- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Thông tư 65/2014/TT-BGTVT về định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 13/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 7Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2020/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 26 tháng 5 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển VTHKCC bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải ban hành định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;
Căn cứ Quyết định số 2599/QĐ-UBND ngày 01/7/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông số 2 Thanh Hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1899/TTr-SGTVT ngày 17/5/2020 về việc ban hành quy định tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Báo thẩm định số 190/BCTĐ-STP ngày 24/4/2020 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 6 năm 2020
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông số 2 Thanh Hóa; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số……/2020/QĐ-UBND ngày …tháng … năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Quy định này quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1. Các doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải thành lập theo Luật hợp tác xã có đăng ký kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt tham gia khai thác hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi chung là đơn vị kinh doanh vận tải).
2. Các tổ chức, cơ quan nhà nước được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh phân công quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
3. Các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan đến xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
4. Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt.
5. Hành khách đi xe buýt.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
Mục I. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XE BUÝT
Điều 3. Quản lý và điều hành hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông số 2 Thanh Hóa có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Giám sát hoạt động xe buýt theo hợp đồng và phương án đã được phê duyệt. Phương án hoạt động xe buýt, bao gồm các nội dung:
a) Tần suất, số chuyến, lượt.
b) Giờ mở bến, đóng bến.
c) Phương tiện: Chất lượng, vệ sinh phương tiện, thông tin bắt buộc phải niêm yết trên phương tiện theo quy định, điều hòa có được bật khi xe chạy.
d) Giá vé: Việc kê khai, niêm yết giá vé; việc thực hiện bán vé có đúng giá niêm yết không.
đ) Thái độ phục vụ của lái xe, nhân viên bán vé trên xe
e) Giám sát lộ trình, tốc độ của phương tiện thông qua thiết bị giám sát hành trình.
g) Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của điểm đầu, điểm cuối tuyến; điểm dừng đón trả khách, nhà chờ, biển báo, vạch sơn.
2. Giải quyết các phản ánh, thông tin của người dân qua số điện thoại đường dây nóng, cụ thể:
a) Tiếp nhận thông tin phản ánh.
b) Kiểm tra, xác minh giải quyết, báo cáo kịp thời.
c) Đề xuất cơ quan quản lý nhà nước xử lý vi phạm đối với trường hợp vượt quá thẩm quyền.
Điều 4. Thời gian, tần suất hoạt động, số chuyến thực hiện tối thiểu của các tuyến xe buýt
1. Thời gian hoạt động xe buýt
a) Thời gian hoạt động tối thiểu của tuyến xe buýt không dưới 14 giờ trong một ngày; trong đó, giờ cao điểm buổi Sáng từ 5h-7h; Trưa từ 11h-11h30 và từ 13h-13h30; Chiều từ 16h30-18h.
b) Đối với các tuyến xe buýt có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong khu vực cảng hàng không hoạt động theo lịch trình phù hợp với thời gian hoạt động của cảng hàng không.
2. Tần suất hoạt động, số chuyến hoạt động tối thiểu trên tuyến.
TT | Số hiệu tuyến | Lộ trình | Giai đoạn 2020-2022 | Giai đoạn 2023-2025 | ||||
Số chuyến thực hiện tối thiểu /ngày | Tần suất tối thiểu phải thực hiện (phút/ chuyến) | Số chuyến thực hiện tối thiểu /ngày | Tần suất tối thiểu phải thực hiện (phút/ chuyến) | |||||
Giờ cao điểm | Giờ thấp điểm | Giờ cao điểm | Giờ thấp điểm | |||||
1 | Tuyến số 01 | Ga Thanh Hóa - Nhà thờ Sầm Sơn - Cảng Hới | 100 | 15 phút | 30 phút | 110 | 15 phút | 25 phút |
2 | Tuyến số 02 | Vĩnh Lộc - TP. Thanh Hóa - Sầm Sơn | 90 | 15 phút | 40 phút | 100 | 15 phút | 30 phút |
3 | Tuyến số 03 | TP. Thanh Hóa - Cảng Nghi Sơn. | 100 | 15 phút | 30 phút | 110 | 15 phút | 25 phút |
4 | Tuyến số 04 | TP. Thanh Hóa - Dân lực - TT. Lam Sơn - Thường Xuân | 80 | 20 phút | 40 phút | 90 | 15 phút | 30 phút |
5 | Tuyến số 04 | TP. Thanh Hóa - Dân lực - TT. Lam Sơn - Thường Xuân (buýt nhanh) | 40 | 20 phút | 40 phút | 50 | 15 phút | 30 phút |
6 | Tuyến số 05 | Bỉm Sơn - Đại học Hồng Đức | 90 | 15 phút | 40 phút | 100 | 15 phút | 30 phút |
7 | Tuyến số 05 | Bỉm Sơn - Đại học Hồng Đức (buýt nhanh) | 60 | 20 phút | 40 phút | 70 | 15 phút | 30 phút |
8 | Tuyến số 07 | TP. Thanh Hóa - Hà Trung - Nga Sơn | 70 | 20 phút | 45 phút | 80 | 20 phút | 40 phút |
9 | Tuyến số 08 | TP. Thanh Hóa - Hà Trung-Vĩnh Lộc- Thạch Thành | 70 | 15 phút | 30 phút | 80 | 15 phút | 25 phút |
10 | Tuyến số 09 | TP. Thanh Hóa - Ngã ba Chè - TT. Thọ Xuân - đền thờ Lê Hoàn | 60 | 25 phút | 45 phút | 70 | 20 phút | 45 phút |
11 | Tuyến số 10 | TP. Thanh Hóa - Dân Lực -TT. Thọ Xuân | 70 | 20 phút | 45 phút | 80 | 20 phút | 40 phút |
12 | Tuyến số 11 | TP. Thanh Hóa - Hậu Lộc | 70 | 20 phút | 45 phút | 80 | 20 phút | 40 phút |
13 | Tuyến số 13 | TP. Thanh Hóa - Cảng Nghi Sơn (Buýt nhanh) | 54 | 25 phút | 50 phút | 64 | 25 phút | 50 phút |
14 | Tuyến số 14 | Sầm Sơn - TP. Thanh Hóa - Suối cá Cẩm Lương (Buýt nhanh) | 44 | 30 phút | 60 phút | 54 | 25 phút | 50 phút |
15 | Tuyến số 16 | Như Thanh - TP. Thanh Hóa - Khu du lịch biển Hải Tiến (Hoằng Hóa) | 80 | 20 phút | 40 phút | 90 | 15 phút | 40 phút |
16 | Tuyến số 19 | Sầm Sơn - TP. Thanh Hóa - Cảng HK Thọ Xuân | 60 | 25 phút | 45 phút | 70 | 20 phút | 45 phút |
17 | Tuyến số 20 | TT. Thống Nhất - TP. Thanh Hóa - Quảng Xương | 60 | 25 phút | 45 phút | 70 | 20 phút | 45 phút |
18 | Tuyến mở mới | TP. Thanh Hóa - Hợp Lý - Xuân Thắng - Đường Hồ Chí Minh- Ngọc Lặc | 60 | 20 phút | 30 phút | 70 | 15 phút | 25 phút |
19 | Tuyến mở mới | Tuyến xe buýt trong Khu kinh tế Nghi sơn kết nối giữa nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, khu ngang thép Nghi Sơn, Nhiệt Điện, Cảng Nghi Sơn với các khu đô thị | 60 | 20 phút | 30 phút | 70 | 15 phút | 25 phút |
20 | Tuyến mở mới | Tuyến xe buýt nội thành TP. Thanh Hóa kết nối các cửa ngõ phía Tây, phía Bắc, phía Nam, phía Đông của thành phố Thanh Hóa với Trung tâm TP. Thanh Hóa. | 60 | 20 phút | 30 phút | 70 | 15 phút | 25 phút |
21 | Tuyến mở mới | Tuyến xe buýt nội thành TP. Thanh Hóa kết nối giữa các bến xe buýt đầu mối với các Trường Đại học, Bệnh viện, Trung tâm Thương mại . | 60 | 20 phút | 30 phút | 70 | 15 phút | 25 phút |
Điều 5. Thẩm quyền, thay đổi tuyến, tần suất hoạt động của từng tuyến
Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tham mưu báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định việc thay đổi tuyến, tần suất hoạt động của từng tuyến xe buýt.
Điều 6. Quy định loại, chất lượng phương tiện
Phương tiện tham gia hoạt động xe buýt phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và các quy định hiện hành.
Điều 7. Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ
1. Đối với lái xe
a) Không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật lao động; có đủ điều kiện về sức khỏe để lái xe và phải được khám sức khỏe định kỳ theo quy định; đã được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định.
b) Khi làm việc phải mặc đồng phục, đeo phù hiệu do doanh nghiệp trang bị, có thái độ văn minh lịch sự với hành khách; phải có giấy phép lái xe phù hợp và còn thời hạn sử dụng đối với loại phương tiện đang sử dụng; không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh HIV hoặc sử dụng các chất gây nghiện; có trách nhiệm giúp đỡ hành khách khi xảy ra sự cố.
c) Xuất bến đúng giờ, đón trả khách đúng điểm dừng đỗ, đúng bến, vận hành phương tiện đúng lộ trình; phương tiện hoạt động phải có lệnh vận chuyển do doanh nghiệp cấp; không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy nổ, động vật sống; vệ sinh phương tiện sạch sẽ bên trong và bên ngoài; nghiêm cấm nhận chở hàng ký gửi không phải của hành khách đi theo xe.
2. Đối với nhân viên phục vụ
a) Không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật lao động; đã được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định; có đủ sức khỏe và không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh HIV hoặc sử dụng các chất gây nghiện.
b) Khi làm việc phải mặc đồng phục, đeo phù hiệu do doanh nghiệp trang bị, có thái độ văn minh lịch sự với khách; bán vé đúng giá, đúng loại vé, khi thu tiền phải xé vé trả cho khách. Đối với khách sử dụng vé tháng phải kiểm tra cụ thể tránh gian lận, được phép thu hồi vé khi phát hiện chính xác những trường hợp gian lận; nghiêm cấm nhận chở hàng ký gửi không phải của hành khách đi theo xe.
c) Có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn nội dung đi xe buýt, giúp đỡ người già, người tàn tật, thương binh, trẻ em, phụ nữ có thai và phối hợp với các lực lượng để đảm bảo an toàn cho khách.
Điều 8. Quản lý thu phí cho hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt
Các nguồn thu từ quản lý, hoạt động xe buýt như cho thuê quảng cáo từ nhà chờ xe buýt, quảng cáo trên các trang thông tin xe buýt… được sử dụng vào mục đích bảo trì hạ tầng, nâng cấp trang thông tin và được cơ quan tài chính thẩm định theo đúng quy định.
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã được thực hiện cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt phải bảo đảm chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ, bao gồm: Số lượng, chất lượng phương tiện; thời gian hoạt động trên tuyến, tần suất xe chạy, số chuyến tối thiểu thực hiện/ngày; miễn giảm giá cho các đối tượng ưu tiên theo hợp đồng đã ký và cam kết chất lượng dịch vụ.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện các quy định bắt buộc trong vận hành xe buýt bao gồm: Máy điều hòa phải mở suốt hành trình; phương tiện sạch sẽ bên trong và bên ngoài; tổ chức vận chuyển hành khách theo đúng biểu đồ vận hành đã được phê duyệt, lái xe an toàn; phương tiện chạy đúng lộ trình, dừng đón trả khách đúng điểm quy định; bán các loại vé chặng, vé tháng, vé ưu tiên đúng đối tượng theo nhu cầu của khách hàng; tổ chức thông tin, quảng cáo, hướng dẫn hành khách đi xe buýt; thực hiện giao tiếp, ứng xử văn minh lịch sự với hành khách; công khai giá vé, lộ trình, số hiệu tuyến, nội quy đi xe và các thông tin khác cho hành khách đi xe buýt.
Điều 10. Quy định đối với hành khách đi xe buýt
1. Được mang theo hành lý xách tay nặng không quá 10 kilôgam và kích thước không quá 30x40x60 centimet; chấp hành các quy định khi đi xe và sự hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra; đảm bảo an toàn trật tự trên xe.
2. Giúp đỡ và nhường ghế ngồi trên xe buýt cho hành khách đi xe là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
3. Hành khách đi xe giữ vệ sinh trên xe buýt và tại các điểm dừng, đỗ, nhà chờ xe buýt; không mang theo những hàng bị cấm vận chuyển, hàng tanh hôi, lây nhiễm, gia súc, gia cầm, chất dễ cháy nổ; không nói tục, ăn mặc thiếu lịch sự gây phản cảm, say rượu, hút thuốc lá trên xe...
1. Miễn vé đi lại cho các đối tượng:
- Trẻ em dưới 06 tuổi.
- Người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.
2. Giảm 20% giá vé cho các đối tượng: Người có công với cách mạng, người cao tuổi, học sinh, sinh viên là công dân Việt Nam.
3. Điều kiện để được miễn, giảm giá vé:
- Người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng; người có công với cách mạng phải xuất trình giấy tờ có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên theo quy định của Luật người cao tuổi): Phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người cao tuổi.
- Học sinh, sinh viên phải có thẻ học sinh, thẻ sinh viên hoặc các giấy tờ hợp pháp khác.
Mục II. QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG, ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Điều 12. Quy định về đầu tư kết cấu hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin
1. Nguồn vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn thu hợp pháp khác hoặc xã hội hóa.
2. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông số 2 Thanh Hóa thực hiện:
a) Làm chủ đầu tư xây dựng, sửa chữa, quản lý và duy tu bảo dưỡng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; xây dựng Kế hoạch đầu tư xây dựng mới, bảo trì hạ tầng xe buýt hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.
b) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có chức năng liên quan để đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh cho các kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
c) Việc quảng cáo trên các điểm dừng, nhà chờ phải thực hiện đúng các quy định hiện hành. Nguồn thu từ quảng cáo, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông số 2 Thanh Hóa quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí từ nguồn thu quảng cáo theo quy định hiện hành.
d) Quản lý, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh; nghiệm thu và đề nghị thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ giá vận chuyển, hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư phương tiện theo quy định.
3. Phòng Điều hành hoạt động vận tải hành khách công cộng trực thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông số 2 Thanh Hóa được đầu tư, trang bị các trang thiết bị cần thiết, phần mềm quản lý để thực hiện việc quản lý, điều hành giám sát hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt; thực hiện lắp đặt camera tại các bến đầu, cuối, các điểm dừng dỗ xe buýt nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm bố trí quỹ đất, nguồn vốn của địa phương để đầu tư xây dựng các điểm đầu, điểm cuối đối với những tuyến xe buýt hoạt động trên địa bàn; sau khi đầu tư xây dựng xong bàn giao lại cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông số 2 Thanh Hóa để khai thác và bảo trì theo quy định.
Điều 13. Định mức kinh tế - kỹ thuật
Quy định tại Chương II, Định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ban hành kèm theo Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải ban hành định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, cụ thể như sau:
1. Định mức khấu hao cơ bản của xe buýt là: 12% năm
2. Định mức lao động cho lái xe và nhân viên bán vé
a) Thời gian làm việc 1 ca xe (giờ công): 8 giờ
b) Số ngày làm việc trong năm (ngày): 282 ngày
c) Hệ số ngày làm việc: 1,29
d) Số ngày làm việc trong tháng (ngày): 24 ngày
đ) Vận tốc xe chạy bình quân (km/h): 35 km/h
e) Hệ số ca xe bình quân/ngày (ca xe/ngày): 2 ca/ngày
g) Hành trình bình quân 1 ca xe (km/ca xe): 200 km
h) Số lao động lái xe (người/ca xe): 1 người/ca xe
i) Số lao động bán vé (người/ca xe): 1 người/ca xe
3. Định mức tiền lương của công nhân lái xe, nhân viên bán vé
a) Bậc lương công nhân lái xe (bậc): 3/4 bậc
b) Hệ số lương công nhân lái xe: 3,44
c) Bậc lương nhân viên bán vé (bậc): 2/5 bậc
d) Hệ số lương nhân viên bán vé: 2
4. Định mức tiêu hao nhiên liệu: Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất
5. Định mức bảo dưỡng định kỳ chu kỳ 4.000 km
a) Chu kỳ bảo dưỡng (km): 4.000 km
b) Nội dung bảo dưỡng định kỳ chu kỳ 4.000 km cho các loại xe: Áp dụng theo Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
c) Định mức lao động bảo dưỡng định kỳ chu kỳ 4.000 km: Áp dụng theo Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
d) Định mức vật tư phụ bảo dưỡng định kỳ chu kỳ 4.000 km: Áp dụng theo Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
6. Định mức bảo dưỡng định kỳ chu kỳ 12.000 km
a) Chu kỳ bảo dưỡng: 12.000 km
b) Nội dung bảo dưỡng định kỳ chu kỳ 12.000 km cho các loại xe: Áp dụng theo Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
c) Định mức lao động bảo dưỡng định kỳ chu kỳ 12.000 km: Áp dụng theo Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
d) Định mức vật tư phụ bảo dưỡng định kỳ chu kỳ 12.000 km: Áp dụng theo Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
e) Định ngạch sử dụng vật tư chính cho bảo dưỡng định kỳ chu kỳ 12.000 km: Áp dụng theo Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
7. Định mức sửa chữa thường xuyên: Áp dụng theo Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
8. Định mức sửa chữa lớn: Áp dụng theo Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
9. Định ngạch sử dụng lốp: 45.000 km
10. Định ngạch sử dụng bình điện: 70.000 km
11. Định ngạch sử dụng dầu bôi trơn: Áp dụng theo Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
Điều 14. Sở Giao thông vận tải
1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt phù hợp với tình hình thực tế.
2. Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tham mưu báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định việc mở mới, ngừng hoạt động đối với các tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực việc việc lựa chọn các đơn vị kinh doanh vận tải khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt theo đúng quy định của pháp luật; ký hợp đồng khai thác tuyến với doanh nghiệp, hợp tác xã trúng thầu hoặc được đặt hàng.
4. Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan thẩm định mức giá cước xe buýt của các đơn vị phù hợp với các yếu tố hình thành giá cước vận tải.
5. Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tham mưu, báo cáo UBND tỉnh khi chấp thuận mở mới các tuyến xe buýt đảm bảo kết nối các điểm, tuyến không trùng lắp đối với tuyến đang hoạt động cũng như tuyến mở mới nhằm tạo thuận tiện cho việc đi lại của người dân và đảm bảo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
6. Ban hành Quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ xe buýt; tham mưu đưa vào hồ sơ đấu thầu đối với tuyến mở mới, tuyến khôi phục lại nội dung về quản lý chất lượng dịch vụ, giảm kinh phí hỗ trợ trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện đầy đủ về chất lượng dịch vụ xe buýt.
1. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt kinh phí phục vụ cho hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt theo quy định.
2. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải xây dựng, điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật, định mức đơn giá, chi phí ca xe, giá vé, mức trợ giá (nếu có) cho từng tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt.
Điều 16. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải cân đối, phân bổ nguồn vốn ngân sách để triển khai thực hiện theo quy định.
Điều 17. UBND các huyện, thị xã, thành phố
1. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt; xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt.
2. Bố trí quỹ đất, nguồn vốn để đầu tư xây dựng các điểm đầu, điểm cuối đối với những tuyến xe buýt hoạt động trên địa bàn.
Điều 18. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông số 2 Thanh Hóa
1. Xây dựng Kế hoạch hàng năm về phát triển hoạt động xe buýt, bao gồm sản lượng, luồng tuyến, điều chỉnh giá vé, đặt hàng khai thác tuyến xe buýt và các dịch vụ liên quan đến hoạt động xe buýt; đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt.
2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung được quy định tại Hợp đồng VTHKCC bằng xe buýt mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã ký với Sở Giao thông vận tải và các nội dung được quy định tại Quy đình này. Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với đơn vị, cá nhân vi phạm hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
3. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố để xác định vị trí, thực hiện đầu tư xây dựng các điểm đầu, điểm cuối tuyến xe buýt đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy định hiện hành.
4. Lập dự toán thu, chi hoạt động quảng cáo, gửi Sở Giao thông vận tải tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định hàng năm.
Điều 19. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt
1. Thực hiện cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo đúng hợp đồng, các chỉ tiêu đấu thầu hoặc đặt hàng phải đảm bảo theo đúng Quy định này và các quy định khác có liên quan.
2. Chịu trách nhiệm nếu lái xe, nhân viên phục vụ trên xe thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã vi phạm các nội dung tại Quy định này.
5. Đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt theo quy định; nâng cao chất lượng VTHKCC bằng xe buýt theo hướng hiện đại, tiện nghi đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường.
6. Thường xuyên duy trì tình trạng kỹ thuật phương tiện; niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo quy định; việc bán vé theo đúng giá vé mà doanh nghiệp kê khai và đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định đảm bảo tính công khai, minh bạch; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp ứng xử cho cán bộ điều hành vận tải, đội ngũ lái xe, nhân viên bán vé; xử lý nghiêm theo quy định đối tổ chức, cá nhân vi phạm.
XỬ LÝ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN, DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ VI PHẠM
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc ngành giao thông vận tải không thực hiện đủ, đúng nhiệm vụ được quy định tại Quy định này sẽ bị xử lý theo Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
2. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe vi phạm các quy định tại Quy định này sẽ bị xử lý theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và các quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố đề xuất, báo cáo UBND tỉnh sửa đổi cho phù hợp./.
- 1Quyết định 03/2020/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng để đầu tư phương tiện, kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và mức hỗ trợ giá vé cho người sử dụng xe buýt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 2Quyết định 08/2020/QĐ-UBND về Định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá chi phí vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Quyết định 12/2020/QĐ-UBND về điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí áp dụng đối với dịch vụ công ích vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4Quyết định 24/2020/QĐ-UBND quy định về biện pháp thực hiện Nghị quyết 235/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2024
- 5Quyết định 22/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý và khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 6Quyết định 29/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 1Luật cán bộ, công chức 2008
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Luật người cao tuổi năm 2009
- 4Luật viên chức 2010
- 5Bộ Luật lao động 2012
- 6Luật hợp tác xã 2012
- 7Thông tư 65/2014/TT-BGTVT về định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Luật Doanh nghiệp 2014
- 9Quyết định 13/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 12Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 13Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên
- 14Quyết định 03/2020/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng để đầu tư phương tiện, kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và mức hỗ trợ giá vé cho người sử dụng xe buýt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 15Quyết định 08/2020/QĐ-UBND về Định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá chi phí vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 16Quyết định 12/2020/QĐ-UBND về điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí áp dụng đối với dịch vụ công ích vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 17Quyết định 24/2020/QĐ-UBND quy định về biện pháp thực hiện Nghị quyết 235/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2024
- 18Quyết định 22/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý và khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 19Quyết định 29/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Quyết định 23/2020/QĐ-UBND quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 23/2020/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/05/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Mai Xuân Liêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/06/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực