Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 233/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 20 tháng 01 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 102/SNN-KHTH ngày 13/01/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh với nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục đích, yêu cầu:
a) Triển khai kịp thời và hiệu quả các nội dung đã được xác định trong Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
b) Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến hoàn thành và trách nhiệm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức thực hiện Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các cấp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
d) Xác định nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết theo từng giai đoạn, đảm bảo các nhiệm vụ cấp bách phòng chống thiên tai phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn lực.
2. Nội dung kế hoạch
a) Rà soát các quy chế, bảo đảm đồng bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn phòng, chống thiên tai và phù hợp với quy định của Chính phủ.
b) Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy tổ chức hiện có, không tăng thêm đầu mối và biên chế.
c) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ; đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực tham mưu trong công tác phòng, chống thiên tai.
d) Xây dựng, tu bổ, nâng cấp, nâng cao sức chống chịu của cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai, công trình liên quan đến phòng, chống thiên tai.
đ) Nâng cao năng lực giám sát khí tượng thủy văn, dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai; xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phòng, chống thiên tai.
e) Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và cộng đồng trong phòng, chống thiên tai; thông tin, truyền thông và đào tạo kỹ năng phòng, chống thiên tai.
g) Kiểm soát an toàn trước thiên tai; lập và rà soát kế hoạch, quy hoạch đảm bảo yêu cầu về phòng, chống thiên tai.
h) Ứng dụng khoa học công nghệ, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương trong quan trắc theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai.
i) Nâng cao năng lực ứng phó tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong thiên tai.
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
3. Tổ chức thực hiện
a) Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trong phạm vi quản lý chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, bảo đảm tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí; định kỳ hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.
b) Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí triển khai Kế hoạch hành động thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Sở, ngành, địa phương được phân công chủ trì thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cụ thể có trách nhiệm chủ động bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách hàng năm được phê duyệt, dự toán bổ sung kinh phí và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện Kế hoạch.
c) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước bố trí kinh phí sự nghiệp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho các nhiệm vụ tại Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước rà soát, tổng hợp, đề xuất nguồn vốn đầu tư phù hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư cấp bách trong Kế hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các pháp luật khác có liên quan.
đ) Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch theo đúng tiến độ; tổng kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 3495/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/NQ-CP NGÀY 18/6/2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 233/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Bình Định là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ, nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, Phía Đông giáp Biển Đông; có 11 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã, 03 huyện miền núi, 02 huyện trung du, 04 huyện đồng bằng); diện tích tự nhiên 6.071 km2, dân số tính đến năm 2018 là 1.534.767 người, trong đó thành thị 475.481 người chiếm 30,98%, nông thôn 1.059.286 người chiếm 69,02% chủ yếu làm nông nghiệp.
Trong những năm gần đây thời tiết diễn biến bất thường, thường xảy ra bão, lũ và hạn hán. Đặc biệt, trong những năm 2009, 2013, 2016, 2017 và năm 2019 vừa qua xảy ra các cơn bão, các trận lũ lớn tương đương với lũ lịch sử, làm thiệt hại nặng nề về tính mạng và cơ sở hạ tầng trong tỉnh. Số người chết do bão, mưa lũ từ năm 2009 đến nay 225 người; 2.711 ngôi nhà bị sập, cuốn trôi, 193 tàu thuyền bị chìm; thiệt hại kinh tế - xã hội ước tính 9.527 tỷ đồng. Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn; tình hình sản xuất, kinh tế chậm phát triển.
Từ năm 2017 đến cuối năm 2019 được sự quan tâm của Chính phủ, Bình Định đã tập trung cho công tác phòng, chống thiên tai. UBND tỉnh đã chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai các cấp; đầu tư một số cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu; tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ công tác phòng, chống thiên tai; xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình cơ sở hạ tầng trọng yếu: giao thông, thủy lợi, nước sạch; thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai trong chính quyền và cộng đồng; rà soát kế hoạch, quy hoạch phát triển các ngành đảm bảo yêu cầu về phòng, chống thiên tai. Công tác phòng chống thiên tai đã có chuyển biến tích cực từ bị động đối phó sang chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Cuối tháng 10/2019, Bình Định trải qua cơn bão số 5 và mưa lũ; nhận thức về tầm quan trọng công tác phòng chống thiên tai, chính quyền các cấp, các sở, ngành, đơn vị chủ động ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” nên không xảy ra thiệt hại về người.
Tuy nhiên công tác phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vẫn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục và triển khai nhiệm vụ mới theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
Cấp tỉnh, cơ quan thường thực về PCTT và TKCN là Sở Nông nghiệp và PTNT, có Văn phòng thường trực là Chi cục Thủy lợi tham mưu về công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh. Cấp huyện, bộ phận thường trực về PCTT và TKCN là Phòng Nông nghiệp và PTNT/phòng Kinh tế tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, UBND huyện, thị xã, thành phố công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn. Cấp xã, cán bộ công tác phòng chống thiên tai là cán bộ giao thông thủy lợi kiêm nhiệm, tham mưu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, UBND xã, phường, thị trấn chỉ huy, điều hành phòng chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn trên địa bàn.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành được củng cố, kiện toàn hằng năm. Cán bộ công tác phòng chống thiên tai các cấp đa số làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên tập trung thời gian, công sức cho công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai còn hạn chế. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện chưa quy định rõ về tổ chức, nguyên tắc hoạt động, trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp trong công tác phòng, chống thiên tai. Chưa có hoặc chưa bổ sung, cập nhật Quy chế về tổ chức và hoạt động của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy.
Theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai, Kế hoạch phòng, chống thiên tai được xây dựng tại các cấp địa phương theo chu kỳ kế hoạch 5 năm tương ứng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hằng năm. Kế hoạch PCTT tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 đã được Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức cập nhật trong năm 2019; UBND tỉnh đã phê duyệt và đang triển khai thực hiện. Sang năm 2020, theo Luật cần thiết phải xây dựng mới Kế hoạch PCTT tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025 để triển khai thực hiện và cập nhật hằng năm. Ở cấp huyện, UBND thành phố Quy Nhơn đã lập và phê duyệt Kế hoạch PCTT giai đoạn 2016 - 2020 và cập nhật hằng năm. Các huyện, thị xã còn lại chưa xây dựng được kế hoạch PCTT giai đoạn 2016 - 2020. UBND cấp huyện cần triển khai xây dựng Kế hoạch PCTT cho giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng dẫn của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Ở cấp xã, đã có 77/159 xã, phường xây dựng Kế hoạch PCTT giai đoạn 2016 - 2020, chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai thời gian qua. UBND cấp xã cần tiếp tục tổ chức xây dựng Kế hoạch PCTT giai đoạn 2021 - 2025 và cập nhật hàng năm.
Phương án ứng phó thiên tai đã được UBND các cấp quan tâm xây dựng và cập nhật hằng năm. Năm 2019 đã lập và phê duyệt phương án ứng phó với lũ lụt, bão mạnh và siêu bão cấp tỉnh; trong đó 98 xã, phường/55.920 người dân ảnh hưởng cần sơ tán khi lũ, bão. Cấp huyện, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã lập và cập nhật phương án ứng phó thiên tai thời gian qua. Cấp xã có 121/159 xã, phường đã rà soát, cập nhật phương án. Sang năm 2020, phải cập nhật lại phương án ứng phó thiên tai của các cấp theo quy định của Luật. Cấp tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phải tổ chức xây dựng phương án ứng phó hạn hán theo cấp độ rủi ro thiên tai và cập nhật hàng năm.
Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh được thành lập tháng 4/2017 và đang triển khai công tác thu nộp quỹ trong tỉnh. Hiện nay đã thu được 12,32 tỷ đồng. Nhằm đảm bảo cho hoạt động của Quỹ và các chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu cần phải bố trí một nguồn kinh phí. Nghị định 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ quy định nguồn kinh phí này thuộc nội dung chi của Quỹ.
Hầu hết các đơn vị, cơ quan, UBND cấp xã đều xây dựng lực lượng thanh niên xung kích PCTT từ 15 -20 người. Lực lượng nòng cốt là dân quân tự vệ, đoàn viên thanh niên và hội viên Chữ thập đỏ. Riêng lực lượng dân quân tự vệ đã xây dựng 159 trung đội dân quân cơ động ở các xã, 251 đội xung kích PCTT và TKCN ở các thôn, khu phố. Tuy nhiên lực lượng xung kích PCTT chưa được rà soát, củng cố hằng năm. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chưa có chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn để bổ sung kiến thức, nâng cao nghiệp vụ cũng như kỹ năng về phòng, chống thiên tai cho lực lượng này. Tài liệu, kiến thức về phòng, chống thiên tai chưa phổ biến sâu rộng đến các đội viên. Trước tình hình thiên tai ngày càng phức tạp, cần thiết phải tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập lực lượng xung kích PCTT các cấp rèn luyện và nâng cao khả năng phòng ngừa, ứng phó với thiên tai. Đồng thời nhân dân tham gia tập huấn, diễn tập cũng rèn luyện được khả năng tự vệ của mình.
Từ năm 2013 đến nay đã bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai 567 hộ/2.015 người dân đạt 78,7% so kế hoạch. Đến năm 2020, tiếp tục ổn định 8.953 hộ dân cư với các hình thức tập trung, xen ghép, tại chỗ và tại chỗ kết hợp. Công tác di dời, bố trí lại dân cư vùng thường xuyên bị thiên tai còn chậm do thiếu kinh phí thực hiện. Cần thiết phải hoàn thành các khu tái định đang thi công dở dang, triển khai mở mới trong thời gian đến bảo đảm an toàn tính mạng nhân dân.
Hệ thống đê, kè của tỉnh 657 km trong đó có 185 km đê, kè trên dòng chính, 64 km đê, kè biển. Đến nay đê kè đã được nâng cấp, kiên cố hóa 230 km chiếm 35%. Năm 2019 - 2020 nâng cấp 37,61 km đê, kè xung yếu, bao gồm dự án nâng cấp đê sông Lại Giang 4,96 km; sửa chữa nâng cấp đê sông Hà Thanh 4,07 km; sửa chữa nâng cấp đê sông La Tinh và sông Cạn 12,26 km; sửa chữa nâng cấp đê sông Kôn 16,32 km; dự án nâng cấp đê, kè biển 2,38 km. Tuy nhiên cần rà soát và có kế hoạch xử lý công trình cản trở thoát lũ trên sông; phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển nơi xung yếu; cắm mốc hành lang thoát lũ cho các tuyến sông chính của sông Kôn, Hà Thanh, La Tinh và Lại Giang.
Được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương từ năm 2016 - 2018 đã đầu tư sửa chữa nâng cấp 8 hồ chứa nước gồm hồ Núi Một, Hội Khánh, Mỹ Thuận, Hố Cùng, Thạch Bàn. Năm 2019 - 2020 triển khai nâng cấp, sửa chữa 17 hồ (13 hồ dự án WB8 và 04 hồ dự án sửa chữa khẩn cấp). Còn lại 30 hồ chứa hư hỏng cần sửa chữa nâng cấp.
Việc cảnh báo sớm mưa lũ trên địa bàn tỉnh chủ yếu dựa vào thông tin dự báo của 7 trạm KTTV trong tỉnh bao gồm: Trạm An Hòa (trạm Thủy văn cấp 1), trạm Quy Nhơn, Hoài Nhơn (trạm Khí tượng cấp 1), trạm Vĩnh Sơn, Bình Nghi (trạm Thủy văn cấp 3), trạm An Nhơn (trạm Khí tượng nông nghiệp cấp 3) và trạm Hải văn Môi trường Quy Nhơn (trạm cấp 3). Ngoài ra, có 45 trạm đo mưa nhân dân, 41 trạm đo mưa tự động, 9 trạm đo mực nước tự động trong tỉnh. Riêng tại các hồ chứa chỉ mới lắp đặt được 20 trạm đo mưa tự động, 06 trạm đo mưa nhân dân. Cần thiết phải lắp đặt bổ sung các trạm đo mưa, mực nước tự động tại các hồ chứa nước lớn và vừa trong tỉnh.
Hiện tại trong tỉnh có 6.233 tầu thuyền, khoảng 3.300 tàu đánh bắt xa bờ. Có 03 khu neo đậu tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới bao gồm: khu vực thành phố Quy Nhơn có đầm Thị Nại, neo đậu khoảng 2.000 tàu; khu vực huyện Phù Cát và Phù Mỹ có đầm Đề Gi, neo đậu khoảng 1.500 tàu cá; khu vực huyện Hoài Nhơn có cảng Tam Quan Bắc, neo đậu khoảng 1.200 tàu. Cơ sở hạ tầng tại đầm, cảng phục vụ neo, đậu tàu thuyền trú, tránh bão chưa tương xứng với số lượng tàu và chưa bảo đảm an toàn. Cần thiết phải nâng cấp thành khu neo đậu trú, tránh bão của tàu thuyền cấp vùng và bảo đảm an toàn. Đồng thời phải lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá trong năm 2020 theo chính sách của UBND tỉnh.
Đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ được UBND tỉnh tổ chức thực hiện từ năm 2015. Theo đó tổng số hộ nghèo được phê duyệt hỗ trợ là 1.169 hộ, tổng kinh phí 15,622 tỷ đồng. Kết quả thực hiện từ năm 2016 - 2018 có 616 hộ nghèo được nhận hỗ trợ xây dựng nhà ở; với kinh phí 10,61 tỷ đồng, đạt 52,7 %. Cần tiếp tục triển khai thực hiện Đề án trong thời gian tới theo kế hoạch hành động của Chính phủ.
Toàn tỉnh có 49 vị trí ngầm, tràn ngập nước khi mưa lũ; một số các tràn, ngầm qua đường được thay bằng cầu giao thông. Tuy nhiên hệ thống cảnh báo ngập nước chưa được lắp đặt; hàng năm người dân qua lại khu vực này thường xảy ra đuối nước. Cần thiết phải lắp đặt thiết bị, biển cảnh báo vùng trũng thấp, ngập sâu và vùng sạt lở để cảnh báo người dân, giảm nhẹ thiệt hại do mưa lũ.
Đến nay đã tổ chức 150 lớp tập huấn, hơn 5.500 lượt cán bộ, người dân tham gia nhằm nâng cao nhận thức và quản lý rủi ro thiên tai (trong đó có 1.740 người nữ đạt 31,26%). Tổ chức 30 cuộc diễn tập cấp xã với 6.300 người dân tham gia, triển khai hoạt động nâng cao năng lực PCTT lồng ghép tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống thiên tai. Tổ chức đào tạo 226 cán bộ cấp huyện, cấp xã là cán bộ chuyên trách công tác PCTT trên địa bàn. Tuy nhiên so với yêu cầu công tác truyền thông, tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai chưa triển khai sâu rộng đến cơ sở. Cần thiết phải tổ chức triển khai với sự tham gia của người dân trong thời gian tới .
Đã thực hiện chuyển đổi 3.796 ha đất sản xuất 3 vụ lúa/năm sang sản xuất 2 vụ/năm. Ngoài ra, thực hiện các mô hình chuyển đổi diện tích trồng điều, sắn, mía sang các cây rau màu có hiệu quả kinh tế cao hơn. Chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa với diện tích 15.003 ha. Phục tráng thành công giống lúa ĐV108 chịu mặn; sản xuất thử giống lúa chịu úng SHPT3 thích ứng với BĐKH. Sản xuất giống khảo nghiệm, sản xuất thử và đưa vào cơ cấu giống một số giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với BĐKH như: TBR 36, PC6, SV181, ANS1, MT 10. Đưa giống bò thịt chất lượng cao vào chương trình lai tạo bò giống của tỉnh. Sang năm 2020 tiếp tục chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa/năm sang sản xuất 2 vụ/năm. Áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng chuyển giao giống bò thịt, dê thịt; ứng dụng công nghệ vào trồng cỏ và chăn nuôi bò.
UBND tỉnh đã tổ chức quy hoạch các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bảo đảm chức năng phòng hộ và bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn; đã hình thành nhiều vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung giúp nhân dân miền núi tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Độ che phủ rừng từ 48,2% năm 2012 tăng lên 54,88% vào năm 2018 (tăng 6,68%). Tuy nhiên rừng phòng hộ đầu nguồn các hồ chứa nước lớn cần bảo vệ và phát triển để điều hòa lượng nước đến, góp phần điều tiết dung tích các hồ trong mùa mưa lũ.
Xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025 khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, đảm bảo nền kinh tế - xã hội tỉnh phát triển bền vững là rất cần thiết.
Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14; Luật Thủy sản số 18/2017/QH14;
Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;
Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;
Quyết định 1672/QĐ-TTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035;
Quyết định 3487/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 30/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa các công trình nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Bình Định.
a. Mục tiêu tổng quát: Củng cố tổ chức và hoạt động của bộ máy phòng, chống thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân trước diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, khó lường; bảo đảm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt; bảo đảm tàu thuyền trú, tránh bão an toàn tại các khu neo đậu; đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Rà soát, xây dựng tất cả Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, cấp huyện. 100% cán bộ công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện, cấp xã được nâng cao năng lực.
- Tất cả Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2021 - 2025 được xây dựng; Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão; Phương án ứng phó lũ lụt lớn; Phương án ứng phó hạn hán cấp tỉnh được rà soát cập nhật và xây dựng. 100% Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh, cấp huyện được cung cấp thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác phòng chống thiên tai.
- Hoàn thành 100% các khu tái định cư Vinh Quang, xã Phước Sơn; TĐC thôn Luật Lễ, thị trấn Diêu Trì; TĐC vùng thiên tai Bàu Rong, thị trấn Bồng Sơn; TĐC vùng thiên tai xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn; TĐC Gò Núi Một, xã An Tân, huyện An Lão; TĐC vùng sạt lở di dời dân khẩn cấp Núi Gành, Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát. Hỗ trợ 500 hộ nghèo xây dựng nhà ở kiên cố phòng, chống thiên tai.
- Sửa chữa, nâng cấp tất cả đập dâng và tăng cường thoát lũ trên sông thuộc hệ thống Tân An - Đập Đá theo Đề án đầu tư giai đoạn 2021 - 2025; 30 hồ chứa nước đang hư hỏng. 65 hồ chứa nước lớn và vừa được lắp đặt thiết bị đo mưa, đo mực nước tự động.
- Hoàn thành nâng cấp 3 khu neo, đậu tàu thuyền tránh trú bão là cảng Tam Quan, đầm Đề Gi và đầm Thị Nại. 100% tàu cá đánh bắt xa bờ được gắn thiết bị giám sát hành trình.
- 70% khu vực thường xuyên bị ngập sâu, sạt lở được lắp đặt thiết bị, bảng cảnh báo.
- Tổ chức thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật về phòng, chống thiên tai; diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo kế hoạch.
- 9.700 ha đất sản xuất 3 vụ lúa được chuyển đổi sang 2 vụ. Áp dụng tưới tiên tiến và tiết kiệm theo đề án. Ứng dụng công nghệ cao vào trồng cỏ và chăn nuôi bò tại các huyện miền núi.
- 65 hồ chứa nước lớn được trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn với diện tích 750 ha.
a. Tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai các cấp: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai. Thực hiện Nghị định, cần rà soát, xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện trong năm 2020.
b. Mua sắm trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác phòng chống thiên tai; xây dựng công cụ hỗ trợ
- Bổ sung trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác phòng chống thiên tai. Trang bị ca nô Composite phục vụ công tác di dời dân khi lũ lụt; thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: máy thổi gió, máy định vị cầm tay, máy bơm nước đeo vai, máy cắt thực bì, ống nhìn ban đêm; một số thiết bị cho Văn phòng thường trực tỉnh theo nội dung Văn bản số 3668/UBND-KT ngày 28/6/2019 của UBND tỉnh.
- Hoàn chỉnh công cụ hỗ trợ công tác phòng chống thiên tai: Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2021 - 2025; rà soát, cập nhật phương án ứng phó thiên tai cấp tỉnh theo cấp độ rủi ro thiên tai trong năm 2020.
c. Xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai: Rà soát, xây dựng lực lượng xung kích PCTT cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt. Tổ chức tập huấn, huấn luyện để bổ sung kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như kỹ năng về phòng, chống thiên tai. Chương trình tập huấn, diễn tập của Tổng cục Phòng, chống thiên tai được phổ biến sâu rộng đến các tổ đội xung kích cơ sở.
d. Công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền: Tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công tác phòng, chống thiên tai bằng các lớp đào tạo, tập huấn cấp tỉnh, cấp huyện. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống thiên tai với mọi hình thức.
đ. Di dời, bố trí lại dân cư vùng thường xuyên bị thiên tai: Xây dựng hoàn thành các khu tái định cư: Vinh Quang xã Phước Sơn; thôn Luật Lễ, thị trấn Diêu Trì huyện Tuy Phước; vùng thiên tai Bàu Rong, thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn; vùng thiên tai xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn; Gò Núi Một, xã An Tân, huyện An Lão; vùng sạt lở di dời dân khẩn cấp Núi Gành, Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát. Rà soát, bổ sung quy hoạch bố trí dân cư các vùng có nguy cơ thiên tai giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
e. Xây dựng, tu bổ, nâng cấp và duy tu công trình thủy lợi: Sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn 30 hồ chứa (trong đó xây dựng mới 5 hồ chứa); chống sạt lở 17 km đê, kè biển; 86 km đê kè sông; sửa chữa, xây mới 28 trạm bơm tưới, tiêu; sửa chữa, xây mới 67 đập dâng; kiên cố 500 km kênh mương cấp I, cấp II theo Đề án đầu tư giai đoạn 2021 - 2025. Cắm mốc hành lang thoát lũ cho các tuyến sông chính thuộc sông Kôn, Hà Thanh, La Tinh và Lại Giang. Duy tu bảo dưỡng hệ thống đê điều. Xây dựng công trình phòng, chống sạt lở đất thí điểm tại Hoài Ân.
g. Lắp đặt hệ thống quan trắc chuyên dùng dự báo, cảnh báo thiên tai: Lắp đặt thiết bị đo mưa, mực nước tự động và camera giám sát để cảnh báo lượng nước đến, hỗ trợ điều tiết hồ chứa bao gồm: 92 thiết bị đo mưa, 104 thiết bị đo mực nước; 12 camera giám sát. Đồng thời lắp đặt thiết bị, bảng cảnh báo ở các khu vực thường xuyên bị ngập sâu, sạt lở trong tỉnh.
h. Xây dựng khu neo, đậu tàu thuyền tránh trú bão cho tàu cá: Hoàn thành xây dựng 3 khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão cảng Tam Quan, đầm Đề Gi và đầm Thị Nại tương xứng khu neo đậu cấp vùng và bảo đảm an toàn theo đề án đầu tư giai đoạn 2021 - 2025. Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 3.300 tàu cá hoạt động trên biển theo chính sách của UBND tỉnh.
i. Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp: Chuyển đổi 9.700 ha đất sản xuất 3 vụ lúa sang 2 vụ thích ứng với điều kiện hạn hán, lũ lụt. Áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm cho 3.000 ha đất sản xuất. Ứng dụng chuyển giao giống bò thịt, dê thịt có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ứng dụng công nghệ cao vào trồng cỏ và chăn nuôi bò tại các huyện miền núi.
k. Trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn: 65 hồ chứa nước lớn được trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn tương ứng 750 ha từ năm 2021 - 2025.
1. Về kinh phí thực hiện kế hoạch
- Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh bảo đảm thực hiện: Phương án ứng phó thiên tai cấp tỉnh; kế hoạch PCTT các cấp; triển khai kế hoạch thu chi quỹ PCTT; xây dựng lực lượng xung kích; nâng cao năng lực cán bộ PCTT cấp huyện, xã; lắp đặt thiết bị cảnh báo, biển báo; tuyên tuyền, phổ biến pháp luật về PCTT; diễn tập PCTT các cấp với tổng kinh phí 22,80 tỷ đồng.
- Ngân sách nhà nước bảo đảm 100% để thực hiện: Mua sắm trang thiết bị, vật tư; xây dựng cơ sở dữ liệu; cập nhật dữ liệu vận hành hồ chứa; xây dựng các khu tái định cư; xử lý công trình cản trở thoát lũ; phòng chống sạt lở; duy tu đê điều; xây dựng công trình PCTT do lũ quét, sạt lở; cắm mốc hành lang thoát lũ; sửa chữa, nâng cấp 30 hồ chứa; lắp đặt 37 thiết bị đo mưa, 49 thiết bị đo mực nước hồ chứa sửa chữa, nâng cấp; lắp đặt thiết bị đo mưa mực nước tại 55 hồ chứa nước lớn và vừa; xây dựng 3 khu neo đậu tàu thuyền; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 3.300 tàu cá; xây dựng, nâng cấp 500 nhà ở phòng chống thiên tai; ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; trồng, bảo vệ, phục hồi 750 ha rừng với tổng kinh phí là 5.974,419 tỷ đồng. Trong đó Trung ương hỗ trợ 3.374,41 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh: 1.416,142 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện: 1.183,867 tỷ đồng.
- Huy động vốn trong dân: 41,077 tỷ đồng
- Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch: 6.038,296 tỷ đồng. Chi tiết có Phụ lục kèm theo.
2. Về huy động vốn đầu tư
- Vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn ODA, ngân sách của tỉnh, cấp huyện, Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Kinh phí trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn của 65 hồ chứa nước lớn 60 tỷ đồng được cân đối từ nguồn vốn Quỹ bảo vệ, phát triển rừng Bình Định, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển lâm nghiệp bền vững và Dự án KFW9 vay vốn Cộng hòa Liên bang Đức.
3. Về kỹ thuật: Tuân thủ theo Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
4. Về tăng cường công tác quản lý nhà nước: Quản lý thực hiện quy hoạch, chất lượng xây dựng, vận hành, bảo trì công trình; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; cơ sở dữ liệu được kết nối về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
Tổng nhu cầu vốn cho mục tiêu kế hoạch: 6.038,296 tỷ đồng. Trong đó:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ và vốn ODA: | 3.374,410 tỷ đồng; |
- Ngân sách tỉnh: | 1.416,142 tỷ đồng; |
- Ngân sách huyện: | 1.183,867 tỷ đồng; |
- Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh: | 22,800 tỷ đồng; |
- Dân đóng góp: | 41,077 tỷ đồng. |
Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính Phủ về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025 rất cấp thiết, yêu cầu các sở ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cơ quan đầu mối chủ trì tổ chức, theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch theo hàng quý, năm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Đối với các nhiệm vụ, chương trình, dự án có ngân sách Trung ương hỗ trợ hoặc Bộ Nông nghiệp và PTNT là cấp quyết định đầu tư, bố trí đủ vốn đối ứng theo tiến độ thực hiện.
- Đối với các nhiệm vụ, chương trình, dự án do UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, các sở, ngành liên quan thực hiện, ưu tiên bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện.
- Đối với các nhiệm vụ, chương trình, dự án do UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện, tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ vốn ngân sách tỉnh theo quy định.
3. Sở Tài chính: Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nguồn vốn đầu tư thực hiện Kế hoạch; báo cáo tài chính thực hiện kế hoạch theo quy định.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chủ động bố trí đủ nguồn vốn theo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án do UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý, theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo UBND tỉnh (thông qua Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) về tình hình thực hiện theo quý, năm để theo dõi, chỉ đạo./.
CÁC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 233/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT | Nhiệm vụ cụ thể | Đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện | Đơn vị phối hợp | Sản phẩm | Thời gian hoàn thành | Khái toán kinh phí (triệu đồng) | |||
Trung ương | Địa phương | ||||||||
Tỉnh | Huyện | Dân | |||||||
I. | Nguồn vốn Quỹ Phòng, chống thiên tai: 22.800 triệu đồng trong đó: |
| 6.980 | 15.82 |
| ||||
1 | Rà soát Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh | Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh |
| Quyết định của UBND tỉnh | 4/2020 |
|
|
|
|
2 | Rà soát Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện | Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện, thị xã, thành phố |
| Quyết định của UBND huyện, thị xã, thành phố | 5/2020 |
|
|
|
|
3 | Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 | Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh | Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các sở, ngành, đơn vị, các huyện, thị xã, thành phố | Lập kế hoạch, UBND tỉnh phê duyệt | Lập năm 2020 và rà soát hàng năm |
| 200 |
|
|
4 | Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp huyện giai đoạn 2021 - 2025 | Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện, thị xã, thành phố | Các phòng, ban và Ban Chỉ huy PCTT và KCN các xã, phường, thị trấn | Lập kế hoạch, UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt | Lập năm 2020 và rà soát hàng năm |
|
| 550 |
|
5 | Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã giai đoạn 2021 - 2025 | Ban Chỉ huy PCTT và TKCN xã, phường, thị trấn |
| Lập kế hoạch, UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt | Lập năm 2020 và rà soát hàng năm |
|
| 4.770 |
|
6 | Cập nhật Phương án ứng phó với bão, bão mạnh, siêu bão theo cấp độ rủi ro thiên tai | Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh | Đài Khí tượng thủy văn Nam Trung bộ | Phương án ứng phó | Rà soát, cập nhật hàng năm |
| 300 |
|
|
7 | Phương án ứng phó lũ lụt theo cấp độ rủi ro thiên tai | Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh | Đài Khí tượng thủy văn Nam Trung bộ | Phương án ứng phó | Rà soát, cập nhật hàng năm |
| 500 |
|
|
8 | Phương án ứng phó hạn hán theo cấp độ rủi ro thiên tai | Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh | Đài Khí tượng thủy văn Nam Trung bộ | Dự án quản lý hạn hán và công cụ hỗ trợ | Lập năm 2020 và rà soát hàng năm |
| 500 |
|
|
9 | Triển khai kế hoạch thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai (Bảo đảm hoạt động hành chính của Văn phòng Quỹ) | Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định | Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh | Kế hoạch thu, chi | 2020 - 2025 |
| 2.400 |
|
|
10 | Rà soát, xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt | Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh | Ban Chỉ huy quân sự huyện, Ban chỉ huy quân sự xã | Lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại mỗi xã được rà soát, thành lập | Năm 2020 và cập nhật hàng năm |
| 480 | 1.120 |
|
11 | Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện, cấp xã | Sở Nông nghiệp và PTNT | Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN | Hàng năm tập huấn 100 người; Tài liệu; Hội nghị, hội thảo, tập huấn | 2020 - 2025 |
| 600 |
|
|
12 | Lắp đặt thiết bị cảnh báo ở các khu vực thường xuyên bị ngập sâu: Ngầm tràn, vùng trũng thấp. | UBND huyện, thị xã, thành phố |
| Bảng cảnh báo; thiết bị cảnh báo | 2020 - 2025 |
|
| 3.300 |
|
13 | Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống thiên tai | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; | UBND huyện, thị xã, thành phố | Lồng ghép các hội nghị, hội thảo, tập huấn; tài liệu; | Theo kế hoạch 200 triệu/năm |
| 1.000 |
|
|
14 | Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn | Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh |
| Diễn tập PCTT 5 năm/lần | Theo kế hoạch |
| 1.000 |
|
|
Ban Chỉ huy CTT và TKCN huyện |
| Diễn tập PCTT 5 năm/lần |
|
|
| 3.000 |
| ||
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN xã |
| Diễn tập PCTT 2 năm/lần |
|
|
| 2.000 |
| ||
15 | Tổ chức cắm biển cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở | UBND huyện, thị xã, thành phố |
| Vùng có nguy cơ sạt lở đất được cắm biển cảnh báo | 2020 - 2025 |
|
| 1.080 |
|
II | Nguồn ngân sách 5.974.419 triệu đồng trong đó | 3.374.410 | 1.416.142 | 1.183.867 |
| ||||
1 | Mua sắm trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác PCTT | Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các địa phương |
| Trang thiết bị, vật tư, phương tiện phục vụ công tác phòng chống thiên tai | 2025 | 26.000 |
|
|
|
2 | Phối hợp với Trung ương xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ; kết nối trực tuyến với Trung ương theo thời gian thực | Sở Nông nghiệp và PTNT | Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh | Cơ sở dữ liệu; Công cụ hỗ trợ; kết nối trực tuyến với cơ quan phòng chống thiên tai Trung ương | 2019 - 2020 | 200 | 450 |
|
|
3 | Điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa sông Kôn - Hà Thanh; cập nhật dữ liệu thông tin vận hành hồ chứa (Đề án đầu tư 2021 - 2025) | Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT | Công ty Khai thác CTTL Bình Định; các đơn vị khai thác hồ chứa | Quy trình vận hành; hệ thống cơ sở dữ liệu | 2020 - 2025 |
| 300 |
|
|
4 | Cắm mốc hành lang thoát lũ cho các tuyến sông chính: Sông Kôn, Hà Thanh, La Tinh và Lại Giang | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Hệ thống mốc | 2020 - 2025 |
| 3.000 | 3.000 |
|
5 | Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với thiên tai tại địa phương | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND huyện, thị xã, thành phố | Chuyển đổi 3 vụ lúa sang 2 vụ cho 9.700 ha thích ứng với hạn hán, lũ lụt; | 2020 |
| 10.500 | 3.600 |
|
Áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm 3000 ha đất sản xuất | 2021 - 2025 | 80.000 | 17.500 | 17.500 |
| ||||
Ứng dụng chuyển giao 1 giống bò thịt, 1 giống dê thịt có năng suất cao thích ứng BĐKH |
|
| 750 | 1.750 |
| ||||
Ứng dụng công nghệ cao vào trồng cỏ và chăn nuôi bò tại các huyện miền Núi. |
|
| 800 |
|
| ||||
6 | Di dời, bố trí lại dân cư vùng thường xuyên bị thiên tai (Đề án đầu tư 2021 - 2025) | Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Nông nghiệp và PTNT | Xây dựng các khu TĐC: Vinh Quang, xã Phước Sơn; thôn Luật Lễ, t.tr Diêu Trì; vùng thiên tai Bàu Rong, t.tr Bồng Sơn; vùng thiên tai xã Nhơn Hải, T.P Quy Nhơn; Gò Núi Một, xã An Tân, huyện An Lão; TĐC vùng sạt lở Núi Gành, Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát. | 2019 - 2025 | 153.900 | 19.500 | 19.500 |
|
7 | Xử lý công trình cản trở thoát lũ trên sông (Đề án đầu tư 2021 - 2025) | Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT | Sở Nông nghiệp và PTNT | Sửa chữa, nâng cấp các đập dâng và tăng cường thoát lũ trên sông thuộc hệ thống Tân An-Đập Đá và đập Lão Tâm | 2021-2025 | 820.000 | 245.500 | 245.500 |
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố | Thông thoáng dòng chảy trên sông, trục tiêu địa bàn huyện, thị xã, thành phố | 2021 - 2025 |
| 250.000 | 250.000 |
| |||
8 | Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển (Đề án đầu tư 2021 - 2025) | Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Xây dựng 17 Km đê, kè biển, | 2020 - 2025 | 501.000 | 29.000 | 29.000 |
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
| Kiên cố 86 Km đê, kè sông | 2020 - 2025 |
| 482.000 | 306.000 |
| ||
9 | Xây mới, sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn hồ chứa, công trình thủy lợi (Đề án đầu tư 2021 - 2025) | Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 30 hồ chứa được xây mới, sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn | 2020 - 2025 | 764.700 | 272.860 | 116.940 |
|
10 | Lắp đặt, xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phục vụ phòng chống thiên tai: tự động quan trắc mưa, độ mặn, mực nước (Đề án đầu tư 2021 - 2025) | Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT; | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Lắp đặt 37 thiết bị đo mưa, mực nước tại các hồ chứa sửa chữa, nâng cấp và xây mới | 2019 - 2025 | 6.930 | 2.970 |
|
|
Công ty Khai thác công trình thủy lợi, | Lắp đặt 12 thiết bị đo mực nước, 12 camera giám sát |
|
| 2.412 |
|
| |||
UBND các huyện, thị xã, thành phố | Lắp đặt 55 thiết bị đo mưa, mực nước tại các hồ chứa lớn và vừa |
| 14.680 |
|
|
| |||
11 | Xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cho tàu cá (Đề án đầu tư 2021 - 2025) | Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Xây dựng 3 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Tam Quan, Đề Gi và Thị Nại | 2021 - 2025 | 999.000 | 55.500 | 55.500 |
|
12 | Xây dựng, nâng cấp nhà ở phòng chống thiên tai (Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của Chính phủ) | Sở Xây dựng | UBND các huyện, thị xã, thành phố; Sở Lao động Thương binh và Xã hội | Hỗ trợ 500 hộ nghèo xây dựng, nâng cấp nhà ở | 2019 - 2025 | 8.000 | 100 |
| 7.500 |
13 | Xây dựng công trình phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai lũ quét, sạt lở đất | UBND huyện Hoài Ân | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; | 01 công trình phòng, chống sạt lở đất tại huyện Hoài Ân | 2020 - 2025 |
|
| 5.000 |
|
14 | Trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn | Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn 65 hồ chứa lớn (150 ha/năm x 5 năm x 80 triệu/ha) | 2021 - 2025 |
| 18.000 | 42.000 |
|
15 | Duy tu bảo dưỡng hệ thống đê điều | Chi cục Thủy lợi |
| Duy tu, bảo dưỡng Đê Đông và đê La Tinh | 2020 - 2025 |
| 5.000 |
|
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các tuyến đê sông, đê biển được giao quản lý |
|
| 55.000 |
| ||||
16 | Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá hoạt động trên biển (Theo chính sách của UBND tỉnh) | UBND các huyện ven biển Hoài Nhơn, hù Mỹ, Phù Cát và TP Quy Nhơn | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 3.300 tàu cá từ 15m trở lên được gắn thiết bị giám sát hành trình | 2020 |
|
| 33.577 | 33.577 |
III | Nguồn dân đóng góp 41.077 triệu đồng |
|
|
| 41.077 |
- 1Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý bảo đảm an toàn công trình đê điều, thủy lợi; chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2023 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều năm 2023 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kỉếm cứu nạn năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 3495/QĐ-UBND năm 2018 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Luật Xây dựng 2014
- 3Luật Đầu tư công 2014
- 4Quyết định 48/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 2327/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
- 8Luật Thủy lợi 2017
- 9Luật Thủy sản 2017
- 10Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai
- 12Quyết định 1672/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị định 83/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 94/2014/NĐ-CP quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 15Quyết định 3487/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 16Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý bảo đảm an toàn công trình đê điều, thủy lợi; chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2023 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 17Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều năm 2023 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 18Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kỉếm cứu nạn năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 233/QĐ-UBND năm 2020 Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 233/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/01/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Trần Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra