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở chăm sóc người có công:
- Đảm bảo tiếp nhận 100% người có công thuộc diện hưởng chính sách có nhu cầu được nuôi dưỡng và điều dưỡng tập trung tại cơ sở xã hội theo quy định.
- Đảm bảo quy mô công suất tiếp nhận nuôi dưỡng và điều dưỡng tập trung người có công của các cơ sở, đến năm 2020 tiếp nhận 18.500 người và đến năm 2030 tiếp nhận 21.500 người.
- Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc, phục hồi chức năng cho người có công tại cơ sở. Duy trì định mức điều dưỡng 20 lượt người có công/giường/năm.
- Mức chuẩn trợ cấp người có công được điều chỉnh theo quy định của Chính phủ, đảm bảo mức sống của người có công cao hơn mức sống trung bình của người dân tại địa bàn nơi cư trú (bao gồm đảm bảo về mức trợ cấp, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội,...).
- Tăng cường đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật của các cơ sở chăm sóc người có công nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu được chăm sóc và phục hồi chức năng của người có công.
b) Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở xã hội dành cho đối tượng bảo trợ xã hội:
- Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở. Đảm bảo 100% đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng chính sách, có nhu cầu được tiếp nhận nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội. Khuyến khích các cơ sở xã hội ngoài công lập tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội, đặc biệt đối với nhóm người cao tuổi, người khuyết tật theo mức hỗ trợ đóng góp kinh phí Thành phố như đối tượng được nuôi dưỡng tại cộng đồng.
- Tăng quy mô công suất tiếp nhận nuôi dưỡng tập trung đối tượng bảo trợ xã hội và các nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó: Các cơ sở bảo trợ xã hội công lập đến năm 2020 đảm bảo tiếp nhận 3.000 người và đến năm 2030 tiếp nhận 3.300 người; Các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập đến năm 2020 tiếp nhận 1.650 người và đến năm 2030 tiếp nhận 4.100 người.
- Điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cơ sở bảo trợ xã hội nói riêng theo quy định chung của Chính phủ, có tính đến điều kiện ngân sách của thành phố Hà Nội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của đối tượng.
- Tăng cường đầu tư cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật của các cơ sở xã hội nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu được chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng của các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở.
c) Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở xã hội dành cho đối tượng tệ nạn xã hội:
- Chuyển dần sang tiếp nhận chăm sóc, điều trị cho đối tượng nghiện ma túy tại cơ sở công lập theo hình thức tự nguyện, có đóng góp kinh phí.
- Đảm bảo 100% người nghiện ma túy khi có Quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính được đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc. Tỷ lệ người nghiện ma túy được cai nghiện tại cơ sở công lập giảm dần, đến năm 2020 đạt 40% tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý và đến năm 2030 đạt 35%.
- Tỷ lệ người nghiện ma túy được cai nghiện tại cơ sở tệ nạn xã hội công lập bắt buộc giảm dần, đến năm 2015 đạt 80% tổng số đối tượng được cai nghiện tại cơ sở tệ nạn xã hội, đến năm 2020 đạt 70% và đến năm 2030 đạt 50%.
- Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị phục hồi cho đối tượng tệ nạn xã hội tại cơ sở.
- Tăng cường đầu tư cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật của các cơ sở xã hội nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu được chăm sóc và điều trị phục hồi của các đối tượng tệ nạn xã hội tại cơ sở.
1. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở chăm sóc người có công
1.1. Số lượng và phân bố
Duy trì 5 cơ sở xã hội chăm sóc người có công hiện có, gồm: 2 cơ sở tại quận Hà Đông, 1 cơ sở tại huyện Ứng Hòa, 1 cơ sở tại thị xã Sơn Tây và 1 cơ sở tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Thành lập 1 Trung tâm nuôi dưỡng và tẩy độc dành cho nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học có nhu cầu được nuôi dưỡng và phục hồi chức năng tại Cơ sở II của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số VIII (địa chỉ: phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
1.2. Chức năng nhiệm vụ và tên gọi
Từ năm 2015, bổ sung thêm chức năng nuôi dưỡng người có công của Trung tâm điều dưỡng người có công số 2 và đổi tên thành Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công Hà Nội; Giữ nguyên tên gọi của Trung tâm điều dưỡng người có công số 1 và Trung tâm điều dưỡng người có công số 3; Đổi tên Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội thành Trung tâm điều dưỡng người có công số 2; Đổi tên Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Hà Nội thành Trung tâm điều dưỡng người có công số 4.
1.3. Đối tượng tiếp nhận
Các cơ sở chăm sóc người có công thực hiện tiếp nhận chăm sóc 100% người có công và thân nhân thuộc diện hưởng chính sách và có nhu cầu nuôi dưỡng và điều dưỡng tập trung tại cơ sở theo chủ trương, chính sách chung của Nhà nước và phù hợp với điều kiện của thành phố Hà Nội.
1.4. Diện tích đất chuyên dùng
Giai đoạn 2015- 2030, giữ nguyên diện tích đất chuyên dùng hiện tại của 5 cơ sở chăm sóc người có công hiện tại (93,7 nghìn m2).
1.5. Công suất tiếp nhận
Giai đoạn 2015-2030: Duy trì 100 giường dành cho công tác nuôi dưỡng người có công; Dự kiến công suất tiếp nhận của Trung tâm nuôi dưỡng và tẩy độc TP. Hà Nội là 300 giường; Công suất tiếp nhận điều dưỡng người có công: 1075 giường.
1.6. Diện tích sinh hoạt
Tổng diện tích sinh hoạt của các cơ sở chăm sóc người có công đến năm 2020 đạt khoảng 26.800 m2 và đến năm 2030 đạt 32.000 m2. Diện tích sinh hoạt cần mở rộng giai đoạn 2014-2020 phấn đấu đạt 6.000 m2 và giai đoạn 2021-2030 phấn đấu đạt 5.200 m2.
1.7. Trang thiết bị kỹ thuật
Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công nhằm từng bước hiện đại hóa, bảo đảm có đủ các phương tiện vật chất kỹ thuật đáp ứng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có công được nuôi dưỡng và điều dưỡng tại cơ sở.
2.1. Loại hình
Công lập và ngoài công lập với 3 nhóm dịch vụ cung cấp cho các đối tượng gồm: (1) Nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe các nhóm đối tượng; (2) Giáo dục văn hóa, dạy nghề đối với nhóm trẻ em, nhóm trẻ em khuyết tật và người khuyết tật có khả năng học tập và lao động và (3) Điều trị, luyện tập phục hồi chức năng đối với nhóm người khuyết tật, người rối nhiễu tâm trí.
2.2. Số lượng, phân bố và đối tượng tiếp nhận
a) Cơ sở Bảo trợ xã hội công lập:
Đối với 11 cơ sở bảo trợ xã hội công lập do Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý: (1) Thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội số VI (huyện Ba Vì) được tách ra từ Trung tâm Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số II để tiếp nhận nuôi dưỡng người lớn và trẻ em nhiễm HIV/AIDS. (2) Đổi tên Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật (huyện Ba Vì) thành Trung tâm Bảo trợ xã hội số V: Tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, người khuyết tật. (3) Trung tâm Bảo trợ xã hội số I (huyện Đông Anh): Tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, người lang thang; Bổ sung thêm đối tượng người cần hỗ trợ, bảo vệ khẩn cấp. (4) Trung tâm Bảo trợ xã hội số IV (huyện Ba Vì): Tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, người lang thang; Bổ sung thêm đối tượng: người tâm thần, rối nhiễu tâm trí và người cần hỗ trợ, bảo vệ khẩn cấp. (5) Trung tâm Phục hồi chức năng Việt - Hàn (huyện Quốc Oai): Tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật; Bổ sung thêm đối tượng rối nhiễu tâm trí.
- Giữ nguyên tên gọi và đối tượng tiếp nhận của 06 cơ sở còn lại gồm: (1) Trung tâm Bảo trợ xã hội số II (huyện Ứng Hòa): Tiếp nhận nuôi dưỡng người mắc bệnh tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, người cao tuổi, người khuyết tật, người lang thang; (2) Trung tâm Bảo trợ xã hội số III (huyện Từ Liêm): Tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi và người cao tuổi; (3) Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội: Tiếp nhận nuôi dưỡng người tâm thần; (4) Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật (huyện Chương Mỹ): Tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật; (5) Làng Trẻ em SOS Hà Nội (quận cầu Giấy) và (6) Làng Trẻ em Birla Hà Nội (quận Cầu Giấy): Tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi;
- Duy trì 07 cơ sở bảo trợ xã hội công lập còn lại.
b) Cơ sở Bảo trợ xã hội ngoài công lập;
Phát triển mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập tiếp nhận nuôi dưỡng các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện chính sách và nhóm có nhu cầu được chăm sóc theo hình thức tự nguyện, chú trọng đến người cao tuổi, người khuyết tật và các nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, cụ thể: Duy trì 18 cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hiện có; Thành lập tối thiểu 5 cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng tại 5 quận/huyện có đông người tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần (Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Mỹ Đức và Ứng Hòa...); Thí điểm thành lập mô hình Nhà xã hội tại cộng đồng trên địa bàn các quận/huyện hiện chưa có cơ sở bảo trợ xã hội (Đan Phượng, Thạch Thất, Mỹ Đức, Thường Tín, Thanh Trì...).
2.3. Đối tượng tiếp nhận
Duy trì 3 nhóm dịch vụ cung cấp cho đối tượng của mạng lưới cơ sở xã hội gồm: i) Nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe các nhóm đối tượng; ii) Giáo dục văn hóa, dạy nghề đối với nhóm trẻ em, nhóm trẻ em khuyết tật và người khuyết tật có khả năng học tập và lao động; và iii) Điều trị, luyện tập phục hồi chức năng đối với nhóm người khuyết tật.
2.4. Diện tích đất chuyên dùng
Tổng diện tích đất chuyên dùng của mạng lưới cơ sở BTXH đến năm 2020 đạt 366,7 nghìn m2 và đến năm 2030 đạt 517 nghìn m2, trong đó: Cơ sở BTXH công lập: Giữ nguyên diện tích đất chuyên dùng của 11 cơ sở là 291,4 nghìn m2; Cơ sở BTXH ngoài công lập: Tổng diện tích đất chuyên dùng đến năm 2015 cần đạt 43,8 nghìn m2, đến năm 2020 cần đạt 75,3 nghìn m2 và đến năm 2030 cần đạt 225,6 nghìn m2.
2.5. Công suất tiếp nhận
Tổng công suất tiếp nhận của các cơ sở bảo trợ xã hội đến năm 2020 đạt 4.650 người và đến năm 2030 đạt 7.400 người. Trong đó, cơ sở bảo trợ xã hội công lập đến năm 2015 tiếp nhận 2.600 người, đến năm 2020 tiếp nhận 3.000 người và đến năm 2030 tiếp nhận 3.300 người; cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập đến năm 2015 tiếp nhận 1.200 người, đến năm 2020 tiếp nhận 1.650 người và đến năm 2030 tiếp nhận 4.100 người.
2.6. Diện tích sinh hoạt
Tổng diện tích sinh hoạt của mạng lưới cơ sở BTXH công lập và ngoài công lập nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của đối tượng tại cơ sở, dự tính đến năm 2020 đạt 88,5 nghìn m2 và đến năm 2030 đạt 156,5 nghìn m2, trong đó: Cơ sở BTXH công lập: Tổng diện tích sinh hoạt của 11 cơ sở đến năm 2015 phấn đấu đạt 42,7 nghìn m2, đến năm 2020 phấn đấu đạt 55 nghìn m2 và đến năm 2030 phấn đấu đạt 67,4 nghìn m2; Cơ sở BTXH ngoài công lập: Tổng diện tích sinh hoạt đến năm 2015 cần đạt 20 nghìn m2, đến năm 2020 cần đạt 33,5 nghìn m2 và đến năm 2030 cần đạt 89,1 nghìn m2.
2.7. Trang thiết bị kỹ thuật
Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng BTXH nhằm từng bước hiện đại hóa và bảo đảm có đủ các phương tiện vật chất kỹ thuật đáp ứng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng và lao động trị liệu toàn diện và phù hợp với các đối tượng BTXH tại cơ sở.
3.1. Số lượng và phân bố
Giữ nguyên 10 cơ sở công lập hiện có. Đổi tên gọi của 03 Trung tâm: (1) Trung tâm Giáo dục Lao động hướng nghiệp thanh niên Hà Nội (huyện Đông Anh) thành “Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội số VII”; (2) Trung tâm quản lý sau cai số 1 thành “Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội số IX”; (3) Trung tâm quản lý sau cai số II thành “Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội số X”. Giữ nguyên tên gọi của 07 Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội còn lại.
Giữ nguyên cơ sở tệ nạn xã hội ngoài công lập hiện có; Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật của mạng lưới trạm y tế xã/phường/thị trấn, đảm bảo các điều kiện thực hiện công tác điều trị cai nghiện. Khuyến khích phát triển các mô hình hỗ trợ người nghiện ma túy cai nghiện tại cộng đồng và tại gia đình.
3.2. Chức năng nhiệm vụ và đối tượng tiếp nhận
Mạng lưới cơ sở quản lý đối tượng tệ nạn xã hội đảm nhiệm các chức năng: Tư vấn và tuyên truyền phòng ngừa nghiện ma túy; Cung cấp công cụ và dịch vụ chăm sóc, điều trị khẩn cấp, điều trị bằng chất thay thế methadone, điều trị phục hồi và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng nghiện ma túy. Trong đó, chức năng của 10 Trung tâm công lập như sau:
+ Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội số II tiếp nhận quản lý điều trị cai nghiện và sau cai nghiện theo hình thức bắt buộc và tự nguyện đối với đối tượng nữ nghiện ma túy.
+ Các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội số I, số III, số IV và số VI đảm nhiệm chức năng tiếp nhận quản lý điều trị cai nghiện theo hình thức bắt buộc và tự nguyện đối với đối tượng nam nghiện ma túy.
+ Các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội số V, số VII, số VIII và các Trung tâm quản lý sau cai nghiện số I, số II đảm nhiệm chức năng tiếp nhận quản lý điều trị cai nghiện ma túy theo hình thức tự nguyện.
3.3. Diện tích đất chuyên dùng của cơ sở TNXH công lập
Giai đoạn 2015-2030, giữ nguyên diện tích đất chuyên dùng hiện tại của 10 cơ sở (1,42 nghìn m2).
3.4. Công suất tiếp nhận của cơ sở xã hội công lập
Giai đoạn 2015-2030, điều chỉnh giảm dần công suất thiết kế của 10 cơ sở xuống còn 8.500 người đến năm 2020 và còn 7.000 người đến năm 2030.
3.5. Diện tích sinh hoạt
Tổng diện tích sinh hoạt phục vụ các hoạt động ở, ăn uống, giải trí, học tập, điều trị phục hồi, lao động trị liệu và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng... cho đối tượng của các cơ sở quản lý đối tượng tệ nạn xã hội đến năm 2020 phấn đấu đạt 159.500 m2 và đến năm 2030 phấn đấu đạt 169.500 m2.
3.6. Trang thiết bị kỹ thuật
Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, chữa bệnh, giáo dục phục hồi cho đối tượng tệ nạn xã hội nhằm từng bước hiện đại hóa bảo đảm có đủ các phương tiện vật chất kỹ thuật đáp ứng hoạt động quản lý, chữa trị phục hồi, giáo dục và lao động trị liệu toàn diện cho đối tượng tệ nạn xã hội tại cơ sở.
Tập trung đầu tư xây mới và cải tạo, nâng cấp điều kiện hạ tầng cơ sở của các cơ sở xã hội công lập và ngoài công lập. Tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất lượng trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt của đối tượng tại các cơ sở nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho đối tượng. Cụ thể:
Giai đoạn 2015-2020: Dự kiến nhu cầu đầu tư để triển khai thực hiện 28 dự án đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở xã hội công lập và ngoài công lập với tổng kinh phí ước tính khoảng 1.760 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố Hà Nội đảm bảo khoảng 1.358 tỷ đồng, chiếm 77,2% tổng đầu tư.
Giai đoạn 2021-2030: Dự kiến nhu cầu đầu tư để triển khai thực hiện 28 dự án đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở xã hội công lập và ngoài công lập với tổng kinh phí đầu tư ước tính khoảng 3.500 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố đảm bảo khoảng 1.246 tỷ đồng, chiếm 35,6% tổng đầu tư.
Việc triển khai các dự án cụ thể theo Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 và các giai đoạn tiếp theo được UBND Thành phố phê duyệt và khả năng cân đối bố trí ngân sách từng năm.
(Chi tiết có Phụ lục danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư kèm theo)
V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
Tăng cường vai trò, trách nhiệm và nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, cộng đồng và mỗi người dân trong công tác chăm sóc người có công, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội và nhóm đối tượng tệ nạn xã hội.
2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách
- Xây dựng Đề án áp dụng mức chuẩn trợ cấp hàng tháng cho đối tượng người có công và đối tượng bảo trợ xã hội căn cứ theo mức chuẩn nghèo của thành phố Hà Nội.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về hỗ trợ nhân đạo trong lĩnh vực chăm sóc người có công và trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và tệ nạn xã hội.
- Hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển các hình thức chăm sóc thay thế và các mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và tệ nạn xã hội tại cộng đồng, trong đó Nhà nước giữ vai trò quản lý nhà nước về công tác chăm sóc các đối tượng người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, tệ nạn xã hội.
- Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích sự tham gia của các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế vào việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật cho mạng lưới cơ sở xã hội công lập và ngoài công lập dành cho người có công và các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, tệ nạn xã hội, nhất là các chính sách ưu tiên về thuế, sử dụng quỹ đất...
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách tiền lương, phụ cấp phù hợp và các chính sách ưu đãi khác đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở xã hội mang tính đặc thù này để khuyến khích họ chuyên tâm với công việc của mình và duy trì sự ổn định của cơ sở xã hội.
3. Đất đai dành cho xây dựng cơ sở xã hội
- Dành quỹ đất cho thành lập thí điểm mô hình Nhà xã hội tại cộng đồng do quận/huyện quản lý, gồm: Đan Phượng, Thạch Thất, Mỹ Đức, Thường Tín, Thanh Trì...
- Bố trí quỹ đất tại 5 quận/huyện có tổng số từ 2.000 người khuyết tật, người tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần trở lên được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng để xây dựng tối thiểu 5 cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, gồm các huyện Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Mỹ Đức và Ứng Hòa...
- Bố trí quỹ đất để phát triển cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập tại các quận/huyện/thị xã có diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
- Xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ/nhân viên công tác xã hội cho giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020.
- Thực hiện tuyển dụng, bổ sung cán bộ/nhân viên công tác xã hội, giáo viên, y, bác sĩ điều trị và phục hồi chức năng... hàng năm để đảm bảo các cơ sở có đủ nhân lực phục vụ công tác quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng đối tượng tại cơ sở.
- Bảo đảm ngân sách cho công tác chăm sóc người có công, ngân sách đầu tư cơ bản cho công tác chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội và hỗ trợ nhóm đối tượng tệ nạn xã hội. Có chính sách về tạo nguồn ngân sách đầu tư cho trợ giúp các nhóm đối tượng xã hội thông qua đóng góp của đối tượng tự nguyện và huy động cộng đồng (trong nước và quốc tế) nhằm giảm tỷ lệ đầu tư ngân sách nhà nước.
- Bố trí kinh phí thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật của mạng lưới cơ sở xã hội, ưu tiên đầu tư đối với mạng lưới cơ sở chăm sóc người có công và cơ sở bảo trợ xã hội. Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở xã hội giai đoạn 2015-2020 khoảng 1.760 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố Hà Nội cấp khoảng 1.358 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2030 đạt 3.500 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố Hà Nội cấp khoảng 1.246 tỷ đồng.
- Việc đầu tư các cơ sở công lập: tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và các quy định pháp luật có liên quan.
- Việc đầu tư các cơ sở ngoài công lập: tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và các quy định pháp luật có liên quan.
Các cơ sở xã hội được bố trí ở các vị trí phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, nằm ngoài phạm vi trung tâm hành chính và công nghiệp, dịch vụ, gần với cộng đồng khu dân cư, khu vực hành làng xanh nhằm tăng cường cơ hội tham gia các hoạt động cộng đồng của đối tượng, đảm bảo về môi trường và điều kiện không gian thông thoáng, tiện lợi cho sinh hoạt của đối tượng. Việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các cơ sở xã hội không làm phá vỡ cảnh quan môi trường xung quanh.
7. Hợp tác trong nước và quốc tế
Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài nhằm tăng cường thu hút nguồn lực đầu tư cho công tác trợ giúp xã hội đối với người có công và các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội và tệ nạn xã hội.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm huy động được tối đa nguồn lực trong xã hội để đầu tư nâng cao chất lượng cuộc sống của các đối tượng người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và tăng cường khả năng tái hòa nhập cộng đồng của các nhóm đối tượng tệ nạn xã hội.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và phát động các phong trào trợ giúp các nhóm đối tượng xã hội. Khuyến khích phát triển các hình thức chăm sóc thay thế tại cộng đồng và các mô hình cung cấp dịch vụ nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng xã hội ngoài công lập để giảm tải áp lực đối với hệ thống cơ sở xã hội công lập và đáp ứng tối đa nhu cầu của đối tượng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch:
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
- Căn cứ nội dung Quyết định này tổ chức công bố công khai Quy hoạch để các cơ quan trong và ngoài ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan biết để phối hợp thực hiện.
- Căn cứ vào Quy hoạch được duyệt, chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan rà soát, điều chỉnh và ban hành các chính sách, văn bản pháp luật; xây dựng và đề xuất các chương trình, đề án đầu tư về đất đai, tài chính, nhân lực...
- Xây dựng kế hoạch chi tiết và hướng dẫn đối với các cơ sở xã hội thực hiện Quy hoạch. Xây dựng đề án sắp xếp và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các cơ sở xã hội.
- Định kỳ đánh giá điều kiện sinh hoạt của người có công và đối tượng xã hội tại cơ sở.
- Xây dựng phương án về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Quy hoạch. Định kỳ đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội và cả nước.
2. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở, ngành của Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2015/QĐ-UBND ngày tháng 5 năm 2015 của UBND thành phố Hà Nội)
STT | Tên dự án | Diện tích đất chuyên dùng (đơn vị tính m2) | Quy mô | Hình thức đầu tư | Tổng kinh phí dự kiến (tỷ đồng) | Địa điểm | ||
Diện tích xây dựng thêm | Công suất tăng thêm | Công suất sau đầu tư | ||||||
I | Giai đoạn 2015-2020 | 1,858,576 | 132,062 | -342 | 14,550 |
| 1,760 |
|
1 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm BTXH số II | 10,000 | 2,876 | 56 | 280 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 49 | huyện Ứng Hòa |
2 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm BTXH số IV | 61,000 | 5,360 | 125 | 470 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 92 | huyện Ba Vì |
3 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm phục hồi chức năng Việt-Hàn | 19,500 | 1,409 | 90 | 200 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 24 | huyện Quốc Oai |
4 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm BTXH số IV | 53,000 | 3,845 | 131 | 450 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 66 | huyện Ba Vì |
5 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm BTXH số I | 4,000 | 236 | 14 | 70 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 4 | huyện Đông Anh |
6 | Xây mới Trung tâm Nuôi dưỡng và Tẩy độc TP. Hà Nội | 5,400 | 5,400 | 300 | 300 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 285 | huyện Ba Vì |
7 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công Hà Nội | 37,500 | 1,510 | 0 | 250 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 41 | huyện Ứng Hòa |
8 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm điều dưỡng người có công số 4 | 6,800 | 3,280 | 0 | 250 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 56 | quận Hà Đông |
9 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm điều dưỡng người có công số 2 | 11,100 | 1,230 | 0 | 200 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 21 | huyện Ứng Hòa |
10 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số VIII | 126,700 | 6,990 | -200 | 1,000 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 48 | huyện Ba Vì |
11 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội số I | 47,750 | 5,240 | -400 | 800 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 45 | huyện Ba Vì |
12 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số II | 217,000 | 7,950 | -300 | 700 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 35 | huyện Ba Vì |
13 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số IV | 230,300 | 10,240 | -300 | 1,000 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 59 | huyện Ba Vì |
14 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số VI | 85,000 | 5,670 | -400 | 800 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 25 | huyện Ba Vì |
15 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số III | 104,700 | 0 | -300 | 700 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 10 | huyện Sóc Sơn |
16 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ-thuật của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số X | 197,800 | 1,400 | 0 | 1,000 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 10 | huyện Ba Vì |
17 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số V | 35,000 | 6,190 | -150 | 500 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 42 | Quận Bắc Từ Liêm |
18 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số IX | 230,000 | 16,150 | 0 | 1,000 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 110 | Thị xã Sơn Tây |
19 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần HN | 67,300 | 7,721 | 142 | 700 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 132 | huyện Ba Vì |
20 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm BTXH số VI | 30,000 | 3,088 | 39 | 120 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 53 | huyện Ba Vì |
21 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số VII | 50,000 | 12,840 | 0 | 1,000 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 87 | Đông Anh |
22 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Làng trẻ em Birla Hà Nội | 9,500 | 0 | -8 | 110 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 14 | Quận Cầu Giấy |
23 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật | 2,800 | 0 | -6 | 120 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 10 | huyện Chương Mỹ |
24 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm BTXH số III | 10,000 | 0 | 59 | 280 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 15 | Quận Nam Từ Liêm |
25 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Làng trẻ em SOS Hà Nội | 24,300 | 0 | -4 | 200 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 5 | Quận Cầu Giấy |
26 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm điều dưỡng người có công số 1 | 22,800 | 0 | 50 | 300 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 15 | Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) |
27 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm điều dưỡng người có công số 3 | 15,500 | 0 | 0 | 100 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 5 | Thị xã Sơn Tây |
28 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của mạng lưới cơ sở BTXH ngoài công lập | 43,826 | 23,437 | 720 | 1,650 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 402 |
|
II | Giai đoạn 2021-2030 | 1,890,073 | 83,146 | 2,000 | 16,500 |
| 3,495 |
|
1 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm BTXH số II | 10,000 | 500 | 20 | 300 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 20 | huyện Ứng Hòa |
2 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm BTXH số IV | 61,000 | 1,200 | 50 | 520 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 49 | huyện Ba Vì |
3 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm phục hồi chức năng Việt-Hàn | 19,500 | 4,400 | 100 | 300 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 178 | huyện Quốc Oai |
4 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm BTXH số V | 53,000 | 600 | 50 | 500 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 24 | huyện Ba Vì |
5 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm BTXH số I | 4,000 | 160 | 10 | 80 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 6 | huyện Đông Anh |
6 | Xây mới Trung tâm Nuôi dưỡng và Tẩy độc TP. Hà Nội | 5,400 | 600 | 0 | 300 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 250 | huyện Ba Vì |
7 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công Hà Nội | 37,500 | 1,500 | 100 | 300 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 65 | huyện Ứng Hòa |
8 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm điều dưỡng người có công số 4 | 6,800 | 500 | 0 | 250 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 20 | quận Hà Đông |
9 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm điều dưỡng người có công số 2 | 11,100 | 1,400 | 100 | 250 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 97 | huyện Ứng Hòa |
10 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số VIII | 126,700 | 0 | -500 | 500 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 10 | huyện Ba Vì |
11 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số I | 147,750 | 1,000 | 0 | 800 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 10 | huyện Ba Vì |
12 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số II | 217,000 | 0 | 0 | 700 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 10 | huyện Ba Vì |
13 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số IV | 230,300 | 2,000 | 0 | 1,000 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 10 | huyện Ba Vì |
14 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số VI | 85,000 | 0 | -300 | 500 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 10 | huyện Ba Vì |
15 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số III | 104,700 | 0 | -200 | 500 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 10 | huyện Sóc Sơn |
16 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số X | 197,800 | 2,000 | 0 | 1,000 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 40 | huyện Ba Vì |
17 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số V | 35,000 | 1,000 | 0 | 500 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 25 | Quận Bắc Từ Liêm |
18 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số IX | 230,000 | 2,000 | 0 | 1,000 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 40 | Thị xã Sơn Tây |
19 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần HN | 67,300 | 3,400 | 20 | 720 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 137 | huyện Ba Vì |
20 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm BTXH số VI | 30,000 | 400 | 30 | 150 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 16 | huyện Ba Vì |
21 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số VII | 50,000 | 2,000 | 0 | 1,000 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 40 | Đông Anh |
22 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Làng trẻ em Birla Hà Nội | 9,500 | 0 | 0 | 110 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 33 | Quận Cầu Giấy |
23 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật | 2,800 | 0 | 0 | 120 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 30 | huyện Chương Mỹ |
24 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm BTXH số III | 10,000 | 1,350 | 20 | 300 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 55 | Quận Nam Từ Liêm |
25 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Làng trẻ em SOS Hà Nội | 24,300 | 290 | 0 | 200 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 12 | Quận Cầu Giấy |
26 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm điều dưỡng người có công số 1 | 22,800 | 1,100 | 50 | 400 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 44 | Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) |
27 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm điều dưỡng người có công số 3 | 15,500 | 130 | 0 | 100 | Nâng cấp, cải tạo CSHT, đầu tư trang thiết bị | 5 | Thị xã Sơn Tây |
28 | Nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của mạng lưới cơ sở BTXH ngoài công lập | 75,323 | 55,616 | 2,450 | 4,100 |
| 2249 |
|
| Tổng cộng giai đoạn 2015 - 2020 |
| 215,208 | 1,658 | 31,050 |
| 5,255 |
|
- 1Quyết định 78/2014/QĐ-UBND quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng và cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội
- 2Quyết định 04/2015/QĐ-UBND về Quy định chế độ miễn, giảm tiền thuê đất đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3Quyết định 23/2014/QĐ-UBND Quy định chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đối với đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp tại cơ sở bảo trợ xã hội công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1081/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8Quyết định 78/2014/QĐ-UBND quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng và cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội
- 9Quyết định 04/2015/QĐ-UBND về Quy định chế độ miễn, giảm tiền thuê đất đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 10Quyết định 23/2014/QĐ-UBND Quy định chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đối với đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp tại cơ sở bảo trợ xã hội công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2015 về Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 2330/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/05/2015
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/05/2015
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết