Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 232/1999/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 1999 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý tài chính của Quỹ hỗ trợ phát triển.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số : 232/1999/QĐ – TTg ngày 17 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ)
Quỹ là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; thực hiện thu, chi và quyết toán thu chi tài chính theo chế độ quy định của Quy chế này; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước để giảm lãi suất cho vay và giảm phí bảo lãnh.
1. Vốn thuộc sở hữu Nhà nước :
a) Vốn Điều lệ;
b) Vốn ngân sách Nhà nước cấp bổ sung hàng năm dành cho mục tiêu đầu tư.
Trường hợp thay đổi mức vốn điều lệ, Hội đồng quản lý Quỹ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Vốn huy động dưới các hình thức : vay trung, dài hạn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và vốn vay từ Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài, Quỹ tiết kiệm bưu điện, Quỹ bảo hiểm xã hội Việt nam; vốn từ phát hành trái phiếu; vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại theo ủy thác của Bộ Tài chính.
3. Nguồn vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư phát triển của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Quỹ được sử dụng vốn để thực hiện cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư theo đúng các quy định của Nhà nước. Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc Quỹ chịu trách nhiệm về việc quản lý an toàn, sử dụng đúng mục đích có hiệu quả các nguồn vốn của Quỹ.
Việc trích lập, sử dụng và thẩm quyền xử lý rủi ro được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Quy chế này.
Nguyên tắc, đối tượng, quyền lợi, nghĩa vụ, quy trình bảo lãnh được thực hiện theo quy định tại mục III của Nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các chế độ hiện hành của Nhà nước.
Khi thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư của Nhà nước giao, Quỹ được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất. Mức cấp bù được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hoà đồng các nguồn vốn với lãi suất cho vay theo quy định và phần phí quản lý được hưởng.
Phí quản lý trong 5 năm đầu khi Quỹ mới thành lập được xác định bằng 0,2%/tháng trên số dư nợ cho vay bình quân bằng nguồn vốn tín dụng trong nước và 0,3%/năm trên số dư nợ cho vay bình quân bằng nguồn vốn tín dụng ngoài nước.
Đối với các dự án được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định của Chính phủ, Quỹ được ngân sách Nhà nước cấp tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Điều 10. Các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển Quỹ được sử dụng
1. Cho vay đầu tư.
2. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
ư3. Thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư.
4. Trả nợ vốn vay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
5. Thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ.
Điều 11. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định
1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định của Quỹ được hình thành từ các nguồn : do ngân sách Nhà nước cấp, khấu hao tài sản cố định, quỹ đầu tư phát triển và các nguồn hợp pháp khác.
2. Tỷ lệ trích khấu hao tài sản cố định; việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định; nhượng bán, thanh lý tài sản; kiểm kê và đánh giá lại tài sản của Quỹ thực hiện theo quy định như đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Điều 12. Bảo đảm hoàn vốn của Quỹ
Quỹ có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí.
Quỹ thực hiện bảo đảm hoàn vốn theo quy định sau :
1. Mua bảo hiểm tài sản và các chế độ bảo hiểm khác liên quan đến vốn theo quy định.
2. Được sử dụng vốn nhàn rỗi để :
a) Đầu tư trái phiếu, tín phiếu Chính phủ;
b) Cho vay hỗ trợ đối với các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn cấp phát của ngân sách Nhà nước tạm thời thiếu vốn;
c) Cho vay vốn sản xuất ban đầu đối với dự án đầu tư được vay vốn của Quỹ.
Việc sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư của Quỹ phải đảm bảo an toàn vốn, có hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Mức vốn sử dụng cho vay theo quy định tại khoản 2 Điều này không vượt quá 20% tổng số vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ.
3. Được hạch toán vào chi phí các khoản sau :
a) Dự phòng rủi ro trong quá trình hoạt động;
b) Dự phòng rủi ro về tỷ giá.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng nêu trên.
Điều 13. Thu nhập của Quỹ hỗ trợ phát triển
1. Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ :
a) Thu lãi cho vay;
b) Thu lãi tiền gửi;
c) Thu phí dịch vụ bảo lãnh bằng 0,5%/năm trên số tiền đang bảo lãnh cho chủ đầu tư;
d) Thu phí nhận uỷ thác cho vay lại;
đ) Thu cấp bù chênh lệch lãi suất do ngân sách Nhà nước cấp;
e) Thu hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ khác.
2. Thu nhập từ hoạt động tài chính :
a) Thu từ hoạt động mua bán trái phiếu, tín phiếu Chính phủ;
3. Thu nhập từ hoạt động bất thường :
a) Các khoản thu phạt;
b) Thu thanh lý, nhượng bán tài sản (sau khi loại trừ các khoản chi phí thanh lý, nhượng bán);
c) Các khoản thu nhập bất thường khác.
Điều 14. Chi phí của Quỹ hỗ trợ phát triển
1. Chi hoạt động nghiệp vụ :
a) Chi trả lãi vốn huy động;
b) Chi trả lãi tiền vay;
c) Chi trả lãi trái phiếu;
d) Chi phí thanh toán;
đ) Chi phí uỷ thác và dịch vụ;
e) Chi phí dự phòng rủi ro;
g) Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ.
2. Chi phí quản lý:
a) Chi lương, phụ cấp lương theo chế độ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Chi bảo hiểm xã hội, y tế, đóng góp kinh phí công đoàn theo chế độ Nhà nước quy định;
c) Chi ăn giữa ca. Mức chi mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu Nhà nước quy định cho công nhân viên chức;
d) Chi trợ cấp khó khăn theo quy định của pháp luật;
đ) Chi phụ cấp cho thành viên Hội đồng quản lý làm việc bán chuyên trách;
e) Chi trang phục giao dịch;
g) Chi phương tiện bảo hộ lao động theo quy định;
h) Chi phí khấu hao tài sản cố định. Mức trích do Bộ Tài chính quy định như đối với doanh nghiệp Nhà nước;
i) Bưu điện phí, bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, vật tư văn phòng, chi nghiệp vụ kho quỹ, bốc vác vận chuyển, điện nước, y tế, vệ sinh cơ quan, xăng dầu, công tác phí, chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến;
k) Chi phí tuyên truyền, họp báo, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị. Các khoản chi này không quá 7% tổng chi phí trong 2 năm đầu mới thành lập và không quá 5% các năm sau đó;
l) Chi phí quản lý khác theo quy định.
3. Chi hoạt động tài chính :
a) Chi hoạt động mua bán trái phiếu, tín phiếu Chính phủ;
b) Chi phí thuê tài sản.
4. Các khoản chi bất thường:
a) Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá;
b) Chi phí để thu các khoản phạt theo quy định;
c) Chi bảo hiểm tài sản và chi các loại bảo hiểm khác theo quy định;
d) Các khoản chi phí khác.
Điều 16. Các khoản chi phí không được hạch toán vào hoạt động của Qũy
1. Các khoản thiệt hại đã được Chính phủ hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường.
2. Các khoản chi phạt do vi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạt nợ vay quá hạn do nguyên nhân chủ quan, phạt vi phạm chế độ tài chính.
3. Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định.
4. Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.
CHÊNH LỆCH THU CHI TÀI CHÍNH VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ
Chênh lệch thu chi tài chính hàng năm sau khi trả tiền phạt do vi phạm các quy định của pháp luật, được phân phối như sau :
1. Trích 10% vào quỹ dự phòng rủi ro nghiệp vụ. Mức trích cho đến khi số dư của quỹ bằng 25% vốn Điều lệ.
2. Trích tối đa 50% vào quỹ đầu tư phát triển.
3. Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc. Mức trích cho đến khi số dư quỹ này bằng 6 tháng lương thực hiện của Quỹ hỗ trợ phát triển.
4. Trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Mức trích hai quỹ thực hiện theo quy định như đối với doanh nghiệp Nhà nước. Tỷ lệ phân chia hai quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.
5. Số còn lại sau khi trích lập các quỹ trên sẽ được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển.
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Năm tài chính của Quỹ bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Điều 21. Quỹ có trách nhiệm lập và gửi các kế hoạch tài chính sau đây theo quy định hiện hành
1. Kế hoạch nguồn và sử dụng vốn.
2. Kế hoạch hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động ưu đãi : chênh lệch lãi suất cấp bù, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
3. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.
4. Kế hoạch thu - chi tài chính.
5. Kế hoạch biên chế, quỹ lương.
Báo cáo quyết toán thu chi tài chính hàng năm của Quỹ được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua và gửi Bộ Tài chính.
Hàng năm, trên cơ sở báo cáo quyết toán tài chính của Quỹ, Bộ Tài chính sẽ xem xét, kiểm tra theo chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước.
- 1Nghị định 50/1999/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển
- 2Quyết định 15/2000/QĐ-HĐQL ban hành tạm thời Quy chế cho vay vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ Hỗ trợ phát triển của Hội đồng quản lý quỹ hỗ trợ phát triển
- 3Quyết định 59/2005/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 119/1999/QĐ-BTC về miễn nộp thuế và các khoản nộp NSNN cho quỹ hỗ trợ phát triển do Bộ Tài chính ban hành
- 1Nghị định 43/1999/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
- 2Nghị định 50/1999/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển
- 3Quyết định 15/2000/QĐ-HĐQL ban hành tạm thời Quy chế cho vay vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ Hỗ trợ phát triển của Hội đồng quản lý quỹ hỗ trợ phát triển
- 4Thông tư 42/2000/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Hỗ trợ phát triển do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 43/2000/TT-BTC hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với Quỹ Hỗ trợ phát triển do Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 119/1999/QĐ-BTC về miễn nộp thuế và các khoản nộp NSNN cho quỹ hỗ trợ phát triển do Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 232/1999/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính của Quỹ hỗ trợ phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 232/1999/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/12/1999
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra