Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2010/QĐ-UBND | Sóc Trăng, ngày 13 tháng 10 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, TỔ CHỨC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 09/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước tỉnh Sóc Trăng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 19/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước tỉnh Sóc Trăng và các văn bản trước đây trái với Quy định kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, các cơ quan đảng, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh Sóc Trăng căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, CÁC TỔ CHỨC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 13/10/2010 của UBND tỉnh Sóc Trăng)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng, mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa, thuê, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, đơn vị, tổ chức) thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. Tài sản nhà nước nêu tại Quy định này gồm trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc; cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, đơn vị, tổ chức; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định.
3. Tài sản nhà nước không thuộc phạm vi quy định tại khoản 2, Điều này được thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.
4. Hồ sơ, trình tự thủ tục về quản lý, sử dụng, mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa, thuê, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý các loại tài sản nhà nước theo Quy định này được thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương.
Điều 2. Đối tượng áp dụng:
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức được phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của mình trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định tại khoản 2, Điều 1, Quy định này có trách nhiệm thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Nghị định số 52/2009/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 245/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính và Quy định này.
3. Việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (gọi chung là trụ sở làm việc) thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng.
4. Không áp dụng Quy định này đối với việc quản lý, sử dụng tài sản của các đơn vị lực lượng vũ trang (quân sự, công an) đóng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Chương 2.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
Điều 3. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mua sắm trong phạm vi toàn tỉnh đối với những loại tài sản sau:
a) Nhà, đất và vật kiến trúc gắn liền với đất.
b) Xe ô tô các loại, kể cả xe ô tô chuyên dùng (sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh).
c) Các loại tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên tính trên một đơn vị tài sản hoặc dự toán một lần mua sắm.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh quyết định mua sắm các loại tài sản cho cơ quan và đơn vị trực thuộc sử dụng thuộc phạm vi quản lý trừ các loại tài sản quy định tại khoản 1, Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm các tài sản thuộc phạm vi quản lý của địa phương trừ các loại tài sản quy định tại khoản 1, Điều này.
Điều 4. Thẩm quyền quyết định bảo dưỡng, sửa chữa tài sản:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sửa chữa tài sản của các cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp tỉnh trong những trường hợp sau:
a) Đầu tư cải tạo trụ sở làm việc (sửa chữa lớn). Trường hợp sửa chữa trụ sở bằng nguồn vốn đầu tư thì thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng.
b) Đại tu xe ô tô, kể cả xe ô tô chuyên dùng.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh quyết định sửa chữa các loại tài sản thuộc phạm vi quản lý trừ các loại tài sản quy định tại khoản 1, Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định sửa chữa các loại tài sản (bao gồm cả các loại tài sản quy định tại khoản 1, Điều này) thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
4. Việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải tuân thủ theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định và phải lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 5. Thẩm quyền quyết định thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, cơ quan đảng, đoàn thể trong phạm vi toàn tỉnh có mức giá thuê từ 100 triệu đồng trở lên (tính cho cả thời gian thuê) đối với các loại tài sản sau:
a) Trụ sở làm việc;
b) Xe ô tô các loại, kể cả xe ô tô chuyên dùng;
c) Tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên tính trên một đơn vị tài sản.
2. Thủ trưởng các sở, Ban ngành, cơ quan đảng, đoàn thể cấp tỉnh quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trừ các loại tài sản quy định tại khoản 1, Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của địa phương trừ các loại tài sản quy định tại khoản 1, Điều này.
4. Riêng việc thuê tài sản phục vụ hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, người đứng đầu các tổ chức này quyết định thuê theo quy định của pháp luật về dân sự và Điều lệ của tổ chức.
Điều 6. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản nhà nước:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi trong phạm vi toàn tỉnh đối với các loại tài sản nhà nước sau:
a) Nhà, đất và vật kiến trúc gắn liền với đất.
b) Xe ô tô các loại, kể cả xe ô tô chuyên dùng;
c) Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên tính trên một đơn vị tài sản hoặc một nhóm tài sản.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, cơ quan đảng, đoàn thể cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trừ các tài sản quy định tại khoản 1, Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi các tài sản thuộc phạm vi quản lý của địa phương trừ các tài sản quy định tại khoản 1, Điều này.
Điều 7. Thẩm quyền điều chuyển tài sản nhà nước:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chuyển trong phạm vi toàn tỉnh đối với các loại tài sản nhà nước sau:
a) Nhà, đất và vật kiến trúc gắn liền với đất.
b) Xe ô tô các loại, kể cả xe ô tô chuyên dùng;
c) Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên tính trên một đơn vị tài sản hoặc một nhóm tài sản.
2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định điều chuyển trong phạm vi toàn tỉnh đối với các loại tài sản giữa các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố sau khi được sự chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản trừ các loại tài sản quy định tại khoản 1, Điều này.
3. Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, cơ quan đảng, đoàn thể cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trừ các tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản thuộc phạm vi quản lý của địa phương trừ các tài sản quy định tại khoản 1, Điều này.
5. Việc điều chuyển tài sản nhà nước tại các điểm 1, 2, 3 và 4, Điều này chỉ được thực hiện giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 8. Thẩm quyền quyết định bán, thanh lý tài sản nhà nước:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trong phạm vi toàn tỉnh về bán, thanh lý các loại tài sản sau:
a) Nhà, đất và vật kiến trúc gắn liền với đất.
b) Xe ô tô các loại, kể cả xe ô tô chuyên dùng;
c) Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên tính trên một đơn vị tài sản hoặc một nhóm tài sản.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, cơ quan đảng, đoàn thể cấp tỉnh quyết định bán, thanh lý các loại tài sản của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trừ các tài sản quy định tại khoản 1, Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định bán, thanh lý các loại tài sản thuộc phạm vi quản lý của địa phương trừ các tài sản quy định tại khoản 1, Điều này.
Điều 9. Đối với các nội dung quản lý, sử dụng tài sản nhà nước khác chưa được quy định trong Quy định này thì được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Tổ chức thực hiện:
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xây dựng quy chế quản lý sử dụng đối với tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị, tổ chức mình quản lý, trong đó quy định rõ trách nhiệm của bộ phận, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tổ chức việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước một cách tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện việc đầu tư xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng mua sắm, bán, thanh lý và điều chuyển tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị, tổ chức theo đúng các quy định tại Quy định này và các quy định khác có liên quan.
2. Sở Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại Quy định này.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử dụng những tài sản quy định tại khoản 1, Điều 3 Quy định này phải báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đến ngày 31/12 theo quy định tại Điều 34, Nghị định số 52/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh kịp thời báo cáo, đề xuất gửi về Sở Tài chính để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- 1Quyết định 26/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước, tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 2Quyết định 118/QĐHC-CTUBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 3Quyết định 2233/2007/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý Nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thuộc địa phương quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 4Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do địa phương quản lý của tỉnh Thái Bình
- 5Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐND về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại các cơ quan được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động do thành phố Cần Thơ ban hành
- 6Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý đối với công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 7Quyết định 21/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 23/2010/QĐ-UBND và Quyết định 32/2010/QĐ-UBND do tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 8Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ, ngưng hiệu lực một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng năm 2018
- 9Quyết định 486/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 26/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước, tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 2Quyết định 32/2010/QĐ-UBND sửa đổi Điều 4, Quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng theo Quyết định 23/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 3Quyết định 118/QĐHC-CTUBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 4Quyết định 21/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 23/2010/QĐ-UBND và Quyết định 32/2010/QĐ-UBND do tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 5Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ, ngưng hiệu lực một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng năm 2018
- 6Quyết định 486/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng kỳ 2014-2018
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008
- 3Nghị định 52/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- 4Thông tư 245/2009/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 52/2009/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND về Quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa VII, kỳ họp thứ 18 ban hành
- 6Quyết định 2233/2007/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý Nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thuộc địa phương quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 7Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do địa phương quản lý của tỉnh Thái Bình
- 8Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐND về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại các cơ quan được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động do thành phố Cần Thơ ban hành
- 9Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý đối với công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Quyết định 23/2010/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- Số hiệu: 23/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/10/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Người ký: Nguyễn Trung Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra